
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên bài hát, Hát đúng lời, đúng giai điệu bài hát. Biết vận động nhịp nhàng theo lời bài hát.
- Trẻ chú ý nghe cô hát, nhận ra giai điệu tình cảm thiết tha của làn điệu dân ca, biết hưởng ứng cùng cô.
- Biết chơi TCAN “Hát theo hình vẽ”, chơi đúng luật.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng ca hát, hát đúng giai điệu bài hát.
- Phát triển các giác quan và sự tự tin biểu diễn khi tham gia hoạt động.
3. Thái độ
- Tích cực tham gia các hoạt động âm nhạc của trường, lớp.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Đàn, nhạc một số bài hát: Đố bạn, Đàn gà con, một con vịt, kìa con bướm vàng, lý con sáo gò công.- Trang phục: Áo dài
- Máy tính, loa, máy chiếu.
2. Đồ dùng của trẻ
- Mũ múa các con vật- Đội hình chữ u
- Trang phục: Tự chọn
- Tâm thế thoải mái, vui vẻ
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Các bước
|
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Gây hứng thú
|
- Chào mừng tất cả các bé đến với chương
trình “Đồ rê mí năm 2018”.
- Tham gia chương trình hôm nay, có các
đội chơi đến từ lớp 4 tuổi A, trường mầm non Hợp Hòa
+ Xin giới thiệu đội Thỏ trắng
+ Đội Voi con
+ Và cùng chào đón đội Gấu Mi Sa
- Chương trình ngày hôm nay gồm có 3 phần
chơi:
+ Phần 1: Tài năng tỏa sáng
+ Phần 2: Giai điệu thân quen
+ Phần 3: Xúc xắc diệu kỳ
|
- Trẻ lắng nghe
- Vỗ tay
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
|
2. Nội dung
2.1
. Vận động: “Đố bạn”
2.2. Nghe hát :
“Lý
con sáo Gò công” Dân ca Nam Bộ
2.3. TCAN :
“hát
theo nội dung hình vẽ”
|
* Phần 1: Tài năng tỏa sáng
- Để thể hiện tài năng âm nhạc của mình,
sau đây xin mời các bé cùng đến với 1 trò chơi “Nghe giai điệu đoán tên bài
hát”
- Cả lớp hát lại bài hát 1-2 lần
- Để
bài hát hay hơn, sinh động hơn thì các con đã có ý tưởng gì để thể hiện bài hát
này chưa?
+ Để bài hát hay hơn thì có rất nhiều cách
thể hiện bài hát: Khi hát chúng mình
lắc lư, nhún nhảy, múa theo lời bài hát, …và bây giờ cô sẽ thể hiện ý tưởng
vừa hát vừa múa theo lời bài hát nhé!
- Lần 1: Cô hát kết hợp vận động mẫu cho
trẻ xem (không sử dụng đàn)
- Lần 2: Cô phân tích từng động tác tương
ứng với lời bài hát
+ Câu 1:Trèo cây nhanh thoăn thoắt đố bạn
biết con gì”: 2 tay xoay trước mặt, giả làm động tác trèo cây, chân nhún.
+ “Đầu đội hai cái ná đúng là chú Hươu
sao”: 2 tay đưa từ dưới lên trên đầu, nghiêng sang hai bên.
+ Câu 3: “Hai tai to phành phạch đó là chú
voi to”: 2 tay để ngang tai và vẫy
theo nhịp bài hát.
+ Câu 4: Trông xem kìa, trông xem kìa, ai
đi như thế kia” 1 tay chống hông, 1 tay chỉ về phía trước đồng thời nhún
chân, sau đó các con đổi bên.
+ Câu 5: “Phục phịch, phục phịch đó là Bác
Gấu đen”: Người hơi khom, 2 tay để phía trước đánh theo nhịp, đồng thời dậm
chân.
- Lần 3: Cô hát và vận động kết hợp với nhạc.
* Dạy trẻ vận động
- Cả lớp vận động cùng cô 2-3 lần (Lần 1
không nhạc)
- Tổ vận động (3 tổ)
- Nhóm vận động (1-2 nhóm)
- Cá nhân vận động (1-2 cá nhân)
+ Cả lớp vận động lại 1 lần
(Trong khi trẻ hát và vận động, giáo viên
chú ý rèn kĩ năng ca hát, vận động cho trẻ và ý sửa sai cho trẻ (nếu có)
|
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
|
Phần 2: Giai điệu thân quen
- Cô hát lần 1 diễn cảm (Không nhạc) +
giới thiệu tên bài hát, tên làn điệu dân ca: Cô vừa hát cho các con nghe bài
hát: Lý con sáo Gò Công - dân ca Nam Bộ.
- Cô hát lần 2 + Kết hợp nhạc và động tác
minh họa.
Bài hát có giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm,
thiết tha.
- Cho trẻ nghe lần 3, khuyến khích trẻ
hưởng ứng cùng cô.
|
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ hưởng ứng cùng cô
|
|
Phần
3: Xúc xắc kỳ diệu
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
+ Cách chơi: Mỗi lượt chơi, cô sẽ mời 1
đội lên lăn xúc xắc, Khi xúc xắc dừng lại ở mặt có con vật nào, thì đội đó
phải đoán đúng tên bài hát và hát đúng bài hát đó. Đội nào đoán và hát
đúng với nội dung hình vẽ sẽ là đội thắng cuộc.
+ Luật chơi: Nếu đội nào đoán tên bài hát
có nội dung không phù hợp với nội dung hình vẽ sẽ bị mất lượt chơi, phải
nhường quyền đoán và hát cho đội khác và tất nhiên đội đó sẽ là đội thua
cuộc.
- Cho trẻ chơi thử
- Tổ chức cho trẻ chơi
(GV khuyến
khích trẻ vừa hát vừa vận động theo lời bài hát)
- Nhận xét, động viên khích lệ trẻ khi chơi
|
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi thử
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ lắng nghe
|
|
3. Kết thúc
|
- Nhận xét, tuyên dương, giáo dục trẻ
- Tặng quà cho các đội chơi
|
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hưởng ứng
|
Từ Khóa:
Giáo án 4 tuổi