Biện pháp rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
       Đề tài: 
   MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CHO TRẺ MẪU GIÁO  3 – 4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON XÃ YÊN MỸ


   Lĩnh vực    : Giáo dục mẫu giáo.
   Tên tác giả : Đặng Bích Phượng
   Chức vụ     : Giáo viên.
                         Tài liệu đính kèm: Đĩa CD.

sáng kiến kinh nghiệm mầm non, sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4-5 tuổi, sáng kiến kinh nghiệm mầm non 5-6 tuổi, sáng kiến kinh nghiệm mầm non của cán bộ quản lý, sang kien kinh nghiem mam non 24-36 thang, sang kien kinh nghiem mam non violet, sang kien kinh nghiem mam non mon tao hinh, sang kien kinh nghiem mam non mon van hoc, sang kien kinh nghiem mam non lop 3 tuoi,

ĐẶT VẤN ĐỀ


                                 Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: 

“Luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước” hay “Dân cường thì nước thịnh” 

          Vâng! Những câu nói đó luôn được đề cao và thực hiện trong các giai đoạn phát triển của đất nước ta. Đất nước Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong bối cảnh chính trị - xã hội ổn định. Sự nghiệp “Công nghiệp hóa - hiện đại hóa” đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực dồi dào, có lòng yêu nước, có trình độ khoa học công nghệ cao cùng với các phẩm chất nhân cách phù hợp. Con người đó phải là con người có sức khỏe, con người công nghệ, con người tri thức là mô hình nhân cách con người Việt Nam mà giáo dục phải đào tạo ra. Như vậy, giáo dục Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu mới của xã hội phải xây dựng con người có phẩm chất, năng lực, vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời Bác Hồ đã căn dặn. Trẻ khỏe mạnh và thông minh là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là niềm mơ ước và hy vọng lớn khi hướng vào tương lai. Chính vì thế muốn xây dựng đất nước phồn vinh gia đình hạnh phúc không thể không nói đến việc xây dựng tính cách con người mới xã hội chủ nghĩa có đầy đủ phẩm chất tư cách đạo đức tốt và đặc biệt có một sức khỏe để phục vụ cho đất nước - xã hội. 

      Đặc biệt giáo dục mầm non là nấc thang khởi đầu trong hệ thống giáo dục  quốc dân với mục tiêu: “Giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”. Qua đó cho thấy giáo dục thể chất cho trẻ trước tuổi đi học đặt cơ sở cho sự phát triển toàn diện, tôi luyện cơ thể, rèn luyện tinh thần sảng khoái, rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản, hình thành những thói quen vận động cần thiết cho cuộc sống.  
       Rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản của trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi nói riêng làm thỏa mãn nhu cầu hoạt động của trẻ, tăng cường thêm sức khỏe, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, tạo điều kiện phát triển ở trẻ sự cứng cáp của cơ bắp và niềm vui trong hoạt động. Hoạt động đó có liên quan chặt chẽ với quá trình giáo dục nhằm mục đích phát triển thể chất, giáo dục các phẩm chất tâm lý, hình thành nhân cách để tạo dần nên sự hoàn thiện mọi mặt cho trẻ. 
       Thế nên rèn luyện các kỹ năng vận động cho trẻ được tiến hành thông qua tất cả các hình thức hoạt động như: hoạt động học tập, vui chơi, tham quan, lao động. Thực tiễn giáo dục mầm non cho thấy rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi được giáo viên rất chú trọng đặc biệt trong hoạt động học nhưng các hình thức hoạt động còn chưa được quan tâm, đầu tư nhiều. 
       Xuất phát từ thực tế trên và từ sự nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mầm non, bản thân tôi là một giáo viên mầm non, tôi đã m¹nh d¹n nghiªn cøu đề tài:

“Một số biện pháp rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tại trường mầm non xã Yên Mỹ”.


* Mục đích nghiên cứu:
     - Thực trạng các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3 - 4  tuổi ở trường mầm non xã Yên Mỹ.
- Một số biện pháp rèn luyện các kỹ năng vận động cơ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4  tuổi  ở trường mầm non xã Yên Mỹ.

 * Đối tượng nghiên cứu: 
- Biện pháp rèn luyện các kỹ năng vận động cơ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4  tuổi. 

 * Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
  + Phương pháp quan sát sư phạm.
  + Phương pháp dùng lời.
  + Phương pháp dùng trò chơi.
 * Phạm vi nghiên cứu: 
- Trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi, lớp C1, trường mầm non xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì. Năm học 2013 - 2014.

 * Kế hoạch nghiên cứu: 
  - Thời gian 8 tháng (Bắt đầu từ tháng 9/2013 đến tháng 4/2014)
         

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. Cơ sở lí luận:

         Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực thông qua phát triển vận động là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non nói chung và đặc biệt là trẻ 3 - 4 tuổi nói riêng. Phát triển vận động là một trong những điều kiện cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ biết nhiều kỹ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của trẻ được tăng lên, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp thêm cho trẻ rèn một số kỹ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì...
       Đối với trẻ mẫu giáo bé (từ 3 đến 4 tuổi) đã có một bước phát triển tốt hơn hẳn so với tuổi nhà trẻ. Với thời kỳ này, quá trình cốt hóa diễn ra rất nhanh trong  cơ thể, giúp trẻ có khả năng thực hiện các hoạt động yêu cầu về sức mạnh. Trẻ đã có khả năng chạy tương đối tốt, chạy nhanh chạy chậm theo yêu cầu. Trẻ có thể nhảy bật và thực hành các kỹ năng mới - ném và bắt bóng. Ngoài ra trẻ còn có khả năng thực hiện được một số vận động khác đòi hỏi sức mạnh của cơ bắp như trườn, bò, leo trèo, đu bám …Tất cả những vận động này mới chỉ ở bước đầu trẻ có thể làm được. Việc đạt được các kỹ năng vận động phụ thuộc vào sự phát triển của cơ thể và quá trình thực hành luyện tập hàng ngày của trẻ. Ngoài ra còn phụ thuộc vào việc người lớn có tạo điều kiện, cung cấp cho trẻ môi trường và cơ hội để trẻ được thực hành luyện tập hay không, cũng cần phải lưu ý đến sự khác biệt về giới tính cũng như đặc điểm cá nhân của trẻ trong vận động. 

