Một số biện pháp rèn kĩ năng vẽ cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hoạt động tạo hình là một nội dung quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Hoạt động tạo hỡnh gồm vẽ, xé dán, cắt dán, thổi màu…Đây là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá thể hiện một cách sinh động những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì là trẻ rung động mạnh mẽ gây cho chúng những cảm xúc tình cảm. Không những thế tạo hình còn là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về  trí- đức- mỹ- thể. Hình thành những phấm chất kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực, sáng tạo đồng thời giúp trẻ hăng hái hơn trong các hoạt động khác như: LQVT, LQVH

>>> Biện pháp rèn kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ cho trẻ Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi


Tham gia vào hoạt động tạo hình không chỉ là cơ hội thuận lợi cho trẻ luôn được tiếp xúc với cái đẹp, luôn được rèn luyện trong việc tìm kiếm, tìm hiểu về cái đẹp mà còn nảy sinh nuôi dưỡng ở chúng hứng thú với hoạt động nghệ thuật và niềm say mê sáng tạo nghệ thuật. Trẻ có nhiều cơ hội để  tìm hiểu các đối tượng miêu tả, nâng cao hiểu biết về các đối tượng, từ đó xây dựng các biểu tượng hình tượng về các đối tượng trẻ muốn thể hiện. Bởi vậy có thể khẳng định rằng, hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện tích cực để trẻ phát triển các hoạt động trí tuệ như óc quan sát, tư duy tưởng tượng. Chính hứng thú trong tạo hình đã giúp trẻ khám phá cái đẹp, cái mới lạ trong thế giới xung quanh, cái mà khi chưa tham gia vào hoạt động trẻ có thể đã nhìn thấy, đã nghe thấy nhưng không để lại được dấu ấn trong trẻ.

Một số biện pháp rèn kĩ năng vẽ cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi


Các hoạt động “thiết kế”, “kiến tạo”, “chế tạo” các sản phẩm tạo hình chính là những hình thức hoạt động tạo điều kiện tối ưu giúp cho giáo viên tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục lao động cho trẻ. 
Việc người giáo viên mầm non rèn kĩ năng tạo hỡnh, đặc biệt là hoạt động vẽ cho trẻ  mẫu giáo 5 tuổi là vô cùng quan trọng trong giáo dục chăm sóc trẻ . Bản thân là một cô giáo yêu nghề yêu trẻ và rất thích bộ tạo hỡnh, hiểu được vai trũ của hoạt động tạo hỡnh với sự phát triển toàn diện của trẻ. Tôi luôn trăn trở, tỡm tũi, sỏng tạo những cỏch thức hoạt động vẽ cũng như tạo ra những sản phẩm vẽ phong phú, có thẩm mỹ để cuốn hút trẻ tham gia hoạt động đạt kết quả cao. Chính vỡ lý do này mà tụi chọn đề tài  

 “Một số biện pháp rèn kĩ năng vẽ cho trẻ mẫu giáo 5  tuổi ở trường mầm non A thị trấn Văn Điển ”



GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. CƠ SỞ Lí LUẬN:
Hoạt động vẽ là một lĩnh vực trong hoạt động tạo hỡnh, là một trong những hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính hỡnh tượng. Nó đóng vai trũ quan trọng trong quỏ trỡnh phỏt triển toàn diện của trẻ cựng cỏc hoạt động khác. Chính vỡ thế là một giỏo viờn mầm non tụi muốn nõng cao nhận thức của bản thõn. Đồng thời góp một phần nhỏ bé cuả mỡnh vào việc nõng cao chất lượng giáo dục cho trẻ phát triển toàn diện.
Với mục đích chung của giáo dục mầm non thỡ hoạt động tạo hỡnh đặc biệt là hoạt động vẽ đó chính là một bộ phận của văn hóa tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động vẽ đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người.
Hoạt động vẽ là nhu cầu, là ý thớch, niềm say mờ cuả trẻ. Khi trẻ cú nhu cầu, cú say mờ thỡ hoạt động đó của trẻ sẽ đem lại kết quả nổi trội so với các hoạt động khác. Hoạt động vẽ góp phần phát triển sự nhạy cảm, xúc cảm, tỡnh cảm, thẩm mỹ, cú nhu cầu làm đẹp. Giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng cơ sở, tạo nền tảng cho sự tiếp thu kiến thức. Phát triển và duy trỡ ở trẻ lũng tự tin, khả năng cảm nhận về giá trị của mỡnh. Tiếp thu tri thức và hỡnh thành thỏi độ, tỡnh cảm để trẻ tích cực tham gia hũa nhập cộng đồng, xó hội. Việc tổ chức hoạt động tạo hỡnh cho trẻ mẫu giỏo lớn 5 tuổi khụng nằm ngoài mục đích cơ bản của giáo dục thẩm mỹ đó là: Phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ cái đẹp, các kỹ năng, kỹ xảo… Hỡnh thành ở trẻ lũng mong muốn và khả năng thể hiện vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh, để qua đó biểu lộ tỡnh cảm của mỡnh.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:

