Nên làm gì khi con không chịu đi học mẫu giáo?

Làm gì khi con không chịu đi học; các mẹ ơi có bí quyết làm gì khi trẻ không thích đi học giúp em với, bé nhà em trẻ 4 tuổi không chịu đi học, vì sao trẻ sợ đến trường đã cho đi nhiều lần mà bé khóc quá nhiều, không ăn uống gì được khi ở trường cả, nhà thấy lo nên lại để bé ở nhà mà chưa dám cho đi học. ai có lời khuyên làm gì khi con không chịu đi học giúp mình với.

  1. Trẻ thuận tay trái - Một số điều cần biết khi trẻ thuận tay trái
  2. Chương trình giáo dục mầm non mới
  3. Truyện cổ tích vì sao thỏ cụt đuôi - bài giảng vì sao thỏ cụt đuôi


làm gì khi con không chịu đi học
Làm gì khi con không chịu đi học


Trẻ không thích đi học mẫu giáo. Sáng ngày ra đã bận thì chớ, ấy vậy mà con bạn lại đột nhiên khóc lóc không chịu đi học “Ứ ừ, không đi đâu…!”. Và dù bạn có nói thế nào đi nữa thì con cũng không chịu nghe lời. Vào lúc này, chắc rằng bạn sẽ khá là đau đầu không biết nên làm gì để con dừng hành động này lại.

Vậy làm cha làm mẹ, chúng ta nên làm gì khi con không chịu đi học?

Chắc rằng có lý do nào đó khiến bé không chịu đi học


trẻ không thích đi học mẫu giáo
trẻ không thích đi học mẫu giáo

Có thể bạn cho rằng con thật là bướng bỉnh, chẳng chịu đi học gì cả. Thế nhưng, chắc chắn các bé có lý do của riêng mình.

  • Môi trường xung quanh bé thay đổi
  • Mẹ sinh em bé
  • Bé không muốn rời bố mẹ
  • Bé gặp chuyện không vui với bạn bè hay giáo viên trong trường
  • Bé chưa thích nghi được với các sinh hoạt ở trường như ngủ trưa hay ăn ở trường…
  • Bé cảm thấy không khỏe trong người
  • Bé vừa trải qua một kỳ nghỉ dài


“Ngày đầu tiên đi học” hay “lên lớp mới nên bạn bè và thầy cô cũng khác trước”... đều là sự thay đổi môi trường xung quanh khá lớn đối với trẻ nhỏ. Chính điều này khiến trẻ nhỏ cảm thấy lo lắng, bất an. Ngoài ra, cũng có trường hợp bé cảm thấy ghen tị khi mẹ mới sinh em bé hoặc cảm thấy buồn khi phải rời bố mẹ...

Bên cạnh đó, việc không chịu đi học thường xuất hiện nhiều nhất khi trẻ nhỏ vừa mới kết thúc một kỳ nghỉ dài. Sau các đợt nghỉ dài ngày như nghỉ hè hay nghỉ Tết, không ít bé dù trước giờ vẫn đi học đầy đủ bỗng nhiên không chịu đi học.

Ngoài các lý do kể trên, cha mẹ cũng cần chú ý đến trường hợp trẻ cảm thấy không được khỏe. Khác với người lớn, trẻ nhỏ vẫn chưa thể lưu loát diễn tả được những gì mình nghĩ nên nhiều bé vẫn chưa thể kể cho bố mẹ những cảm giác khó chịu mà mình gặp phải như mệt mỏi, đau đầu hay bị sốt… 

Nếu bạn luôn cho rằng “Chỉ vì không muốn đi học nên con mới nhõng nhẽo như vậy” thì bạn có thể bỏ lỡ dấu hiệu cho thấy con đang gặp phải một vấn đề nào đó.

Vậy trong trường hợp này, là cha mẹ, chúng ta xử lý như thế nào làm gì khi con không chịu đi học?