II. Cơ sở thực tiễn:

     1. Đặc điểm tình hình:

        Trường mầm non xã Yên Mỹ thuộc xã Yên Mỹ - Huyện Thanh Trì nằm trên địa bàn ngoài đê.Trường đạt trường chuẩn quốc gia mức độ I. Từ năm 2008, nhiều năm liền đạt trường tiên tiến cấp huyện. Hai năm liền đạt danh hiệu “Trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố”. Năm học 2013 - 2014 này nhà trường phấn đấu giữ vững danh hiệu “Trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố” và bằng khen của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Nhà trường tiếp tục xây sửa quy mô hơn, khang trang rộng rãi hơn. Khung cảnh sư phạm của trường đẹp và luôn giữ vững danh hiệu “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”

Năm học 2013 – 2014 nhà trường phân công cho tôi và cô Phạm Thị Lê  phụ trách lớp mẫu giáo bé C1. Giáo viên có trình độ chuyên môn chuẩn.
        Bản thân đã có bằng trung cấp sư phạm và đang học lớp đại học sư phạm mầm non. 
         Cô Phạm Thị Lê: trình độ trung cấp sư phạm mẫu giáo nhà trẻ Hà Nội và sắp tốt nghiệp đại học sư phạm Hà Nội. 

        Lớp C1 được hai cô luôn trang trí lớp phù hợp với chủ đề, đẹp, gần gũi, hấp dẫn trẻ với sĩ số là 37 cháu trong đó có 15 cháu nam và 22 cháu nữ. 
        Với đặc điểm tình hình như vậy, khi được nhà trường phân công tôi rất băn khoăn lo lắng bởi một số khó khăn và thuận lợi sau:

     2. Thuận lợi: 
            - Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất về chuyên môn và nhân lực để giáo viên có thể triển khai các biện pháp rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ tại lớp. 

         - Phòng học, sân gạch rộng rãi, sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ. Khu vườn cỏ có diện tích phù hợp với nhiều loại đồ chơi ngoài trời.
        - Có góc vận động ngoài trời của trường, của lớp với rất nhiều đồ dùng, dụng cụ thể dục để trẻ vui chơi và rèn luyện kỹ năng vận động. 
         - Có đầy đủ đồ dùng, dụng cụ tập luyện thể dục cần thiết. 
         - Hai cô có sự phối hợp nhịp nhàng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ 
         - Bản thân là giáo viên yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, hoàn thành xuất sắc mọi công việc được giao. Có ý thức học hỏi,  luôn sáng tạo, tích cực bồi dưỡng chuyên môn. 
         - Trẻ đi học đều nên tỉ lệ chuyên cần cao. 100% trẻ đã được học qua các lớp nhà trẻ. 
         - Phụ huynh học sinh quan tâm, nhiệt tình hưởng ứng và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện các biện pháp phối kết hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. 

       3. Khó khăn: 
  - Giáo viên chưa chú ý nhiều đến việc phát huy tính chủ động tích cực của trẻ trong các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ.
         - Một số trẻ được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ,  ít có cơ hội được rèn luyện nên lười vận động. 
        - Một số phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm đến con, giao phó việc giáo dục con cho cô giáo và nhà trường. 
        - Trong lớp có một số trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng, thể lực kém hay ốm, nghỉ học nhiều  nên việc trẻ thực hiện các vận động còn gặp nhiều khó khăn. 
        - Một số trẻ quá hiếu động và một số trÎ nhút nhát ch­a m¹nh d¹n tham gia vµo c¸c ho¹t ®éng cña líp.
     Xuất phát từ những khó khăn và thuận lợi trên nên tôi đã nghiên cứu và đã sử dụng một số biện pháp sau:

III. Các biện pháp chính:

1. Khảo sát các kỹ năng vận động cơ bản của trẻ.

       Để việc rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ đạt hiệu quả thì việc làm đầu tiên rất quan trọng, không thể thiếu đó chính là việc khảo sát trẻ. Vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát các kỹ năng vận động cơ bản của trẻ để kiểm tra, đánh giá được những kỹ năng nào trẻ đã thực hiện được và những kỹ năng còn yếu chưa đạt yêu cầu. Từ kết quả khảo sát đó, t«i sẽ x©y dùng kÕ hoạch, lựa chọn các nội dung và biện pháp để triÓn khai rèn luyện kỹ năng vận động phù  hợp với lứa tuổi của trẻ, sát với điều kiện thực tế của lớp, của trường.

       Để khảo sát kỹ năng vận động của trẻ, ngay từ đầu năm học, tôi đã kết hợp cùng với giáo viên của lớp thống nhất các nội dung và đưa ra phương pháp để khảo sát trẻ. Việc khảo sát được tiến hành thông qua các bài tập vận động trong giờ học, thông qua các trò chơi vận động, hay tạo các tình huống để khảo sát trẻ, khảo sát trẻ theo nhóm nhỏ, giáo viên có thể khảo sát kỹ năng vận động của trẻ mọi lúc, mọi nơi thông qua các hoạt động như: hoạt động học tập, hoạt động ngoài trời, hoạt động lao động, hoạt động tham quan… để quan sát, ghi chép và đánh giá được chính xác nhất.  
+ Ví dụ: Để khảo sát kỹ năng “chạy” của trẻ: ngoài việc tổ chức cho trẻ thi chạy tôi còn tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Cáo và thỏ” để quan sát, đánh giá. Hoặc có thể tạo tình huống yêu cầu trẻ chạy đến đích có cắm cờ.

+ Ví dụ: Thông qua việc tổ chức trò chơi “Bật vào vòng”  để khảo sát kỹ năng “bật” của trẻ. 
+ Ví dụ: Để khảo sát kỹ năng “trèo” của trẻ tôi tổ chức cho trẻ chơi tự do ngoài trời, quan sát trẻ trèo lên xuống các đồ chơi ngoài chơi: đu quay, cầu trượt. Hoặc có thể quan sát trẻ trèo lên xuống cầu thang hàng ngày. 

      Dựa vào những nội dung kỹ năng vận động cơ bản cần có đối với trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi, tôi đã khảo sát các kỹ năng vận động cơ bản và thu được kết
quả như sau:

TT
Kỹ năng vận động
cơ bản
Tổng
số
Đầu năm tháng 9/2013
Đạt
Tỉ lệ%
Tỉ lệ%
1
Đi và chạy
37
24
64.9
13
35.1
2
Bò, trườn, trèo
37
17
45.9
20
54.1
3
Tung, bắt, ném
37
18
48.6
19
51.4
4
Bật, nhảy
37
22
59.5
15
40.5

Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy rằng, kỹ năng đi và chạy của trẻ tương đối tốt, trẻ có thể đi theo yêu cầu, chạy nhanh và chạy chậm. Còn các kỹ năng bật và nhảy trẻ cũng bước đầu thực hiện được. Một số các kỹ năng khó như: bò, trườn, trèo, tung, bắt, ném trẻ thực hiện còn yếu.  

