Cách làm đèn kéo quân truyền thống Cách làm đơn giản chi tiết

Cách làm đèn kéo quân truyền thống, hàng năm mỗi dịp tết Trung thu tới cũng chính là lúc bạn. Và các thành viên gia đình được sum vầy bên nhau, với biết bao chuyện vui cùng hòa cũng những. Tiếng cười của trẻ thơ vui đùa bên nhau cùng với ánh đèn kéo quân truyền thống lung linh sáng.

Thay vì bạn phải ra những cửa hàng mua đèn kéo quân truyền thống thì tại sao không. Thử cách làm đèn kéo quân đơn giản này ngay tại nhà với những nguyên liệu làm đèn kéo quân đẹp. Cách làm nhanh chóng, sẽ tạo ra một cái đèn kéo quân truyền thống độc nhất và không đụng hàng.




Để chia sẻ kỹ hơn về cách làm đèn kéo quân truyền thống này, Blog mầm non sẽ mách nhỏ với tất các bạn một cách làm đèn kéo quân truyền thống hay cho việc thực hiện này.

Hãy cùng Blog mầm non khám phá xem cách làm đèn kéo quân chi tiết này xem như thế nào nhé các bạn.

Cách làm lồng đèn kéo quân: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động




Cách làm đèn kéo quân truyền thống
Cách làm đèn kéo quân truyền thống

Cách làm đèn kéo quân truyền thống gồm 3 phần chính :


- Khung ngoài làm đèn kéo quân truyền thống bằng bìa cứng, các tông, nhựa,…

- Lồng đèn quay bên trong chúng ta sẽ làm bằng loại giấy mềm và nhẹ như: giấy màu mỏng, giấy bóng mờ, giấy can. Sao cho khi thắp đèn kéo quân có thể nhìn thấy, lồng đèn quay các bạn trang trí hình ảnh. Để khi đèn kéo quân quay sẽ tạo thành những hình ảnh chuyển động (được gọi là kéo quân)

- Cánh quạt đèn kéo quân làm bằng bìa cứng, cần giấy dai và mỏng, tốt nhất làm bằng tấm phim chụp X-quang. Cánh quạt lắp cố định bên trên lồng quay.

- Khi thắp đèn kéo quân không khí nóng sẽ di chuyển lên luồn qua các cánh quạt gió làm cho quay cánh quạt kéo theo lồng quay.


Cách làm đèn kéo quân truyền thống: Cách làm khung ngoài
Cách làm đèn kéo quân truyền thống: Cách làm khung ngoài



Mặt nắp và đáy đèn kéo quân: Dùng bìa cứng làm 2 khung trên và dưới, lục giác hoặc bát giác.

- Mặt trên nắp thì khoét lỗ lớn để không gian bên trong rộng rãi, bên trên làm một thanh ngang. Thanh này có thể tháo rời hoặc làm bản lề 1 đầu, ngay giữa tâm *c1 lỗ để lắp chận và cố định lồng quay.


Cách làm đèn kéo quân truyền thống Cách làm đơn giản chi tiết
Cách làm đèn kéo quân truyền thống Cách làm đơn giản chi tiết

- Mặt đáy khoét lỗ nhỏ hơn và chừa 1 thanh ngang. Thanh này gia cố thêm 1 thanh nhôm mỏng chịu lực, ngay giữa làm 1 cái "rốn" để làm tâm chịu trục quay. 2 bên làm 2 chân cắm nến.


Cách làm đèn kéo quân truyền thống Cách làm đơn giản chi tiết


Khung ngoài: Dùng bìa cứng làm để khung chắc chắn. Khoét bỏ phần trong để dán giấy bóng kính vào tạo ô để nhìn thấy hình ảnh bên trong lồng quay (Giấy bóng nên dán bước cuối cùng khi hoàn tất đèn).


Cách làm đèn kéo quân truyền thống Cách làm đơn giản chi tiết



Cách làm đèn kéo quân truyền thống Cách làm đơn giản chi tiết


Cách làm đèn kéo quân truyền thống Cách làm đơn giản chi tiết
Cách làm đèn kéo quân truyền thống: Cách làm cánh quạt

- Cánh quạt làm to vừa bằng hình tròn bên trong cắt ra từ mặt nắp. Dùng compa vẽ 1 vòng tròn nhỏ cạnh ngoài 1,5 cm (Để đánh dấu gập xuống dán váo lồng quay, như vậy chu vi lồng quay nhỏ hơn vòng tròn khoét trên mặt nắp 3 cm).