1. Đặc điểm tỡnh hỡnh chung:
Trường mầm non A thị trấn Văn Điển nằm ở xóm 4 khu chợ thị trấn Văn Điển, trường có 2 điểm. Điểm 1 đó được xây dựng từ nhiều năm nay, được sự quan tâm của các cấp điểm 2 đó được xây dựng xong từ năm học 2011-2012. 
Cơ sở vật chất đầy đủ, đó đạt trường chuẩn quốc gia cấp độ 1. 
Trường tham gia rất nhiều phong trào do các ban ngành tổ chức và đó đạt được nhiều thành tích xuất sắc. 

1. Thuận lợi: 
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ  đầu tư cơ sở vật chất theo hướng hiện đại.
- Tổ chuyên môn và các đồng nghiệp cũng luôn chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm góp ý cho đề tài .
- Phụ huynh học sinh rất nhiệt tình trong việc phối kết hợp với giáo viên kèm cặp thêm cho trẻ ở nhà. Luôn ủng hộ đóng góp các nguyên vật liệu, tranh ảnh sưu tầm phù hợp với chủ đề tạo điều kiện cho cô và cháu được hoạt động tốt nhất.

2. Khó khăn: 
- Theo khảo sát đầu năm tôi thấy kỹ năng vẽ của trẻ ở lớp tôi còn rất hạn chế:
- Một số phụ huynh do hoàn cảnh công tác xa thường xuyên nên trẻ phải ở với ông bà và người giúp việc do đó việc phối kết hợp với cô giáo còn hạn chế.
- Do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cơ bàn tay và ngón tay cũn yếu, chưa khéo léo, khả năng tập trung chưa cao nên sản phẩm của trẻ chưa được phong phú, sáng tạo.

III.CÁC BIỆN PHÁP.

1. Khảo sát học sinh.
  Chúng ta đều biết hoạt động vẽ của trẻ nhỏ chưa phải là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật thực thụ. Quá trình hoạt động và sản phẩm của hoạt động vẽ của trẻ thể hiện các đặc điểm của một nhân cách đang được hình thành. Mối quan tâm chính trong hoạt động vẽ của trẻ là tập trung vào sự thể hiện, biểu cảm chứ không phải là “hình thức nghệ thuật” thực sự của tác phẩm. 
Thông qua hoạt động vẽ cô giáo giao bài, quan sát, kiểm tra tổng hợp kết quả về khả năng vẽ của trẻ. Để từ đó có các biện pháp bồi dưỡng và rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ.
Chớnh vỡ vậy, khảo sỏt chất lượng bài vẽ cho trẻ là vô cùng quan trọng không thể thiếu được đối với nhiệm vụ của cô giáo. Qua khảo sát đầu năm về tính tích cực, kỹ năng, nhận thức trong hoạt động vẽ của trẻ ở lớp tôi thu được kết quả sau:

  Bảng 1. Tỉ lệ % trẻ hứng thú tham gia hoạt động vẽ :

Nội dung
Kiến thức
Tỷ lệ %
Kỹ năng
Tỷ lệ %
Thái độ
Tỷ lệ %
Tổng số trẻ
46
100
46
100
46
100
Đạt yêu cầu
13
28.3
16
34.7
18
39.1
Chưa đạt yêu cầu
33
71.7
30
65.3
28
60.9

Qua số liệu khảo sát trên làm tôi không khỏi băn khoăn suy nghĩ. Tôi đã cùng giáo viên trong lớp bàn bạc lên kế hoạch rèn kỹ năng cho trẻ, đồng thời vận động phụ huynh cùng phối hợp để rèn thêm cho trẻ kỹ năng tại gia đình. 

