Giáo án chủ đề gia đình 5-6 tuổi - Chủ đề nhánh: Ngôi nhà đáng yêu

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN LỚP LÁ 1

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH

CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGÔI NHÀ ĐÁNG YÊU

( TUÂN II: TỪ NGÀY 19 - 23/10/2017)

Giáo án chủ đề gia đình 5-6 tuổi - Chủ đề nhánh: Ngôi nhà đáng yêu



Tên hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu

Đón trẻ
-Trao đổi với phụ huynh về hoạt động của trẻ ở nhà. Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng,hướng dẫn trẻ về góc chơi gắn với chủ đề
-Trò chuyện với trẻ về nội dung của chủ đề.
-Cho trẻ nghe nhạc , xem tranh ảnh về chủ đề.
Thể dục sáng
- Tập bài nhịp điệu theo nhạc bài “Cả nhà thương nhau”, tập với hoa, tay, kết hợp với động tác xoay cổ tay, động tác chân, động tác bụng lườn…

Hoạt động ngoài trời
-Quan sát thời tiết , dạo chơi sân trường. Lắng nghe các âm thanh khác nhau ở sân chơi.
-Nghe kể chuyện , đọc thơ ,hát  liên quan đến chủ đề
-Trò chơi vận đông: Tìm về đúng nhà.
-Trò chơi dân gian: Kéo co.
-Chơi tự do: Vẽ , xem tranh đố, đoán xếp hình người tropng gia đình.
Hoạt động chủ đích
-TDKN:
Trèo lên xuống thang.
-LQVT:
Mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6.
-KPKH:
 Trò chuyện về ngôi nhà hạnh phúc.
-HĐTH:
Cắt, dán ngôi nhà từ các hình học
-LQVH:
Thơ: Lòng mẹ.
-GDÂN
Hát: Nhà của tôi
   Nghe : Tổ ấm               gia đình – Nhìn hình đoán tên bài hát

-LQCC:
Tập tô chữ cái e ê

Hoạt động góc
-Góc xây dựng: Xây khu nhà bé ở.
-Góc phân vai: Bán rau quả, đồ dung gia đình.
-Góc nghệ thuật: Vẽ ,nặn, cắt , dán, xếp người thân trong gia đình.
  -Hát vận động theo chủ điểm.
  -Góc thư viện: Xem tranh về gia đình.Tô màu tranh gia đình, xem tranh
  truyện về gia đình.
 - Góc thiên nhiên: Trẻ chơi tự do.

Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng:

-     - Rèn cho trẻ nề nếp, giữ vệ sinh cơ thể
-     - Tập rửa tay, chân, rửa mặt, giáo dục trẻ ăn, uống gọn gàng, hợp vệ sinh.
-     - Động viên trẻ ăn hết suất .                                                       
-     - Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc.
-     - Giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ.
Hoạt động chiều
-Ôn bài cũ bằng hình thức trò chơi, chú ý trẻ chậm.
-Làm quen kiến thức mới, hát , đọc thơ về chủ đề.
-Hoạt động góc vui chơi theo ý thích.

Trả trẻ
-Bình cờ cuối ngày.
-Trẻ rửa  mặt,tay chân sạch sẽ ,vệ sinh ra về.

TUẦN II TỪ NGÀY 19- 23/10/2017
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ  hai  ngày 19  tháng 10  năm 2017
Chủ Đ:               Gia đình
Chủ đề nhánh:     Ngôi nhà đáng yêu
Môn:     Giáo dục thể chất –Làm quen với toán.
Đề tài:   Trèo lên xuống thang- TC: Gia đình đua ngựa
 ( Một dụng cụ cho một vận động)
       Nhận biết mối quan hệ hơn kém nhau trong phạm vi 6 ( Hỗn hợp)

