sáng kiến kinh nghiệm rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non, sáng kiến kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống, sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng tự phục vụ, phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non, kỹ năng tự phục vụ của trẻ mầm non, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo, giáo án dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non, kỹ năng tự phục vụ bản thân
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nước ta là nước đang phát triển và hội nhập về kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật. Vì vậy nhu cầu cuộc sống, sinh hoạt, lao động, học tập của con người ngày càng phong phú và đa dạng. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Để học được cái tốt phòng được cái xấu đòi hỏi con người có được kiến thức về kỹ năng sống một cách tốt nhất mới có thể tồn tại và phát triển được. Việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa, giúp trẻ em hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực
Một trong những phương tiện có thể góp phần hình thành các kỹ năng cho trẻ đó là hoạt động thăm quan dã ngoại. Cùng với hoạt động ngoại khóa, dã ngoại là cơ hội vàng để rèn luyện kỹ năng xã hội, đây cũng là cơ hội để giáo viên nhìn lại kết quả giáo dục và xây dựng lại kế hoạch giáo dục trẻ. Thăm quan dã ngoại theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một hình thức tự học, tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với đời sống thực tiễn, mở rộng kéo dài trường suy tưởng – thẩm định về bài học cho trẻ, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ, kiểm tra chất lượng dạy học trong giờ chính khóa. Tham quan dã ngoại vì thế vừa là hoạt động giáo dục, vùa là hoạt động thẩm mỹ, góp phần tạo ra lối sông văn hóa và khả năng hưởng thụ, cảm nhận văn hóa nghệ thuật cho trẻ. Qua hoạt động dã ngoại trẻ được phát triển cân đối về trí tuệ, thể dục, thẩm mỹ và quan trọng hơn đó là trẻ được trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh để hình thành kỹ năng sống cho bản thân.
Sáng kiến kinh nghiệm rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tổ chức cho trẻ đi tham quan, dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mầm non và qua thực tế của lớp, tôi đã mạnh dạn suy nghĩ, lên kế hoạch dã ngoại cho từng chủ đề và xin ý kiến chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường và kết hợp với giáo viên cùng lớp, ban đại diện phụ huynh tổ chức một số buổi đi thăm quan cho trẻ mẫu giáo nhỡ lớp B1 do tôi phụ trách và đạt được kết quả khả quan. Qua thời gian thực hiện tôi đã tích lũy được một vài kinh nghiệm , đó cũng là lý do tôi chọn đề tài:
“Một số biện pháp tổ chức hoạt động tham quan dã ngoại nhằm rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi”.
* Mục đích nghiên cứu:
- Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi.
- Xây dựng một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động thăm quan dã ngoại.
* Đối tượng nghiên cứu:
- Biện pháp giáo dục kỹ năng sèng cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi líp B1 thông qua hoạt động thăm quan dã ngoại.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp điều tra thực trạng.
- Phương pháp du lịch qua màn ảnh nhỏ.
- Phương pháp quan sát trực tiếp.
- Phương pháp đánh giá nêu gương.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi, lớp B1, trường mầm non B Thị trấn Văn Điển, năm học 2013- 2014.
* Kế hoạch nghiên cứu:
- Từ 5/9/2013 đến 20/9/2013 : Chọn đề tài và trang bị lý luận.
- Từ 20/9/2013 đến 1/4/2014: Tiến hành nghiên cứu và áp dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- Từ 1/4/2014 đến 10/4/2014: Phân tích kết quả và viết sáng kiến kinh nghiệm.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong số các hoạt động thực tiễn, không thể không đề cập đến tham quan dã ngoại. Trong hoạt động tập thể này trẻ học được cách thực hiện nhiệm vụ, trò chơi theo nhóm, theo đội, học cách phục tùng các yêu cầu của người điều khiển, điều chỉnh hành vi của mình theo mục tiêu chung, diễn đạt ý tưởng của mình nhằm phát huy tính tích cực của trẻ.... Có thể nói, tham quan dã ngoại mang nhiều mang nhiều lợi ích trong việc xã hội hóa trẻ.
Với trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi, tham quan dã ngoại là một phương pháp tốt, hữu hiệu trong viÖc cung cÊp kü n¨ng sèng cho trÎ.
Một số kỹ năng sống cần thiết đối với trẻ 4 – 5 tuổi đó là:
- Sự tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin trong trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về trong cá nhân và trong mối quan hệ với người khác. Không ai sinh ra đã có ngay sự tự tin. Đó là một đức tính chỉ có thể có được nhờ vào việc rèn luyện và học hỏi. Sự tự tin lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu thương, tôn trọng và thấy mình có giá trị. Một trẻ tự tin sẽ “duy trì được khả năng học hỏi, khám phá trong học tập và luôn sẵn sàng đón nhận những thách thức mới, mong muốn được yêu quý và đón nhận chính là khởi đầu tuyệt vời để trẻ gần gũi hơn với mọi người.
- Kỹ năng hợp tác: Đây là một đức tính cần thiết đối với trẻ ở lứa tuổi này. Có những việc chúng ta không thể tự làm được, nếu được người khác giúp đỡ thì ta sẽ hoàn thành được việc ta muốn làm. Khi chúng ta kết hợp năng lực làm việc của mình với người khác theo cùng một mục đích chung, đó chính là sự hợp tác. Sự hợp tác giúp ta hoàn thành nhiệm vụ của mình nhanh chóng và dễ dàng hơn là tự mình làm lấy. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cùng làm, cùng chơi với bạn bè, biết cảm thông và chia sẻ với bạn.
- Kỹ năng giao tiếp: Một trong những kỹ năng cơ bản rất quan trọng đối với trẻ nhỏ đó là kỹ năng giao tiếp. Cô giáo cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt được ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh. Đây là một kỹ năng có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẵn sàng học mọi thứ.
- Kỹ năng xử lý tình huống: Trong cuộc sống có vô vàn các tình huống xảy ra đòi hỏi con người phải giải quyết, ứng phó. Khả năng vận dụng các kỹ năng sống một cách linh hoạt sẽ cho phép trẻ xử lý tốt các tình huống xảy ra với trẻ trong cuộc sống hàng ngày.
- Sự tò mò và khả năng sáng tạo: Có lẽ một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ giai đoạn này là sự khao khát được học hỏi, được khám phá. Giáo viên cần sử dụng nhiều ý tưởng khác nhau để khơi gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các tư liệu và các hoạt động mang tính chất khác lạ, thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ cụ thể dễ đoán trước được.
- Kỹ năng giữ an toàn cá nhân: Trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm, biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết, nhận biết và không tự ý sử dụng những đồ vật gây nguy hiểm, không đi theo và nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép, biết ý nghĩa và có ý thức thực hiện theo quy định của một số biển báo giao thông, biển báo nơi nguy hiểm.
Để tổ chức cho trẻ đi tham quan dã ngoại mang lại kết quả như mong muốn thì giáo viên cần chuẩn bị tốt và tổ chức có kế hoạch, có định hướng: khảo sát trước địa điểm tham quan nơi tổ chức hoạt động tập thể (phụ thuộc vào nhiệm vụ giáo dục trẻ), Thiết lập lộ trình, thời gian cho các hoạt động động, xác định nội dung quan sát và các hoạt động khác.
Việc chuẩn bị cho việc tham quan phải được tiến hành trước vài ngày, giáo viên thông báo cho trẻ sẽ đi đâu, nhằm mục đích gì.Với chủ đề này, tổ chức hội thoại nên đem theo cái gì, mặc gì cho thuận tiện đi lại, cung cấp từ ngữ mới liên quan đến nội dung quan sát, nhắc nhở trẻ có hành vi đúng nơi công cộng.... Cuộc hội hoại về buổi đi tham quan sẽ tạo hứng thú cho trẻ và định hướng sự chú ý của trẻ đến mục tiêu mà giáo viên đặt ra.
