Giáo án thi GV dạy giỏi cấp huyện LQVH thơ " Cô giáo của con" lớp lá

HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Giáo án thi GV dạy giỏi cấp huyện LQVH

Đề tài: Thơ : Cô giáo của con

I.Yêu cầu:

- Trẻ thuộc thơ, hiểu được nội dung bài thơ. (MT 25)

- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý cô.

II.Chuẩn bị:

- Địa điểm: Phòng học.

- Phương tiện:

+ Máy tính, tivi, slide nội dung các bước hoạt động, tranh minh họa. 

+ Gấu bông, các phiếu thăm, trống.

- Phương pháp: Quan sát, trò chuyện, đàm thoại.

- Tích hợp: âm nhạc mầm non

Giáo án thi GV dạy giỏi cấp huyện LQVH thơ " Cô giáo của con" lớp lá

III. Tiến hành:

Dự kiến hoạt động của cô

Dự kiến hoạt động của trẻ

*Hoạt động 1: Ổn định- Giới thiệu bài

- Cho lớp xem hình ảnh về cô giáo và các bạn trong trường. Cô và trẻ trò chuyện về nội dung các hình ảnh.

- Đến trường cô giáo làm gì? (Cô dạy tập thể dục, cô dạy học....)

- Các con ơi từ sáng sớm cho đến chiều cô đón các con vào lớp cô dạy các con tập thể dục, cô dạy các con học, chơi, cho các con ăn, cho các con ngủ. Tình cảm của cô rất yêu thương các con như vậy các con đối với cô như thế nào? (Yêu thương)

- Yêu cô thì các con làm gì cho cô vui? ( Vâng lời cô, ngoan, học giỏi,..)

- Đúng rồi! Để cô được vui thì các con phải biết vâng lời cô, ngoan, học giỏi và phải biết vâng lời ông bà cha mẹ nữa có như thế cô mới vui các con biết chưa? (Dạ biết).

- Có một bài thơ nói về cô giáo. Muốn biết tác giả kể về cô giáo như thế nào, các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ: “Cô giáo của con” của tác giả “Hà Quang” sẽ rỏ nha.

* Hoạt động 2: Cô đọc thơ

- Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm, chú ý đến giọng điệu bài thơ.

- Cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ gì? Của tác giả nào? (Bài thơ: “Cô giáo của con”, tác giả “Hà Quang” )

- Cả lớp xem và trò chuyện cùng cô.

- Cá nhân trả lời.

- Lớp lắng nghe

- Cả lớp trả lời.

- Cá nhân trả lời.

- Cả lớp lắng nghe.

- Lớp chú ý lắng nghe.

- Lớp lắng nghe.

- Cá nhân trả lời.

- Cô đọc lần 2: Kết hợp xem tranh minh họa 

- Nội dung: Bài thơ nói về tình cảm của cô giáo dành cho các bạn nhỏ. Mỗi khi vào lớp thì miệng cô luôn nở nụ cười, cô say sưa giảng bài cho các bạn. Các bạn rất yêu quý cô của mình.

* Hoạt động 3: Bé ứng xử giỏi

- Nhìn xem! Nhìn xem! (Xem gì! Xem gì!) - Cô có gì đây? (Gấu bông)

- À! Trên đây cô có rất nhiều gấu bông mỗi gấu bông đều có một phiếu thăm câu hỏi. Bạn nào trả lời đúng câu hỏi thì cô sẽ tặng bạn đó 1 gấu bông. 

- Bài thơ nói về ai? (Cô giáo)

- Trong bài thơ nói mỗi khi vào lớp thì cô như thế nào? (Cô cười thật tươi)

- Đến lớp cô làm gì? (Cô giảng bài)

- Khi giảng bài thì giọng của cô như thế nào? (Ấm áp)

- Những câu thơ nào cho các con biết khi đến lớp cô giảng bài và giọng cô thì ấm áp ?

(“Mỗi khi vào lớp

……………….