2. Khơi gợi cảm xúc và hứng thú cho trẻ khi tham gia vào hoạt động vẽ:
Với trẻ mẫu giáo cảm xúc và hứng thú là động lực quan trọng nhất lôi cuốn trẻ vào hoạt động. Để giúp trẻ có được  những cảm xúc, niềm say mê với hoạt động vẽ một trong những yếu tố không thể thiếu được đó là đồ dùng trực quan, bởi với trẻ mầm non trực quan hành động vẫn luôn đóng vai trò chủ đạo. Đồ dùng trực quan cho trẻ phải có nội dung, phong phú về chất liệu, màu sắc đẹp có tính sáng tạo và mang tính thẩm mỹ cao.
Khảo sát thực trạng  đồ dùng trực quan của lớp tôi nhận thấy: đồ dùng trực quan còn đơn điệu, chưa đa dạng về hình thức và chưa phong phú về chất liệu, tính thẩm mĩ chưa cao. Khi đưa vào sử dụng cho trẻ trong các giờ quan sát mẫu hay gợi ý ở những giờ vẽ đề tài thì hiệu quả chưa cao do chưa gây được sự chú ý của trẻ vì vậy sản phẩm của trẻ còn đơn điệu, mang tính dập khuôn nghèo nàn về màu sắc, ít sáng tạo .Vì vậy tôi đã cùng với giáo viên trong lớp nghiên cứu và làm mới một số đồ dùng trực quan.

* Đối với tiết mẫu vẽ:
Tiết mẫu là loại tiết cung cấp kiến thức mới cho trẻ, vỡ thế khi chuẩn bị mẫu cho trẻ quan sỏt tụi đều chuẩn bị tranh có đường nét rừ ràng màu sắc đẹp, tươi sáng đảm bảo tính thẩm mỹ để kích thích và tạo ra sản phẩm giống mẫu cô đưa ra.
Ví dụ: Đề tài “Vẽ con gà trống” 
Chủ đề: Thế giới động vật.(Ảnh con gà trống)
Tôi dùng bút màu đen để vẽ các bộ phận của con gà, sau đó tô nhiều màu sắc đẹp, rực rỡ, tươi sáng bố cục cân đối kích thích trẻ quan sát.
* Đối với tiết vẽ theo đề tài:
Nhằm cung cấp kiến thức cho trẻ một cách tích cực, hạn chế sự sao chép, giáo viên phải có sự cải tiến đa dạng hóa mẫu đối tượng miêu tả, phát triển, mở rộng nội dung các đề tài.
Ví dụ: Đề tài “Vẽ hoa mùa xuân”
Chủ đề “Tết và mùa xuân”

Một số biện pháp rèn kĩ năng vẽ cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi


Tranh 1: Tôi dùng màu nước để tô bức tranh “Hoa bướm”

3. Sưu tầm và cho trẻ xem những tranh ảnh đẹp có tính thẩm mỹ.
 Muốn tạo được hứng thú cho trẻ với hoạt động vẽ, giáo viên cần giúp trẻ nâng cao khả năng cảm nhận và đánh giá thẩm mỹ bằng cách cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình có tính thẩm mỹ,tranh ảnh,băng hình. 
Cô luôn tận dụng cơ hội để giúp trẻ nêu nhận xét đánh giá thẩm mỹ tốt, nhằm kích thích trẻ vận dụng tích cực và tìm kiếm thêm những cách thức thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của mình qua tranh vẽ.

Một số biện pháp rèn kĩ năng vẽ cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi


Việc tổ chức cho trẻ xem tranh minh hoạ, ảnh nghệ thuật, rồi đối chiếu với khung ảnh thật cũng là biện pháp tốt giúp bồi dưỡng cho trẻ khả năng thể hiện nội dung mạch lạc vì ở  lứa tuổi này khả năng tạo hình theo sơ đồ ở trẻ vẫn là chủ đạo .
Để sưu tầm được nhiều tranh ảnh có tính thẩm mỹ thì ngay khi xây dựng nội dung phối hợp của từng chủ điểm tôi đã suy nghĩ và vạch ra những nội dung tranh ảnh cần thiết và gửi đến từng phụ huynh để phối hợp cùng với phụ huynh tìm kiếm đóng góp. 
    Bên cạnh đó tôi cũng đã sưu tầm và sử dụng công nghệ thông tin, xây dựng thành bộ giáo án điện tử nâng cao chất lượng cho giờ học