Nhận thấy rõ được hiệu quả của loại hình hoạt động này, trong năm học 2013 - 2014, tôi đã mạnh dạn đưa đề tài nghiên cứu của mình vào ứng dụng tại lớp tôi. Và tôi nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt ở chính lớp học của mình. Thông qua hoạt động trẻ lĩnh hội được những kiến thức theo mục đích giáo dục, không những thế mà trẻ còn tự tin hơn trong giao tiếp cũng như trong cuộc sống.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
2.1. Đặc điểm chung:
Trường Mầm non B Thị Trấn Văn Điển là trường có bề dày thành tích trong nhiều năm. Nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện, thành phố. Bản thân tôi 3 năm liền đạt giáo viên giỏi, chiến sỹ thi đua cấp huyện.
Năm học 2013 - 2014 tôi được Ban giám hiệu nhà trường giao nhiệm vụ làm tổ trưởng chuyên môn khối giáo nhỡ phân công phụ trách lớp B1 (4 - 5 tuổi) với sĩ số 48 cháu. Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
2.2. Thuận lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất (phương tiện đi lại…), bồi dưỡng chuyên môn để các buổi tham quan đạt được hiệu quả cao.
- 3/3 Giáo viên ở lớp có trình độ trên chuẩn, nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
- Đa phần trẻ có khả năng tiếp thu tương đối tốt, ngoan ngoãn có ý thức, nề nếp tốt.
- Đa số phụ huynh quan tâm tạo điều kiện cho cô và trẻ thực hiện các buổi tham quan dã ngoại.
- Đội ngũ Ban giám hiệu trẻ, có năng lực, có hiệu phó phụ trách chuyên môn riêng.
- Bản thân tôi là một giáo viên trẻ mới vào nghề năm 2008, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, bản thân cũng rất thích những hoạt động ngoại khóa, dã ngoại thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh. Với tình yêu nghề mến trẻ, hăng say trong công việc tôi luôn nghiên cứu tìm tòi phương pháp giáo dục để trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách tốt nhất, hiệu quả nhất thông qua hoạt động tham quan dã ngoại theo cách tốt nhất.
2.3. Khó khăn:
- Đây là hoạt động không có trong phiên chế chương trình học của trẻ nên việc tận dụng quỹ thời gian cần phải cân nhắc kỹ càng để đạt kết quả tốt mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.
- Kinh phí tổ chức cho việc tham quan dã ngoại không nhiều.
- Một số phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm tới việc tham quan dã ngoại của trẻ.
- Một số trẻ sức khỏe còn hạn chế, dễ bị say xe. Còn một số trẻ tiếp thu chậm nên việc truyền thụ kiến thức còn gặp nhiều khó khăn.
Từ một số thuận lợi và khó khăn trên tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng: “Một số biện pháp tổ chức hoạt động tham quan dã ngoại nhằm rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi”.
3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
3.1. Xây dựng kế hoạch tham quan dã ngoại của lớp B1:
- Xây dựng kế hoạch là một biện pháp quan trọng, là kim chỉ nam để giáo viên chủ động sắp xếp, chuẩn bị và thực hiện các hoạt động theo đúng kế hoạch đã đề ra nhằm đạt kết quả tốt nhất.
- Việc xây dựng kế hoạch giúp tôi chủ động thực hiện chương trình theo đúng kế hoạch đã vạch sẵn, không bị thụ động do đó công việc đạt kết quả cao. Vì thế, ngay từ đầu tháng 9 căn cứ vào tình hình thực tế của trường lớp, địa bàn Thị trấn và khả năng nhận thức của các cháu. Tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường và xây dựng kế hoạch các hoạt động dó ngoại sao cho phù hợp với trẻ, gây được hứng thú cho trẻ và quan trọng hơn là phải kích thích được óc tìm tòi, ham hiểu biết về những gì được trải nghiệm, qua đó dần dần thấm nhuần vào từng cá nhân trẻ những kiến thức, kỹ năng học trong những buổi chớnh khúa cũng như cung cấp kỹ năng sống cần thiết cho trẻ.
- Kế hoạch cụ thể như sau:
Chủ đề
|
Nội dung hoạt động
|
Hình thức
|
Trường mầm non
|
- Cho trẻ tham quan các khu vực trong trường mầm
non
- Cho
trÎ tham gia lÔ héi tr¨ng r»m
|
- Tham quan trực tiếp dưới sự hướng dẫn của cô giáo
- Trẻ trực tiếp tham gia và quan sát
|
Bé và gia đình
|
- §Õn th¨m nhµ b¹n
|
- Trẻ tham quan trực tiếp dưới sự hướng dẫn của cô giáo
|
Nghề nghiệp
|
-Th¨m lµng nghÒ truyÒn thèng Bát Tràng
- Thăm quan cửa hàng gian hàng tết
- Thăm quan nhà máy Pin Văn Điển
|
- Th¨m
quan qua mµn ¶nh nhá
- Dưới sự
hướng dẫn của cô giáo
- Dưới sự hướng dẫn của cô giáo
|
Thế giới động
vật
|
- Cho trẻ đi xem xiếc
|
- Tham quan trùc tiÕp díi sù hướng dẫn của cô giáo
|
Tết và mùa xuân
|
- Cho trẻ tham gia hội chợ Xuân
-Tập gói bánh trưng
|
- Trẻ trực tiếp tham gia dưới sự hướng dẫn của cô giáo
-Trẻ trực tiếp gói bánh
|
Thực vật
|
- Tham quan trang trại Era Hourse
- Ngày hội trồng cây
|
- Tham quan trực tiếp dưới sự hướng dẫn của cô giáo
-Cô tổ chức cho trẻ được trực tiếp tham gia
|
Phương tiện
và một số qui định giao thông
|
-Tham quan khu vui chơi giải trí
|
-Cô tổ chức cho trẻ được trực tiếp tham gia tại khu vui chơi
|
Nước và một số hiện tượng tự nhiên
|
- Chơi với nước
|
- Tham quan trực tiếp dưới sự hướng dẫn của cô giáo
|
Quê hương Bác Hồ
|
- Thăm lăng Bác Hồ
|
- Tham quan trực tiếp dưới sự hướng dẫn của cô giáo
|
- Báo cáo với Ban giám hiệu về kế hoạch tham quan dã ngoại của lớp,tham mưu với ban giám hiệu khâu tổ chức, kinh phí.
- Thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm để tuyên truyền và lấy ý kiến của phụ huynh học sinh, phổ biến ý tưởng của giáo viên, lợi ích khi thực hiện hoạt động này, bàn về những khó khăn có thể gặp phải và cùng thảo luận để tìm ra phương án giải quyết tối ưu.
- Lên kế hoạch và thông báo với phụ huynh về những chuyến đi sắp tổ chức cho trẻ.
- Vận động phụ huynh học sinh cùng tham gia vào các hoạt động tham quan dã ngoại của trẻ. Như vậy khoảng cách giữa phụ huynh và nhà trường không còn xa cách.
