Biện pháp rèn kĩ năng phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi

     Blog mầm non  Trẻ em là công dân của xã hội , là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thuở lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt, giáo dục thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trong nghị quyết Trung ương IV về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân có ghi rõ: “Sức khoẻ là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội , là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” . 
       Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức , trí tuệ, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa, giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện. Cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Giáo dục mầm non chiếm một vị trí rất quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sức khoẻ là vốn quý giá nhất có ý nghĩa sống còn đối với con người, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi. Ở lứa tuổi này quá trình tăng trưởng của trẻ diễn ra rất nhanh chóng, nhưng cơ thể của trẻ lại quá non nớt, trẻ dễ chịu ảnh hưởng của những tác động bên ngoài, sức đề kháng của trẻ kém cho nên trẻ dễ mắc các loại bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, trẻ chỉ có thể phát triển thể lực tốt nếu như người lớn chú ý đến việc chăm sóc giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ hệ thần kinh khoẻ mạnh cho trẻ. Khi đứa trẻ khoẻ mạnh, hiển nhiên sẽ có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển chung của trẻ.

Biện pháp rèn kĩ năng phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi


Biện pháp rèn kĩ năng phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi
Biện pháp rèn kĩ năng phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi


       Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ giáo dục thể chất được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức giáo dục thể chất ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của chúng. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ. Ở trường mầm non sử dụng hình thức giáo dục thể chất qua các tiết học thể dục và lồng ghép vào các môn học khác.
      Thông qua bộ môn giáo dục thể chất có ý nghĩa đối với sự phát triển thể lực và giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển. Từ khi sinh ra đến 6 tuổi, trẻ luôn luôn thích hoạt động, vận động tích cực. Vận động là sự chuyển động của cơ thể con người, trong đó có sự tham gia của hệ xương, hệ cơ và sự điều khiển của hệ thần kinh.
      Giáo dục thể chất trong đó có các bài tập rèn luyện phát triển vận động cơ bản cho trẻ là một nội dung quan trọng và rất cần thiết. Nội dung giáo dục 

này được thực hiện qua các hình thức hoạt động ở  trong trường và các hoạt động học tập trung tại lớp rèn luyện cho trẻ những kỹ năng vận động cơ bản. Bản thân tôi có suy nghĩ trăn trở để các bài tập vận động có tác dụng tốt trong việc rèn luyện thể lực cho trẻ, tôi mạnh dạn trao đổi cùng các chị em đồng nghiệp với đề tài sáng kiến kinh nghiệm mầm non

“Một số biện pháp rèn kĩ năng phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi  ở trường mầm non B – xã Vạn Phúc”.


* Mục đích của đề tài:
- Đánh giá thực trạng về sự phát triển thể chất của trẻ
- Tìm ra các biện pháp các hình thức tổ chức để giúp trẻ Mẫu giáo 4 -5 tuổi ở trường Mầm non B- xã Vạn Phúc phát triển kĩ năng vận động thông qua các hoạt động thể chất. 
* Đối tượng nghiên cứu:
 - Đi sâu vào nghiên cứu những hình thức sinh động, hấp dẫn để giúp trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển vận động nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện.
* Phạm vi áp  dụng:
- Trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở trường Mầm non B - xã Vạn Phúc năm học 
2013 – 2014

PHẦN II:  GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Cơ sở lí luận:
      Sức khoẻ là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để đảm bảo cho sự tăng trưởng của xã hội mai sau, việc phát triển nhân tố con người, nguồn lực con người phải tiến hành không ngừng ngay từ khi trẻ mới sinh, thậm chí ngay từ khi trẻ còn là bào thai trong bụng mẹ. Vì vậy, công tác chăm sóc - giáo dục trẻ đặc biệt là giáo dục thể chất có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nói riêng và nguồn lực nói chung. 
     Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện. Đó là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể trẻ thông qua việc rèn luyện cơ thể và hình thành phát triển các kỹ xảo vận động, tổ chức sinh hoạt và giữ gìn vệ sinh nhằm làm cho cơ thể phát triển hài hoà cân đối, sức khoẻ được tăng cường làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện nhân cách. 
     Không ai có thể phủ nhận vai trò của sức khoẻ đối với sự phát triển của mỗi con người. C.Mác cho rằng “Việc kết hợp lao động sản xuất với trí dục và thể dục không những chỉ là một trong những phương tiện tăng thêm sản xuất xã hội mà còn là phương tiện duy nhất để đào tạo con người phát triển toàn diện”. Nhận thức rõ được điều đó, Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân tập thể dục, bởi mỗi người dân khoẻ mạnh là làm cho cả nước hùng mạnh. 
      Giáo dục thể chất có mối quan hệ mật thiết tới việc giáo dục đức, trí, thẩm mỹ và lao động cho trẻ. Bởi sự thành công của bất cứ hoạt động nào của trẻ đều phụ thuộc vào trạng thái sức khoẻ của nó. Nếu cơ thể khoẻ mạnh sẽ làm cho trẻ yêu đời hơn, tri giác cái đẹp sâu sắc, tinh tế hơn và trẻ có khả năng tạo ra cái đẹp trong mọi hoạt động và đời sống. Giáo dục thể chất còn có mối liên hệ chặt chẽ với giáo dục lao động. Thể dục giúp trẻ có sức khoẻ dẻo dai, vận động nhanh nhẹn, chính xác hơn, trẻ có cảm giác về nhịp điệu và sự định hướng không gian tốt hơn. 
      Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, tình hình sức khoẻ còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Nhiều trẻ mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, các bệnh đường hô hấp, các bệnh đường ruột… các điều kiện đảm bảo và chăm sóc sức khoẻ của trẻ còn nhiều thiếu thốn. Cơ sở vật chất ở các trường và gia đình còn quá chật hẹp, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường cho trẻ sinh hoạt, học tập. Vì vậy, giáo dục thể chất cho trẻ em ở nước ta cần được tiến hành một cách mạnh mẽ toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ được phát triển tốt nhất.

2. Cơ sở thực tiễn:
 2.1. Mô tả thực trạng:
Trường Mầm non B - xã Vạn Phúc đã được công nhận là trường chuẩn Quốc gia năm 2010.Trường ở vị trí trung tâm của thôn nên rất thuận lợi cho việc phụ huynh đưa con đến trường, thuận lợi cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ. 
           Với quy mô toàn trường có 10 lớp học: 3 lớp mẫu giáo lớn, 3 lớp mẫu giáo nhỡ, 2 lớp mẫu giáo bé, 2 lớp nhà trẻ. Tổng số học sinh là 440 cháu gồm 10 nhóm lớp với 48 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trình độ giáo viên đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 52%, trường nhiều năm đạt trường tiên tiến cấp huyện, chất lượng giảng dạy ngày càng nâng cao, được phụ huynh học sinh tin tưởng nên số lượng học sinh ra lớp ngày một đông.   
- Năm học 2013-2014, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp Mẫu giáo nhỡ B3, lớp có 3 cô. 
- Trình độ: 1 cô Đại học; 2 cô Trung cấp Sư phạm (Hiện đang học lớp Đại học Sư phạm, Khoa Giáo dục Mầm non).
- Tổng số cháu là: 45 cháu, trong trong đó có 21 trẻ nữ, 24 trẻ nam, có nhiều trẻ là con em của các hộ gia đình từ nơi khác đến tạm trú làm ăn.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã có những điều kiện thuận lợi và gặp một số khó khăn sau:
   2.2. Thuận lợi:
- Giáo viên:
+ Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, được thường xuyên tham gia vào các lớp tập huấn chuyên môn và kiến tập về tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất trong trường Mầm non do Huyện tổ chức. Giáo viên có kĩ năng tổ chức các nội dung liên quan đến hoạt động cho trẻ mầm non.
- Cơ sở vật chất:
+ Được nhà trường trang bị các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho môn học đầy đủ.
+ Được đầu tư các tài liệu về hoạt động giáo dục thể chất.   
+ Sân trường rộng rãi, có phòng hoạt động thể chất nên có nhiều điều kiện thuận lợi để tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ.
   2.3. Khó khăn:
 - Giáo viên: 
+  Bản thân còn hạn chế trong việc sáng tạo các động tác, các bài vận động tập luyện kết hợp với nhạc cho trẻ nghe và thực hành tập luyện. 
-  Học sinh:
 + Mức độ tiếp thu kiến thức của trẻ không đồng đều, số trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ nên trẻ hiếu động chưa chú ý trong giờ học.
+ Một số trẻ trong lớp chưa qua lớp mẫu giáo bé, trẻ còn nhút nhát không tích cực hoạt động. 
+ Một số trẻ hiếu động, thích chạy nhảy nô đùa nhưng chưa có khả năng thể hiện chính xác các động tác tập luyện, sáng tạo trong các hoạt thể dục. Một 