Một số biện pháp rèn kĩ năng vẽ cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi


4. Rèn kỹ năng vẽ cho trẻ yếu.
Từ thực tế giảng dạy trên lớp cùng với sự học tập, nghiên cứu tài liệu hướng dẫn, tôi đó thực hiện những biện phỏp sau:

* Rèn kỹ năng vẽ cho trẻ thông qua các hoạt động khác:
Dựa vào khả năng vẽ của trẻ, nếu giáo viên chỉ tổ chức tiến hành trên hoạt động học có chủ đích thỡ kỹ năng của trẻ sẽ không được nâng cao, vỡ trong hoạt động học giáo viên chỉ cung cấp những gỡ trẻ chưa biết và mang tính hệ thống. Chính vỡ thế, phải tạo điều kiện cho trẻ được ôn lại, rèn luyện các kỹ năng đó thông qua mọi lúc, mọi nơi.

Nếu chỉ rốn những trẻ yếu trong giờ học tạo hỡnh thỡ thời gian ngắn và khú cú thể thành cụng. Một phần đóng góp quan trọng là rèn kỹ năng cho trẻ lồng ghép vào các hoạt động khác một cách nhẹ nhàng, phù hợp với nội dung các chủ đề gây ấn tượng cho trẻ thỡ kết quả sẽ cao hơn.
Vỡ vậy, tụi phải sắp xếp thời gian rốn kỹ năng rèn kỹ năng vẽ cho trẻ vào các buổi chiều, các giờ hoạt động góc như góc nghệ thuật, góc học tập. Những cháu yếu mà tôi phải thường xuyên quan tâm hơn trong các giờ tạo hỡnh như cháu; Huệ, Minh Hiếu, Phát, Đức Huy…Nhất là giờ đón trẻ tôi trũ chuyện, gợi ý động viên để trẻ thích thú với hoạt động vẽ trong các giờ hoạt động góc, hoạt động chiều.
+ Rèn kỹ năng vẽ cho trẻ yếu thông qua các giờ hoạt động góc
Khi cho trẻ hoạt động tạo hỡnh trong gúc chơi, cô cho trẻ vẽ theo từng chủ đề. Tôi cũn khuyến khớch trẻ phối hợp cựng bạn để lựa chọn đề tài phù hợp với chủ đề để tạo ra những bức tranh đẹp,ngộ nghĩnh, sáng tạo. Hoặc cho trẻ tự do thể hiện ra những sản phẩm theo ý thớch của mỡnh, ngoài ra cú thể cho trẻ xem tranh, quan sỏt cỏc bức tranh ở gúc tạo hỡnh.


+Rèn kỹ năng vẽ cho trẻ yếu thông qua hoạt động chiều:  
Vào buổi chiều thứ 4 hàng tuần, lớp tôi xếp lịch để rèn kỹ năng tạo hỡnh đặc biệt là kỹ năng vẽ cho trẻ cũn yếu. Qua cỏc buổi rốn tụi cũn cho trẻ ụn lại những kỹ năng và đi sâu rèn những trẻ lớp tôi cũn yếu.

VD: Tụi thấy lớp tụi trẻ cũn yếu kỹ năng vẽ, vỡ vậy với mỗi bức tranh tụi sẽ nghiờn cứu để chọn cách đơn giản nhất để hướng dẫn trẻ.
Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu, khi đàm thoại cô dùng những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu. Sau đó, cô làm mẫu từng bước thật chậm…vừa làm cô vừa phân tích cách vẽ để trẻ quan sát và nhập tâm. Nếu trẻ cũn lỳng tỳng cụ hướng dẫn, động viên, gợi ý thờm cho trẻ.Đối với các buổi sau tôi nâng cao dần độ khó của đề tài. Cứ như vậy, tôi rèn kỹ năng khác cho trẻ. Từ đó, bằng óc quan sát, tư duy, trí tưởng tượng của mỡnh mà trẻ cú thể tạo ra những bức tranh đẹp, sáng tạo. 
Đây cũng chớnh là một trong những hỡnh thức kớch thớch trẻ tớch cực, sỏng tạo, chủ động tham gia hoạt động vẽ.
Khi lồng ghép hoạt động vẽ vào các hoạt động khác vừa bồi dưỡng và củng cố được kỹ năng vẽ cho trẻ, vừa gây hứng thú cho trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. Thêm vào đó, sản phẩm xé dán của trẻ phong phú và đa dạng hơn..., trẻ hứng thú ham thích và đam mê hoạt động vẽ và kỹ năng của trẻ đó tiến bộ trụng thấy.