3.2. Tổ chức kế hoạch tham quan dã ngoại quan màn ảnh nhỏ:
Như chúng ta đã biết, do điều kiện kinh tế và quỹ thời gian còn hạn chế, nên không thể tổ chức cho trẻ tất cảc các hoạt động trực tiếp đến tận nơi quan sát và tìm hiểu, nhất là những nơi ở xa. Do đó, để thực hiện biện pháp này, tôi luôn tranh thủ mọi lúc, mọi nơi cập nhật và sưu tầm những tranh ảnh, video hoặc tự quay những đoạn phim về những phong cảnh con người xung quanh địa bàn. Sau đó, tôi lựa chọn những hình ảnh đẹp, thu hút và phù hợp với trẻ nhằm cho trẻ được quan sát những hình ảnh đẹp, chân thực, nổi bật kỹ năng sống cần thiết từ đó hướng trẻ tích cực tham gia tìm hiểu. Mặt khác, với trẻ những thước phim tư liệu, tài liệu rất khô khan, không thu hút, tôi đã tổ chức cho trẻ xem ở một môi trường khác, như một chiếc Ti vi màn hình thật lớn, thật lạ lẫm với trẻ (có thể sử dụng máy chiếu) thì đó thực sự là một điều rất thu hút. Những thước phim đó được trẻ tiếp thu một cách tự nhiên, tích cực qua đó dần hình thành ở trẻ kỹ năng sống hợp tác, giao tiếp tự tin, tăng khả năng tò mò, sáng tạo ở trẻ
Một buổi du lịch qua màn ảnh nhỏ của cô và trò lớp B1
- VD1:
Hoạt động: “ Làng nghề Bát Tràng”
Hoạt động này trẻ được quan sát những công việc, những con người với những sản phẩm mang đậm phong cách Việt Nam. Trẻ biết được những kiến thức cơ bản về những sản phẩm thông thường như xuất xứ, tên gọi, cách làm và công dụng của nó. Qua hoạt động này tôi giáo dục trẻ biết gìn giữ những sản phẩm do các cô bác của làng nghề làm ra bởi đó không chỉ là những sản phẩm lao động mà nó còn có giá trị văn hoá như là một nét văn hoá của dân tộc
- VD2:
Hoạt động: Tham quan một số khu bảo tồn động vật hoang dã,
công viên bách thảo
Tôi nhận thấy đây là hoạt động trẻ rất có hứng thú, vì thế trẻ rất tích cực tham gia. Qua quan sỏt những loài vật trờn màn hỡnh 42 inh, trẻ chăm chú, thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú qua biểu cảm của những gương mặt đáng yêu,trẻ đặt những câu hỏi rất ngây thơ cho cô giáo ví dụ: “ Cô ơi tại sao thỏ lại chạy rất nhanh? ..... Thông qua hoạt động này tôi giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, chăm sóc và bảo vệ các loài động vật xung quanh mình.
3.3. Chuẩn bị chu đáo trước khi đi tham quan dã ngoại:
Việc chuẩn bị chu đáo trước khi cho trẻ tham gia hoạt động dã ngoại là điều hết sức cần thiết và không thể thiếu. Để tham quan dã ngoại mang lại kết quả như mong muốn thì giáo viên cần chuẩn bị tốt và tổ chức có kế hoạch, có định hướng : Khảo sát trước địa điểm tham quan nơi tổ chức hoạt động tập thể (phụ thuộc vào nhiệm vụ giáo dục trẻ), Thiết lập lộ trình, thời gian cho các hoạt động, xác định nội dung quan sát và các hoạt động khác.
Việc chuẩn bị cho việc tham quan phải được tiến hành trước vài ngày, giáo viên thông báo cho trẻ sẽ đi đâu, nhằm much đích gì.Với chủ đề này, tổ chức hội thoại nên đem theo cái gì, mặc gì cho thuận tiện đi lại, cung cấp từ ngữ mới liên quan đến nội dung quan sát, nhắc nhở trẻ có hành vi đúng nơi công cộng.....Cuộc hội hoại về buổi đi tham quan sẽ tạo hứng thú cho trẻ và định hướng sự chú ý của trẻ đến mục tiêu mà giáo viên đặt ra.
Tôi dựa trên kế hoạch đã đề ra và dựa vào quỹ thời gian thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mà lựa chọn, sắp xếp tổ chức hoạt động cho trẻ phù hợp với chủ đề, qua đó cung cấp kỹ năng sống cho trẻ.
Để thực hiện các hoạt động này đạt kết quả tốt, tôi luôn chú ý thực hiện theo đúng trình tự các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị : Trước khi tổ chức hoạt động nào đó, tôi luôn cùng với trẻ chuẩn bị các điều kiện cần có để thực hiện cho hoạt động. Như: Địa điểm, phương tiện đi lại, tư trang, tâm lý hào hứng, phấn khởi.
Bước 2: Tiến hành: Cô tập hợp trẻ, điểm danh rồi tổ chức cho trẻ đi theo hàng lối, cô bao quát trẻ và hướng dẫn trẻ quan sát. Cô có thể đặt ra những câu hỏi mang tính gợi mở hay những tình huống để kích thích trí tò mò và thích khám phá ở trẻ. Cuối buổi, cô tập hợp điểm danh, tránh để sót trẻ.
Bước 3: Ôn luyện củng cố: (Được thực hiện vào buổi chiều hôm đó hoặc ngày hôm sau.) Tôi cho trẻ kể lại buổi tham quan, dã ngoại. Nêu cảm nghĩ của mình về địa điểm mà mình được tham gia khám phá. Qua đó củng cố kiến thức mà trẻ được học ở chớnh khúa đồng thời cung cấp kỹ năng sống cần thiết cho trẻ.
3.4. Tổ chức kế hoạch tham quan dã ngoại :
*Những chuyến tham quan địa điểm tại Trường Mầm non B Thị trấn Văn Điển
- Cụ thể ở hoạt động: Tham quan trường mầm non
Tôi tổ chức cho trẻ những chuyến tham quan xung quanh trường mầm non B Thị Trấn Văn Điển, các khu vực trong phạm vi trường như nhà bếp, sân chơi, vườn trường ... Cho trẻ tham gia lễ hội trung thu do nhà trườmg tổ chức.
Thông qua các hoạt động này , tôi nhận thấy trẻ hoạt động rất tích cực thích tìm hiểu về trường mình hơn, trẻ thích được đến trường và thích được kể cho người khác nghe về ngôi trường của trẻ. Qua đó tôi giáo dục trẻ biết yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè. Biết kính trọng, lễ phép với các cô bác trong trường...
Một buổi tham quan khu vực vườn trường
- Các hoạt động như: Hội chợ quê, Tập gói bánh chưng ngày Tết, làm hoa.....Đây là các hoạt động mang đậm tính chất dân tộc, qua đó trẻ hiểu biết hơn về phong tục tập quán quê mình. Khi trẻ được tự mình tham gia hội chợ quê với những sản vật, ẩm thực mang đậm chất Việt, hay việc trẻ được tự mình gói những chiếc bánh chưng, làm hoa trang trớ cho ngày tết.....Trẻ được tham gia, được tự mỡnh cựng cụ làm ra cỏc sản phẩm qua đó rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng xử lý tình huống của trẻ.
- Hoạt động: Ngày hội trồng cây
Hoạt động trồng cây của cô và trò lớp MGN B1
- Hoạt động trẻ chơi với nước:
Ảnh minh họa trẻ chơi với nước
*Những chuyến tham quan địa điểm gần trường, tham quan nhà bạn Anh Trâm (Chủ đề gia đình)
- Mục đích: Tăng cường khả năng hiểu biết của trẻ về cuộc sống xã hội xung quanh trẻ. Trẻ thấy được ngôi nhà mà bạn đang ở, các phòng trong nhà, nếp sinh hoạt trong gia đình bạn. Qua đó rèn trẻ kỹ năng mạnh dạn khi giao tiếp giới thiệu về bản thân trẻ cũng như các thành viên trong gia đình trẻ. Tăng khả năng tò mò sáng tạo ở trẻ.
- Mục tiêu:
Quan sát ngôi nhà bạn Anh Trâm.