số trẻ khác lại khá rụt rè nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể. 
 - Phụ huynh:
 + Phần lớn là làm nông nghiệp nên chưa thực sự quan tâm đến việc học hành của con em mình.
 - Cơ sở vật chất:
 + Những bài tập vận động sáng tạo chưa có đồ dùng. 
 + Nguyên vật liệu để làm đồ dùng dụng cụ thể dục chưa được phong phú, đa dạng.
    Xuất phát từ những cơ sở thực trạng trên của trường, của lớp, tôi đã áp dụng thực hiện các biện pháp sau để giúp cho trẻ 4 - 5 tuổi ở lớp tôi học tốt môn phát triển vận động.

3. Các biện pháp:
3.1. Biện pháp 1: Khảo sát trẻ tại lớp. 
3.1.1 Khảo sát về sức khỏe của trẻ
       Nói  đến giáo dục thể chất không thể không nói đến tình hình sức khỏe của trẻ. Căn cứ vào tình hình sức khỏe thực tế của học sinh lớp tôi để đưa ra các hình thức giáo dục thể chất phù hợp. Việc đánh giá tình hình sức khỏe tôi căn cứ vào 3 yếu tố: thể chất, tinh thần và xã hội, cả 3 mặt trên đây của sức khỏe làm thành một thể thống nhất, tác động qua lại với nhau và cùng quan trọng như nhau. Chúng được hình thành trong quá trình rèn luyện thường xuyên trong các hoạt động được tổ chức ở lớp và trong gia đình trẻ. Đây chính là khái niệm cơ bản về sức khỏe và là cơ sở để tôi đề ra phương hướng đúng đắn trong việc chăm sóc cũng như đưa ra các hình thức tổ chức vận động phù hợp. Sự phát triển của trẻ được thể hiện qua các chỉ số: Chiều cao - Cân nặng - Vòng đầu - Vòng ngực - Vòng cánh tay. Trong đó 2 chỉ số chiều cao và cân nặng là hai chỉ số cơ bản dễ theo dõi và đánh giá. Tôi đã tìm hiểu các tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe của trẻ mẫu giáo và thực tế bộ Giáo dục - 
Đào tạo đã đưa ra chỉ tiêu đánh giá sức khỏe của trẻ mẫu giáo như sau:
Tuổi
Trai
Gái
Cân nặng
Chiều cao
Cân nặng
Chiều cao

-2SD

TB
+2SD
-2SD
TB
+2SD
-2SD
TB
+2SD
-2SD
TB
+2SD
4 Tuổi
12,9
16,7
20,8
94,4
102,9
111,5
12,6
16
20,7
93,5
101,6
109,7
4,5 tuổi
13,5
17,5
21,9
98,7
106,6
115,4
13,2
16,8
21,9
96,7
105,1
113,5
5 tuổi
14,4
18,7
23,5
100,7
109,9
119,1
13,8
17,7
23,2
99,5
108,4
117,2

     Tôi tiến hành cân đo cho trẻ 4 lần trong một năm học. Căn cứ vào chỉ tiêu đánh giá sức khỏe trên tôi đã theo dõi sức khỏe của trẻ mẫu giáo trong lớp Mẫu giáo nhỡ B3 của tôi phụ trách như sau:

Thời gian
Số trẻ
Cân nặng
Chiều cao
Bình thường
Suy dinh dưỡng
Béo phì
Bình thường
Thấp còi
9/2013
45 trẻ
41
3
1
43
2
12/2013
45 trẻ
44
3
1
44
1
2/2014
45 trẻ
44
1
1
45
0
4/2014
45 trẻ
44
0
1
45
0

Qua bảng theo dõi sức khoẻ của trẻ mẫu giáo trong lớp tôi, tôi thấy rằng số trẻ đạt cân bình thường ở lớp tôi đạt 91%. Số trẻ đạt cân bình thường hầu hết đều tăng dần lên trong suốt năm học. Tỷ lệ trẻ béo phì ở cả 4 lần cân đều chỉ có 1 trẻ chiếm 2,3%.  Số trẻ suy dinh dưỡng có 3 trẻ chiếm 6,7%, đầu năm có 2 trẻ thấp còi cuối năm không có trẻ thấp còi. 
      Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã nhận thấy, tôi cần quan tâm đến nhiệm vụ, nội dung và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ hơn nữa để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ thấp còi xuống giúp trẻ được tăng trưởng và phát triển bình thường. Là một giáo viên mầm non tôi cũng cần nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, vai trò của giáo dục thể chất cho trẻ, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm của mình hơn nữa để đạt kết quả giáo dục cao hơn. 
3.1.2. Khảo sát kĩ năng vận động của trẻ
Để làm tốt công việc rèn kĩ năng phát triển vận động cho trẻ ở lớp tôi, bản thân tôi đã chú ý đi sâu vào đánh giá kĩ năng trẻ ở các nhóm vận động khác nhau. Kết quả tôi đã thu được bảng đánh giá sau:
Bảng đánh giá chất lượng trẻ đầu năm học

Nội dung

Số trẻ

Tỉ lệ %

Kĩ năng vận động đi và chạy
35/45
78 %

Kĩ năng vận động nhảy và bật
34/45
75%

Kĩ năng vận động bò, trườn, trèo.
35/40
78%

Kĩ năng vận động ném, chuyền và bắt
32/45
71%

Khi đã nắm vững được tình hình sức khỏe, kĩ năng của trẻ như trên tôi đã đề ra những kế hoạch cụ thể xây dựng những hình thức khác nhau để tổ chức tốt phát triển vận động cho trẻ

