Bí quyết dạy con hình thành thói quen dọn đồ chơi

Bạn đã bao giờ cảm thấy khổ sở khi con cứ vứt đồ chơi bừa bãi, không chịu dọn sau khi chơi xong hay đang dọn được nửa chừng thì lại bỏ không làm nữa...?



Dù bạn đã nói nhiều lần nhưng con vẫn không chịu dọn hẳn hoi, tử tế và cuối cùng chính bạn lại là người phải dọn đồ chơi cho con. Nếu ngày nào cũng diễn ra tình trạng này thì chắc rằng bạn sẽ cảm thấy chán ngấy phải không nào? Hầu như mọi người đều sẽ muốn con mình là người phải dọn đồ chơi vì đó là đồ chơi của con.

Để giải quyết vấn đề nan giải này, trong bài viết lần này, tôi sẽ giới thiệu với các bạn bí quyết dạy con hình thành thói quen dọn đồ chơi (2 phần).
Xem thêm: Mua đồ chơi vận động phát triển thể chất cho trẻ mầm non

Làm thế nào để trẻ chịu dọn đồ chơi?

Việc trẻ không chịu dọn đồ chơi mầm non nhiều khi không phải là do trẻ không muốn dọn, mà có thể là do trẻ không biết cách dọn đồ chơi. Lúc này, việc hình thành cho trẻ thói quen biết dọn dẹp là rất quan trọng. Để làm được điều này, ngay từ khi con còn nhỏ, bạn nên tập dần cho con và có thể bắt đầu từ việc dọn dẹp cùng với cha mẹ.



Phân chia cách dọn dẹp tương ứng với sự trưởng thành của trẻ

Chủng loại đồ chơi của trẻ nhỏ sẽ thay đổi theo sự trưởng thành của bé. Không những thế, số lượng đồ chơi của trẻ cũng sẽ ngày càng nhiều lên. Bởi vậy, bạn nên dạy con cách sắp xếp đồ đạc theo từng giai đoạn phù hợp với sự trưởng thành của bé.

< Khoảng 1 tuổi >

Ở giai đoạn này, đồ chơi của trẻ vẫn còn khá to và số lượng cũng ít. Khi con bắt đầu hiểu được lời mẹ nói và biết được mẹ đang làm gì thì đây chính là thời điểm thích hợp để bạn bắt đầu hình thành thói quen cho bé.

Hãy nói với con “Con chào tạm biệt bạn đồ chơi đi nào!” mỗi khi bạn cất đồ chơi vào thùng để bé thấy cách bạn làm và học theo. Bạn có thể bảo con “Con xem này, chào bạn đồ chơi nhé! Bai bai...”, khi cảm thấy bé đã có thể bắt chước được thì bạn hãy thử rủ bé “Con cũng chào bạn đi! Bai bai...”.

Ở giai đoạn này, điểm mấu chốt khi dọn đồ chơi là bạn chỉ cất đồ chơi vào một chiếc thùng duy nhất. Bạn không cần phải phân loại đồ chơi mà chỉ cần cất chúng vào một chỗ để giúp cho trình tự dọn dẹp trở nên đơn giản hơn.

Những việc như mở cánh cửa tủ hay kéo ngăn kéo ra đều là những việc rất khó đối với trẻ nhỏ nên bạn chỉ cần tập cho bé biết làm một hành động duy nhất là cho đồ chơi vào trong thùng.

Vào thời điểm này, bạn chỉ cần tập cho bé coi việc dọn dẹp như một thói quen là đủ. Khi thấy bé có thể tự làm được mà không cần nhờ ai giúp thì dần dần bạn có thể cho bé làm một mình “Con tự làm được một mình không nhỉ?”. Khi bé đã dọn xong, bạn nhớ khen bé “Con mẹ giỏi quá!”, “Con làm được rồi này!”...



Đối với thùng đựng đồ chơi, bạn chỉ cần sử dụng những chiếc thùng sẵn có như thùng các tông hay thùng nhựa là được.

< Khoảng 2 - 3 tuổi >

Càng lớn, số lượng cũng như chủng loại đồ chơi của trẻ cũng ngày càng tăng lên. Kích cỡ của đồ chơi mầm non cũng nhỏ hơn trước nên đồ chơi sẽ dễ trở nên lộn xộn, lung tung hơn. Vào lúc này, bạn nên tăng số lượng thùng đựng đồ chơi của con mình.