+ Biết được một số vật dụng trong gia đình.
- Hoạt động trước chuyến đi
+ Đối với trẻ:
• Trò chuyện với trẻ về chuyến đi thăm quan tại gia đình bạn Anh Trâm
• Hướng dẫn trẻ cách cư xử với mọi người
• Khuyến khích trẻ nói lên các dự định khi đến địa điểm tham quan.
+ Đối với giáo viên:
• Lựa chọn địa điểm đi phù hợp với chủ đề: tham quan gia đình bạn Anh Trâm
• Xin ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường
• Liên hệ trước với gia đình có kế hoạch cho các con đến tham quan.
• Lập kế hoạch cho chuyến đi
• Hướng dẫn trẻ kĩ năng, giữ gìn sức khỏe, cách ứng xử với mọi người
• Nhắc nhở trẻ về các yêu cầu khi đến tham quan nhà bạn Anh Trâm.
- Hoạt động trong chuyến đi
+ Đối với trẻ:
• Đi và nghe theo hướng dẫn của cô giáo.
• Có ý thức kỉ luật trong chuyến đi
• Nắm được những điều giáo viên nói và biết đặt những câu hỏi liên quan tới nội dung bài học.
+ Đối với giáo viên:
• Trên đường đi cho trẻ hát những bài hát liên quan tới chủ đề gia đình.( Cả nhà thương nhau, Ba ngọn nến lung linh, Bố là tất cả,…)
• Tới nơi, giáo viên dẫn trẻ lần lượt đi thăm gia đình bạn. Cho trẻ nêu ý kiến của mình về những gì nhìn thấy trong ngôi nhà bạn. Các hoạt động của các thành viên trong gia đình, tham quan các phòng như phòng bếp, phòng ăn, phòng khách…
Các bạn lớp B1 rất vui vẻ khi đến thăm nhà bạn Anh Trâm
- Hoạt động củng cố sau chuyến đi
+ Đối với trẻ :
Trẻ có những hiểu biết, thông tin, đánh giá, nhận định riêng của mình về gia đình nhà bạn Anh Trâm: về khung cảnh, ngôi nhà, các phòng trong nhà và các hoạt động của các thành viên trong gia đình: phòng khách nhà bạn sơn màu gì? Nhà bạn có bao nhiêu người… Từ đó khuyến khích để trẻ kể về gia đình mình.
+ Đối với giáo viên:
• Đưa trẻ về an toàn
• Củng cố lại kiến thức đã học. Khuyến khích trẻ kể lại những gì đã nhìn, nghe thấy sau chuyến đi tham quan tại nhà bạn: hôm nay trẻ đã được cô cho đi đâu? Nói chuyện với những ai? (trong gia đình bạn Anh Trâm), thái độ của mọi người trong gia đình bạn như thế nào?...
• Cho trẻ xem lại các hình ảnh đã chụp trong chuyến đi và trò chuyện cùng trẻ.
* Tham quan cửa hàng Tết nhà bà bạn Bảo thăm quan nhà máy Pin Văn Điển (chủ đề ngành nghề)
Chủ đề “Nghề nghiệp”: tôi cho trẻ đến tham quan cửa hàng gội đầu của mẹ cháu Yến Chi. Hay ở chủ đề “Tết và mùa xuân” tôi cho cả lớp đến tham quan cửa hàng bán hàng tết của nhà bà cháu Huyền Trân.
Trẻ tham quan cửa hàng bán hàng Tết nhà bà bạn Bảo
Trước ngày đi tham quan tôi kích thích sự tò mò, hứng thú tìm hiểu, khám phá của trẻ bằng cách hỏi trẻ:
+ Con đoán xem với địa điểm đi tham quan ngày mai con sẽ biết được những gì?
+ Theo con để đi từ trường mình đến địa điểm đó mất bao lâu?
+ Các con cần chuẩn bị những gì cho buổi tham quan đó? (mũ, dép, trang phục phù hợp,…).
+ Trên đường đi các con cần làm gì? (đi theo hàng, đi sát lề đường bên phải, chào hỏi mọi người, …). Vì sao phải làm như vậy?
+ Tới địa điểm tham quan con định làm gì và nói những gì ở đó?
Với việc chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho trẻ như vậy tôi đã khiến trẻ lớp tôi rất tò mò và háo hức về địa điểm tham quan ngày mai. Tối về trẻ hào hứng kể cho bố mẹ nghe về kế hoạch của lớp và chia sẻ những điều mà trẻ muốn biết với bố mẹ. Qua đó bố mẹ có cơ hội cung cấp thêm kiến thức cho con và tạo được một sợi dây gắn kết giữa nhà trường và gia đình, giữa bố mẹ và con cái. Tại địa điểm tham quan tôi luôn tận dụng tối đa các điều kiện giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống cần thiết.
Chủ đề này tôi còn cho trẻ đi thăm quan Nhà máy Pin Văn Điển. Với đặc thù là Trường mầm non B Thị Trấn Văn Điển nằm ở khu tập thể nhà máy Pin cạnh sát với nhà máy Pin Văn Điển, lớp tôi phụ huynh có tới 60%-70% làm công nhân tại nhà máy Pin Văn Điển chính vì vậy mà dưới sự hướng dẫn của tôi và 2 cô ở lớp tôi đã cho trẻ đi thăm quan chính nơi làm việc của bố mẹ trẻ, tôi luôn đưa ra những câu hỏi gợi mở tương tự, phát huy tính tích cực của trẻ để rèn kỹ năng sống cho trẻ. (Các bác đang làm công việc gì? Vì sao con biết? Theo các con công việc đó có vất vả hay không? Những ai có bố mẹ làm công nhân nhà máy Pin? Con phải làm gì để yêu thương và giúp đỡ bố mẹ?
Các bác nhà máy Pin đang làm việc
* Những chuyến tham quan xa trường tổ chức cho trẻ tham quan Trại Giáo dục Erahouse (chủ đề thế giới thực vật)
Qua các buổi tham quan như vậy trẻ rất phấn khởi vì được cùng nhau giao lưu với bên ngoài phạm vi trường mầm non. Trên đường đi trẻ biết đi theo hàng lối và đi sát lề đường bên phải để bảo vệ an toàn cho bản thân, biết chào hỏi mọi người trẻ gặp. Được đi nhiều lần trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin hơn. Trẻ được luyện kỹ năng giao tiếp xã hội, chào hỏi lễ phép, được rèn khả năng quan sát nhận biết các sự vật hiện tượng ở trên đường đi và ở nơi mà trẻ đến tham quan. Qua đó kiến thức mà trẻ thu được về chủ đề sẽ được mở rộng và khắc sâu hơn.
Trẻ đi theo hàng lối và đi sát lề đường bên phải
Năm nay, trường tôi tổ chức cho trẻ đi thăm quan dã ngoại tại trang trại EraHouse. Khi tôi thông báo kế hoạch đi tham quan của nhà trường trẻ lớp tôi rất thích. Để không làm mất hứng thú của trẻ tôi khuyến khích trẻ hãy chia sẻ cảm xúc và sự vui thích của trẻ về chuyến tham quan sắp tới với các bạn. Và tôi đã ghi lại được những cuộc đối thoại giữa các trẻ như sau:
+ Lần này chúng mình được đi ô tô đấy!
+ Cậu có say xe không?
+ Say xe thì phải uống thuốc vào. Mẹ tớ bảo thế!
+ Cậu được đi trang trại này bao giờ chưa?
+ Tớ không biết. Tớ chưa đến đấy bao giờ!
+ Ở trường anh tớ đi tham quan rồi đấy. Tớ thấy anh tớ mang nước, sữa, bánh với bim bim đi để ăn.