I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ trèo lên xuống thang nhẹ nhàng chân nọ tay kia mạnh dạn và chơi trò chơi hứng thú, mô phỏng phi ngựa, đua ngựa
- Phát triển kỹ năng trèo lên độ cao, giữ thăng bằng trạng thái, phát triển vận động nhấc cao đùi qua trò chơi
- Giáo dục trẻ mạnh dạn thực hiện kiên trì động tác đoàn kểt trong khi chơi
- Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6
- Rèn luyện kỹ năng nhanh nhẹn , óc phán đoán, tư duy phát triển
- Giáo dục trẻ ham thích học toán, biết yêu ngôi nhà, biết dọn sạch sẽ
II.Các hoạt động trong ngày
  1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng:
   1.1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ:
- Cô chú ý nét mặt trẻ để tươi cười với trẻ, thân thiện gần gũi, nhắc trẻ xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng đúng nơi quy định. Chào hỏi ba, mẹ và cô lễ phép với mọi người
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ.
     - Trẻ xếp đồ dùng cá nhân ngăn nắp.
- Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích.
 1.2. Thể dục buổi sáng:
- Tập bài nhịp điệu theo nhạc bài “Cả nhà thương nhau”, tập với hoa, tay, kết hợp với động tác xoay cổ tay, động tác chân, động tác bụng lườn…
   2.Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ đi dạo vườn hoa, trò chuyện với trẻ về thời tiết, những thay đổi về thời tiết
- Trò chuyện về sinh hoạt nhà bé.Thăm quan mô hình nhà bạn thu nhỏ trò chuyện với trẻ về gia đình và các thành viên trong gia đình.
- Giáo dục trẻ yêu quý gia đình ,bảo vệ ngôi nhà nơi mình đang ở…
* Ôn bài cũ :  LQCC e, ê
- Cho trẻ xem tranh có chứa chữ cái e –ê  trẻ đọc cụm từ dưới tranh. Đọc chữ cái e- ê dưới nhiều hình thức. Thi đua lên gạch chân chữ cái e- ê trong bài thơ: “Em yêu nhà em”
* Bài mới :   Trèo lên xuống thang
-  Chia trẻ thành 3 đội thi đua trèo lên xuống thang, biết kết hợp tay nọ chân kia để trèo từ dưới lên trên đúng từng bậc thang ,đàm thoại với trẻ thấy như thế nào khi trèo thang...
-  Giáo dục trẻ không được tự leo trèo ở những nơi nguy hiểm khi không có người lớn bên cạnh...
* Chơi trò chơi VĐ :     Về đúng nhà
- Cách chơi: Cô chuẩn bị 3 ngôi nhà có kí hiệu số lượng  khác nhau ( số 3- 4 -5...)
- Chia trẻ thành từng nhóm mỗi nhóm khoảng 10 bạn ,trên tay mỗi trẻ cầm lô tô về người thân trong gia đình theo số lượng khác nhau ( gia đình 3 người, 4 người...) cho trẻ vừa đi vừa hát một bài về chủ đề kết thúc bài hát trẻ chạy nhanh về ngôi nhà đúng với số lượng người trong lô tô, ai về không đúng thì bị phạt nhảy lò cò...
* Trò chơi dân gian :     Kéo co
- Cô nêu luật chơi và cách chơi, cho trẻ chia thành hai đội mỗi đội 5- 6 trẻ đứng đối diện nhau và chơi trò chơi kéo co với nhau. Đội nào kéo được đội bạn qua khỏi vạch chuẩn là thắng cuộc. Số trẻ còn lại làm cố động viên sau đó đối cho đội khác chơi .
- Cô chú ý độn viên sửa sai kịp thời
*Trò chơi tự do: Trẻ chơi tự do với đồ chơi mầm non trên sân trường (phấn , bóng, máy bay giấy)
3. Hoạt động có chủ đích:
3. Hoạt động có chủ đích:
3.1 Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích:
 *Không gian tổ chức:
 - Trong lớp học
 *Đồ dùng phương tiện:
- Thang thể dục, mỗi trẻ một roi nhựa, băng nhạc theo chủ đề
- Mỗi trẻ có 6 đồ dùng, thẻ số từ 1 – 6 và một số đồ dùng khác                               
 3.2 Phương pháp:  
- Trực quan – đàm thoại và hực hành
 3.3  Tiến hành hoạt động có chủ đích:        