- Phần cánh quạt chia ra làm 24 cánh, mỗi cánh cách tâm khoảng 3 cm.

- Cánh quạt sẽ cố định vào 1 khung bìa cứng (Độ cao 2 - 3cm chiếu dài = chu vi cánh quạt).

- Dùng kim bấm giấy gắn cố định các cánh quạt vào khung này, phải làm thật tròn, mỗi cánh nghiêng khoảng 30 độ, phía bên trái cao bên phải thấp để tạo chiều quay từ trái sang phải (Dán ngược có thể úp ngược khung lại).




Cách làm đèn kéo quân truyền thống: Làm lồng quayCách làm đèn kéo quân truyền thống: Làm lồng quay


- Lồng quay làm bằng giấy mỏng, trang trí hình ảnh, phía trên lồng quay sẽ dán cố định vào khung cánh quạt, phía dưới dùng dây kẽm nhỏ làm khung dán cố định để lồng quay không bị giựt méo khi chịu sức nóng và ô van khi quay.

- Giữa lồng quay dùng 1 dây kẽm thật thẳng dán cố định vào tâm cánh quạt đề làm trục quay. Đầu dưới trục quay cắm vào "rốn" của thanh ngang mặt đáy, trục quay phía trên gắn vào lỗ tâm của thanh ngang trên mặt nắp.

- Lưu ý: độ cứng dây kẽm làm trục quay không oằn khi chịu sức nặng của lồng quay, không quá nặng sẽ khó quay.



Cách làm đèn kéo quân truyền thống: Hiệu chỉnh hoàn tất


- Thắp nến khoảng 1 phút để không khí bên trong đèn ấm lên rồi mới cho lồng quay vào, để tránh sức nóng làm cháy cánh quạt dùng tay quay tạo trớn cho lồng quay đều.

- Nếu lồng quay nghiêng so với trục thì dùng kim bấm bấm vào cạnh dưới lồng quay tạo cân bằng.

- Trường hợp đèn không quay thì di chuyển cây nến sát ra phía ngoài lồng quay tạo sức cho cánh quạt, dùng nến lớn hơn hoặc 2 cây 2 bên tăng sức nóng, kê chân đèn lên cao hơn để đối lưu không khí . Cho 1 giọt dầu ăn vào bôi trơn "rốn" của khung đèn.

Cách làm đèn lồng kéo quân trong ngày Tết trung thu rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu và làm theo các bước hướng dẫn dưới đây là đã có thể ring về cho mình một chiếc đèn lồng kéo quân đẹp nhất.


Đèn kéo quân quay được là nhờ vào hiện tượng gì?


Cứ vào nhưng đêm lễ tết trung thu, thì các em nhỏ thường say sưa ngắm nhìn đèn kéo quân truyền thống. Đo đèn kéo quân khác với các loại đèn khác chỉ cần đốt nến lên, phần giữa của đèn sẽ chuyển động. Bên ngoài đèn kéo quân truyền thống có rất nhiều hình chuyển động, như hình tướng quân phi ngựa, hình thỏ nhảy,v.v...


Đèn kéo quân quay được là nhờ vào hiện tượng gì?
Đèn kéo quân quay được là nhờ vào hiện tượng gì?

Đèn kéo quân cỡ lớn có thể chuyển động, điều này là có liên quan tới kết cấu của nó. Đèn kéo quân truyền thống bao gồm hai bộ phận cấu thành, là phần ruột đèn và phần hộp ngoài. Phần ruột đèn là một tấm giấy hồ mỏng được cuộn tròn lại (có thể dùng lụa mỏng), trên đáy hình có vẽ các hình minh họa như ngựa, thỏ. Ống tròn này được gắn vào một trục có thể chuyển động, đáy của ống rỗng để gió có thể thổi thông qua được, đoạn đầu của ống được gắn với một chong chóng làm bằng giấy. Hộp ngoài là một đèn lồng có hình tròn hình bát giác, có thể dùng giấy bóng kính hoặc giấy hồ mỏng.