2. Lựa chọn và sắp xếp nội dung các bài tập vận động cơ bản phù hợp với trẻ theo từng chủ đề.

     Với bất kỳ một lĩnh vực giáo dục nào, việc lựa chọn và sắp xếp nội dung giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng. Nó phải đảm bảo được tính phù hợp và tính vừa sức với thực tế của trẻ. Việc xác định nội dung phù hợp sẽ giúp cho giáo viên thực hiện một cách tuần tự, khoa học, không bị trùng lặp hay lộn xộn. Như vậy kiến thức truyền đạt tới trẻ sẽ có hệ thống và có hiệu quả cao hơn.

     Căn cứ vào nội dung các kỹ năng vận động cơ bản cần dạy trẻ, căn cứ vào điều kiện thực tế và kết quả khảo sát trẻ. Thông qua việc nghiên cứu tài liệu giáo dục có liên quan, nghiên cứu mạng internet, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi đã kết hợp cùng với hiệu phó chuyên môn và các giáo viên trong tổ đã lựa chọn và sắp xếp nội dung các vận động cơ bản (VĐCB) để dạy trẻ trong 9 chủ đề của năm học. Các vận động được sắp xếp từ các vận động đòi hỏi kỹ năng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ một vận động đến hai vận động.  Nếu là 1 vận động sẽ thêm 1 trò chơi mới hoặc 1 trò chơi cũ. Nếu là 2 vận động sẽ có 1 vận động mới và 1 vận động cũ. Trong mỗi tuần của một chủ đề, rèn luyện các kỹ năng vận động khác nhau. Có thể đưa vào các bài vận động tổng hợp ở cuối chủ đề để nâng cao dần kỹ năng của trẻ. Đối với những vận động đòi hỏi kỹ năng cao, hoặc những kỹ năng trẻ thực hiện chưa tốt sẽ cho trẻ ôn lại ở các chủ đề sau. 
+ Ví dụ:  tuần 1: kỹ năng bật, tuần 2: kỹ năng ném, tuần 3: kỹ năng trườn, tuần 4: bài tập tổng hợp (phối hợp các kỹ năng như:bò - bật)
    Chương trình dạy trẻ theo 9 chủ đề trong năm học như sau: 
Chủ đề 1: Trường mầm non.
+ Tuần 1: VĐCB: Bật tại chỗ. 
          + Tuần 2: VĐCB: Đi theo đường dích dắc.
          + Tuần 3: VĐCB: Đi theo đường hẹp.
                                        Bò thấp.
Chủ đề 2: Bé và gia đình bé.
+ Tuần 1:  VĐCB: Bật về phía trước.
+ Tuần 2: VĐCB: Tung bóng.
+ Tuần 3: VĐCB: Đi ngang bước dồn.
                              Trèo ghế.
+ Tuần 4: VĐCB: Trườn về phía trước.
                              Đập bóng.
Chủ đề 3: Nghề nghiệp.
+ Tuần 1: VĐCB: Ném xa.
                              Chạy nhanh 10m.
+ Tuần 2: VĐCB: Bò cao. 
+ Tuần 3: VĐCB: Bật ô.
+ Tuần 4: VĐCB: Trèo thang.
                              Tung bóng.

Chủ đề 4: Thế giới động vật. 
+ Tuần 1: VĐCB: Ném đích nằm ngang.
+ Tuần 2: VĐCB: Bò theo hướng thẳng, dích dắc.
+ Tuần 3: VĐCB: Đập bóng.
+ Tuần 4: VĐCB: Bò chui qua cổng - Bật ô. 
+ Tuần 5: Ôn: Ném đích nằm ngang. 
Chủ đề 5: Tết và lễ hội mùa xuân.
+ Tuần 1: VĐCB: Bò cao - Chui qua cổng.
+ Tuần 2: VĐCB: Bật xa 30 cm 
+ Tuần 3: VĐCB: Ném xa.
                             Chạy nhanh 10m. 
Chủ đề 6: Thế giới thực vật.
     + Tuần 1: VĐCB: Ném đích nằm ngang (bằng một tay).
     + Tuần 2: VĐCB: Bật qua dây - Chuyền bóng.
     + Tuần 3: VĐCB: Ném đích thẳng đứng (bằng một tay). 
     + Tuần 4: VĐCB: Chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc. 
          + Tuần 5: VĐCB: Ôn Bật xa 30cm. 
Chủ đề 7: Phương tiện và quy định giao thông.
+ Tuần 1: VĐCB: Chuyền bắt bóng sang 2 bên theo hàng dọc.
+ Tuần 2: VĐCB: Ôn: Trèo thang.
+ Tuần 3: VĐCB: Lăn bóng bằng hai tay với cô.
Chủ đề 8: Nước và các hiện tượng thiên nhiên.
+ Tuần 1: VĐCB: Bước lên xuống bậc cao 30cm
+ Tuần 2: VĐCB: Bò cao - Bật ô- Ném đích ngang.
+ Tuần 3: VĐCB: Trườn theo hướng thẳng, dích dắc. 
Chủ đề 9: Quê hương - thủ đô Hà Nội - Bác Hồ. 
     + Tuần 1: VĐCB: Ôn: Bật xa.
                                          Chuyền bóng.
     + Tuần 2: VĐCB: Ném xa bằng hai tay.
     + Tuần 3: VĐCB: Bật xa - Ném xa - Chạy nhanh 10m.    
           
3. Chuẩn bị tốt các điều kiện an toàn  phục vụ hoạt động giáo dục thể chất. 
    3.1. Địa điểm tổ chức hoạt động phù hợp.
           Địa điểm tổ chức hoạt động là yếu tố cũng rất quan trọng và cần thiết. Nếu lựa chọn được địa điểm tập luyện phù hợp sẽ đem lại hiệu quả tập luyện cao Vì vậy, để lựa chọn được địa điểm cho các hoạt động tôi cũng đã nghiên cứu rất kỹ. Tùy từng nội dung kỹ năng rèn luyện để lựa chọn địa điểm tổ chức. 
          Đối với các bài tập nhằm rèn luyện các kỹ năng như bò, bật.. tôi thường tổ chức cho trẻ tập luyện ngay trong lớp học có nền xốp. Vì nền xốp có độ êm nên sẽ đảm bảo cho cơ thể của trẻ được an toàn, không bị xây xước chân tay trong quá trình tập luyện.