                                                Môn : Giáo dục thể chất
Đề tài : Trèo lên xuống thang – TC: Gia đình đua ngựa
( Một dụng cụ cho một vận động )

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 * Hoạt động 1: Bé trò chuyện.
- Trẻ hát bài “ Nhà của tôi”
- Hãy kể các kiểu nhà con biết, nhà sàn có ở đâu?
 - Muốn lên nhà sàn phải nhớ đến cái gì ? mô tả cái thang
- Cô cùng trẻ đọc bài thơ “Bà cháu”. Bà đánh thức bé dậy để làm gì?. Hôm nay bà cháu tập nhiều cho khoẻ nhé!
- Khởi động:
- Cô cùng trẻ đi tự do quay tay, cổ tay, cổ chân, đi chùng đầu gối.
* Hoạt động 2:  Cùng thi nhau.
- Trọng động : Bài tập phát triển chung:
- Cô mở nhạc trẻ tản ra cách nhau, trẻ đi vòng đến chỗ que nhựa mỗi trẻ cầm 1 cây kết hợp tập cùng cô theo nhạc của bài hát
- Hãy cất gậy đi về đội hình như cô đưa ra tín hiệu ( 2 tay song song trước)
- Vận động cơ bản:
- Cô làm mẫu lần 1.(Lần 2 phân tích).
- Mời  vận động viên thi leo thang( cô chú ý sửa sai)
- Mời lần lượt cả lớp 2 bạn lên 1 lần
- Khi đứng trên bậc cao nhất các con thấy cảm tưởng gì? Cô đứng cạnh động viên trẻ nhút nhát
* Hoạt động 3:  Đua tài
- Trò chơi “Gia đình đua ngựa”
- Trẻ hát “ Tổ ấm gia đình” hãy kết thành gia đình chuẩn bị đua ngựa
- Cô nhắc cách đua chú ý chân nhấc vuông góc với thân cho thử phi tại chỗ
- 3 gia đình tổ chức thi
* Hoạt động 4: Gia đình bé thư giản
- Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng thở sâu trong tiếng nhạc êm dịu
- Giáo dục trẻ luyện tập thể thao để có cơ thể tốt
- Kết thúc :Trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô.

- Trẻ hát.
- Trẻ cùng cô suy nghĩ trả lời

- Trẻ đọc thơ dàn hàng tự do
- Trẻ vừa làm vừa nhắc lại những từ cô vừa nói
- Trẻ đến cầm roi nhựa dàn 2 hàng ngang ra cách nhau 1 xải tay
- Trẻ cất gậy vào nơi quy định nhìn tín hiệu đội hình 2 hàng ngang
- 1 -2 trẻ lên trèo
- 3 -5 trẻ lên trèo xuống thang



- Trẻ hát kết thành nhóm 5 -6 người
- Trẻ lấy gậy tập phi tại chỗ
- Chơi thi đua các gia đình
      