Khi đốt nến lên, trước tiên không khí bên trong ruột đèn sẽ được đốt nóng. Không khí được đốt nóng, thể tích giãn ra, mật độ giảm xuống, điều này làm cho ruột đèn hình tròn từ từ bốc lên cao. Khi bốc lên sẽ đi qua chong chóng gắn ở phía trên làm chong chóng chuyển động, kéo theo ruột ống cũng chuyển động.

Sau khi không khí trong ống tròn bốc lên trên, dòng không khí lạnh từ bên ngoài đèn đi từ phía dưới lên sẽ được bổ sung vào, hình thành lên một dòng khí tuần hoàn không ngừng. Chỉ khi nào nến tắt đèn kéo quân mới dừng chuyển động.


Sự tích đèn kéo quân, truyện sự tích đèn kéo quân


Ngày xưa, gần đến dịp tết Trung thu, theo lệnh Vua, dân chúng nô nức thi nhau chế ra những chiếc đèn kỳ lạ nhưng không có chiếc đèn nào làm cho vua vừa ý. Bấy giờ, có một nông dân nghèo khó tên là Lục Đức mồ côi cha, ăn ở với mẹ rất hiếu thảo.

Một hôm nằm mơ, Lục Đức thấy một vị thần râu tóc bạc phơ hiện ra phán rằng: "Ta là Thái Thượng Lão Quân, thấy nhà ngươi nghèo khó nhưng ăn ở hiếu thảo với mẹ, vậy ta bày cho ngươi cách làm chiếc đèn dâng Vua".


Sự tích đèn kéo quân, truyện sự tích đèn kéo quân
Sự tích đèn kéo quân, truyện sự tích đèn kéo quân

Hôm sau theo lời dặn của Thần, Lục Đức cùng mẹ lấy những thân trúc trắng cùng giấy màu để làm chiếc đèn. Thời gian qua mau, khi chiếc đèn làm xong là ngày rằm tháng 8 cũng vừa đến. Chàng vui mừng cùng mẹ đem chiếc đèn vào kinh thành dâng vua. Nhà vua xem, thấy chiếc đèn vừa lạ, vừa nhiều màu sắc lại biết chuyển động nên rất hài lòng.

Khi Vua hỏi ý nghĩa của chiếc đèn, Lục Đức theo lời Thần tâu rằng: "Thưa bệ hạ, thân trúc ở giữa đèn là biểu hiện trục khôn, cái chong chóng quay sáu mặt biểu tượng cho sáu cá tính của con người: thương, ghét, giận, buồn, vui, hờn.

Cái chong chóng quay luôn luôn, tượng trưng cho con người hay thay đổi cũng có căn do, đó là đạo làm người. Chong chóng quay luôn cũng nhờ ánh đèn soi sáng, cũng như con người tốt lành cũng nhờ đạo đức. Sáu mặt của chiếc đèn làm bằng giấy tươi sáng biểu hiện cá tính của con người".

Vua truyền đem đèn cho dân chúng cùng xem. Đèn đốt lên làm quay chong chóng. Hiện lên sáu màu sắc rực rỡ là hình ảnh vua, quan, người, ngựa nối đuôi nhau. Tất cả những hình nhân trên đèn được làm bằng giấy. Vua ban thưởng cho mẹ con Lục Đức rất hậu và phong làm Vạn Hộ Hầu.

Từ đó, mối khi đến Tết Trung thu, nhớ lại sự tích người con hiếu thảo Lục Đức, dân chúng đua nhau bắt chước chàng làm nên những chiếc đèn màu rực rỡ gọi là đèn kéo quân.


Blog mầm non tổng hợp



Bài viết liên quan cách làm đèn kéo quân truyền thống

  1. cách làm đèn kéo quân truyền thống
  2. cách làm đèn kéo quân chi tiết
  3. cách làm đèn kéo quân handmade
  4. cách làm đèn kéo quân đẹp
  5. cách làm đèn kéo quân bằng tre
  6. cách làm đèn kéo quân kenh14
  7. cách làm đèn kéo quân đơn giản
  8. cách làm đèn kéo quân bằng điện

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2