+ Tối về tớ sẽ bảo mẹ tớ mua cho tớ.
+ Nhớ mang mũ với đi dép quai hậu nữa. Mọi lần đi tham quan cô đều dặn như thế.
+ Đi ô tô cậu không được thò đầu, thò tay ra ngoài đâu!
+ Hôm trước cô kể chuyện “Một chuyến tham quan” tớ biết rồi...
Nghe câu chuyện của trẻ với nhau tôi cảm thấy niềm vui và tự hào vì những gì tôi đã làm và làm được cho trẻ. Buổi ngoại khóa nhà trường tổ chức là vào cuối năm. Sau một năm học tôi thực sự thấy trẻ lớp tôi đã “lớn” hơn rất nhiều cả về thể chất lẫn tinh thần. Trẻ biết trao đổi với nhau về một vấn đề, biết chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết với nhau, biết phải làm những gì để chuẩn bị cho chuyến đi và biết những quy tắc mà mình cần thực hiện cho phù hợp với chuyến đi đó. Sau nhiều lần được cô tổ chức cho đi tham quan dã ngoại, tới buổi ngoại khóa này trẻ thật sự đã rất tự tin với đầy đủ những kỹ năng mà cô đã cung cấp trong các buổi đi tham quan trước và qua tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ.
Bác lái xe đã khen trẻ lớp tôi ngoan, khi đi xe không hò hét, đùa nghịch hay nói chuyện to làm ảnh hưởng đến bác, lên xe biết chào và xuống xe biết cảm ơn bác, điều mà không phải khi nào bác lái xe cũng nhận được.
Trẻ ngồi ngay ngắn trên xe Trẻ chào và cảm ơn bác lái xe khi xuống xe
Khi được phát bánh mỳ và sữa tôi nhận thấy không một trẻ nào tùy tiện vứt rác lung tung cho đến khi cô đi thu rác.
Để tránh lạc trẻ trong chuyến tham quan, tôi đánh máy cho mỗi trẻ một biển tên gài trước ngực. Tôi hướng dẫn trẻ từng thông tin được đánh trên đó và cách sử dụng biển tên trong trường hợp cần thiết. Nhờ đó tôi đã cung cấp thêm cho trẻ kỹ năng bảo vệ an toàn cá nhân thông qua chuyến tham quan này
- Mục đích:
+Tăng cường khả năng hiểu biết của trẻ về cuộc sống xã hội xung quanh trẻ, mở rộng vốn kiến thức, hiểu biết về một số các loại cây, hoa, rau.... cách trồng cây, chăm sóc và bảo vệ. Qua đó rèn trẻ kỹ năng hợp tác, tự tin khi tham gia các trò chơi, biểu diễn văn nghệ tại trang trại
- Mục tiêu:
+ Quan sát các loài hoa, cây có trong vườn của trang trại.
+ Biết được thêm nhiều loài hoa, cây, rau bên cạnh đó còn có cả các loài động vật
+ Trẻ biết được các loài hoa, cây với những đặc điểm riêng của chúng.
+ Tăng sự tò mò và phát triển ở trẻ sự lí thú trong bài học tìm hiểu về một số các loại hoa, rau, cây
+ Tham gia vào các hoạt động mang tính tập thể, bổ sung kĩ năng sống cho trẻ.
- Hoạt động trước chuyến đi
+ Đối với trẻ:
• Trò chuyện với trẻ về một số các loại hoa, cây,...mà trẻ biết: tên gọi, màu sắc, đặc điểm, cách chăm sóc và bảo vệ...
• Giới thiệu với trẻ về trang trại Erahourst, là nơi trồng nhiều các loại cây, hoa, rau, nấm và một số các loài động vật. Ngoài ra đây cũng là địa điểm tham quan lí thú cho học sinh.
• Khơi dậy tính tò mò, muốn khám phá vạn vật xung quanh quanh trẻ.
• Hướng dẫn trẻ tự bảo vệ bản thân, giữ gìn sức khỏe, tránh các tai nạn đối với bản thân.
• Hướng dẫn trẻ cách ứng xử với mọi người xung quanh,cách đối xử với các loài động vật (không ném đá vào các con thú, không cho thú ăn tại những chuồng treo biển không cho thú ăn…), không ngắt lá, bẻ cành, không hái nấm, không dẫm lên luống rau...
• Khuyến khích trẻ nói lên dự định của mình khi đến địa điểm tham quan: trẻ sẽ nhìn thấy những gì đã từng gặp trong sách báo, tivi?
+ Đối với giáo viên:
• Đi thăm trước để xây dựng các nội dung hoạt động phù hợp.
• Xin ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường.
• Thông báo trước cho phụ huynh học sinh.
• Lập kế hoạch cho chuyến đi: giờ đi, địa điểm đến, các hoạt động diễn ra, giờ ra về.
• Vận động phụ huynh trẻ tham gia chuyến đi để đảm bảo an toàn cho trẻ
• Xây dựng kế họach kinh phí.
• Xây dựng kế hoạch nhận hỗ trợ, như nhân viên y tế, giáo viên hỗ trợ do trường cử đi…
• Hướng dẫn trẻ kĩ năng, giữ gìn sức khỏe, cách ứng xử với mọi người
• Nhắc nhở trẻ về các yêu cầu khi đến địa điểm tham quan.
- Hoạt động trong chuyến đi
+ Đối với trẻ :
• Đi và nghe theo sự hướng dẫn của giáo viên.
• Có ý thức kỉ luật trong chuyến đi: đi theo cô, tuân thủ đúng những quy định của trang trại…
• Nắm được những điều giáo viên nói và biết đặt những câu hỏi “Tại sao”: Tại sao rau phải trồng thành luống? Tại sao lúa phải trồng thành từng khóm?…
• Bước đầu nói được tên một số các loại hoa, rau, nấm.
+ Đối với giáo viên:
• Duy trì không khí sôi nổi trên xe bằng cách cho trẻ hát những bài hát về chủ đề trẻ đang học: Em yêu cây xanh, Bắp cải xanh, vè các loại rau...
• Tới nơi, giáo viên cho trẻ xếp thành hàng và đi theo sự hướng dân của cô, tuyệt đối không tách ra đi riêng đề phòng bị lạc. Trẻ đi theo cô, lắng nghe cô hướng dẫn viên giới thiệu về các loài động vật có trong trang trại.
• Chụp ảnh,nghỉ ngơi, ăn uống
- Hoạt động củng cố sau chuyến đi
+ Đối với trẻ :
• Khuyến khích trẻ kể lại những gì trẻ đã nghe, nhìn thấy sau chuyến đi.
• Hình thành ý thức bảo vệ môi trường quanh mình.
• Tái hiện lại những gì trẻ đã tiếp xúc trong chuyến đi thông qua sản phẩm tạo hình.
• Nhận biết được các loại hoa, rau, cây, các loại nấm.
+ Đối với giáo viên:
• Đưa trẻ về an toàn.
• Hệ thống lại những hình ảnh trẻ tiếp nhận qua những bức ảnh chụp trong chuyến dã ngoại.
• Giáo dục ở trẻ ý thức bảo về môi trường không ngắt lá, bẻ cành.
Trẻ quan sát cây cà chua.
*Tham quan Lăng Bác Hồ (Chủ đề Quê hương-Đất nước-Bác Hồ)
- Mục đích:
+ Tăng cường hiểu biết của trẻ về xã hội xung quanh trẻ.
+ Quan sát nơi Bác nằm yên nghỉ.
+ Quan sat vườn cây, ao cá của Bác.
+ Trẻ biết lăng Bác Hồ là di tích lịch sử hàng đầu của quốc gia.