Môn :  Làm quen với toán
Đề tài : Nhận biết môí quan hệ hơn kém nhau trong phạm vi 6.
(Loại tiết hỗn hợp)
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Bé với gia đình.
- Trẻ hát bài “ Cháu yêu bà”
- Hãy kể các thành viên trong gia đình có mấy người?
- Trẻ lên kể tên những người trong gia đình trẻ có tất cả là 6….
* Hoạt động 2:  Cùng thi tài
 - Ôn gợi nhớ:
- Cô có các ngôi nhà rất đẹp, các con hãy đếm số lượng trong từng ngôi nhà
- Hỏi trẻ ngôi nhà nào có số lượng người nhiều nhất, ngôi nhà nào có số lượng ít nhất?
- Con hãy gắn hình của các gia đình tương ứng với số người trong từng ngôi nhà
- Bài mới
- Cô cho trẻ lấy đồ dùng trong rổ ra và đếm có số lượng là 6
- Xếp đồ dùng ra và đếm có số lượng là 5
- So sánh 2 nhóm
- Muốn cho 2 nhóm bằng nhau ta phải làm gì? ( Thêm 1). - Còn cách nào nữa không?( bớt 1 đồ dùng)
- Cho trẻ lấy thêm 1 đồ dùng ra đặt vào
- 5 thêm 1 là mấy? ( là 6)
- Bớt 2 đồ dùng còn mấy? ( còn 4 )
- Vậy thêm vào 2 đồ dùng là mấy ? ( là 6 )
- Vậy tương ứng với số mấy? ( số 6 )
* Tiếp tục thêm bớt, so sánh, lấy thêm gắn vào.
- Cho trẻ cất bớt đồ dùng rồi gắn số tương ứng bên cạnh
- Cho trẻ chỉ số đứng sau và số đứng trước số 6 là số nào?
* Hoạt động 3: Thi xem ai giỏi
- Trò chơi:
- Trẻ lên gạch chéo những đồ dùng trong tranh cho bằng với số đã cho
- Gắn số tương ứng vào đồ dùng có số lượng là 6
- Trẻ chuyển đội hình hát 1 bài
- Trẻ đếm từ 1 đến 6
- Kết thúc :Trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô.

- Trẻ hát.