Bé sẽ dần dần phân loại được đồ chơi của mình. Điểm mấu chốt ở giai đoạn này là bạn phải “phân loại” và “dán nhãn” cho từng thùng đồ chơi. Tuy vậy, cho dù đã chuẩn bị nhiều thùng đựng đồ chơi đi, nếu bạn khiến bé cảm thấy việc dọn dẹp thật là khó thì bé cũng sẽ không duy trì được thói quen này lâu dài.

Bí quyết phân loại đồ chơi

Thông thường, chúng ta thường hay phân loại đồ chơi ra thành nhóm đồ chơi hình khối, nhóm ô tô đồ chơi, nhóm búp bê... Tuy vậy, việc phân loại này bạn nên để con làm. Lý do là vì việc tự mình phân loại sẽ giúp bé dễ nhớ hơn là để mẹ quyết định hộ.

Dán nhãn thùng đồ chơi để giúp trẻ dễ phân biệt

Khi bé đã phân loại được đồ chơi, bạn nên dán nhãn phía ngoài thùng để chỉ nhìn qua là bé có thể biết thùng đó đựng loại đồ chơi nào.

Tuy rằng bạn hoàn toàn có thể viết tay lên thùng, nhưng việc bạn treo hình trang trí ngoài thùng sẽ giúp bé dễ nhận biết hơn. Chẳng hạn như bạn có thể cắt hình loại đồ chơi đó trên tờ rơi quảng cáo hay tạp chí rồi cho vào 1 chiếc túi bóng kính và dùng băng dính dán vào phía ngoài thùng. Nếu túi bóng kính quá to thì bạn nên điều chỉnh lại kích cỡ vừa phải trước khi dùng.

< Từ 3 tuổi trở lên >

Khi bé đã có thể thành thạo các bước dọn dẹp, bạn có thể chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Chẳng hạn như khi bé đã ý thức được vẻ ngoài của mình và bắt đầu biết sắp xếp gọn gàng mọi thứ xung quanh, bạn có thể cho bé cất đồ chơi vào ngăn kéo hay xếp đồ chơi vào tủ đựng đồ.

Tạo một góc trong nhà cho bé bày bừa thoải mái mà không cần phải dọn dẹp


Đối với những loại đồ chơi trong lớp như đồ chơi hình khối, nhà của búp bê, đường ray tàu chạy hay bãi để xe 3D dành cho ô tô đồ chơi, trẻ nhỏ thường thích để nguyên tại đó khi đang chơi dở.

Để chuẩn bị sẵn sàng cho những lúc như thế này, bạn nên tạo một góc trong nhà cho con có thể bày bừa thoải mái mà không cần phải dọn dẹp. Đó có thể là một góc riêng trong nhà bạn dành cho con, hoặc một khoảng trống được trải nệm hay thảm xốp lên rồi cho bé đặt đồ chơi lên. Nhìn chung, bạn nên trao đổi và thống nhất với con để có thể đưa ra quy định phù hợp nhất.

Nhân tố quyết định giúp trẻ duy trì thói quen dọn dẹp nằm trong chính lời nói của bạn!

Dù bạn có dạy con dọn dẹp như thế nào đi nữa thì chắc chắn cũng có lúc bé không muốn dọn dẹp khi tâm trạng không tốt. Để khơi dậy động lực ở bé, việc thường xuyên trò chuyện với con là điều vô cùng quan trọng.

Khi thấy con không chịu dọn dẹp, thay vì nói “Con dọn ngay cho mẹ!” thì bạn nên khéo léo kêu gọi con hợp tác với mình như “Giờ mà con làm ... giúp mẹ được thì tốt quá”, “Mẹ sẽ rất vui nếu con làm ... giúp mẹ”,...


Các bậc phụ huynh thường có xu hướng để ý đến những thứ mà con mình chưa làm được. Thế nhưng, thay vì làm điều đó, chỉ cần bạn khen con mỗi khi con làm được thì con sẽ cảm thấy có động lực để cố gắng hơn nữa trong những lần tiếp theo. Bên cạnh đó, nếu bạn cảm ơn con mỗi khi con dọn dẹp “Cảm ơn con đã dọn dẹp cho mẹ nhé” thì bé sẽ cảm thấy thỏa mãn vì mình đã giúp được ai đó.


Ngay cả người lớn, cũng có lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi khi phải dọn dẹp. Đối với trẻ nhỏ mà nói thì điều này còn khó hơn nữa. Do đó, bạn đừng nên ép con mà nên để bé cảm thấy thoải mái và tập quen dần với việc tự mình dọn dẹp đồ chơi.
Xem thêm: Mua thiết bị giáo dục mầm non ở đâu uy tín nhất tại tphcm
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2