3.2. Biện pháp 2: Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản và những tố chất vận động 
          Kĩ năng vận động là năng lực giải quyết nhiệm vụ vận động trong điều kiện trẻ phải tập trung chú ý vào từng bài tập, từng động tác của bài tập thể chất. Đặc điểm nhận thức của trẻ là tư duy trực quan, các thao tác vận động chưa nhuần nhuyễn, chưa liên tục đảm bảo độ bền vững, dễ dàng mất đi nếu không được ôn tập nhiều lần. Tôi dùng nhiều hình thức như: Tay không, gậy, hoa, nơ…dưới dạng các trò chơi  
          Cùng với việc bảo vệ tính mạng và tăng cường sức khoẻ, đảm bảo sự tăng trưởng hài hoà của trẻ thì tôi thấy chúng ta cần hình thành, phát triển và hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản như đi, chạy, nhảy, leo trèo, ném, trườn… Rèn luyện kỹ năng phối hợp cảm giác với vận động, phối hợp 

các vận động của các bộ phận cơ thể với nhau như đầu, thân mình, chân, tay; năng lực định hướng trong vận động như trái, phải, trước, sau… để vận động của trẻ được nhanh nhạy, chính xác hơn. 
Tiếp tục hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động đồng thời rèn luyện những phẩm chất vận động cho trẻ, dần hoàn thiện các động tác để các động tác trở nên nhanh nhạy, chính xác, linh hoạt, gọn gàng, dẻo dai, không còn những động tác thừa như nghoẹo cổ, thè lưỡi, xô người về phía trước hay phía sau khi không cần thiết. Trẻ biết thực hiện các bài tập vận động một cách hợp lý trong các điều kiện khác nhau và biết kết hợp các bài tập vận động đã học khác. 
  Tôi phân chia các kỹ năng vận động để rèn luyện trẻ như sau:

3.2.1 Rèn luyện các kĩ năng vận động đi và chạy
      Tôi cho trẻ tập luyện các vận động đi giúp trẻ phát triển các tố chất nhanh nhẹn, dẻo dai và sức mạnh của cơ bắp, của đôi bàn chân, giúp trẻ có khả năng thăng bằng và kiểm soát vận động. Rèn luyện, phát triển cơ, tính đàn hồi của khớp cổ chân, bàn chân, rèn tư thế thân người thẳng. Cho trẻ đi xen kẽ giữa đi thường, đi kiễng chân, đi bằng gót chân, đi có sự thay đổi từ gót lên mũi bàn chân trẻ sẽ không bị mỏi chân. Khi đi kiễng chân trẻ giả làm “Cây cao”, “Tàu hỏa xuống dốc”, “Gấu đi ì ạch”.
     Ban đầu tôi tập luyện cho trẻ với các kĩ năng vận động đơn giản như: đi kiễng gót, đi bằng gót chân. Ở bài tập này giúp cho trẻ lớp tôi tập luyện với cột sống, cơ chân và giữ thăng bằng. Tôi yêu cầu trẻ đi kiễng cao gót hoặc đi bằng gót chân, dang hai tay giữ thăng bằng, đầu không cúi, mắt nhìn thẳng về phía trước. Các động tác được tôi phối hợp bằng cách cho trẻ đi kiễng gót khoảng 1.5m, tiếp đến đi thường 1.5m rồi đi bằng gót chân 1,5m sau đó lại thực hiện đi thường. Cứ như vậy tôi tiếp tục cho trẻ đi lặp lại 2-3 lần và kết thực bằng vận động đi thường.
     Khi trẻ ban đầu đã có kĩ năng theo các bài tập mà tôi hướng dẫn ở trên, Tôi tiến hành rèn luyện cho trẻ các bài tập đi khuỵu gối. Ở bài tập này tôi yêu cầu trẻ hơi khom người, đầu gối hơi khuỵu xuống, trẻ phải vung tay để giữ thăng bằng trong lúc đi. Vận động này tôi cho trẻ thực hiện thay đổi sau khi đi thường khoảng 3m – đi khuỵu gối 2m – đi thường 3m, và được lặp đi lặp lại 3-4 lần
       Không dừng lại ở bài tập hình thành các kĩ năng đơn giản, ở một mức độ cao hơn tôi yêu cầu trẻ phải đi bước lùi. Tôi cho trẻ đứng tự nhiên, từng chân bước đi lùi lại phía sau, hai tay của trẻ có thể chống hông hoặc giang ngang để giữ thăng bằng. Trước khi thực hiện, tôi cho trẻ xác định phía trước, phía sau và trẻ quan sát trước khoảng đường mà trẻ cần đi. Khi trẻ chưa quen tôi cho trẻ đi bước lùi ở khoảng cách ngắn sau đó tăng dần khoảng cách.

       Để nâng hình thức lên cao hơn  tôi yêu cầu trẻ đi theo các hướng khác nhau, đi và làm theo hiệu lệnh. Mục đích của hoạt động đi này nhằm phát triển khả năng định hướng không gian, rèn luyện sự chú ý, nhanh trí, tập cho trẻ đi theo vòng tròn, theo đường dích dắc….
Nhiệm vụ chủ yếu của động tác chạy là: rèn luyện sự nhanh nhẹn khéo léo và sức bền; chuyển động với sự phối hợp giữa tay và chân, đưa cơ thể chuyển động về phía trước.
Thông qua hoạt động chạy một cách hợp lí có thể tăng cường sức mạnh cơ bắp phần chân, đùi, phát triển các tố chất thể lực như: tốc độ, tính linh hoạt và sức bền v.v… Đồng thời trong quá trình trẻ chạy, còn có thể tích lũy được các kinh nghiệm có quan hệ tới không gian và thời gian, từ đó thúc đẩy sự phát triển của các tri giác về không gian và thời gian.
Theo quan điểm sinh học, chạy là phản xạ có điều kiện. Chạy làm tăng quá trình sinh lý, phản ánh trao đổi chất của cơ thể và ảnh huởng tốt tới cơ thể trẻ. Thế nên động tác chạy có ý nghĩa sinh lí to lớn. Trong quá trình thực hiện động tác chạy, sự hoạt động các cơ bắp lớn của chân, mông và bụng dẫn đến tiêu hao năng lượng điều đó có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển và hoàn 


thiện của các hệ cơ quan của cơ thể như: hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn…
Theo quan điểm giáo dục học, chạy thuộc loại hình động tác có chu kì. Chạy vừa là kĩ năng vận động cơ bản trong sinh hoạt hàng ngày của con người vừa là một biện pháp rèn luyện thể lực quan trọng. Khi chạy hầu  như cơ bắp của các bộ phận toàn thân đều phải tham gia vào vận động 

* Mục đích và tác dụng của hoạt động chạy
Nhiệm vụ chủ yếu của động tác chạy là: rèn luyện sự nhanh nhẹn khéo léo và sức bền; chuyển động với sự phối hợp giữa tay và chân, đưa cơ thể chuyển động về phía trước.
Thông qua hoạt động chạy một cách hợp lí có thể tăng cường sức mạnh cơ bắp phần chân, đùi, phát triển các tố chất thể lực như: tốc độ, tính linh hoạt và sức bền v.v… Đồng thời trong quá trình trẻ chạy, còn có thể tích lũy được các kinh nghiệm có quan hệ tới không gian và thời gian, từ đó thúc đẩy sự phát triển của các tri giác về không gian và thời gian
Ví dụ 1: Bài vận động: Chạy thay đổi hướng theo các vật chuẩn chủ đề “Thế giới động vật”. Tôi dùng các vật chuẩn là các con vật Gấu, thỏ, mèo, chó…. Tôi yêu cầu trẻ phải chạy từ đích đến các vật chuẩn theo thứ tự yêu cầu, đòi hỏi trẻ phải nhớ và chạy về đúng vị trí của các con vật đứng làm đích. Trẻ rất hào hứng tham gia khéo léo chạy về các con vật theo đúng hướng.
Ví dụ 2: Bài vận động: Chạy theo đường dích dắc chủ đề “Thế giới thực vật”. Tôi chuẩn bị 5 cây xanh đặt chúng theo đường dích dắc, khoảng cách giữa các cây là 1,5 – 2m. Tôi tổ chức cho trẻ lần lượt phải chạy di chuyển theo đường dích dắc qua các cây. Trẻ rất hào hứng tham gia, sau bài 

tập rèn luyện cho trẻ tình linh hoạt, tăng cường sức mạnh của cơ bắp, định hướng đúng không gian.
Từ những biện pháp của bài tập rèn luyện kĩ năng vận động đi và chạy mà tôi đưa ra tôi thấy trẻ lớp tôi rất hào hứng tham gia vào các hoạt động. Trẻ linh hoạt hơn, khả năng thăng bằng của trẻ tốt hơn, trẻ có tư thế đi và chạy đúng. Sự phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể không còn khó khăn, nhịp nhàng hơn. 

