Kế hoạch giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở tiểu học 2021-2022

 KẾ HOẠCH Giáo dục học sinh khuyết tật năm học 2021-2022

  • Căn cứ Thông tư số 03/2018/TT-BGDĐT ngày 29/01/2018 Quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật;
  • Căn cứ công văn số 397/PGDĐT-GDTH ngày 09 tháng 9 năm 2021 của PGD&ĐT Thạch Thành về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Tiểu học năm học 2021-2022 và lịch công tác trọng tâm của bậc Tiểu học.
  • Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị;
  • Căn cứ số lượng học sinh khuyết tật tham gia học hoà nhập tại trường năm học 2021-2022. 

Trường Tiểu học.......... xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh khuyết tật năm học 2021-2022 cụ thể như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Kế hoạch giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở tiểu học 2021-2022
Hình minh họa: nguồn Cổng thông tin điện tử tỉnh Nam Định

1. Danh sách và đặc điểm bệnh lý học sinh khuyết tật học hòa nhập

TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Lớp Dạng tật Mức độ
1 Cao Lê Thái Bảo 20/06/2014 1B Khuyết tật nghe, nói Mức độ nặng
2 Cao Lê Thái Sơn 20/06/2014 1B Khuyết tật nghe, nói Mức độ nặng
3 Lê Quang Anh 17/06/2012 3B Chậm phát triển trí tuệ Không xác định
4 Trương Ngọc Ánh 29/01/2012 4B Khuyết tật nghe, nói Mức độ nặng
5 Quách Tuệ Lâm 03/01/2012 5A Khuyết tật nghe, nói Mức độ nặng
6 Trương Hoàng Long 09/07/2010 5C Khuyết tật vận động Mức độ nặng

2. Những thuận lợi và khó khăn

Xem thêm: Tiêu chí chọn mua bàn học thông minh tốt nhất hiện nay

2.1. Thuận lợi

- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo vào các hoạt động trợ giúp người khuyết tật tại địa phương.

- Giáo viên chủ nhiệm có tinh thần tự nâng cao kiến thức, tự tìm hiểu thêm về công tác giáo dục hòa nhập.

- Nhà trường thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho phụ huynh nhận thức và hiểu biết về pháp luật và tính nhân văn, lòng nhân ái đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt để giúp các em hòa vào cuộc sống xã hội.

-  Giáo viên thực hiện giảng dạy nhiệt tình, thường xuyên chăm sóc quan tâm trẻ và có sự phối hợp tốt với PHHS trẻ khuyết tật.

2.2. Khó khăn

-  PHHS chưa thật sự quan tâm đúng mức, còn mang nặng tâm lý khi nghĩ con em mình bị khuyết tật sẽ bị thiệt thòi trong học tập, sinh hoạt vui chơi đối với các bạn cùng lớp; Một vài PH còn giáo dục con bằng đòn roi nên đã làm ảnh hưởng nặng nề thêm về tâm lý của trẻ.

- Giáo viên dạy lớp có học sinh khuyết tật phần lớn là giáo viên trẻ trẻ, thâm niên dạy học chưa cao nên còn thiếu kinh nghiệm trong giáo dục học sinh hòa nhập.

- Sĩ số lớp khá đông nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc dành nhiều thời gian cho việc quan tâm và giáo dục trẻ.

- Hầu hết giáo viên chưa được bồi dưỡng kiến thức và phương pháp giáo dục trẻ khuyết tật nên còn gặp nhiều khó khăn trong dạy học.

- Đa số học sinh khuyết tật ở dạng thiểu năng trí tuệ nặng nên việc tiếp thu của các em khó khăn thậm chí có em cũng không biết trả lời những câu hỏi đơn giản xoay quanh các vấn đề cuộc sống của các em; một số em bị mắc chứng tăng động, giảm chú ý nên thường xuyên làm mất trật tự, quậy phá và trêu chọc bạn, không nghe lời giáo viên nên làm ảnh hưởng đến những học sinh khác trong lớp.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nâng cao về nhận thức về thực hiện giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cho tập thể giáo viên;

- Giúp trẻ khuyết tật được hưởng quyền học tập bình đẳng như những học sinh khác; Tạo điều kiện cho người khuyết tật được học văn hóa, phục hồi chức năng và phát triển khả năng bản thân để hòa nhập cộng đồng;

- Huy động học sinh khuyết tật học hòa nhập, tư vấn kịp thời cho gia đình có biện pháp can thiệp sớm, đưa trẻ đến trường học hòa nhập hoặc tham gia các lớp chuyên biệt tại các trường chuyên biệt trong quận, thành phố;

- Trang bị tốt về cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tham gia học hòa nhập.