      Với những vận động như chạy nhanh, chạy chậm, chạy theo đường dích dắc ném xa, trèo thang, chuyền bắt bóng cần có diện tích rộng nên tôi tổ chức cho trẻ tập luyện dưới sân trường bằng phẳng có lát gạch đảm bảo an toàn và đủ diện tích cho trẻ. 
                                          

       Các trò chơi vận động có thể tổ chức cho trẻ chơi ở bãi cỏ nhằm tạo cho trẻ được vui chơi tự do, gần gũi với thiên nhiên và đảm bảo cho trẻ khi ngã sẽ không bị đau hoặc xước da, chảy máu. 



      Các vận động đi, bật, nhảy, trườn có thể tổ chức cho trẻ tập ở phòng có sàn gỗ.Vì sàn gỗ có đặc điểm rất nhẵn giúp trẻ tập luyện an toàn thực hiện vận động dễ dàng hơn  
                                      
      Bên cạnh đó tôi còn cho trẻ chơi ở góc vận động của trường vào các buổi hoạt động ngoài trời. Sáng tạo ra góc vận động chung của hai lớp mẫu giáo bé C1 và C2. Tôi đã sử dụng vị trí hành lang, phía đầu hồi của hai lớp để làm góc vận động. Vị trí đó rất thích hợp để thu hút sự chú ý của phụ huynh và trẻ. Tôi đã trang trí bằng cách chụp ảnh một số bài vận động của trẻ và in lên bạt khổ lớn. Điều đó khiến trẻ rất thích thú. Sau đó sẽ chuẩn bị và sáng tạo rất nhiều đồ dùng, dụng cụ thể dục cho trẻ sử dụng để rèn các kỹ năng vận động cho trẻ. 

                           
Ảnh: Góc vận động của lớp và của trường.

      3.2.  Thiết bị, dụng cụ thể dục.
      Quá trình giáo dục thể chất trong trường mầm non không thể có hiệu quả nếu không có sự trợ giúp của các trang thiết bị mầm non, dụng cụ. Thiết bị đồ chơi mầm non, dụng cụ thể dục làm tăng hiệu quả của bài tập, nhằm hình thành vận động ở trẻ một cách tự giác, tích cực, dễ hình dung ra các vận động. Quá trình chuyển các kỹ năng vận động thành các kỹ xảo diễn ra nhanh chóng hơn. Sử dụng dụng cụ thường xuyên sẽ phát huy tối đa khả năng của cơ thể, giúp hình thành tư thế đúng, gây hứng thú cho trẻ. Vì thế, tôi phải lựa chọn những dụng cụ thích hợp để phát triển các kỹ năng vận động và các tố chất thể lực tương ứng. 

Ví dụ: Dùng bao cát để hình thành và phát triển vận động ném, dùng vòng để phát triển kỹ năng bật, dùng thang để hình thành kỹ năng trèo…

     Cấu trúc kích thước của thiết bị giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi trẻ, phải gây cho trẻ cảm giác dễ chịu và sử dụng chúng hiệu quả.

Ví dụ: các loại bóng có kích thước khác nhau vừa tay trẻ để có thể nắm chắc.
     Các dụng cụ phải sạch sẽ, phải được làm từ chất liệu có thể lau rửa được, không gây độc hại dị ứng cho trẻ, đảm bảo an toàn. Thang leo, ghế thể dục phải có chân vững chắc hoặc được chôn hay gắn chặt vào tường. Đồ gỗ phải được bào nhẵn, tròn cạnh, bền chắc. Dụng cụ sắt thép phải được uốn sao cho không có góc sắc nhọn. 

     Màu sắc của dụng cụ phải phù hợp với từng loại, không làm chói mắt. Những dụng lớn như: thang leo, cổng chui không nên sử dụng màu sặc sỡ. Những dụng cụ nhỏ như: bóng, xúc xắc, vòng nên có màu sặc sỡ để tạo cho trẻ niềm vui và giúp trẻ vận động tích cực.

     Đối với bất kỳ bài tập nào, tôi luôn chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho tất cả trẻ trong lớp và dụng cụ của cô sao cho phù hơp. Trước khi sử dụng, tôi sẽ kiểm tra lại các thiết bị, dụng cụ. Đặc biệt là kiểm tra độ chắc chắn của  các dụng cụ lớn như thang leo, ghế thể dục…các dụng cụ nhỏ: bao cát…
      Ngoài những trang thiết bị, dụng cụ có sẵn, tôi cũng đã sáng tạo được một số dụng cụ thể dục cho trẻ như: đường dích dắc làm từ ống nước, đường hẹp làm bằng vỏ hộp sữa chua, tạ thể dục, nơ thể dục, hoa thể dục…hoặc sưu tầm lốp xe ô tô, xe máy để rèn luyện các kỹ năng bật nhảy, tung bóng, chạy…

3.3. Trang phục của cô và trẻ.
      Trang phục phải phù hợp với yêu cầu và khí hậu cụ thể. Mùa hè nên cho trẻ mặc quần áo gọn gàng, được may bằng chất liệu dễ thấm mồ hôi như vải bông, sợi mặc màu sáng. Mùa đông, trong quá trình luyện tập nên cởi bỏ bớt mũ, áo khoác ngoài, cho trẻ mặc quần áo bằng chất liệu vải xốp, mềm, nhẹ bên trong mặc quần len để giữ nhiệt. Không nên cho trẻ mặc vải tơ, pha nilon khó thoát mồ hôi. Giày dép phải vừa chân trẻ, dễ đi. Đầu tóc gọn gàng. Quần áo bẩn, quá chật, rộng, giày dép chật sẽ hạn chế sự tác động tích cực của các bài tập đến sự phát triển thể chất cơ thể.
       Để làm mẫu chính xác, giáo viên cũng cần ăn mặc gọn gàng, không nên mặc váy, đeo quá nhiều đồ trang sức sẽ làm vướng và gây mất tập trung chú ý của trẻ. 
       Trước khi tổ chức cho trẻ tập luyện, tôi luôn kiểm tra lại trang phục của cô và trẻ. 

4. Rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ thông qua các hoạt động. 

     4.1. Hoạt động thể dục sáng.
      Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và mầm non. Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn giản, trẻ tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày.
      Tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn.