Biện pháp rèn kĩ năng phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi


3.2.2 Rèn luyện các kĩ năng vận động nhảy và bật
       Sau khi tìm hiểu tôi thấy việc thực hiện vận động nhảy đối với trẻ còn khó khăn. Khả năng phối hợp vận động chưa tốt, tay chưa là yếu tố tích cực thúc đẩy sự tăng vận động khi nhảy. Khi hạ xuống mặt đất vấn còn rất nặng nề, chân chưa co lại, tuy nhiên trẻ đã biết nhún chân lấy đà bật người lên cao. Trẻ đã biết rời được hai chân khỏi mặt đất cùng một lúc. Đây là vận động khó vì nó đòi hỏi sức mạnh cơ chân, sự phối hợp chân tay với toàn thân.
       Tôi đã cho trẻ tập luyện các bài tập bật – nhảy thông qua các bài tập như: Bật tiến về phía trước, Bật liên tiếp qua các vòng, bật xa 35 – 40 cm, bật từ trên cao xuống, bật nhảy chụm tách chân, bật qua vật cản, nhảy lò cò, nhảy xa…  
  
   Ví dụ 1: Bài vận động: Bật chụm tách chân theo ô vẽ  chủ đề “Phương tiện và một số quy định giao thông”. Tôi chuẩn bị các ô vẽ và tổ chức cho trẻ bật. Với bài tập này tôi yêu cầu trẻ có tư thế chuẩn bị đứng khép chân, hai tay chống hông, nhảy chụm 2 chân vào ô thứ nhất, nhảy tách 2 chân vào ô thứ hai…cứ tiếp tục cho đến hết ô và đi về chỗ, chân bật không giẫm vào vạch và các bước nhảy phải liên tục. 
Thông qua các bài tập rèn luyện kĩ năng nhảy và bật mà tôi đưa ra cho trẻ tôi thấy trẻ linh hoạt hơn, chân tay phối hợp nhịp nhàng, rèn luyện sức mạnh của đôi bàn chân.

3.2.3 Rèn luyện các kĩ năng vận động ném, chuyền và bắt
Các bài tập này yêu cầu sự phối hợp vận động giữa sức mạnh và sự khéo léo, đòi hỏi khả năng giữ thăng bằng, xác định đúng tầm mắt, ước lượng chính xác khoảng cách. Tôi đã rèn luyện kỹ năng ném, chuyền, bắt cho trẻ thông qua các bài tập: ném bằng một tay, ném trúng đích nằm ngang, ném trúng đích thẳng đứng, tung bóng lên cao và bắt bóng, chuyền bóng qua đầu – qua chân…
Ví dụ 1: Bài vận động: Ném trúng đích thẳng đứng  chủ đề “Thế giới thực vật”. Để cho trẻ hứng thú tôi chuẩn bị 2 đích đứng là hai bông hoa nhụy hoa có đường kính 35-40cm, chiều cao của bông hoa là 1,2m. Với bài tập này tôi yêu cầu trẻ tay cầm bao cát giơ ngang tầm mắt, đứng chân trước chân sau, chân sau cùng chiều với tay ném, khi có hiệu lệnh ném trẻ vung tay ra phía sau, dùng lực của cánh tay ngắm thẳng đích để ném bao cát qua đích.

Thông qua các bài tập này rèn luyện cho trẻ các nhóm cơ bắp của tay và sự phối hợp khéo léo trong vận động. Khả năng xác định vị trí của đồ vật thông qua ước lượng tầm mắt của trẻ dần trở lên chính xác hơn.
3.2.4  Rèn luyện các kĩ năng vận động bò, trườn, trèo.
       Mục đích của việc rèn luyện các vận động bò, trườn, trèo giúp trẻ rèn luyện sự phối hợp khéo léo các vận động của cơ thể và khả năng vận động dẻo dai. Tôi nhận thấy đây là nhóm bài tập có tính chu kỳ, chúng là vận động luân phiên của tay và chân. Khi vận động thu hút một số lượng lớn cơ bắp 

hoạt động tích cực, nâng cao khả năng làm việc của cơ thể trẻ, giúp hình thành tư thế đúng của trẻ.
      Quá trình tập luyện các bài vận động bò, trườn, trèo nhằm giáo dục trẻ các tố chất nhanh khéo léo, tăng cường lòng dũng cảm, quyết tâm thực hiện động tác.
      Để hoàn thiện nhóm kĩ năng bò, trườn, trèo tôi cho trẻ tập các bài tập: Bò bằng bàn tay - bàn chân theo đường dích dắc, bò bằng bàn tay - cẳng chân kết hợp chui qua cổng vòng cung cao 45-50cm, trườn sấp 3-4m kết hợp trèo qua ghế thể dục, trèo lên xuống ghế hoặc gỗ hộp cao 30cm, Trèo lên xuống thang…

    Ví dụ 1: Bài vận động: Trèo lên xuống thang  chủ đề “Thế giới động vật”
Để giúp trẻ tập luyện ở bài vận động này lần đầu tôi cho trẻ trèo bước dồn. Yêu cầu kỹ năng của trèo thang bước dồn, tôi khuyến khích trẻ vị trí tay ở dóng thang trước ngực, bước một chân lên dóng thứ nhất, bước tiếp chân kia, sau đó chuyển tay vị lên dóng trên rồi bước tiếp một chân lên, cứ tiếp tực như vậy cho trẻ trèo lên các dóng tiếp theo. Khi bước xuống cũng bước dồn từng chân một. Khi trẻ đã tự tin, mạnh dạn hơn tôi cho trẻ trèo liên tục lên các dóng, không dừng hai chân ở một dóng. Yêu cầu của bài tập này tôi yêu cầu trẻ tay vịn ở dóng thang ngang ngực, bước một chân lên dóng thứ nhất, chuyển một tay khác bên chân lên dóng trên, bước chân kia lên dóng thứ hai…thực hiền trèo liên tục phối hợp chân nọ tay kia. 

Hình ảnh trẻ đang tập thể dục trèo thang
Nhờ có những bài tập trong các vận động bò, trườn, trèo của trẻ, trẻ lớp tôi ban đầu còn rụt rè dần dần các cháu mạnh dạn tự tin, hoạt động luân phiên của tay và chân nhịp nhàng nâng cao khả năng làm việc của cơ thể trẻ. 


3.3. Biện pháp 3: Lựa chọn các bài tập vận động cơ bản phù hợp với trẻ.
       Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là đối với cơ thể đang phát triển như trẻ mầm non. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỷ XVIII: “Cơ thể không vận động cũng giống như nước trong ao tù”; “Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động”. Ngày nay, khoa học đã chứng minh được rằng: phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển; hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Ngoài ra, những trẻ  “đói vận động” còn có các biểu hiện: giảm khả năng chịu đựng của cơ thể, hay mắc bệnh về đường hô hấp (qua các kết quả điều tra cho thấy, trẻ thiếu vận động có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn trẻ bình thường 20%). 
      Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy, khi lập tôi chọn lọc các bài tập vận động cơ bản trong hoạt động dục thể chất tôi dựa trên những cơ sở sau: Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được hứng thú với trẻ. 
      Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể. 
       Cùng với việc dạy trẻ dạy trẻ các bài tập vận động tôi cũng phải chú ý đến việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động. 
      Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng, chính xác. 