5.  Xây dựng môi trường mang tính thẩm mỹ và mang tính mở.
  Môi trường học tập (HĐG) góp phần không nhỏ trong việc tạo tính hoạt động tích cực của trẻ. Vỡ vậy, tụi đó cố gắng tạo mụi trường ở góc tạo hỡnh đẹp, hấp dẫn, phù hợp, thu hút trẻ và tạo góc mở.

VD: Tôi đó dựng những tấm bỡa mica khổ giấy A4 ốp lờn mảng gúc tạo hỡnh, tụi dựng băng giấy hoa viền xung quanh tạo thành những khung tranh nhỏ. Tôi thiết kế làm sao cho trẻ có thể tự treo bài vào khung tranh sau khi đó hoàn thành sản phẩm của mỡnh. Tạo cho trẻ rất thớch thỳ khi chơi ở góc tạo hỡnh.

Góc tạo hình của bé
Như trước đây, môi trường trong lớp vẫn được tôi triển khai đầy đủ các góc và mỗi góc đều có đầy đủ nội dung trò chơi, đồ dùng đồ chơi trong góc. Tuy nhiên, nguyên vật liệu cho các nội dung chơi chưa được phong phú, sản phẩm mẫu ở các nội dung còn đơn điệu, thao tác tư duy của trẻ chưa nhiều. Do đó, trẻ chóng chán và hay phá sản phẩm của mình và của bạn.
Đôi khi nguồn tạo ra động cơ tích cực cho hoạt động vẽ của trẻ chính là những nguyên vật liệu thiên nhiên hay dụng cụ tạo hình và tính hấp dẫn của chúng mà giáo viên đưa vào các hoạt động, các góc trong môi trường lớp học.Vì vậy tôi đã bổ sung  nhiều chất liệu cho trẻ như: màu dạ, màu nước, phấn màu, ống hút, bông tăm, chổi rạ, lá khô, ruy băng, kim sa ,giấy nhăn, khuy nhựa  các loại, ống giấy vệ sinh .
   Khi tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình tại góc tôi luôn chú ý tăng cường các hoạt động cá nhân trên cùng một nội dung nhưng tôi lại yêu cầu mỗi trẻ có cách thể hiện khác nhau. 


     VD :
  - Cùng là nội dung của chủ đề “Các loại hoa” tôi đưa ra các yêu cầu : con hãy làm cho cô bức tranh vườn hoa với những hạt mưa xuân, con có thể làm cho cô 1 làn hoa, xé dán cho cô bức tranh hoa,"và phối hợp các chất liệu khác nhau. Có trẻ vẽ khuôn hình bằng sáp, sau đó tô màu nước và vo giấy đắp nhuỵ. Có trẻ thì lại chọn cách vẽ và đắp đất nặn, hoặc vẽ rồi xé giấy màu đắp lên.
  - Cùng là một nội dung “cây xanh” tôi yêu cầu trẻ hãy thể hiện cho cô quá trình phát triển của cây. Có trẻ vẽ hình trứng làm hạt giống sau đó vo giấy nhăn dán nổi lên,vẽ cây to sau đó dán lên vào làm rễ cây cổ thụ.Có trẻ thì vẽ rồi vo giấy nổi lên làm quả, xé giấy đắp lên làm hoa”.
     Để trẻ không nhàm chán tôi luôn thay đổi hình thức xen kẽ bài tập cá nhân và bài tập nhóm. Bài tập nhóm cũng là một hình thức rất hay ,vì đây thường là bài tập theo chủ đề cho sẵn, khi thực hiện nhiệm vụ thì buộc trẻ phải thoả luận trong nhóm để nêu ý tưởng cá nhân và đi đến thống nhất 1 ý tưởng chung của bài tập.