- Mục tiêu:
+ Biết địa điểm lăng Bác nằm trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
+ Tham gia vào các hoạt động mang tính tập thể, bổ sung kĩ năng sống cho trẻ.
+ Trẻ biết kể các hoạt động diễn ra trong lăng (có các chú công an canh giữ lăng, hoạt động của du khách khi đến tham quan,...)
- Hoạt động trước chuyến đi
+ Đối với trẻ:
• Thông báo trước cho phụ huynh học sinh.
• Lập kế hoạch cho chuyến đi.
• Tạo không khí vui vẻ cho trẻ trước chuyến đi.
+ Đối với giáo viên :
• Xin ý kiến Ban giám hiệu nhà trường.
• Xây dựng kế hoạch kinh phí và kế hoạch nhận hỗ trợ từ nhà trường như: nhân viên y tế, giáo viên hỗ trợ…
• Nhắc nhở trẻ đi theo cô trong suốt buổi đi.
• Giới thiệu cho trẻ lăng chủ tịch Chủ tịch Hồ Chí Minh hay còn gọi là Lăng Bác là nơi Bác Hồ nằm yên nghỉ.
• Cô kể cho trẻ nghe những câu chuyện về Bác Hồ: Ai ngoan sẽ được thưởng, quả táo ở Pari, Bác Hồ thăm Đền Hùng…
- Hoạt động trong chuyến đi
+ Đối với trẻ:
• Đi và nghe theo sự hướng dẫn của giáo viên.
• Có ý thức kỉ luật trong chuyến đi, nghiêm túc, giữ trật tự trong suốt buổi tham quan theo đúng nội quy của lăng Bác.
• Nắm được những điều cô giáo giới thiệu về nơi này và ý nghĩa lịch sử của di tích đó. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một công trình văn hóa, nghệ thuật lớn. Lăng được xây dựng trên nền cũ của tòa lễ đài giữa Quảng trường Ba Đình, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa 5 ngày một tuần, vào các buổi sáng thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật.
+ Đối với giáo viên:
• Trên đường đi đảm bảo cho trẻ an toàn.
• Tới nơi, giáo viên dẫn trẻ theo đường đi quy định của Lăng. Sau khi thăm lăng Bác, trẻ được giáo viên dẫn qua khu nhà sàn nơi Bác đã từng sinh hoạt và làm việc khi còn sống... Giới thiệu cho trẻ thấy được những nếp sống giản dị của Bác: nhà sàn đơn sơ, đôi dép cao su, chiếc tủ với bộ quần áo bạc phếch màu thời gian…vẫn còn nguyên thời điểm Bác mất như để tưỏng nhớ về Bác.
• Yêu cầu trẻ không nô đùa nghịch ngợm trong khoảng thời gian ở đây.
Các bé lớp B1 chụp ảnh ở Lăng Bác
- Hoạt động củng cố sau chuyến đi
+ Đối với trẻ:
• Trẻ có những hiểu biết, thông tin của mình về lăng Bác.
• Hiểu được công lao của Bác Hồ, tình cảm Bác giành cho các cháu.
• Trẻ mô tả lại được khung cảnh Lăng Bác .
+ Đối với giáo viên:
• Đưa trẻ về an toàn
• Củng cố, hệ thống lại những điều, những cảnh, những vật mà trẻ thấy qua việc tái hiện lại khung cảnh ở lăng và nhà Bác: ao cá Bác Hồ, vườn cây xanh…
• Tái hiện lại khung cảnh bằng hệ thống những bức ảnh đã chụp.
* Tổ chức cho trẻ đi xem xiếc (Chủ đề thế giới Động vật)
- Mục đích:
+ Tăng cường khả năng hiểu biết của trẻ về cuộc sống xã hội xung quanh trẻ và mở rộng vốn kiến thức hiểu biết về vạn vật xung quanh mình.
+ Trẻ được trực tiếp quan sát nhiều loài động vật mới chỉ được thấy qua tranh ảnh hay ti vi.
- Mục tiêu:
+ Trẻ phân biệt được những loài động vật với những đặc điểm riêng của chúng.
+ Tăng sự tò mò và phát triển ở trẻ, sự lý thú trong bài học Tìm hiểu về các loài động vật.
+ Trẻ nhận biết được nơi ở của các loài động vật (trong rừng, trong nhà, trong vườn bách thú, khu bảo tồn,…) và nhờ bàn tay chăm sóc, dạy dỗ của con người mà những loài động vật có thể tạo ra những tiết mục biểu diễn đặc sắc, hấp dẫn, vui nhộn cho mọi người.
+ Tham gia các hoạt động mang tính tập thể , bổ sung kỹ năng sống cho trẻ.'
- Hoạt động trước chuyến đi:
+ Đối với trẻ:
• Trò chuyện với trẻ về những con vật mà trẻ biết được về tên gọi, màu sắc, thức ăn, đặc điểm,…
• Giới thiệu cho trẻ về rạp xiếc (nằm trên địa bàn thủ đô Hà Nội, là nơi để các nghệ sĩ trổ tài huấn luyện các con vật bằng cách biểu diễn những tiết mục đặc sắc).
• Chuẩn bị tâm thế cho trẻ trước chuyến đi và hướng dẫn trẻ tự bảo vệ bản thân, giũ gìn sức khỏe, tránh các tai nạn với bản thân, cách ứng xử với mọi người.
• Khuyến khích trẻ nói lên dự định của mình khi đến địa điểm tham quan.
+ Đối với giáo viên:
• Xin ý kiến ban giám hiệu nhà trường.
• Thông báo cho phụ huynh học sinh.
• Lập kế hoạch cho chuyến đi (giờ đi, địa điểm đến, các hoạt động diễn ra, giờ về).
• Vận động phụ huynh cho trẻ tham gia trong chuyến đi, xây dựng kế hoạch kinh phí.
• Xây dựng kế hoạch nhận hỗ trợ, như nhân viên y tế, giáo viên hỗ trợ do trường cử đi…
• Hướng dẫn trẻ kĩ năng giữ gìn sức khỏe, cách ứng xử với mọi người
- Hoạt động trong chuyến đi:
+ Đối với trẻ:
• Đi và nghe theo sự hướng dẫn của giáo viên, có ý thức kỉ luật trong chuyến đi.
• Nắm được những điều giáo viên nói, biết kể được những tiết mục trẻ được xem.
+ Đối với giáo viên:
• Duy trì trạng thái vui vẻ trên xe bằng cách cho trẻ hát những bài hát về các loài động vật.
• Tới nơi, giáo viên cho trẻ xếp thành hàng, đi lại trật tự, tuyệt đối không tách ra đi riêng để phòng bị lạc.
• Trẻ về chỗ ngồi, chú ý xem các tiết mục biểu diễn.
Các tiết mục xiếc thật đặc sắc, sinh động
- Hoạt động củng cố sau chuyến đi:
+ Đối với trẻ:
• Khuyến khích trẻ kể lại những gì đã nhìn thấy, nghe thấy sau chuyến đi.
• Hình thành tình yêu với động vật, ý thức bảo vệ môi trường.
+ Đối với giáo viên:
• Đưa trẻ về an toàn, cho trẻ xem lại ảnh chụp sau chuyến đi.
• Hệ thống lại những hình ảnh trẻ tiếp nhận qua những bức ảnh chụp trong chuyến dã ngoại.
• Giáo dục trẻ yêu quý và tôn trọng các diễn viên đoàn xiếc.
* Tham quan Khu vui chơi Kinder Park (Chủ đề phương tiện giao thông)
- Mục đích:
+Tăng cường khả năng hiểu biết của trẻ về cuộc sống xã hội xung quanh trẻ, mở rộng vốn kiến thức, hiểu biết về một chủ đề đang học “ Phương riện giao thông” cá quy định, một số phương tiện giao thông phổ biến.Qua đó rèn trẻ kỹ năng hợp tác, xử lý tình huống, giữ an toàn cá nhân cho trẻ.