Sau khi căn cứ vào những cơ sở trên tôi đã lựa chọn các bài tập vận đông cơ bản của từng chủ đề như sau:    

CHỦ ĐỀ
VẬN ĐỘNG CƠ BẢN


Trường mầm non
1.     Bật về trước
2.     Tung và bắt bóng
3.     Bò thấp chui qua cổng

Bé và Gia đình
1.  Đập bóng xuống sàn và bắt bóng.
2.     Bật tiến về phía trước
3.  Đi theo đường hẹp – trèo lên xuống ghế.
4.     Bật xa 30 – 35cm
5.     Bò thấp chui qua cổng


Thế giới thực vật
1.    Bật chụm chân liên tục vào 5 ô.
2.     Lăn bóng và di chuyển theo bóng.
3.     Đi trên ghế thể dục
4.     Ném trúng đích thẳng đứng
5.     Ném trúng đích nằm ngang
Tết và lễ hội mùa xuân
1.     Trèo thang
2.     Đi chạy bước qua chướng ngại vật
3.     Đi trên ghế băng đầu đội túi cát

Thế giới động vật
1.     Ném trúng đích nằm ngang.
2.     Bật chụm chân liên tục vào 5 ô
3.     Ném xa bằng hai tay – Chạy nhặt bong
4.     Trèo thang – chạy chậm 80m.
5.     Bật xâu 25 – 30 cm
6.     Bật ô.
Phương tiện và quy định giao thông
1.     Đi trên ghế băng đầu đội túi cát.
2.     Bật chụm tách chân theo ô vẽ
3.     Lăn bóng và di chuyển theo bóng
Nước và một số hiện tượng tự nhiên
1.     Chuyền bắt bóng qua đầu
2.     Lăn bóng và di chuyển theo bóng
3.     Bật xa – chạy nhanh 10m.
Quê hương,  Bác Hồ, trường tiểu học
1.     Lăn bóng và di chuyển theo bóng
2.     Trèo thang
3.     Ném đích ngang – nhảy lò cò – chạy nhanh 12m.

3.4. Biện pháp 4: Sưu tầm, lựa chọn một số trò chơi vận động giúp trẻ phát triển một cách toàn diện
       Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể dục buổi sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao lao động. Trong đó, trò chơi vận động, trò chơi thể thao là các hình thức hoạt động hấp dẫn trẻ em và có tác dụng giáo dục nhiều tới các vận động cơ bản và sự phối hợp các vận động ấy. Như chúng ta đã biết trò chơi vận động là những trò chơi trong đó lượng vận động chiếm ưu thế. Trò chơi vận động vừa là hình thức tổ chức vui chơi nghỉ ngơi tích cực, vừa là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện. Trò chơi vận động thu hút nhiều trẻ tham gia và có tác dụng hoàn thiện kĩ năng vận động cho trẻ. Trò chơi làm phát triển những phẩm chất đạo đức, tính kỷ luật, trung thực, sự công bằng, biết giúp đỡ lẫn nhau. Chính vì vậy khi lựa chọn trò chơi, tôi dựa trên những điều kiện của trường, của lớp, dựa trên sự hứng thú và khả năng của trẻ lớp tôi phụ trách.
Tôi đã phân loại các nhóm trò chơi để tổ chức cho trẻ chơi dựa trên các tiêu chí sức khỏe, tạo điều kiện rèn luyện các tố chất, kĩ năng vận động và phát triển thể lực cho trẻ. Cụ thể như sau: 

   TCVĐ rèn luyện kĩ năng đi và cảm giác thăng bằng 
“Đi tìm hạt dẻ”, “Lăn dưa hấu”, “Thi tưới cây”, “Khéo léo”, “Gấu và Ong”, “Lăn bóng”, “Bé đi qua cầu”, “Kéo xe ôtô”, “Tàu về bến”, “Thuyền về bến”, “Cây cao, cỏ thấp”, “Nhảy qua cành cây”, “Bắt chước dáng đi của các con vật”, “Gấu dạo chơi trong rừng”, “Chuyền cát”, “Thả thuyền giấy”, “Em đi qua ngã tư đuờng phố”.
 TCVĐ rèn luyện kĩ năng chạy và cảm giác thăng bằng

“Bánh xe quay”, “Đua xe đạp”, “Chạy tiếp sức”, “Nhanh lên bạn ơi”, “Bé làm thợ xây”, “Bắt cá”, “Tiếng trống vang”, “Lính cứu hỏa”, “Mũi tên chỉ đường”, “Bắt chuồn chuồn”, “Chạy đổi chỗ”, “Ôm bóng chạy”, “Mèo đuổi chuột”, “Trời mưa”, “Ô tô vào bến”, “Lá và gió”, “Trời nắng, trời mưa”, “Về đúng nhà mình”, “Chạy theo đèn tín hiệu”, “Đoàn tàu nhỏ xíu”, “Ô tô và Chim sẻ”, “Thỏ đổi chuồng”.

Hình ảnh trò chơi: “Ôm bóng chạy”
Ví dụ: Trò chơi “Ô tô và chim sẻ” Chủ đề giao thông
Mục đích: Rèn luyện kĩ năng chạy và cảm giác thăng bằng cho trẻ
Chuẩn bị: Mũ chim, Vô lăng ô tô.
Tiến hành: Tôi giới thiệu cách chơi, luật chơi của trò chơi này
Các chú chim sẻ vừa đi vừa hát lời bài thơ 
                             Đôi chim cùng bay
                             Chúng bay bay mãi
                             Vẫy đôi cánh nho nhỏ
                             Dang cánh rộng bay cao
                             Vẫy đôi cánh nho nhỏ
                             Chúng sà xuống bên đường
                             Mổ những hạt thóc rơi
Khi đến những câu “Chúng sà xuống bên đường trẻ ngồi xổm và gõ xuống sàn làm chim mổ thóc. 
Trẻ đóng làm các chú chim khi gặp ô tô trên đường thì phải nhanh chóng chạy về chuồng của mình.
 TCVĐ rèn luyện kĩ năng phối hợp kĩ năng đi và chạy cho trẻ
“Bong bóng bay”, “Chó thỏ tinh khôn” “Vượt Trường Sơn”, “Tìm kho báu”, “Lấy bao cát đắp chiến hào”, “Chạy cùng lăn bóng”, “Tu tu tu!”, 