Cách xử lý khi con không chịu đi học



Ôm con trong 10 giây để con cảm thấy yên tâm

Hầu hết các bậc phụ huynh thường có xu hướng dùng lời nói để thuyết phục con khi thấy con không chịu đi học. Thế nhưng, có một cách khá hữu hiệu mà các bậc phụ huynh có thể dùng để giải tỏa tâm lý cho con, đó chính là “ôm con trong 10 giây”.

Hãy ôm con bạn thật chặt trong khoảng 10 giây. Bằng cách này, con bạn sẽ cảm thấy đỡ bất an hơn. Bạn nên ôm con trước lúc bé đi học.

Lắng nghe thật kỹ chuyện con kể
Thay vì mắng con sao không chịu đi học, bạn nên vỗ về con “Con không muốn đi học à?”, “Hình như con có chuyện gì không vui à?”… Chỉ cần bạn lắng nghe câu chuyện của con và đồng cảm với bé “Ừ”, “Thế à?”, “Thì ra là vậy”… thì con bạn sẽ có thể chia sẻ với bạn những điều mà bé lo lắng và bé sẽ cảm thấy yên tâm hơn.

Làm gì khi con không chịu đi học giải tỏa sự lo lắng của con bằng những vật tiếp thêm sức mạnh cho con


lam the nao de tre thich di hoc
lam the nao de tre thich di hoc

Làm gì khi con không chịu đi học; Dù đã ôm con hay đã nói chuyện và động viên con. Mà con vẫn cảm thấy lo lắng thì bạn có thể sử dụng những vật dụng giúp bé có thêm tự tin hơn. Chẳng hạn như bạn có thể đưa con những vật dụng làm bùa hộ mệnh cho con. Đó có thể là chiếc khăn tay hoặc móc chiếc khóa mà con yêu thích, hoặc cũng có thể là một lá bùa hộ mệnh mà bạn đi xin ở chùa cho con… 

Hãy đưa món đồ cho con và nói với bé “Lúc ở trường, món đồ này sẽ thay mẹ bảo vệ con”, bằng cách này con bạn sẽ cảm thấy có dũng khí để đi học.

Trao đổi với giáo viên ở trường

Dù bạn đã làm đủ mọi cách mà tình trạng này vẫn kéo dài thì bạn hãy thử trao đổi với giáo viên của con ở trường. Hãy giải thích kỹ càng tình hình của con bạn ở nhà và trao đổi những điều mà bạn cảm thấy lo lắng về con mình. Chắc rằng giáo viên cũng sẽ hỗ trợ bạn để giải quyết vấn đề này.

Cho con nghỉ thỏa thích

Chắc rằng không ít bà mẹ sẽ cảm thấy lo lắng “Nếu cho con nghỉ thì có thể con sẽ cứ đòi nghỉ”. Thế nhưng, nếu cứ ép con bạn đi học thì ngược lại tình trạng này có khi còn càng trở nên trầm trọng hơn. Bạn cũng có thể thử cho con nghỉ buổi ngày hôm đó xem sao. Khi nghỉ ngơi thoải mái, dần dần cả cơ thể lẫn tâm hồn của bé sẽ được phục hồi, và cuối cùng bé sẽ chịu đi học.

Cũng giống với người lớn, trẻ nhỏ cũng có những nỗi lo lắng của riêng mình. Bởi vậy, để giúp con luôn vui vẻ đến trường, không thể thiếu được sự hỗ trợ cả về mặt thể chất lẫn tinh thần của mẹ. Và khi con chịu đi học, bạn cũng đừng quên động viên bé “Con mẹ giỏi quá!”, “Cảm ơn con” nhé!

Tác giả: Sato Maiko

Bạn đang xem:

  • làm gì khi con không chịu đi học,
  • trẻ 4 tuổi không chịu đi học,
  • trẻ không thích đi học mẫu giáo,
  • bé sợ đi học lớp 1,
  • lam the nao de tre thich di hoc,
  • không muốn đi học,
  • vì sao trẻ sợ đến trường,
  • làm gì khi trẻ không thích đi học
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2