+ Quan sát các phương tiện đi lại trên đường khi đang ngồi trên xe, quan sát các phương tiện ô tô, xe máy, xe đạp....tại khu vui chơi.
+ Thông qua buổi dã ngoại trẻ biết chơi đoàn kết, hợp tác chơi theo nhóm qua các trò chơi: “ Trang trại nhà nông”, “Ai khéo tay”....
+ Trẻ biết được các loài hoa, cây với những đặc điểm riêng của chúng.
+ Tăng sự tò mò và phát triển ở trẻ sự lí thú trong bài học tìm hiểu về một số các loại phương tiện giao thông, một số quy định về giao thông.
+ Tham gia vào các hoạt động mang tính tập thể, bổ sung kĩ năng sống cho trẻ.
- Hoạt động trước chuyến đi
+ Đối với trẻ:
• Trò chuyện với trẻ về một số các phương tiện giao thông mà trẻ biết: tên gọi, nơi hoạt động, cấu tạo, đặc điểm, tiếng kêu....
• Giới thiệu với trẻ về khu vui chơi KinderPark, là nơi có rất nhiều các đồ chơi đẹp và có rất nhiều các trò chơi hấp dẫn. Ngoài ra đây cũng là địa điểm tham quan lí thú cho trẻ.
• Khơi dậy tính tò mò, muốn khám phá vạn vật xung quanh quanh trẻ.
• Hướng dẫn trẻ tự bảo vệ bản thân, giữ gìn sức khỏe, tránh các tai nạn đối với bản thân.
• Hướng dẫn trẻ cách ứng xử với mọi người xung quanh,cách giao tiếp, chào hỏi lễ phép, lịch sự không tranh giành, đánh nhau, không nói to tuân thủ theo quy định của khu vui chơi.
• Khuyến khích trẻ nói lên dự định của mình khi đến địa điểm tham quan: trẻ sẽ nhìn thấy những gì đã từng gặp trong sách báo, tivi?
+ Đối với giáo viên:
• Đi thăm trước để xây dựng các nội dung hoạt động phù hợp.
• Xin ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường.
• Thông báo trước cho phụ huynh học sinh.
• Lập kế hoạch cho chuyến đi: giờ đi, địa điểm đến, các hoạt động diễn ra, giờ ra về.
• Vận động phụ huynh trẻ tham gia chuyến đi để đảm bảo an toàn cho trẻ.
• Xây dựng kế họach kinh phí.
• Xây dựng kế hoạch nhận hỗ trợ, như nhân viên y tế, giáo viên hỗ trợ do trường cử đi…
• Hướng dẫn trẻ kĩ năng, giữ gìn sức khỏe, cách ứng xử với mọi người.
• Nhắc nhở trẻ về các yêu cầu khi đến địa điểm tham quan.
- Hoạt động trong chuyến đi
+ Đối với trẻ :
• Đi và nghe theo sự hướng dẫn của giáo viên.
• Có ý thức kỉ luật trong chuyến đi: đi theo cô, tuân thủ đúng những quy định của khu vui chơi…
• Nắm được những điều giáo viên nói và biết đặt những câu hỏi “Tại sao” Tại sao khi chơi cầu trượt các con không được trèo ngược từ dưới lên? Tại sao khi chơi nhà bóng các con không được vứt bóng ra ngoài?..... để phát huy tính tích cực của trẻ.
• Trẻ chơi theo nhóm chơi đoàn kết có nề nếp dưới sự hướng dẫn của cô.
+ Đối với giáo viên:
• Duy trì không khí sôi nổi trên xe bằng cách cho trẻ hát những bài hát về chủ đề trẻ đang học: Tham gia giao thông , xe đạp con trên đường phố, đi xe máy...
• Tới nơi, giáo viên cho trẻ xếp thành hàng và đi theo sự hướng dân của cô, tuyệt đối không tách ra đi riêng đề phòng bị lạc. Trẻ đi theo cô, lắng nghe cô hướng dẫn viên giới thiệu về các loài động vật có trong trang trại.
• Chụp ảnh, nghỉ ngơi, ăn uống.
- Hoạt động củng cố sau chuyến đi
+ Đối với trẻ
• Khuyến khích trẻ kể lại những gì trẻ đã nghe, nhìn thấy sau chuyến đi.
• Hình thành ý thức tự biết giữ an toàn cá nhân, kỹ năng hợp tác, giao tiếp.
• Tái hiện lại những gì trẻ đã tiếp xúc trong chuyến đi thông qua sản phẩm tạo hình.
• Nhận biết được một số các loại phương tiện giao thông phổ biến, các quy định khi tham gia giao thông, nề nếp khi tham gia các trò chơi.
+ Đối với giáo viên
• Đưa trẻ về an toàn, hệ thống lại những hình ảnh trẻ tiếp nhận qua những bức ảnh chụp trong chuyến dã ngoại.
• Giáo dục ở trẻ ý thức, nề nếp, kỹ năng khi chơi Đồ dùng tự làm của giáo viên mầm non
Trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia trò chơi Cô và trẻ ở khu vui chơi KinderPark
3.5. Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh
Đây là hình thức thường làm nhưng lại đạt hiệu quả rất cao trong các hoạt động. Việc giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ giúp giáo viên dễ dàng nắm bắt tình hình của trẻ, hiểu được tính cách, hoàn cảnh sống của trẻ từ đó đề ra các biện pháp phù hợp cũng như cách tác động, phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện trẻ đúng phương pháp.
Nhận thức được tầm quan trọng của biện pháp này, tôi thường trao đổi, tuyên truyền phụ huynh hiểu những việc nên và không nên đối với trẻ để giúp trẻ có kỹ năng sống tốt, trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tự tin trong cuộc sống. Trẻ luôn bắt chước người lớn và cha mẹ trẻ là những người lớn gần gũi trẻ nhất. Vì vậy các bậc làm cha làm mẹ đừng vô tình bỏ qua những cơ hội đơn giản và thuận lợi hàng ngày để hướng dẫn con những thói quen tốt để rồi sau đó lại bắt trẻ mất thời gian học lại những điều này ở một nơi khác với những người xa lạ. Cha mẹ trẻ hãy chú ý giúp trẻ hình thành những kỹ năng sống tốt như kỹ năng giao tiếp xã hội để tự khám phá, đánh giá bản thân mình và người khác. Ví dụ cha hãy mẹ cho phép trẻ vui chơi bày biện đồ chơi theo theo ý thích của trẻ, đừng bao giờ cấm đoán hay la mắng. Điều quan trọng là hãy để trẻ tự thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Cha mẹ có thể cùng con thu dọn nhưng tuyệt đối không bao giờ được làm thay trẻ.
Trong các dịp lễ tết cha mẹ nên tạo cơ hội khuyến khích trẻ tham gia dọn dẹp trang hoàng nhà cửa, phụ ông bà lau lá để gói bánh chưng, trang trí cây đào, cây quất, đi chợ tết mua sắm cùng mẹ…Ngoài ra, bố mẹ hãy lựa chọn những chương trình trên truyền hình phù hợp và bổ ích với bé để cả nhà cùng xem, khi xem khuyến khích các bé nói lên suy nghĩ cảm xúc của mình về những điều mà bé vừa được xem.