“Hành động và dừng lại”, “Bắt vịt con”, “Máy bay”, “Cáo ơi, ngủ à?”, “Chú thỏ khéo léo”, “Bỏ giẻ”.
Ví dụ: Trò chơi “Vượt Trường Sơn” chủ đề Nghề nghiệp
Mục đích: Rèn luyện kĩ năng đi khom cúi người và chạy cho trẻ, giúp trẻ tập điều khiển vận động, trẻ có phản xạ nhanh và cảm giác thích thú.
Chuẩn bị: mũ của chú bộ đội.
Tiến hành: Tôi giới thiệu tên trò chơi, cách chơi luật chơi với trẻ. Tôi nói với trẻ: “Bây giờ chúng mình cùng làm các chú bộ đội tham gia tập luyện nhé!”. Tôi làm mẫu cho trẻ, đi khom cúi người, khéo léo cẩn thận giống các chú bộ đôi. Hết quãng đường đi khom, các con phải nhanh chóng chạy về căn cứ của mình.
    Ở trò chơi này trẻ rất hứng thú tham gia, trẻ thích được đóng làm chú bộ đội nên cố bắt chước các động tác của chú bộ đội.
        TCVĐ rèn luyện kĩ năng phối hợp kĩ năng bật và nhảy cho trẻ
       “Thỏ nhảy”, “Chim bay về tổ”, “Nhảy qua suối nhỏ”, “nhảy lò cò”, “Bong bong xà phòng”, “Hái quả”, “Ếch ở dưới ao”…
Ví dụ
TCVĐ rèn luyện kĩ năng phối hợp kĩ năng bò, trườn, trèo cho trẻ
“Bò tới cờ”, “Gà vào vườn rau”, “Ném bóng vào lưới”, “Tập làm chú bộ đội”...
TCVĐ rèn luyện kĩ năng phối hợp kĩ năng tung, ném, bắt cho trẻ
“Đẩy bóng trong vòn tròn”, “Bắt bóng”, ”Lăn bóng”, “Lăn bóng vào khung thành”, “ném đúng đích”
TCVĐ rèn luyện vận động khéo léo của bàn tay và các ngón tay cho trẻ
“Cài cúc áo”, “xé lá và giấy”, “Cắp cua bỏ giỏ”, “Con sên”, “Đếm các ngón tay”, “Chơi với các ngón tay”.

* Kết quả đạt được:
    Qua việc xây dựng và tổ chức các trò chơi vận động vào các hoạt động, tôi thấy việc giáo dục thể chất trẻ tốt hơn so với các hoạt động đơn thuần. Trẻ hứng thú tham gia vào chơi các trò chơi. Thể chất của trẻ được phát triển một cách toàn diện hơn.
3.5. Biện pháp 5: Lồng ghép giáo dục thể chất vào các hoạt động khác
Với trẻ mầm non, việc rèn luyện giáo dục thể chất không chỉ được tiến hành ở  thể dục giờ học. Mà hoạt động giáo dục thể chất chiếm một thời gian rất ngắn so với thời gian của các hoạt động khác. Do đó, tôi đã tận dụng thời gian thể dục sáng, vui chơi, hoạt động ngoài trời, thăm quan, các ngày lễ hội, các giờ học khác… để rèn kĩ năng giáo dục thể chất cho trẻ. Cụ thể:
        *Vào những giờ hoạt động ngoài trời:
     Ví dụ:
 Với chủ đề: “Bé và gia đình”. Tôi cho trẻ chơi trò chơi :“Lộn cầu vồng”. Mục đích của trò chơi này là rèn luyện cơ tay và cơ lưng cho trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và khả năng vận động theo nhịp điệu cho trẻ. Trước 

khi chơi tôi cho trẻ đọc thuộc bài đồng dao “Lộn cầu vồng”. Hai trẻ đứng đối diện và cầm tay nhau. Trẻ vừa đọc lời đồng dao vừa đưa tay sang hai bên, khi đọc đến tiếng cuối cùng của bài đồng dao thì cả hai cùng giơ cao cánh tay rồi cùng xoay người nửa vòng, chui qua tay, quay lưng vào nhau, sau đó lại tiếp tục chơi như trước đến câu cuối cùng thì lộn lại tư thế ban đầu.


Hay với chủ đề: “Nước và một số hiện tượng tự nhiên” tôi cho trẻ quan sát đặc điểm của bầu trời, thời tiết mùa hè và kết hợp cho trẻ đọc bài thơ: “Nắng mùa hè”. Qua đó, trẻ biết về khí hậu nắng, nóng của mùa hè, bầu trời cao, mây trong xanh, ánh nắng chói chang. Đồng thời, giáo dục trẻ khi đi học, đi ngoài trời nắng phải đội mũ, nón để giữ gìn sức khỏe.

* Vào những hoạt động giao lưu:
Với chủ đề: “Quê hương – đất nước – Bác Hồ”. Tôi tổ chức cho trẻ lớp tôi được giao lưu với các bạn ở lớp Mẫu giáo nhỡ B1. Mục đích của hoạt động giao lưu này là trẻ được ôn luyện các kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ như: Đi thăng bằng, chạy, bò, trườn...Bằng những yếu tố thi đua thông qua các phần thi giao lưu trẻ rất hứng thú tham gia vào trò chơi. Tác dụng của hoạt động giao lưu này là nhằm rèn luyện sức khỏe, tinh thần đoàn kết, đặc biệt là tác dụng ôn luyện củng cố các kĩ năng vận động cơ bản.
Hay ở chủ đề: “Nghề nghiệp” với mục đích là nhằm rèn luyện các kĩ năng nhanh mạnh bền, khéo léo, rèn luyện thể lực cơ bắp săn chắc cho trẻ. Tôi đã tổ chức cho trẻ chia làm hai đội đá bóng thi đấu tại sân cỏ mini của trường. Khi vào sân cỏ hai đội đã tham gia thi đấu rất nhiệt tình trẻ làm cầu thủ, trẻ làm các chú thủ môn. Thông qua các trân đấu bóng đá trẻ còn được rèn luyện tinh thần đồng đôi, tình kỉ luật của một trận đâu. Trẻ rất hứng thú và nhiệt tình tham gia.

* Vào giờ vệ sinh:
Trước giờ cho trẻ vào vệ sinh rửa tay, rửa mặt, tôi lồng ghép cho trẻ đọc bài thơ: “Rửa tay sạch sẽ”. Từ đó giúp trẻ chú ý giữ gìn đôi tay luôn sạch sẽ để có một cơ thể khỏe mạnh phòng tránh một số dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân trẻ và trẻ có thích thú hơn trong việc thực hiện vệ sinh rửa tay, rửa mặt tốt, có hiệu quả

*Trong giờ ngủ trưa: 
Trước giờ đi ngủ tôi cho trẻ đọc bài thơ: “Ngủ” hoặc bài thơ: “Giờ đi ngủ” qua đó, trẻ hiểu cần phải ngủ đủ giấc cho cơ thể khỏe mạnh và có ý thức hơn trong giờ ngủ trưa. Giấc ngủ trưa sẽ đảm bảo sự nghỉ ngơi và tăng khả năng làm việc của hệ thần kinh. Sau khi cho trẻ ngủ dậy tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nhẹ nhàng: nu na nua nống, đây là anh cả, chúng ta cùng tập thể dục, Kéo cưa lừa xẻ… để trẻ có thể tỉnh táo, hứng thú vào các hoạt động tiếp theo.