- Trẻ kể về gia đình 



- Trẻ đếm và nói kết quả

- Trẻ trả lời

Trẻ lấy hình gắn vào từng ngôi nhà

- Cả lớp cùng xếp đồ dùng ra và đếm 


Trẻ xếp đồ dùng và thêm bớt gắn số tương ứng vào









- Trẻ lên chơi theo nhóm
4. Hoạt động góc:
A/ Dự kiến thời điểm và hình thức chọn góc:
- Thời điểm: Trong thời gian đón trẻ cô nhắc trẻ chọn góc chơi của mình
- Hình thức: Cho trẻ chọn biểu tượng của các góc rồi gắn về góc mình chọn.
B/ Nội dung:
1. Góc phân vai: Bán đồ dùng gia đình
2. Góc xây dựng: Xây nhà của bé
3. Góc nghệ thuật: NN – NH các bài hát trong chủ điểm, chơi với các nhạc cụ âm nhạc.
4. Góc thư viện – học tập: Xem tranh ảnh về chủ điểm, kể chuyện theo chủ điểm
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, tưới cây, bắt sâu
C/ Cách tiến hành:
Bước 1: Trò chuyện thỏa thuận chơi
- Các con ra ngoài sân chơi có vui không? Giờ các con có thích chơi nữa không? Cô đã chuẩn bị rất nhiều góc chơi cho lớp mình. Bạn nào có thể kể cho cô cùng cả lớp biết xem lớp mình có những góc chơi nào?
- Hôm nay cháu sẽ chơi ở góc nào?
- Khi các cháu chơi thì rủ bạn cùng chơi nhé.
- Ai thích chơi ở góc phân vai, góc xây dựng, góc nghệ thuật và góc thư viện – học tập?
- Hôm nay các bác xây dựng dự định sẽ xây dựng công trình gì? Xây khu phố của bé thì xây như thế nào? Bây giờ các cháu về góc chơi và thỏa thuận vai chơi nhé.
- Giáo dục: Hỏi trẻ trong khi chơi cùng các bạn ở góc chơi thì phải như thế nào?
Bước 2: Trẻ chơi
- Cho trẻ về góc chơi tự thỏa thuận chơi
- Khi trẻ về góc chơi mà chưa thỏa thuận được vai chơi, cô đến thỏa thuận vai chơi cho trẻ.
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát, bổ sung thêm đồ chơi đồ dùng dạy học mầm non  cho trẻ khi cần thiết, động viên khuyến khích trẻ liên kết với các góc chơi khác.
Bước 3: Nhận xét
- Cô nhận xét ngay trong quá trình trẻ chơi
- Có thể cho trẻ tham quan công trình xây dựng
- Cuối gi cô bật nhạc cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi.
Góc hoạt động
Chuẩn bị
Mục tiêu
Cách tiến hành
 1. Góc phân vai: Bán đồ dùng gia đình
- Đồ dùng gia đình như: Nồi, chén, thìa ấm, phích nước.
- Thỏa mãn nhu cầu hoạt động vui chơi của trẻ
- Trẻ biết vai chơi của mình, biết phối hợp cùng chơi với bạn
- Không tranh dành đồ chơi của nhau
- Biết thể hiện đúng vai chơi, hành động vai phù hợp với chuẩn mực đạo đức của vai chơi
- Chơi bán hàng thì người bán hàng phải biết mời chào người mua hàng. Giới thiệu các mặt hàng của cửa hàng, giá cả.
- Người mua phải trả tiền lấy hàng nói cảm ơn
- Cô cùng chơi với trẻ để trẻ nhận vai chơi
- Gợi ý để các nhóm chơi liên kết với nhau trong khi chơi để cho nội dung chơi phong phú hơn, có sự giao lưu, quan tâm với nhau khi chơi.
2. Góc xây dựng – lắp ghép: Xây khu của bé
- Vật liệu xây dựng: Gạch, khối vuông, khối chữ nhật, hàng rào, sỏi, hoa, cây các loại
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng nhà của bé
- Biết sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách sáng tạo
- Biết nhận xét sản phẩm, ý tưởng của mình khi xây dựng
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về khu phố của mình
- Cho trẻ kể về các kiểu nhà: Trẻ tự thỏa thuận về xây kiểu nhà nào và chọn vật liệu phù hợp
- Ngôi nhà gồm các bộ phận nào?
- Cô gợi ý để trẻ xây sáng tạo cho ngôi khu của mình đẹp hơn bằng cách xây thêm vườn hoa, hàng rào, ao cá.
- Hướng dẫn động viên khuyến khích trẻ xếp chồng các khối gỗ nhiều màu sắc để làm cho ngôi nhà thêm đẹp và hài hòa
- Cô và trẻ cùng nhận xét về màu sắ, kiểu dáng, sự cân đối của các ngôi nhà
3. Góc thư viện – học tập: Xem tranh và kể chuyện theo chủ điểm
- Tranh minh họa thơ mầm non về các loại đồ dùng trong gia đình
- Các loại sách tranh truyện về đồ dùng
- Chữ cái e, ê viết nét chấm mờ. Tên các thành viên trong gia đình bé
- Trẻ hứng thú xem tranh ảnh và kể chuyện về đồ dùng trong gia đình