Tôi cũng tuyên truyền với phụ huynh quan sát những biểu hiện của trẻ trong điều kiện và tình huống tự nhiên hàng ngày như quan sát xem trẻ có tự tin và tự nhiên khi giao tiếp với mọi người hay không? Trẻ có thích tham gia dã ngoại hay tham gia các nhóm sinh hoạt không? Trẻ có tự nhiên sáng tạo khi chơi với đồ chơi không? Trẻ có lễ phép trong cách nói năng với người lớn hay không?... để từ đó có biện pháp rèn luyện và giáo dục trẻ thêm.
Nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ trẻ mà tôi thấy trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin và hầu hết trẻ có kỹ năng sống cần thiết theo độ tuổi.
4. Kết quả đạt được:
Kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ cuối năm đạt được như sau:
Bảng tổng hợp kết quả khảo
sát, đánh giá trẻ
STT
|
Kỹ năng sống
|
Đầu năm
|
Cuối năm
|
|||
Đạt
|
Chưa đạt
|
Đạt
|
Chưa đạt
|
|||
1
|
Sự tự tin
|
SL
|
28/48
|
20/48
|
48/48
|
0
|
TL
|
58,3%
|
41,6%
|
100%
|
0%
|
||
2
|
Kỹ năng hợp
tác
|
SL
|
20/48
|
28/48
|
45/48
|
3/48
|
TL
|
41,6%
|
58,3%
|
93.7%
|
6.25%
|
||
3
|
Kỹ năng giao tiếp
|
SL
|
22/48
|
26/48
|
47/48
|
1/48
|
TL
|
45.8%
|
54.1%
|
97.9%
|
2.0%
|
||
4
|
Kỹ năng xử
lý tình huống
|
SL
|
19/48
|
29/48
|
46/48
|
2/48
|
TL
|
39,5%
|
60,4%
|
95,8%
|
4,4%
|
||
5
|
Sự tò mò và khả năng sáng
tạo
|
SL
|
20/48
|
28/48
|
45/48
|
3/48
|
TL
|
41,6%
|
53,8%
|
93.7%
|
6.25%
|
||
6
|
Kỹ
năng giữ an toàn cá nhân
|
SL
|
18/48
|
38/48
|
48/48
|
0
|
TL
|
37,5%
|
79,1%
|
100%
|
0%
|
- Về phía trẻ:
Trẻ lớp tôi có sự chuyển biến rõ nét về việc hình thành các kỹ năng sống: giao tiếp, hợp tác làm việc theo nhóm, thể hiện tinh thần đồng đội, biết chia sẻ, cư xử với nhau một cách thân thiện, biết giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột,...Và phát triển những phẩm chất tốt đẹp như: tính kiên trì, tính trung thực, biết nhường nhịn, biết cư xử đẹp khi thắng thua. Trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động của trường lớp. Điều này chứng minh rằng việc cho trẻ tham gia các hoạt động dã ngoại, trẻ thực hành trải nghiệm cùng với các phương thức sử dụng đa dạng, linh hoạt đã giúp trẻ tiếp nhận kỹ năng sống một cách hiệu quả. Trẻ đã biết chuyển hóa từ hoạt động thành ý thức, từ ý thức thành kỹ năng. Và những kỹ năng sống đó sẽ phát triển bền vững và theo trẻ đến suốt cuộc đời.
- Về phía giáo viên:
Sau khi tiến hành những biện pháp trên tôi thấy trẻ đã có kỹ năng sống cần thiết phù hợp với độ tuổi. Trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tự tin mạnh dạn giúp cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục của cô giáo đạt kết quả tốt. Giáo viên mầm non yên tâm, phấn khởi hơn khi tổ chức các hoạt động trong ngày mà không cần lo lắng e dè mỗi khi có Ban giám hiệu dự giờ tham lớp hay đón đoàn thanh tra kiểm tra hoặc tham gia vào các hoạt động kỷ niệm ngày hội ngày lễ nào đó.
- Về phía phụ huynh:
+ Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với giáo viên để cùng rèn kỹ năng sống cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi họ tự nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình.
+ Một số phụ huynh trước đây có sự giáo dục khập khiễng, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, không cho con làm những việc mà giáo viên giao cho trẻ thực hiện khi về nhà nay đã nhận thức được vấn đề, họ đã rất nhiệt tình phối hợp và rất yên tâm khi đưa con đến lớp.
Ngoài ra, qua những chuyến thăm quan dã ngoại, khoảng cách giữa cô và trò xích lại gần nhau hơn. Thêm vào đó, mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường, giữa phụ huynh và học sinh thêm củng cố.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Kết luận:
Việc tổ chức các hoạt động tham quan dã ngoại cho trẻ đã hoàn thiện dần ở trẻ vốn kiến thức, khắc sâu ở trẻ các biểu tượng về những điều trẻ quan sát được giúp cho trẻ phát triển tốt nhất về tư duy, ngôn ngữ và các kỹ năng sống cơ bản.
Trong quá trình thực hiện đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động tham quan dã ngoại nhằm rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non B Thị Trấn Văn Điển” và dựa vào kết quả đạt được, tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm sau:
- Cô phải nắm được đặc điểm tâm sinh lí ở lứa tuổi và đặc điểm của học sinh lớp mình để có những vận dụng, cải tiến phù hợp vào bài học, kích thích trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Không áp đặt, gò ép trẻ. Luôn thực hiện phương châm lấy trẻ làm trung tâm, gợi mở động viên trẻ phát huy hết khả năng và sáng tạo của mình.
- Cô luôn có sự tìm tòi cái mới, có lòng nhiệt tình với nghề, say mê công việc,biến những điều đơn giản thành chìa khóa thành công trong tiết dạy của mình.
- Mỗi tiết học phải có sự chuẩn bị kĩ càng về giáo án, hệ thống câu hỏi phù hợp, xác đáng, gần gũi với nội dung bài dạy …
- Cần linh hoạt sáng tạo trong việc phối kết hợp giữa giáo viên cùng lớp với giáo viên nhà trường, giữa giáo viên với phụ huynh để tổ chức thành công các hoạt động tham quan dã ngoại cho trẻ.
- Bám sát vào kế hoạch của nhà trường để xây dựng kế hoạch hoạt động trong lớp mình một cách cụ thể. Xin ý kiến chỉ đạo, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường trong quá trình tổ chức hoạt động tham quan dã ngoại.
- Học hỏi kinh nghiệm của bạn bè và đồng nghiệp.
Giáo viên cần phải là người có kỹ năng sống tốt và luôn là tấm gương sáng cho trẻ.
Giáo viên có sự trao đổi tích cực với phụ huynh thông qua: giao tiếp hàng ngày, bảng tuyên truyền và thông qua các tài liệu trực quan sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục. Phụ huynh ngày càng tin tưởng vào cô giáo, đồng thời cô giáo đã góp phần tuyên truyền phổ biến kiến thức cho cộng động, vận động cộng đồng cùng chung tay giáo dục trẻ kỹ năng sống.
2. Khuyến nghị - đề xuất:
Đề xuất với cấp trên tổ chức nhiều buổi kiến tập, thực tập, trao đổi kinh nghiệm về việc rèn kỹ năng sống cho trẻ để chúng tôi được học hỏi, học tập về thực hiện tốt tại lớp mình phụ trách.
Trên đây, là một số sáng kiến kinh nghiệm mầm non của tôi trong việc cung cấp kỹ năng sống cho trẻ trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động tham quan dã ngoại đã được thực hiện trong lớp, trong trường mầm non B Thị Trấn Văn Điển và đã đạt được một số kết quả khả quan. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của c¸c cÊp l•nh ®¹o, các chị em đồng nghiệp gióp t«i cã thªm kinh nghiÖm nhiÒu h¬n n÷a ®Ó trong việc thực hiện đạt hiệu quả cao hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Từ Khóa:
Sáng kiến kinh nghiện mầm non