VD: Giao nhiệm vụ cho trẻ vẽ và làm 1 bức tranh về mùa xuân. Khi thực hiện ý tưởng của bức tranh, trẻ phải đưa ra các ý kiến cá nhân: mùa xuân có nhiều hoa, mùa xuân có ngày Tết, đi chơi xuân, đi chợ xuân, có một số trò chơi. Sau đó trẻ thống nhất là vẽ hoa đào, vẽ đồ chơi trong
công viên, cả nhà đi chơi xuân.Và phân công nhau chọn chất liệu thực hiện.
  Tuy nhiên những bài tập này thì chưa được sử dụng nhiều mà chủ yếu chỉ được thực hiện  vào cuối các chủ điểm khi mà kiến thức của trẻ về chủ điểm đã tương đối nhiều.
   Bên cạnh đó, tôi còn hướng dẫn trẻ làm một số đồ chơi phục vụ cho HĐVC của trẻ. Tôi nhận thấy điều này tạo đươc nhiều sự quan tâm của trẻ cũng như của phụ huynh. Từ những vật liệu phế liệu, tôi hướng dẫn trẻ tưởng tượng ra những đối tượng quen thuộc trong cuộc sống .

VD: Quả cầu lông úp xuống -> búp bê, từ lõi chỉ và quả bóng bàn tôi hướng dẫn trẻ làm manơcanh , từ hộp sữa, thìa sữa chua tô hướng dẫn trẻ vẽ và làm thêm để tạo thành những con vật ngộ nghĩnh: bươm bướm, chuồn chuồn, con gà,...những đồ dùng dụng cụ có bàn tay của trẻ thể hiện là những đồ dùng được trẻ yêu thích vì bên cạnh sự sáng tạo của trẻ là sự hướng dẫn thẩm mỹ của cô và những sản phẩm này luôn tạo cho trẻ sự tích cực trong hoạt động tạo hình.

6. Công tác tuyên truyền với phụ huynh: 
Cụng tỏc tuyờn truyền với phụ huynh là vụ cựng quan trọng. Vỡ vậy, ngay từ đầu năm học trong buổi họp phụ huynh cô giáo phổ biến với phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động tạo hỡnh, đặc biệt là hoạt động vẽ đối với lứa tuổi mẫu giáo lớn . Việc cho trẻ hoạt động trải ngiệm trong phát triển nhận thức của hoạt động tạo hỡnh, đặc biệt là hoạt động vẽ với việc phát triển kĩ năng cho trẻ và những khó khăn khi thực hiện đề tài, qua đó phụ huynh hiểu và giúp đỡ cho tôi kiểm tra bài của trẻ khi ở nhà. 
Ngoài ra, tụi cũn phối kết hợp để phụ huynh giúp đỡ về nguyên vật liệu làm các bước tranh tạo hỡnh (vẽ) với cỏc chất liệu phong phú . Động viên phụ huynh giúp đỡ về cơ sở vật chất, quan tâm động viên con em mỡnh kịp thời để trẻ hào hứng tham gia hoạt động vẽ
Nhờ có công tác này mà phụ huynh ở lớp tôi đó nhận thức sõu sắc về hoạt đông tạo hỡnh núi chung và hoạt động vẽ nói riêng

IV.  Đánh giá kết quả.

  Qua thực tế thực hiện các biện pháp trên bản thân tôi nhận thấy chất lượng tạo hình (vẽ) của trẻ có tiến bộ hơn rõ rệt so với đầu năm học. Giờ học không còn tẻ nhạt nữa, trẻ đã mạnh dạn tự tin hơn khi trao đổi cùng cô về đề tài thực hiện. Kiến thức về tạo hình (vẽ)  của trẻ tốt hơn, khả năng ghi nhớ và tư duy của trẻ được bộc lộ rõ rệt, trẻ hoạt động tích cực hơn và nhiều sáng tạo hơn trong sản phẩm tạo hình (vẽ). Trẻ đã làm được nhiều sản phẩm đồ chơi tự tạo trong các góc chơi.