III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Nhiệm vụ

1.1. Đối với nhà trường

- Tiếp nhận trẻ khuyết tật có đủ khả năng hòa nhập đến học;

- Trang bị cơ sở vật chất, tạo cơ hội và điều kiện cho trẻ khuyết tật, được tham gia các hoạt động hòa nhập với cộng đồng;

- Xây dựng kế hoạch hoạt động, đội ngũ giáo viên, nhân viên hỗ trợ cho trẻ khuyết tật theo đơn vị lớp;

- Phối hợp chặt chẽ với gia đình, các tổ chức xã hội và các lực lượng cộng đồng để chăm sóc, giáo dục cho trẻ khuyết tật;

- Tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên tham gia học tập nâng cao chuyên môn về giáo dục cho trẻ khuyết tật;

1.2. Đối với lớp hòa nhập

- Cần quan tâm, chia sẻ, động viên trẻ khuyết tật tham gia các hoạt động của lớp;

- Hỗ trợ trẻ khuyết tật về các hoạt động mà trẻ chưa thực hiện được.

1.3. Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp có trẻ khuyết tật

- Phải tôn trọng và thực hiện các quyền của trẻ khuyết tật; có phẩm chất đạo đức tốt, yêu thương trẻ khuyết tật; có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật;

- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chương trình, kế hoạch dạy học theo yêu cầu và các quy định của trường;

- Chủ động phối hợp với tổ, nhóm chuyên môn trong việc lập kế hoạch giáo dục cá nhân; tổ chức hoạt động giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân của trẻ khuyết tật;

- Thường xuyên tự bồi dưỡng, đổi mới phương pháp, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật;

- Tư vấn cho nhà trường và gia đình trẻ khuyết tật trong việc hỗ trợ, can thiệp, xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.

1.4. Đối với trẻ khuyết tật

- Được chăm lo rèn luyện, phục hồi chức năng, bảo vệ sức khỏe;

- Thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo chương trình và kế hoạch của trường;

- Tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường phù hợp với khả năng của mình;

- Tôn trọng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện;

- Thực hiện nội quy nhà trường; giữ gìn và bảo vệ tài sản chung.

2. Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân dành cho trẻ khuyết tật

- Mỗi trẻ khuyết tật đều được lập hồ sơ giáo dục cá nhân, trong đó có các thông tin về: khả năng, nhu cầu; các đặc điểm cá nhân; mục tiêu hàng năm và mục tiêu học kỳ; thời gian thực hiện; nội dung, biện pháp thực hiện; người thực hiện; kết quả đánh giá và điều chỉnh sau đánh giá đối với người học.

- Kế hoạch giáo dục cá nhân dành cho trẻ khuyết tật được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học chung và nhu cầu, khả năng của người khuyết tật theo hướng dẫn của Bộ.

3. Nội dung, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

3.1. Nội dung, phương pháp giáo dục

Căn cứ nội dung chương trình giáo dục theo quy định của Bộ GDĐT đối với bậc học tiểu học;
Dựa vào khả năng, nhu cầu của mỗi trẻ khuyết tật đã xác định trong sổ KHGDCN và kế hoạch giáo dục chung.

Trên cơ sở đó giáo viên điều chỉnh nội dung, chương trình các môn học và phương pháp giáo dục một cách phù hợp với từng đối tượng người học.

Giáo viên bộ môn đề xuất miễn, giảm một số môn học học nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân người học không thể đáp ứng được.

