Giáo án STEAM: Dự án gió và chóng chóng

Giáo án STEAM: Dự án gió và chóng chóng

Tên hoạt động học: STEAM: Dự án gió và chóng chóng.

Thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức - thẩm mĩ.

S - Khoa học: Trẻ biết gió là tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm của gió: Không màu, không mùi, không vị, không hình dạng, biết một số âm thanh của gió. Trẻ biết và phân biệt được hai loại gió: Gió nhân tạo, gió tự nhiên và gió có ở xung quanh chúng ta, lợi ích và tác hại của gió đối với đời sống. Trẻ biết cấu tạo của chong chóng. Chong chóng quay được là nhờ tác động của gió, chong chóng quay tạo ra gió, chế tạo quạt tạo ra gió.

T - Công nghệ: Trẻ biết sử dụng 1 số dụng cụ, nguyên liệu để khám phá, tạo ra chong chóng hoạt động được từ gió.

E - Chế tạo: Qúa trình trẻ sử dụng các nguyên vật liệu để tạo thành chong chóng theo ý tưởng của trẻ.

A - Nghệ thuật: Trẻ sử dụng các kỹ năng tạo hình đã học để vẽ thiết kế chong chóng, phối hợp màu sắc trang trí cho sản phẩm của trẻ tạo ra đẹp mắt, sinh động.

M – Toán: Trẻ đếm số lượng, hình dạng, đo lường, định hướng trong không gian.

1. Mục đích - yêu cầu

- Trẻ biết được đặc điểm của gió: Không màu, không mùi, không vị, không hình dạng, biết âm thanh của gió. Trẻ biết và phân biệt được hai loại gió: gió nhân tạo và gió tự nhiên, gió có ở xung quanh chúng ta, lợi ích và tác hại của gió đối với đời sống. Trẻ biết cấu tạo của chong chóng. Chong chóng quay được là nhờ tác động của gió. Ứng dụng của chong chóng trong cuộc sống.

- Phát triển khả năng quan sát, phân loại, phán đoán, suy luận, ghi nhớ có chủ định. Kích thích khả năng tìm tòi, khám phá ở trẻ. Kĩ năng hợp tác nhóm.

Phối hợp các kĩ năng như: Cắt, lắp ghép… các đồ vật lại với nhau tạo thành chong chóng.

- Trẻ hứng thú tham gia làm hoạt động cùng cô. Trẻ có ý thức bảo vệ giữ gìn môi trường sạch sẽ. Thích tận hưởng các làn gió tự nhiên và sử dụng hợp lý nguồn gió nhân tạo.

(Đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ: Quốc Việt, Tuấn Kiệt, Long): Trẻ biết được một số đặc điểm của gió, biết làm chong chóng dưới sự giúp đỡ của cô).

2. Chuẩn bị

- Đồ dùng của cô: Video về gió trong tự nhiên: Gió nhỏ, gió dông, gió bão, âm thanh của gió, tác hại của gió. Nhạc bài hát: Gọi gió về chơi. Quạt, 1 hộp nước hoa, hoa giấy.

- Đồ dùng của trẻ: Cốc nhựa, chong chóng, khối gỗ, kéo, thanh tre, ống mút…

3. Tiến hành

* Hoạt động 1: Gọi gió về chơi.

- Cô cùng trẻ hát và vận động nhịp nhàng bài hát: “Gọi gió về chơi”.

- Cô cùng trẻ trò chuyện về bài hát:

+ Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát “Gọi gió về chơi” nói về điều gì?

- Hôm nay cô và chúng mình sẽ tìm hiểu về gió nhé.

* Hoạt động 2: Bé vui khám phá.

+ Thí nghiệm 1: Bật quạt. (Gió nhân tạo và đặc điểm của gió).

  - Cô và trẻ gọi: “Gió ơi! Gió ơi! Về đây chơi nào!” (Trẻ nhắm mắt - Cô bật quạt).

- Gió đã về chưa? Vì sao con biết? Con cảm thấy như thế nào khi bật quạt?

- Gió ở đâu thổi ra? Quạt quay nhờ gì? Điều gì xảy ra khi cô để các vật trước quạt (Để hoa giấy, cây, gỗ). (Hoa giấy bay, khối gỗ không bay). Tại sao hoa giấy bay còn gỗ lại không bay được? Khi nào gỗ bay? 

=> Cô khái quát: Khi quạt quay tạo ra gió, gió thổi làm các vật nhẹ hơn sức gió thì bay hoặc đung đưa, còn vật nặng hơn sức gió thì không bay được.

- Gió do quạt tạo ra người ta gọi đó là gió gì? Khi nào sử dụng gió quạt?

=> Gió nhân tạo là gió do con người tạo ra và tác động vào. Chỉ sử dụng khi cần thiết.

+ Con có nhìn thấy gió không? (Cô bật quạt và tắt quạt, cho trẻ quan sát khi có gió và khi không có gió rồi so sánh). Vì sao các con không nhìn thấy được gió? 

+ Các con có cầm được gió không? Vì sao? Gió có mùi gì? Cô xịt nước hoa cho trẻ gửi. Con ngửi và cảm thấy thế nào? Tại sao?

+ Như vậy gió có đặc điểm gì?

=> Gió không màu, không mùi, không vị, không hình dạng và không nhìn thấy được, không cầm nắm được. Nhưng gió có thể thổi mùi hương bay khắp mọi nơi. 

+ Trò chơi chuyển tiếp: “Gió thổi”.