Bảng 2:  So sánh kết quả khảo sát cuối năm

Nội dung
Đầu năm
Cuối năm
Kiến thức
Kỹ năng
Thái độ
Kiến thức
Kỹ năng
Thái độ
Đạt yêu cầu
13
16
18
42
43
45
Tỷ lệ %
28.3
34.7
39.1
91.3
93.4
97.8
Chưa đạt yêu cầu
33
30
28
5
3
1
Tỷ lệ %
71.7
65.3
60.9
10.9
6.6
2.2

KẾT THÚC VẤN ĐỀ

1. Kết luận:
  Hoạt động tạo hỡnh là một nội dung quan trọng trong chương trỡnh giỏo dục mầm non, đặc biệt là hoạt động vẽ. Tuy nhiên để tiếp cận với nó đũi hỏi trẻ khụng chỉ cú đầy đủ hành trang và kiến thức cũng như kỹ năng tạo hỡnh ( vẽ ), mà cũn phải cú niềm đam mê, yêu thích, có kỹ năng nhận thức và đánh giá thẩm mỹ mà điều này chỉ có thể thực hiện được khi tính tích cực của trẻ được phát huy một cách có hiệu quả.
 Hoạt động vẽ của trẻ mầm non đạt hiệu quả khi các phương pháp biện pháp tổ chức hoạt động vẽ được sử dụng một cách hợp lý, đồng bộ để tạo nên bầu không khí cho hoạt động vẽ của trẻ luôn mang tính tích cực, sáng tạo vỡ nú cú tỏc động tới sự hỡnh thành ở trẻ thỏi độ thẩm mỹ đối với thế giới xung quanh.

2. Bài học kinh nghiệm
  Tôi nhận thấy là một người giáo viên mầm non phải luôn luôn kiên trỡ, tõm huyết với nghề , yờu thớch hoạt đông tạo hỡnh núi chung và hoạt động vẽ nói riêng. Người giáo viên phải hiểu được tâm sinh lí cuẩ trẻ, luôn quan sát trẻ, ghi chép nhật kí và khảo sát đánh giá khả năng của trẻ một cách chính xác. Luôn phải dành rèn kĩ năng tạo hỡnh cho trẻ núi chung và đặc biệt là kĩ năng vẽ nói riêng, bằng nhiều hỡnh thức khỏc nhau phự hợp với trẻ ở lớp mỡnh phụ trỏch . Có như vậy, mới giúp cho kĩ năng vrx của trẻ ở lớp đạt được kết quả như mong đợi.
  Từ những việc làm cụ thể và những kết quả đạt được , tôi đó rỳt ra một số kinh nghiệm như sau :
- Phải nắm vững yêu cầu và phương pháp của môn học để lựa chọn nội dung rèn trẻ cho phù hợp .
- Qua các buổi kiến tập và các hoạt động tạo hỡnh, đặc biệt là hoạt động vẽ  từ đó vận dụng có hiệu quả và phù hợp với lớp mỡnh.
- Phải khảo sỏt kết quả của trẻ đầu năm học để từ đó đưa ra những biện pháp tốt nhất rèn kĩ năng cho trẻ 
- Phải nghiên cứu, xây dựng mục đích – yêu cầu và câu hỏi đàm thoại phù hợp với trẻ
- Phải khơi gợi cảm xúc và hứng thú cho trẻ khi tam gia vào hoạt động tạo hỡnh ( vẽ )
- Phải sắp xếp thời gian để rèn kĩ năng cho những trẻ cũn yếu trong hoạt động vẽ thông qua các hoạt động khác.
- Tạo môi trường mang tính thẩm mĩ và tính gợi mở.
- Phối kết hợp với phụ huynh để có sự giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tỡnh. 

3. Khuyến nghị và đề xuất:
Mong cỏc cấp lónh đạo quan tâm đầu tư thêm về cơ sở vật chất, về đồ dùng đồ chơi, nguyờn vật liệu về mụn tạo hỡnh để giúp cô giáo và học sinh có 

những điều kiện tốt nhất giúp trẻ có kĩ năng tạo hỡnh, đặc biệt là kĩ năng vẽ tích cực sáng tạo và có tính chủ động.
Phũng giỏo dục mở nhiều chuyờn đề tạo hỡnh để giáo viên được nâng cao trỡnh độ chuyên môn.
Trên đây, là một số biện pháp nhỏ của tôi trong quá trỡnh thực hiện đó rỳt ra được. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của cỏc cấp lónh đạo, của các bạn đồng nghiệp để hoạt động tạo hỡnh trong trường mầm non  ngày càng đạt được hiệu quả tốt hơn.

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2