*Thông qua các môn học khác:
Với đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo học mà chơi, chơi mà học tôi tận dụng vào các giờ học của các môn học khác để tận dụng vào rèn các kĩ năng vận động cho trẻ lớp tôi. Thông qua các trò chơi tôi đã xây dựng lồng ghép vào các trò chơi luyện tập củng cố. Trẻ không còn cảm thấy nhàm chán hứng thú hơn khi được tham gia vào các hoạt động, kiến thức giờ học được trẻ nhớ lâu hơn, đặc biệt có thể rèn các kĩ năng vận động mà trẻ đã được học. Cụ thể tôi đã lồng ghép vào các môn học như sau:
 Môn: Khám phá khoa học 
Ví dụ:
Đề tài: Khám phá khoa học về:“Một phương tiện giao thông đường bộ gần gũi  Xe máy – ô tô” chủ đề: “Phương tiện và một số quy định giao thông”, tôi lồng ghép phát triển thể lực cho trẻ thông qua hành động bắt chước một số phương tiện như làm tiếng kêu của xe máy, ô tô…giúp trẻ hoàn thiện các bộ máy phát âm. Hay tôi có thể lồng ghép vào phần luyện tập củng cố tôi cho trẻ nhảy lò cò lên tìm các nhóm phương tiện giao thông theo yêu cầu.
Hay khi cho trẻ tìm hiểu về: “Một số con vật sống trong gia đình có hai chân, có mỏ” chủ đề: “Thế giới động vật” lồng  ghép vào phần luyện tập củng cố tôi cho trẻ Chạy theo đường dích dắc, chạy tiếp sức lên ghép các bức tranh con vật theo mẫu

Môn: “Làm quen với toán”
Ví dụ:
 Dạy trẻ thêm bớt trong phạm vi 5 tôi có thể cho trẻ chơi các trò chơi như: 5 con cua đá, 5 chú vịt…thông qua trò chơi trẻ biết thêm bớt trong phạm vi 5, các ngón tay của trẻ được cử động linh hoạt, các khớp cổ tay cũng được rèn luyện
         Môn: Giáo dục âm  nhạc
 Ví dụ:  
Đề tài: Dạy trẻ hát vận động bài: “Gia đình gấu”, tôi cho trẻ vận động theo ý thích của trẻ, hay hướng trẻ vận động các động tác theo các câu hát:
+ Câu hát: “Nhà mình nhà mình gồm 3 chú gấu đen này” trẻ dùng hai tay khum lên cao làm mái nhà.
+ Câu hát: “Gấu bố đây, tớ đứng đây và mẹ này” : Trẻ lần lượt đưa tay sang 2 bên.
 + Câu hát: “Gấu bố to tròn trông như chum” trẻ vung tay rộng ra phía trước mặt.
+ Câu hát: “Thon thon như mẹ trông xinh ghê” trẻ hai tay chống hông nhún người xuống.
+ Câu hát: “Mũm mĩm trông kìa con sao trông đáng yêu”trẻ dùng hai ngón tay trỏ chỉ vào 2 bên má, người quay sang 2 bên.
+ Câu hát: “Chúng ta vỗ tay hoan hô nào” trẻ vỗ tay quay người một vòng”.
Các bài vận động theo nhạc trong giờ âm nhạc trẻ rất hứng thú, thông qua các bài vận động giúp trẻ rèn luyện các khớp ngón tay, cổ tay… cơ thể linh hoạt, phản xạ nhanh. 

Hình ảnh trẻ hát và vận động bài hát: Gia đình gấu

Môn:  Làm quen với văn học
 Ví dụ: 
Đề tài: “Truyện: Gia đình bé Na ” tiết trẻ đã biết, tôi sáng tạo các con rối bằng ngón tay, trẻ dùng các con rối bằng ngón tay để tham gia kể chuyện, diễn rối, khi sử dụng các con rối này giúp trẻ các ngón tay khớp cổ tay linh hoạt. Từ đó tạo điều kiện phát triển kĩ năng vận động tinh và tố chất vận động cho trẻ.

Rối ngón tay trong truyện: “Gia đình búp bê”
Rối ngón tay trong truyện: “Gia đình búp bê”

* Trong các ngày lễ hội, thăm quan
Vào những dịp lễ hội, những ngày kỷ niệm lớn trong năm : khai giảng, tết trung thu, noel, tết nguyên đán, quốc tế phụ nữ 8/3, hội khỏe măng non…. Tôi tổ chức cho trẻ liên hoan biểu diễn văn nghệ, trong đó có đóng kịch, múa, tập eorôbic. Hình thức này thu hút được nhiều trẻ tham gia luyện tập, biểu diễn. Nó có tác dụng động viên, cổ vũ cho các cháu giỏi, đồng thời khuyến khích các cháu yếu, nhút nhát tham gia vào các hoạt động nghệ thuật, rèn các kĩ năng vận động và phát triển thể chất cho trẻ.
Ví dụ :  
Trong hoạt động đi thăm quan làng Gốm Bát Tràng, các bạn lớp tôi được tham gia tô tượng, làm gốm, nặn đất sét…trẻ rất hào hứng tham gia. Công việc của một người thợ làm gốm rất cuốn hút trẻ, trẻ trực tiếp dùng đôi bàn tay của mình để nhào lặn đất sét, được quay bàn quay làm gốm. Qua đó trẻ được rèn luyện các cơ ngón tay, bàn tay giúp cho việc phát triển kĩ năng vận động tinh cho trẻ. 


* Kết quả đạt được:
Qua việc lồng ghép giáo dục thể chất vào các hoạt động khác tôi thấy kết quả trên giờ học thể dục trẻ rất hứng thú, mạnh dạn, sôi nổi tham gia vào các vận động. Trẻ có kỹ năng vận động tốt hơn. Tôi nhận thấy khả năng vận động của trẻ được nâng lên một cách rõ rệt.
3.6. Biện pháp 6: Làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ cho việc rèn kĩ năng phát triển vận động cho trẻ.
Như chúng ta đã biết, mọi quá trình tâm lý đều bắt đầu từ lứa tuổi mầm non. Trẻ học bằng cách thực hiện hành động với thế giới xung quanh. Nên 

cần phải có nhiều đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, vì đối với trẻ: Nghe - quên, nhìn - nhớ, làm - hiểu. Nếu như đơn thuần dạy trẻ bằng đồ dùng, đồ chơi sẵn có thì kết quả tiết học đạt không cao. Vì vậy, để rèn cho trẻ có những kĩ năng vận động tốt, tôi luôn sáng tạo làm những đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn, mới lạ cho cô riêng, cho trẻ riêng. Những đồ dùng, đồ chơi cho trẻ vận động phải có tính thẩm mĩ, đảm bảo phù hợp với đặc điểm, hành động nhận thức của trẻ. Tôi tận dụng bìa lịch, giấy màu, xốp màu, mẹt, thúng… để tạo nên những đồ dùng đồ chơi cho trẻ phục vụ cho các giờ thể dục . Vì yêu cầu của môn phát triển vận động là trẻ nắm bắt được các kĩ năng của bài vận động, kĩ năng chơi các trò chơi vận động. Cho nên, việc làm đồ dùng sáng tạo là rất quan trọng và cần thiết, vì được tham gia trực tiếp hoạt động với những đồ dùng đẹp, trẻ tiếp thu kiến thức nhanh, nắm bắt các kĩ năng vận động nhanh và khả năng vận động chính xác và trẻ ghi nhớ các kĩ năng đó lâu hơn. Chính vì vậy, tôi đã đầu tư thời gian để sưu tầm nguyên vật liệu, kêu gọi sự ủng hộ của phụ huynh, để làm nên những đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ cho các giờ học 

vận động. Những bộ đồ dùng tôi tạo được:

STT

NỘI DUNG

SỐ ĐỒ DÙNG
1
Bài vận động cơ bản

8 bộ đồ dùng
2
Bài tập động tác – bài tập theo nhạc
14 bộ đồ dùng

3
Trò chơi vận động
15 bộ đồ dùng


Kết quả đạt được:
Việc làm những đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc rèn kĩ năng phát triển vận động cho trẻ. Trẻ tiếp thu kiến thức nhanh, nhớ lâu, trẻ không thấy nhàm chán và trẻ thật sự thật sự thích thú khi tham gia giờ học. Đối với tôi trước thái độ học tập của trẻ như vậy, tiết học trở nên nhẹ nhàng, giờ học diễn ra như những trò chơi mà cô và trẻ đều hăng say hứng thú. Chơi mà không biết chán, nên kết quả học tập của trẻ có tiến bộ rõ rệt

