Khi cơn giận của trẻ bùng nổ Làm thế nào để xoa dịu cơn giận của Trẻ?

Làm sao để con có một hành trình trưởng thành thuận lợi là điều mà mọi cha mẹ đều mong ước. Trong thực tế, sự phát triển của mỗi trẻ em hầu như rất khác nhau và không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Nhiều trẻ gặp phải một hoặc nhiều khó khăn riêng gây ra những rào cản trong cuộc sống thường nhật làm ảnh hưởng tới bản thân, gia đình và các mối quan hệ xã hội. Ở độ tuổi từ 6 -12, trẻ thường có xu hướng mắc phải một số thói quen và suy nghĩ tiêu cực, gây ra không ít rào cản trong học tập và sinh hoạt.

Khi cơn giận của trẻ bùng nổ

Khi cơn giận của trẻ bùng nổ giận dữ, la hét, khóc rống lên là đôi khi nằm ăn vạ là cách trẻ con thể hiện sự giận dữ với điều không đúng ý trẻ. Vậy “làm thế nào để xoa dịu con giận của trẻ?” là điều mà không ít các bậc phụ huynh quan tâm. 

Khi cơn giận của trẻ bùng nổ
Khi cơn giận của trẻ bùng nổ



1. Hãy bình tĩnh khi trẻ giận dữ .

Khi cơn giận của trẻ bùng nổ


Một trong những sai lầm lớn nhất các bậc làm cha làm mẹ chúng ta mắc phải là la mắng, quát nạt thậm chí đánh trẻ khi trẻ giận dữ. Đây không phải là cách để giúp bé nguôi giận vì càng la mắng trẻ sẽ càng bướng bỉnh hơn. Thay vào đó, bạn nên ôm trẻ vào lòng, an ủi và vỗ về để trẻ bình tĩnh lại. Và nếu bạn không thể giúp trẻ bình tĩnh lại thì điều tốt nhất nên làm lúc này là nên ra khỏi phòng. Hãy nhớ chỉ khi trẻ bình tĩnh lại thì khi đó bạn mới nên ngồi lại và nói chuyện với trẻ, giải thích cho bé hiểu bé không nên làm thế và rằng dù thế nào đi nữa thì bạn cũng yêu con rất nhiều.

2. Hiểu xem trẻ muốn gì?

Khi cơn giận của trẻ bùng nổ

Tức giận chỉ là cảm xúc được trẻ dùng để thể hiện sự phẫn nộ – giận dữ vì không được đáp ứng theo ý mình, thể hiện sự tuyệt vọng vì bị làm thất vọng, tổn thương hay cảm thấy bị xúc phạm hay do trẻ cảm thấy đói và mệt mỏi. Đôi khi trẻ em chỉ muốn được lắng nghe và sẽ nổi giận để trẻ thể hiện bản thân. Bạn nên hãy tìm hiểu xem trẻ muốn gì và hãy thực sự lắng nghe. Đây không phải là hành động nói rằng bạn có thể cho trẻ bất cứ những gì trẻ muốn. Vấn đề chỉ đơn giản là lắng nghe trẻ một cách tôn trọng, cho dù trẻ muốn có một món đồ chơi mầm non hoặc không muốn đi học.

3. Giải thích cho trẻ hiểu lý lẽ và xoa dịu cơn giận của trẻ.


Khi cơn giận của trẻ bùng nổ đã đi qua và vui vẻ trở lại, bạn cần dành thời gian để giải thích cho trẻ hiểu đây là hành động không thể chấp nhận được. Dùng lời lẽ đơn giản, trực tiếp với thái độ bình tĩnh nhưng đủ cứng rắn để nói cho trẻ hiểu. Nếu trẻ giải thích cho bạn lý do bé vừa làm, bạn cần nên có một hành động yêu thương nào đó để bù đắp hoặc khe thưởng bé.

4. Hạn chế những nguyên nhân khiến trẻ nổi cáu.

Khi cơn giận của trẻ bùng nổ
Khi cơn giận của trẻ bùng nổ

Bạn nên cố gắng chú ý đến những nguyên nhân khiến bé nổi giận để có thể giải quyết giúp trẻ một cách dễ dàng. Đôi khi trẻ thích thể hiện bản thân, thể hiện tính tự lập vì vậy bạn hãy cho bé lựa chọn những gì bé thích. Đặc biệt, bạn hãy cố gắng giải thích cho trẻ hiểu những điều trẻ muốn là không thể thay vì chỉ nói “không”. hi vọng rằng với một số phương pháp trên bạn sẽ học được cách xoa dịu cơn giận dữ của trẻ và giúp cho không khí trong gia đình vui vẻ hơn.


Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2