3.2. Đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

a. Yêu cầu đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật dựa vào nội dung, hình thức học tập đã được điều chỉnh; kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân, chú trọng đến sự tiến bộ trong việc rèn luyện các kỹ năng xã hội, kỹ năng sống, khả năng hòa nhập theo từng đối tượng cụ thể;

b. Việc đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật phải căn cứ vào các hoạt động, kết quả học tập, lưu giữ bài làm, bài tập và nhận xét của giáo viên được phân công giảng dạy trẻ khuyết tật;

c. Việc đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích và ghi nhận sự tiến bộ của người học.

4. Chỉ tiêu

- Đến giữa học kỳ 1: 06/06 em học sinh khuyết tật đi học đầy đủ, bước đầu hoà nhập với học sinh trong lớp để học tập.

- Cuối học kỳ I có 01 em đạt mức học tập đạt trung bình như những học sinh bình thường.

- Cuối năm học có 02/05 học sinh đủ điều kiện tối thiểu lên lớp.

5. Biện pháp thực hiện.

* Đối với nhà trường:

- Phân công nhiệm vụ cho giáo viên tham gia dạy HS khuyết tật hợp lý. 

- Hỗ trợ giáo viên thực hiện theo kế hoạch đã được xây dựng.

- Họp phụ huynh có học sinh khuyết tật để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của gia đình và trao đổi các nội dung cần phối hợp giữa nhà trường, gia đình và trạm y tế xã.

- Phối hợp với trạm y tế xã Thành Trực để theo dõi sức khỏe và sự tiến bộ của các em.

- Tạo điều kiện cung cấp cơ sở vật chất, đồ dùng học tập, phương tiện hỗ trợ đầy đủ cho các lớp có HSKT học hoà nhập.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá và đưa ra những quyết định điều chỉnh kịp thời việc thực hiện kế hoạch của giáo viên thông qua sổ ghi chép, đánh giá sự tiến bộ của học sinh.

- Có biện pháp khuyến khích, động viên giáo viên, phụ huynh và học sinh khuyết tật thực hiện kế hoạch.

- Tổ chức các chuyên đề, tạo điều kiện cho các giáo viên dạy các lớp hoà nhập có cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.

- Tổ chức, điều khiển các cuộc họp điều chỉnh các bản kế hoạch  giáo dục cá nhân học sinh khuyết tật.

* Đối với GV trực tiếp dạy các lớp có HS khuyết tật học hoà nhập:

- Thiết kế, điều chỉnh các hoạt động giáo dục vào từng môn học, từng bài học. Tạo cơ hội cho HSKT tham gia các hoạt động học tập. Thông qua sự tác động phù hợp trên lớp giúp học sinh nâng cao nhận thức và phát triển khả năng giao tiếp.

- Xây dựng mối thân thiện giữa giáo viên với học sinh,Học sinh với học sinh,học sinh với cộng đồng. Tạo cho học sinh cảm giác an toàn, được tôn trọng,  giúp học sinh bớt mặc cảm, tự ti. Học sinh bình thường, không khuyết tật thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ bạn….Bằng cách giáo dục ý thức và vòng tay bạn bè.

- Thiết lập và duy trì tốt mối quan hệ với gia đình học sinh nhằm trao đổi thông tin, phối kết hợp, trực tiếp hoặc gián tiếp, hướng dẫn cho phụ huynh học sinh cách dạy, các kỹ năng giao tiếp, cách phát triển ngôn ngữ cho học sinh tại gia đình.

- Ghi nhật ký những biểu hiện tiến bộ diễn ra hàng ngày tại nhà trường đối các em là học sinh khuyết tật.

* Đối với gia đình:

- Gia đình có nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục học sinh KT. Gia đình có vai trò quan trọng trong việc quyết định đến quá trình phát triển của học sinh thông qua thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân học sinh khuyết tật.

- Hình thành và phát triển khả năng nhận thức.

- Hình thành và phát triển khả năng giao tiếp .

- Hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội .

- Phải thường xuyên hỗ trợ con em mình học bài ở nhà .

- Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với giáo viên để nắm bắt tình hình hoạt động của con em mình ở trường.