Giọng cô ấm áp”)

- Đúng rồi mỗi khi đến lớp cô luôn nở nụ cười thật tươi để đón các bạn vào lớp. Bằng giọng nói nhẹ nhàng và ấm áp cô đã đọc thơ, kể truyện cho các bạn nghe rất say sưa đó các con được thể hiện qua các câu thơ:

(“Mỗi khi vào lớp

……………….

Giọng cô ấm áp”)

+ Cô giải nghĩa từ: “Say sưa” tức là tập trung, chăm chú vào việc giảng bài đó các con. 

- Những bạn nào cô không thích? (Những bạn hay nghịch)

- Cô yêu những bạn nào? (Những bạn chăm ngoan)

- À! Các con ơi những bạn hay nghịch thì cô chẳng thích đâu cô chỉ yêu những bạn chăm ngoan. Còn các con các con muốn được cô yêu hay là cô không thích? (Cô yêu)

- Muốn được cô yêu thì các con phải chăm ngoan nghe lời cô các con biết chưa? (Dạ biết) 

- Những câu thơ nào cho con biết cô không thích những bạn nghịch và cô yêu những bạn chăm ngoan?

- Cả lớp chú ý quan sát.

- Cả lớp lắng nghe

- Cả lớp trả lời.

- Cả lớp lắng nghe.

- Cá nhân trả lời các câu hỏi

- Cả lớp lắng nghe

- Cá nhân trả lời các câu hỏi 

- Cả lớp trả lời.

- Cá nhân trả lời.

( Bạn nào hay nghịch

……………………

Cô yêu lắm đấy)

- Cô tóm ý.

- Tác giả Hà Quang đã ví cô giáo cần như cái gì? Đẹp như cái gì? (Cần như hạt muối, đẹp như hoa rừng)

+ Cô giải nghĩa cụm từ: “Cần như hạt muối”. Muối là một loại gia vị dùng để nêm các món ăn, giúp món ăn chúng ta đậm đà hơn, ngon hơn. Vị mặn của muối cũng như tấm lòng của cô dành cho các con, cô yêu thương các con, mong các con khôn lớn chăm ngoan học giỏi .

- Các bạn đối với cô của mình như thế nào? (Yêu quý)

- Những câu thơ nào cho các con biết cô giáo cần như hạt muối, đẹp như hoa rừng và các bạn rất quý cô giáo?

(Cần như hạt muối

…………………

Ai mà chẳng quý”)

- Cô tóm ý.

- Các bạn rất là quý cô giáo của mình. Còn các con, các con có yêu cô không? (Dạ có) 

* Hoạt động 4: Các nhà thơ nhí

- Cô cho lớp mình chơi trò chơi: Thử tài siêu nhí. Khi cô đánh trống thì các con truyền gấu bông đi khi cô ngừng lại gấu bông ngừng ngay bạn nào thì bạn đó đứng lên đọc thơ.

- Lớp đọc thơ dưới nhiều hình thức.

(Cô chú ý sửa sai cho trẻ)

- Lớp đọc theo hiệu lệnh của cô.

*Hoạt động 5: Chung sức

- Hôm nay cô thấy các bạn siêu nhí đọc thơ rất hay cô sẽ thưởng cho các con chơi một tròchơi mang tên gọi "Ô cửa bí mật"

+ Cách chơi: Trên đây cô có 3 ô cửa chúng ta cùng ta mở ô cửa, bên trong ô cửa có yêu cầu gì thì các con thực hiện yêu cầu đó nha.

- Lớp chơi

- Cả lớp lắng nghe

- Cá nhân trả lời.

- Cả lớp lắng nghe.

- Cả lớp trả lời.

- Cá nhân trả lời.

- Cả lớp lắng nghe.

- Cả lớp trả lời.

- Cả lớp lắng nghe.

- Lớp đọc theo yêu cầu của cô. 

- Lớp lắng nghe

- Lớp chơi

IV.Hoạt động tiếp nối:

Cho lớp làm chim bay.


Xem thêm: Giáo án LQVT Nhận biết và gọi tên các thứ trong tuần
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2