* Thí nghiệm 2: Gió tự nhiên.

- Cô cho trẻ xem video về một số hình ảnh gió thổi đung đưa cây, gió lá cờ bay, gió lốc, gió bão.

- Con nhận xét gì về đoạn video? Cây đung đưa, cờ bay được do cái gì? Gió mà chúng ta vừa xem gọi là gió gì? 

- Cho trẻ chơi: Chong chóng thần kỳ. (Khi ta cầm chong chóng đứng yên chong chóng có quay không? Muốn chong chóng quay phải làm gì?). 

=> Gió tự nhiên là gió tạo ra bởi sự chuyển động của các luồng không khí. Các luồng khí chuyển động nhẹ thì tạo ra cơn gió gì? Luồng không khí chuyển động mạnh thì tạo ra cơn gió như nào?

* Âm thanh của gió: Cho trẻ nghe âm thanh gió to, gió nhỏ, gió bão và nhận xét.

* Tác dụng và tác hại của gió:

- Gió có cần thiết với con người và mọi vật không? Vì sao?

- Nếu mùa hè không có gió thì con sẽ cảm thấy thế nào? 

=> Tác dụng: Làm mát, thông thoáng nhà cửa, làm sạch môi trường không khí, làm một số vật tự chuyển động phục vụ con người, giúp hoa thụ phấn tạo ra quả. 

- Con có thích những cơn gió mát, trong lành không? Để có những cơn gió mát trong lành con cần làm gì? => Giáo dục trẻ thích tận hưởng cơn gió trong lành và bảo vệ môi trường.

- Gió có gây hại cho con người và mọi vật không? Vì sao? (Trẻ xem video tác hại của gió). Cô cho trẻ nhận xét video.

- Chúng ta có thể làm gì để giảm tác hại của gió?

- Vào mùa đông có gió lạnh con phải làm gì?

=> Giáo dục trẻ mặc quần áo ấm khi trời lạnh và không đi ra ngoài khi gió dông, gió bão.

* So sánh điểm giống và khác nhau của gió tự nhiên và gió nhân tạo?

- Chúng ta vừa tìm hiểu gió có mấy loại? Chúng giống và khác nhau như thế nào?

- Giống: Đều là gió không màu, không mùi, không vị, không hình dạng, không cầm được.

- Khác: Gió nhân tạo do con người tạo ra có thể tác động và khống chế được. Gió tự nhiên do các luồng không khí tự nhiên tạo thành, con người khó tác động được.

- Vừa rồi cô và chúng mình đã cùng khám phá, tìm hiểu được đặc điểm, ích lợi của gió. Tận dụng những ích lợi của gió chúng ta đã vận dụng sức gió để phục vụ đời sống con người (sử dụng cối xay gió để lấy nước hay xay ngũ cốc và tạo ra điện thời nay). 

- Cho trẻ xem hình ảnh, video, clip… về cối xay gió, quạt gió. Giáo viên giới thiệu với trẻ: chóng chóng cũng giống như cối xay gió, quạt gió… Nó cũng hoạt động nhờ vào sức gió. Cô cùng trẻ trò chuyện về chong chóng.

 + Chong chóng có cấu tạo như thế nào? Nó có mấy cánh? Vì sao nó quay được? Khi chong chóng quay có gió mát không?

  * Hoạt động 3: Lên kế hoạch thiết kế chong chóng.

- Con sẽ chọn nguyên vật liệu gì để làm chong chóng?

- Con làm chong chóng mấy cánh? 

- Làm như thế nào để chong chóng chắc chắn và có thể quay được?

- Để các phần của chong chóng dính vào được với nhau con làm cách gì?

  * Hoạt động 4: Thiết kế.

- Bây giờ các con sẽ vẽ bản thiết kế làm chóng chóng theo ý tưởng mà các con thích nhé! (kỹ năng tạo hình: Vẽ nét thẳng, nét cong, nét ngang, nét xiên, cắt).

- Cô quan sát đến các nhóm và hỏi trẻ: 

+ Con vẽ bản thiết kế chong chóng có mấy cánh? Bản vẽ của con đã đủ các chi tiết của chong chóng chưa? Con có bổ sung thêm gì không?

+ Sau đó cô sẽ chọn một bản thiết kế phù hợp nhất để trẻ có thể quan sát thiết kế chong chóng.

* Hoạt động 5: Chế tạo

- Trẻ về nhóm thực hiện làm chong chóng theo bản thiết kế của mình. Sử dụng các nguyên liệu phù hợp cắt, ghép lại với nhau để tạo thành chong chóng.

- Cô quan sát, hỗ trợ nếu trẻ gặp khó khăn. Trẻ đếm số cánh chong chóng, sử dụng hình vuông để làm chong chóng.

* Hoạt động 6: Đánh giá

- Cho trẻ giới thiệu về chong chóng của mình:

+ Chong chóng làm bằng chất liệu gì? 

+ Chong chóng có mấy cánh? Con làm chong chóng để làm gì? Nếu trẻ chưa làm xong, chưa đủ yêu cầu hoặc chong chóng không quay được. Giáo viên hỏi trẻ nếu được làm lại con sẽ làm như thế nào? Nếu làm tiếp con sẽ làm gì? Cho trẻ thêm thời gian để chỉnh sửa. Kết thúc giờ học: Cô cho trẻ mang chong chóng ra ngoài sân chơi với gió.

* Đối với trẻ chậm phát triển:

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2