- Tạo cơ hội, động viên, khuyến khích trẻ tham gia vào các công việc gia đình.

- Cho con em mình thường xuyên được giao lưu với bạn bè hàng xóm.

- Chủ động gặp gỡ giáo viên để trao đổi, thông cảm và chia sẻ với giáo viên chủ nhiệm trực tiếp dạy con em mình .

* Đối với cộng đồng:

- Nâng cao nhận thức của các thành viên gia đình học sinh, hàng xóm và cộng đồng, các tổ chức quần chúng xã hội.

- Thường xuyên thăm hỏi, động viên và trao đổi những thông tin về sự tiến bộ của trẻ khuyết tật.

- Hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc trẻ khuyết tật.

- Huy động các nguồn lực trong cộng đồng để giúp đỡ, hỗ trợ gia đình cũng như hỗ trợ trẻ khuyết tật.   

IV. KẾ HOẠCH CỤ THỂ HÁNG THÁNG

Tháng/năm Nội dung Người phụ trách Điều chỉnh bổ sung
9/2021 - Biên chế năm học, phân công giáo viên dạy các lớp có học sinh KT, xây dựng thời khoá biểu. - Tổ chức khảo sát học sinh đầu năm học với HS KT . - Tổ chức gặp gỡ với phụ huynh học sinh KT - Xây dựng kế hoạch giáo dục HSKT; Thực hiện kế hoạch giáo dục và giảng dạy BGH       GVCN   BGH - GVCN BGH - Tổ CM GVCN  
10/2021 - Duy trì việc giảng dạy HS. - Tổ chức đánh giá sự tiến bộ của HSKT giữa học kỳ 1. - GVCN thông báo kết quả về gia đình cho phụ huynh học sinh KT. GVCN    
11/2021 - Duy trì việc giảng dạy HS. -Tổ chức đánh giá sự tiến bộ của HSKT giữa học kỳ 1. - GVCN thông báo kết quả về gia đình cho phụ huynh học sinh KT. GVCN    
12/2021 - Giảng dạy và giáo dục theo kế hoạch - Tổ chức đánh giá sự tiến bộ của HSKT cuối học kỳ 1. - GVCN thông báo kết quả về gia đình cho phụ huynh học sinh KT. GVCN    
01/2022 - Giảng dạy và giáo dục theo kế hoạch - Kiểm tra soạn bài, giảng dạy của GV với học sinh KT tại các lớp . - BGH khảo sát các HSKT để cùng giáo viên bàn biện pháp giáo dục HSKT. GVCN   BGH     BGH - GVCN  
02/2022 - Giảng dạy và giáo dục theo kế hoạch - Tổ chức đánh giá sự tiến bộ của HSKT giữa học kỳ 2. - GVCN thông báo kết quả về gia đình cho phụ huynh học sinh KT. GVCN  
03/2022 - Giảng dạy và giáo dục theo kế hoạch - Kiểm tra soạn bài, giảng dạy của GV với học sinh KT tại các lớp. - BGH khảo sát các HSKT để cùng GV bàn biện pháp giáo dục HSKT. GVCN   BGH     BGH -GV    
04/2022 - Giảng dạy và giáo dục theo kế hoạch - Kiểm tra soạn bài, giảng dạy của GV với học sinh KT tại các lớp. - BGH khảo sát các HSKT để cùng GV bàn biện pháp giáo dục HSKT. GVCN   BGH     BGH -GV    
5/2022 - Giảng dạy và giáo dục theo kế hoạch - Tổ chức đánh giá sự tiến bộ của HSKT cuối học kỳ 2. - GVCN thông báo kết quả về gia đình cho phụ huynh học sinh KT. GVCN   BGH - GVCN BGH - GVCN  

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên cơ sở kế hoạch này, từng giáo viên xây dựng kế hoạch dạy trẻ khuyết tật cụ thể nhằm thực hiện nghiêm túc kế hoạch đề ra; Mỗi tháng (hoặc sau mỗi đợt kiểm tra định kỳ) giáo viên có báo cáo về BGH tình hình giáo dục trẻ khuyết tật, để có biện pháp xử lí kịp thời.
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2