      Thể dục sáng hàng ngày cho trẻ vào một thời gian nhất định sau giờ đón trẻ. Thời gian tập khoảng 10 - 12 phút. Cũng như các buổi tập khác, trẻ nên mặc quần áo thích hợp để dễ vận động. Trong năm học trẻ được tập  thể dục sáng các nhạc khác nhau phù hợp theo từng chủ đề. Nhằm tránh sự nhàm chán lặp đi lặp lại để trẻ thích thú tập luyện. Nhạc thể dục gồm các bài hát vui nhộn, có nhịp điệu phù hợp với trẻ. Trong giai đoạn đầu, tôi cho trẻ tập các động tác thể dục gồm các động tác: hô hấp, tay, bụng, chân, bật kết hơp với các dụng cụ thể dục. Dụng cụ tập thường xuyên được thay đổi theo từng chủ đề như gậy, nơ, vòng, hoa xốp, quả tạ bằng bóng… phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập. Sau khi trẻ đã tập thành thạo, hàng tuần có thể đan xen cho trẻ tập kết hợp thêm các động tác thể dục nhịp điệu để giúp cho kỹ năng của trẻ phát triển hơn, có sự mềm dẻo hơn. Qua hoạt động thể dục sáng không chỉ giúp trẻ có tinh thần thoải mái để tham gia các hoạt động khác trong ngày mà còn có tác động hoàn thiện kỹ năng đi, chạy, bật, nhảy… thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm cơ. 

   4.2. Hoạt động giờ học thể dục.
   a. Sử dụng âm nhạc.
        - Nói đến giáo dục thể chất mọi người thường nghĩ tới sự khô khan, cứng nhắc. Thật vậy nếu không có biện pháp làm mềm hóa hoạt động học. Hoạt động giáo dục thể chất khi có âm nhạc sẽ thấy hứng thú và phấn khởi hơn, giờ hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn. 
         Bản thân tôi sau khi tham khảo một số bài hát có giai điệu vui nhôn, dễ nhớ và phù hợp với chương trình giáo dục thể chất cho trẻ 3 - 4 tuổi. Từ thực tế của lớp mình, tôi nhận thấy đối với mỗi chủ đề nên sử dụng các bài hát phù hợp với nội dung của từng bài dạy, tôi đã vận dụng một số bài hát khi thực hiện cho trẻ  khởi động,  tập bài phát triển chung, thi tập vận động cơ bản và hồi tĩnh.                      
        Nhạc khởi động theo trình tự như sau: đi thường -> đi bằng mũi chân -> đi thường -> đi thăng bằng -> đi thường -> đi bằng gót chân -> chạy chậm -> chạy nhanh -> chạy về chấm -> trống dồn. Tôi đã lựa chọn nhạc không lời của 1 hoặc 2-> 3 bài hát. Thường là những bài hát có nhịp 2/4 và có 4 câu rất dễ tập. Để trẻ dễ dàng nhận thấy được sự thay đổi các kiểu đi theo nhạc bài hát.  Khi trẻ đi thường, tôi chọn nhạc có giai điệu vừa phải. Khi trẻ đi bằng mũi chân, đi thăng bằng, đi bằng gót chân sẽ chọn bài nhạc có giai điệu nhẹ nhàng hơn. Khi trẻ chạy, chọn nhạc có giai điệu nhanh, mạnh. Cuối phần khởi động sẽ có nhạc trống dồn để trẻ biết tự chỉnh hàng đứng so le nhau. Sau phần khởi động sẽ có một khoảng thời gian để trống để trẻ sẵn sàng cho bài tập phát triển chung.
       Bài tập phát triển chung (BTPTC) có tác dụng tới việc hình thành tư thế đúng cho trẻ, làm nhiệm vụ hỗ trợ cho các vận động cơ bản. Bài tập phát triển chung được tập kết hợp với những bài hát có 4 câu, có giai điệu vừa phải, thường là bài hát có nhịp 2/4 sẽ giúp trẻ hào hứng tập luyện tăng tính nhịp điệu và hiệu quả tác động sẽ được nâng cao. Có thể tập với nhạc không lời hoặc có lời. Đối với động tác nhấn mạnh sẽ lặp lại 2 câu cuối của bài hát. Tùy theo từng vận động mà lựa chọn các động tác bài tập phát triển chung sao cho phù hợp. 
        Đối với phần trọng động, khi trẻ thi đua theo đội để tập vận động cơ bản, tôi đã sử dụng các bài hát theo từng chủ đề có giai điệu sôi động là thời gian để thi đua.  Khi tiếng nhạc kết thúc là lúc thời gian chơi hết. Đội nào thực hiện vận động xong trước sẽ là đội chiến thắng. Việc kết hợp như vậy giúp kích thích trẻ cố gắng tập luyện hơn, trẻ rất thích thú tham gia vận động. Từ đó kỹ năng vận động của trẻ đạt hiệu quả cao hơn. 
        Phần hồi tĩnh, trẻ cần phải đi lại nhẹ nhàng 1- 2 vòng. Vì vậy tôi thường chọn những bài hát có giai điệu nhẹ nhàng, êm ái, tiết tấu chậm
Ví dụ:  Với chủ đề “Gia đình” 
- Tôi đã chọn các bài nhạc để cho trẻ khởi động như sau:
+ Trẻ đi thường theo nhạc bài hát “Nhà của tôi” có tiết tấu vừa phải.
+ Trẻ đi bằng mũi chân, đi thăng bằng, đi bằng gót chân theo nhạc bài hát 
“Cả tuần đềù ngoan” 
+ Trẻ chạy chậm chạy nhanh theo bài “Nhà của tôi”sẽ điều chỉnh nhạc cho tốc độ nhanh chậm khác nhau.
- BTPTC: tập theo nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau” lặp lại 4 lần ứng với 4 động tác. Với động tác nhấn mạnh sẽ lặp lại 2 câu nhạc cuối của bài hát. 
- Trẻ thi tập VĐCB: chọn nhạc bài hát “Tổ ấm gia đình” để tạo hứng thú.
+ Phần hồi tĩnh: đi theo nhạc bài “Cho con”
Ví dụ: Với chủ đề “Tết và mùa xuân”
-  Tôi đã chọn nhạc các bài hát  sau để cho trẻ khởi động:
+ Trẻ đi thường, chạy chậm, chạy nhanh theo nhạc bài hát “Sắp đến Tết rồi” 
+ Trẻ đi kiễng gót, đi thăng bằng, đi bằng gót chân theo nhạc bài hát “Cùng múa hát mừng xuân”
- BTPTC: tập theo bài hát có lời “Mai vàng năm cánh”
- Thi đua 2 đội tập VĐCB: chọn bài hát “ Mùa xuân ơi”
- Phần hồi tĩnh: nhạc bài hát “Mùa xuân”

   
Ví dụ: Chủ đề “Nước và các hiện tượng thiên nhiên” tôi đã làm nhạc thể dục như sau:

- Khởi động: nhạc bài hát “Mùa hè đến”
- BTPTC: nhạc có lời bài hát “Nắng sớm”
- Thi đua tập VĐCB: nhạc bài “Em đi chơi thuyền”
- Hồi tĩnh: nhạc bài hát “Mưa rơi”
* Kết quả: Trong  năm học này, tôi đã làm được 9 đĩa nhạc thể dục với 9 chủ đề. Mỗi chủ đề có  nhạc khởi động, nhạc bài tập phát triển chung nhấn mạnh các động tác khác nhau, nhạc thi đua tập vận động và nhạc hồi tĩnh.  Với việc kết hợp sử dụng âm nhạc đã góp phần tạo hứng thú cho trẻ từ đó trẻ tích cực vận động đem lại hiệu quả cao hơn (tài liệu đính kèm)
      b. Thay đổi hình thức tạo hứng thú để trẻ tập luyện. 
      Trong hoạt động giáo dục thể chất, để trẻ được rèn luyện và phát triển tốt các kỹ năng vận động thì trẻ phải tham gia hoạt động tích cực. Muốn vậy người giáo viên phải lôi cuốn thu hút trẻ vào hoạt động một cách thoải mái không gò bó, gây hứng thú cho trẻ. Khi trẻ đã thực sự bị cuốn hút vào hoạt động trẻ sẽ tích cực tập luyện hăng say, từ đó trẻ sẽ đạt được kết quả cao nhất. Dựa vào mục đích của chương trình giáo dục mầm non: “Làm sao để trẻ được trải nghiệm, sáng tạo, thể hiện mình và có nhu cầu được bộc lộ mình qua vận động”. Từ đó tôi có suy nghĩ và áp dụng lên kế hoạch xây dựng các hội thi vào các hoạt động giáo dục trẻ chất để mọi trẻ đều được tham gia tích cực vận động. 
       Tôi đã tổ chức một số tiết dạy dưới hình thức các hội thi. Bên cạnh đó kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin. Tôi đã tự thiết kế các slide có tên hội thi và các phần thi được chiếu trên màn hình. Điều đó khiến trẻ rất thích thú. Tôi đã tổ chức  được rất nhiều hội thi theo từng chủ đề như: gia đình vui khỏe, nhà nông đua tài, bé vui hội xuân. Trong đó có 2 tiết dạy thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện được đánh giá cao. Qua cách tổ chức này, tôi thấy 100% trẻ rất hứng thú tích cực tham gia tập luyện. 
Ví dụ: Chủ đề “Bé và gia đình” trong tiết dạy tham gia thi giáo viên giỏi cấp trường, với VĐCB “Bật về phía trước” và TCVĐ “Tín hiệu” tôi đã tổ chức dưới hình thức hội thi “Gia đình vui khỏe”
- Đầu tiên, tôi giới thiệu hội thi và giới thiệu hai đội chơi: đội gia đình số 1 và đội gia đình số 2. 
- Trước khi bước vào hội thi trẻ sẽ được khởi động. 
- Hội thi gồm có 3 phần thi:
+ Phần thi thứ nhất “Đồng diễn” với bài tập phát triển chung
+ Phần thi thứ hai “Gia đình trổ tài” với vận động cơ bản. Sau khi trẻ biết tập cô tổ chức cho trẻ thi đua bật giữa hai gia đình. 
+ Phần thi thứ ba “Giao lưu” với trò chơi vận động. 
 - Kết thúc hội thi: tặng quà cho 2 gia đình. 
 Ví dụ: Chủ đề “Tết và mùa xuân”  trong tiết dạy thi giáo viên giỏi cấp huyện, tôi đã tổ chức cho trẻ tham gia hội thi ‘Bé vui hội xuân” với VĐCB “Bật xa 30cm” và TCVĐ “Tung bóng”.
- Trước khi bước vào phần khởi động tôi giới thiệu hội thi và giới thiệu hai đội chơi: đội hoa đào và đội hoa mai.
- Cô cho trẻ khởi động trước khi bước vào hội thi. 
- Hội thi gồm có 3 phần thi:
+ Phần thi thứ nhất “Vui khỏe đón xuân” với bài tập phát triển chung
+ Phần thi thứ hai “Bé vui trổ tài” với vận động cơ bản. Sau khi trẻ tập vận động 1 lần. Lần 2  cô tổ chức cho trẻ thi bật xa để lên cắm hoa mùa xuân. 
+ Phần thi thứ ba “Ai khéo nhất” với trò chơi vận động. 
- Kết thúc hội thi: tặng quà cho 2 đội chơi.
* Kết quả: Qua việc thay đổi hình thức tổ chức các hội thi phù hợp theo từng chủ đề, tôi nhận thấy trẻ tham gia học tập chủ động hơn và rất thích thú hăng say tập luyện đạt kết quả cao hơn, các kỹ năng vận động của trẻ chính xác hơn.  


b. Sử dụng thơ, truyện, đồng dao, ca dao tạo tinh thần thoải mái cho trẻ tập luyện. 
      Thực tế hiện nay tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ mẫu giáo không chỉ phát triển vận động mà còn giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật. Với một số đề tài, trước khi dạy trẻ tôi luôn tìm hiểu nghiên cứu kỹ mỗi đề tài, tôi luôn tìm hiểu nghiên cứu kỹ trước khi dạy trẻ để xây dựng theo nội dung chính của một câu truyện để kích thích trẻ tò mò hấp dẫn trẻ hoạt động được tốt hơn.
    Ví dụ: Với vận động cơ bản “Đi ngang bước dồn -Ttrèo ghế” trong chủ đề “Bé và gia đình” tôi đã sử dụng câu chuyện “Tích Chu” để dẫn dắt vào nội dung bài học.
- Phần ổn định tổ chức, tôi kể một đoạn tóm tắt nội dung chính câu chuyện: “Cậu bé Tích Chu được bà rất thương yêu. Vì cậu bé mải chơi, không nghe thấy bà gọi nhờ lấy nước uống nên bà đã hóa thành chim. Hôm nay, các con sẽ giúp bạn Tích Chu đi lấy nước cho bà uống để bà Tích Chu trở lại thành người”.
- Phần khởi động: Cho trẻ lên tàu đến nhà Tích Chu.
- Vận động cơ bản:  Tiếp tục dẫn dắt: “Đường đi lấy nước khó khăn và phải trải qua nhiều sông suối gồ ghề khấp khểnh, vượt qua nhiều chặng đường nguy hiểm. Vì thế các con phải thực hiện vận động đi ngang bước dồn - trèo ghế”.
Sau đó, tôi cho trẻ tập luyện vận động đi ngang bước dồn - trèo ghế. Tiếp theo cho trẻ thi đua giữa các tổ với nhau, trẻ rất hứng thú tích cực tập luyện. 
- Phần hỗi tĩnh:  Giáo viên kể đoạn kết thúc  câu chuyện “Các con đã giúp bạn Tích Chu lấy được nước cho bà uống để bà trở về. Bạn Tích Chu cảm ơn các con và  bạn có rất nhiều quà để tặng cho các con” 
     Ngoài các câu chuyện, tôi còn áp dụng các bài thơ, bài ca dao, đồng dao để  gây hứng thú giúp trẻ tích cực tập luyện. 
 Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi vận động: “Tung bóng” tôi cho trẻ đọc thơ: 
“ Quả bóng xinh xinh
 Quả bóng tròn tròn
 Bạn nào khéo nhất 
   Hãy tung vào ngay”
Kết hợp với đọc thơ cho trẻ vËn ®éng nhịp nhàng và thi đua cùng các bạn.
Hay cho trẻ đọc đồng dao: rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột…qua  đó thấy trẻ mạnh dạn tự tin h¬n đồng thời có tố chất của trẻ được phát triển và các kỹ năng vận động của trẻ thành thạo hơn.  
* Kết quả: Với việc sử dụng thơ, truyện, đồng dao, ca dao trong hoạt động giáo dục thể chất, trẻ đã được lôi cuốn một cách tự nhiên vào hoạt động, trẻ rất hứng thú, tập luyện một cách chủ động không bị gò bó hay ép buộc. Các kỹ năng vận động của trẻ ngày càng hoàn thiện hơn. 