4.Kết quả chung:
                Sau một năm thực hiện: “ Một số biện pháp rèn kĩ năng phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi  ở trường mầm non B – xã Vạn Phúc”, tôi thấy đạt được kết quả như sau:
               Hoạt động thể chất của lớp tôi có tiến bộ rõ rệt. Trong giờ học, trẻ trở lên mạnh dạn  sôi nổi hơn, học hứng thú và tích cực hơn.Trẻ  lĩnh hội sâu những kỹ năng vận động và nhớ lâu hơn các tiết dạy đơn thuần. Qua các hoạt động rèn luyện tố chất vận động cũng được phát triển tốt, chất lượng vận động của trẻ được nâng lên rõ rệt. Thể lực của trẻ được phát triển, cơ thể trẻ phát triển hài hòa cân đối, phản xạ của trẻ được tăng nhanh, trí lực của trẻ cũng được rèn luyện. Trẻ có cảm giác về nhịp điệu và sự định hướng không 
gian tốt hơn.
Bảng đánh giá chất lượng trẻ cuối năm học
Nội dung
       Đầu năm

Cuối năm

So sánh kết quả
Số trẻ
đạt
Tỷ lệ (%)
Số trẻ
đạt
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ % tăng

Kĩ năng vận động đi và chạy
35/45
78 %
45/45
100%
22%

Kĩ năng vận động nhảy và bật
34/45
75%
44/45
98%
23%

Kĩ năng vận động bò, trườn, trèo
34/40
75%
43/45
96%
21%
Kĩ năng vận động ném, chuyền và bắt
32/45
71%
43/45
96%
25%

Đối chiếu với kết quả đầu năm: Tôi thấy kĩ năng: 
- Kĩ năng vận động đi và chạy: Đầu năm là: 35/45, đạt 78 %, đến cuối năm là: 45/45, đạt 100%, tăng so với đầu năm là 22%.
- Kĩ năng vận động nhảy và bật: Đầu năm là: 34/45, đạt 75%, đến cuối năm là: 44/45, đạt 98%, tăng so với đầu năm là 23%
- Kĩ năng vận động bò, trườn, trèo: Đầu năm là: 34/40, đạt 75%, đến cuối năm là: 43/45, đạt 96%, tăng so với đầu năm là 21%
- Kĩ năng vận động ném, chuyền và bắt: Đầu năm là: 32/45, đạt 71%, đến cuối năm là: 43/45, đạt 96%, tăng so với đầu năm là 25%

PHẦN III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ

1 - Kết luận chung 
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện. Đặc biệt, giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi tốc độ tăng trưởng, phát triển của cơ thể đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi sức đề kháng của trẻ còn non yếu, rất nhạy cảm với những tác động của môi trường bên ngoài. Nếu trẻ không được chăm sóc giáo dục một cách hợp lý có thể dẫn tới những thiếu sót, phát triển mất cân đối mà sau này không thể khắc phục được. Hơn nữa, nước ta một nước đang phát triển, điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn nên tỷ lệ trẻ em bị mắc các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, các bệnh đường hô hấp và đường ruột còn cao. Do vậy, chất lượng giáo dục thể chất cần được lưu tâm để cho trẻ có thể phát triển thê lực một cách đúng đắn nhất. Sau khi thực hiện các biện pháp nhằm rèn các kĩ năng vận động cho trẻ. Tôi thấy các cháu rất hứng thú tham gia giờ học , các kỹ năng luyện tập đối với trẻ nhẹ nhàng thoải mái hơn, kiến thức, kỹ năng được nâng cao rõ rệt. Kết quả nhận thức trên trẻ đạt chất lượng hơn , 96% trở lên trẻ thực hiện thành thạo kỹ năng vận động của lứa tuổi . đặc biệt là các giờ học thể dục mang tính tổng hợp như : Ném xa – chạy nhanh, nhảy, bật chụm tách chân – tung bắt bóng ….trẻ thực hiện tốt các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng 
    Phụ huynh có sự thay đổi suy nghĩ về vấn đề giáo dục của giáo viên đối với trẻ.
    Đối với giáo viên :  100% giáo viên đã nắm vững trình tự và phương pháp bộ môn  dạy thể dục , nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa của giáo dục thể chất đối với trẻ, cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ của giáo viên có hiệu quả . Tập chính xác các động tác , hướng dẫn kỹ năng cho trẻ rõ ràng , biết chọn các bài tập, các động tác phù hợp với  kỹ năng vận động , đặc biệt là biết khéo léo trong việc chọn lựa các hình thức tổ chức gây hấp dẫn trẻ tham gia tích cực vào giờ học tạo cho bộ môn thể dục không còn là một bộ môn cứng nhắc mà càng thích thú với môn học này, giúp trẻ phát triển toàn diện về “Đức – trí – thể - mỹ”

2 - Bài học kinh nghiệm

        Qua bản sáng kiến kinh nghiệm mầm non

“Một số biện pháp rèn kĩ năng phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi  ở trường mầm non B – xã Vạn Phúc” tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:


-  Muốn giáo dục trẻ đạt kết quả cao đầu tiên người giáo viên phải nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, phải quyết tâm, có lòng nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. Đây chính là cơ sở đầu tiên giúp tôi vượt qua mọi khó khăn trong sự nghiệp giáo dục.
-  Phải khảo sát, phân loại học sinh để có biện pháp bồi dưỡng trẻ.
-  Giáo viên phải nghiên cứu bài trước khi đến lớp, đổi mới có sáng tạo các hình thức dạy trẻ.

 - Sưu tầm những bài vận động sáng tạo, trò chơi vận động  phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với chủ đề.
-  Lồng ghép giáo dục thể chất vào các hoạt động khác trong ngày, cho trẻ được rèn luyện các kỹ năng vận động, các phẩm chất vận động.
-  Phối kết hợp với phụ huynh và nhà trường để có sự giáo dục đồng bộ.
-  Điều kiện cơ sở vật chất, không gian là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ. Nhà trường cần cố gắng tạo điều kiện đồ dùng đồ chơi để giáo viên có thể làm những đồ dùng sáng tạo phục vụ trẻ trong việc tổ chức các hoạt động.
-  Cô giáo phải không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

           3. Khuyến nghị:

      Để nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, giúp trẻ rèn luyện các kĩ năng vận động, phát triển thể chất cho trẻ tốt hơn. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số khuyến nghị với các cấp lãnh đạo như sau:
   - Phòng Giáo dục tăng cường mở lớp bồi dưỡng về chuyên đề phát triển vận động, để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.
   - Không ngừng đầu tư thêm cơ sở vật chất và tuyên truyền nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh và toàn xã hội về tầm quan trọng của giáo dục thể chất nói riêng và của giáo dục mầm non nói chung đối với sự phát triển của trẻ. 
       Trên đây là: “Một số biện pháp rèn kĩ năng phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi  ở trường mầm non B – xã Vạn Phúc”, sáng kiến này đã được áp dụng thường xuyên trong khi dạy trẻ 4 – 5 tuổi trường mầm non B xã Vạn Phúc phát triển vận động. Bản thân tôi, hy vọng thiết tha sáng kiến của mình được góp phần nhỏ vào quá trình tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ ở các trường Mầm non nói chung và ở trường Mầm non B- xã Vạn Phúc nói riêng. Rất mong các cấp đóng góp ý kiến cho bản sáng kiến kinh nghiệm, để tôi có kiến thức vững chắc hơn trong việc tổ chức các hoạt động phát triển vận động, phát triển thể lực và việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non được tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2