4.3. Rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản qua hoạt động ngoài trời.

     Để rèn luyện các kỹ năng vận động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời, tôi đã lựa chọn và tổ chức cho trẻ các trò chơi vận động ngoài trời. Trò chơi (TC) vận động là hình thức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực vừa là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện. Trò chơi vận động thu hút nhiều trẻ tham gia chơi và hoàn thiện kỹ năng vận động cho trẻ ngoài ra trò chơi vận động còn tạo điều kiện để rèn luyện tố chất và phát triển thể lực. Qua các trò chơi vận động trẻ được cung cấp và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận động. Trò chơi vận động làm tăng quá trình tuần hoàn hô hấp làm thay đổi trạng thái cơ thể giữa các hoạt động, giúp trẻ trở về trạng thái cân bằng, tăng cường lực sống đem lại sự vui vẻ, thỏa mái cho trẻ. Vì vậy tôi đã tổ chức các trò chơi vận động trong hoạt động ngoài trời phù hợp với từng chủ đề và phù hợp với các kỹ năng vận động cần rèn luyện. 

Ví dụ: Chủ đề “Bé và gia đình” tổ chức cho trẻ chơi  trò chơi: “Đuổi bóng”

nhằm rèn luyện, phát triển vận động nhanh, khéo. Trò chơi “Chó sói xấu tính”
nhằm rèn phản xạ, phát triển cơ chân. Trò chơi “Kéo co” giúp phát triển sức mạnh phát triển cơ tay.
Ví dụ: Chủ đề “Động vật” cho trẻ chơi các trò chơi: “Mèo đuổi chuột” nhằm luyện phản xạ nhanh và sự khéo léo trong khi chạy. Trò chơi “Bắt bướm” nhằm phát triển cơ chân. Trò chơi “Cáo và thỏ” nhằm rèn kỹ năng bật nhảy và chạy. Trò chơi “Gấu và ong”để rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn và kỹ năng chạy. 

Ví dụ: Chủ đề “Thực vật” cho trẻ chơi trò chơi “Chuyền quả” nhằm rèn luyện kỹ năng chuyền và sự khéo léo. Trò chơi “Thu nhặt bóng” nhằm hoàn thiện kỹ năng đi. Hay chủ đề “Giao thông”  cho trẻ chơi các trò chơi như: “Thuyền về bến”,“Ô tô và chim sẻ”, “Tín hiệu” nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn và phát triển kỹ năng đi, chạy. Hay Chủ đề “Nước và hiện tượng thiên nhiên” tổ chức cho 
trẻ chơi trò chơi “Nhảy qua suối nhỏ”  để phát triển kỹ năng bật nhảy cho trẻ, trò chơi “Ném qua dây” nhằm rèn luyện kỹ năng ném.

  Bên cạnh việc tổ chức các trò chơi vận động, tôi còn cho trẻ được vui chơi tự do với các đồ chơi ngoài trời và chơi ở góc vận động. Trẻ được tự do đi lại leo trèo, tự do chơi những đồ chơi mà trẻ thích thú như: đu quay, cầu trượt, xích đu, bập bênh… Trẻ có thể chơi với các dụng cụ ở góc vận động. Trẻ sử dụng lốp xe ô tô, lốp xe máy hỏng để chơi lăn lốp xe,  bật nhảy, ném trúng đích…Hoặc trẻ có thể sử dụng những chiếc tạ làm từ những quả bóng nhựa để phát triển khả năng vận động của đôi tay. Qua đây, các kỹ năng vận động của trẻ như: đi, chạy, nhảy, bò, trèo, bật…được củng cố,  phát triển hơn và hoàn thiện hơn. 


   Ảnh: Trẻ chơi ở góc vận động của lớp và trường.

5. Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh. 

      Sinh thời Bác Hồ thường nhắc nhỏ các nhà giáo phải liên hệ với gia đình học sinh. Gia đình, nhà trường, xã hội là 3 yếu tố không thể thiếu rời nhau. Bởi giáo dục nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục của ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn.

      Trường mầm non là nơi cha mẹ tin tưởng và gửi gắm tất cả vào cô giáo, trẻ có chăm ngoan, khỏe mạnh thì cha mẹ mới tin tưởng và yên tâm với công việc.

Hàng ngày trẻ tới trường cô chăm sóc cho từ bữa ăn giắc ngủ tới các hoạt, động vui chơi. Với quãng thời gian 2/3 ở cùng với cô, việc trẻ được luyện tập phát triển thể chất đặc biệt là kỹ năng vận động là vấn đề không thể thiếu trong hoạt động học tập của trẻ và cha mẹ cũng nhận thức rõ vấn đề này. 

       Hiểu được mối quan tâm của phụ huynh trong việc chăm sóc và phát triển toàn diện cơ thể trẻ, nhận thức rõ trách nhiệm của giáo viên mầm non, tôi suy nghĩ và vận dụng với thực tế của lớp mình. Trong các buổi phụ huynh đầu năm học, sơ kết học kỳ hoặc tổng kết,  tôi luôn nhấn mạnh chuyên đề của năm học này là “Phát triển vận động cho trẻ” và  tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục thể chất đối với trẻ và sự cần thiết trong việc trang bị cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy trẻ ở trường mầm non. Giải thích để phụ huynh kết hợp chặt chẽ với giáo viên để phát triển thể chất cho trẻ đặc biệt là rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản.

     Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên lên mạng internet để tìm kiếm các bài tuyên truyền hoặc nhờ sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh để tìm kiếm các loại sách báo, các bài viết về việc rèn luyện kỹ năng vận động và giáo dục thể chất cho trẻ. Tôi treo ở bảng tuyên truyền để các bậc phụ huynh đọc hàng ngày hoặc phát bài tuyên truyền cho  từng phụ huynh theo từng chủ đề. Qua đây phụ huynh cũng biết được một số nội dung và biện pháp rèn luyện cho trẻ đồng thời  kết hợp chặt chẽ với giáo viên.

    Tôi luôn khuyến khích phụ huynh để nên trẻ tự làm các việc đơn giản như: khi đưa trẻ đến trường không bế trẻ trên tay mà dắt con cùng đi với bố hoặc mẹ và trẻ tự đeo ba lô trên vai hay dắt trẻ cùng đi lên xuống cầu thang. Hay phụ huynh nên dành thời gian cho con được chơi tự do với các đồ chơi ngoài trời vào mỗi buổi chiều đón trẻ. Qua đó trẻ sẽ tự mình rèn luyện được các kỹ năng vận động cơ bản.

IV. Kết quả đạt được:
      Do hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục thể chất đặc biệt là rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ là rất càn thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Với các biện pháp trªn, sau mét thêi gian thùc hiÖn thùc tÕ trªn trÎ cïng sù kÕt hîp víi phô huynh t«i ®• thu ®­îc kÕt qu¶ như sau:

* Đối với trÎ:

TT
Kỹ năng
 vận động
cơ bản
Tổng
số
           Đầu năm
Cuối năm
Đạt
Tỉ lệ%
Tỉ lệ%
Đạt
Tỉ lệ%
Tỉ lệ%
1
Đi và chạy
37
24
64.9
13
35.1
36
97.3
1
2.7
2
Bò, trườn, trèo
37
17
45.9
20
54.1
35
94.6
2
5.4
3
Tung, bắt, ném
37
18
48.6
19
51.4
35
94.6
2
5.4
4
Bật, nhảy
37
22
59.5
15
40.5
36
97.3
1
2.7


- 100 % các cháu rất hứng thú tham gia hoạt động giờ học thể dục và các hoạt động khác.Trẻ tích cực tập luyện, không bị gò bó, các kỹ năng vận động cơ bản của trẻ được nâng cao rõ rệt: thành thạo và chính xác hơn.
- Kết quả trên trẻ đạt chất lượng cao hơn: 95% trẻ thực hiện các kỹ năng đạt yêu cầu của lứa tuổi đặc biệt các vận động tổng hợp trẻ thực hiện tốt các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng.

* Đối với phụ huynh:
- Đa số phụ huynh đã thấy rõ được tầm quan trọng của việc rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mầm non và đã dành thời gian rèn luyện cho trẻ.
- Phối kết hợp và ủng hộ nhiệt tình cho giáo viên và nhà trường để cùng nhau rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ.
* Đối với giáo viên:
- Hai cô đã phối kết hợp với nhau chặt chẽ hơn, linh hoạt chủ động hơn trong mọi hoạt động, có nhiều phương pháp hình thức tổ chức rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ một cách hiệu quả.
- Giáo viên đã nắm vững phương pháp giờ học thể dục: tập chính xác các động tác, hướng dẫn các kỹ năng cho trẻ rõ ràng, tổ chức các trò chơi vận động, biết lựa chọn các bài tập vận động cơ bản để phát triển các kỹ năng cơ bản cho trẻ đặc biệt là khéo léo trong việc lựa chọn các hình thức tổ chức gây hứng thú để khuyến khích trẻ tích cực rèn luyện đạt hiệu quả cao.
- Hai cô cũng đã trao đổi, giúp đỡ, chia sẻ với các chị em đồng nghiệp nhiều  kinh nghiệm và phương pháp hay để đưa vào giáo dục.
- Kiến tập cấp trường chuyền đề “Phát triển vận động” được ban giám hiệu và các giáo viên toàn trường đánh giá cao.
- Qua hoạt động thể dục thi giáo viên dạy giỏi cấp trường được ban giám hiệu nhà trường xếp giải xuất sắc.
- Qua hoạt động thể dục thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện được phòng giáo dục xếp giải xuất sắc.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ

1. Kết luận.
       Hoạt động giáo dục thể chất là một trong những hoạt động mang tính tích cực với mục đích giúp trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn hồn nhiên và có chỉ số phát triển đúng với đặc điểm tâm sính lý của trẻ, giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động đồng thời giúp trẻ có một sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa…Không những thế còn giúp phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức. Trong quBiện pháp rèn kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ cho trẻ Mẫu giáo lớn 5-6 tuổiá trình tham gia các hoạt động thể chất trẻ còn được được phát triển thêm về mặt tình cảm xã hội và thẩm mỹ.

      Hoạt động thể chất làm thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ tạo cho tình thần trẻ được sảng khoái, vui vẻ, giúp phát triển mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như phát triển tốt mối quan hệ bạn bè trong phối hợp vận động cùng các bạn. Hoạt động giáo dục thể chất không chỉ tạo cơ hội cho trẻ vận động mà còn học được tính kỷ luật, biết hợp tác chia sẻ cùng các bạn mà quan trọng hơn nữa là giúp trẻ: Học mà chơi, chơi mà học. Khi trẻ vận động các bộ phận trên cơ thể cùng phối hợp vận động và phát triển do đó giáo dục thể chat có ý nghĩa đối với việc phát triển thể lực và giúp cho hệ thần kinh của trẻ dần dần hoàn thiện. Như vậy hoạt động giáo dục thể chất trong trường mầm non đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển về: đức - trí - thể - mỹ cho trẻ.

2. Đề xuất, khuyến nghị.
         Phòng giáo dục tiếp tục tổ chức nhiều hơn các lớp tập huấn, các giờ kiến tập cho giáo viên để chúng tôi  tham dự học tập về phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục thể chất. Từ đó có thể nâng cao được trình độ chuyên môn của mình và đem lại kết quả trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
         Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Tôi rất mong các cấp xét duyệt và các chị em đồng nghiệp góp ý kiến bổ sung cho tôi để bản sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn.

Nguồn; Blog mầm non
           Tôi  xin chân thành cảm ơn!

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2