- Biết cách lật sách, xem sách.
- Ngồi đúng tư thế, biết cách tô đúng quy trình.
- Cô hướng dẫn trẻ cách mở sách, cách tô, tư thế ngồi, xem tranh và gợi ý để trẻ kể chuyện theo nội dung bức tranh theo suy nghĩ của trẻ.
- Động viên để trẻ tìm ra từ thích hợp nói về nội dung câu chuyện.
- Trẻ xem tranh ảnh các kiểu nhà và mô tả được các kiểu nhà, xem tranh truyện kể về gia đình như: Ba cô gái, Hai anh em, Tích Chu
- Chữ cái e, ê viết nét chấm mờ. Tên các thành viên trong gia đình bé
- Cô hướng dẫn trẻ cách mở sách, cách tô, tư thế ngồi, xem tranh và gợi ý để trẻ kể chuyện theo nội dung bức tranh theo suy nghĩ của trẻ.
- Động viên để trẻ tìm ra từ thích hợp nói về nội dung câu chuyện.
Tập tô tên những người thân, chơi trò chơi học tập, tô chữ cái e, ê
 - Xem tranh họ hàng, nêu nội dung, kể chuyện sáng tạo theo tranh
4. Góc nghệ thuật: Âm nhạc – tạo hình
- Nhạc cụ như xắc xô, trống lắc, mũ múa, trang phục múa, máy cát – sex, băng nhạc
- Giấy, bút chì, chì màu
- Nghe nhạc và hát các bài hát về chủ điểm trường Mầm non
- Biểu diễn văn nghệ nhân ngày khai giảng năm học mới.
- Tô màu được các sản phẩm dồ dùng trong gia đình
Múa hát vận động mô phỏng theo nhạc chủ đề, trẻ hát theo băng biết vận động các bài hát với đạo cụ
- Nhạc cụ như xắc xô, trống lắc, mũ múa, trang phục múa, máy cát – sex, băng nhạc
- Giấy, bút chì, chì màu
- Nghe các bài hát về gia đình
- Sử dụng các loại nhạc cụ trẻ gõ phách theo lời bài hát
- Trẻ biểu diễn văn nghệ
- Trẻ chơi với các đồ dùng để Tranh vẽ trường mầm non của bé tô màu xé dán nên các sản phẩm.
- Nặn vẽ, xé dán tạo ra bức tranh có ý nghĩa theo chủ đề ngôi nhà hạnh phúc
5. Góc thiên nhiên
- Bình tưới nước.
- Các loại cây cảnh
- Trẻ biết cách tưới cây, bắt sâu cho cây
- Nhặt lá vàng rơi ngoài sân
- Hàng ngày cho trẻ tưới cây, bắt sâu cho cây, nhặt lá vàng rơi ngoài sân, chơi ở góc thiên nhiên
- Cô chơi cùng trẻ hướng dẫn trẻ tưới cây và nhặt lá. Hiểu được ý nghĩa của cây xanh đối với cuộc sống của con người
5. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng:
- Rèn cho trẻ nề nếp, giữ vệ sinh cơ thể
- Tập rửa tay, chân, rửa mặt, giáo dục trẻ ăn, uống gọn gàng, hợp vệ sinh.
- Động viên trẻ ăn hết suất .                                                             
- Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ.
6. Hoạt động chiều:
- Ôn bài cũ về kĩ năng leo thang và thêm bớt trong phạm vi 6.
- Làm quen kỹ năng âm nhạc
- Đọc bài thơ, vè về chủ điểm.
- Tập xếp đội hình rèn kĩ năng chơi ở các góc.
7. Bình cờ, trả trẻ.
Cô cho trẻ hát bài nhà của tôi, cháu cùng cô trò chuyện về nội dung bài hát. Vậy bài hát nói đến  gì? Nhà của các con ở như thế nào? ( cô cho một vài trẻ nói về nhà của mình). Ngoài nhà của mình ra còn có những loại nhà gì nữa? vậy các con có quý ngôi nhà của mình không? Vì sao?.... Cô nhận xét lại và tiến hành cho trẻ cắm cờ. Và hết giờ thì trả trẻ. Đảm bảo an toàn cho trẻ.
8. Nhận xét cuối ngày :    
Cô…………………………………………………………………………………...........
Cháu...................................................................................................................................
**************************************************

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
                                                      Thứ  ba  ngày 20  tháng 10  năm 2017
Môn:          Khám phá khoa học
Đề tài:       Ngôi nhà hạnh phúc.
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết mỗi gia đình có ngôi nhà chung sống, có rất nhiều kiểu nhà khác nhau. Trong ngôi nhà có rất nhiều phòng, ở đó có các đồ dùng sinh hoạt
- Trẻ biết địa chỉ số điện thoại của gia đình
- Phát triển ngôn ngữ, sự hợp tác nhóm bạn bè và tính tích cực hoạt động
- Giáo dục trẻ yêu ngôi nhà của mình, biết giữ gìn vệ sinh, xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp, biết làm những công việc lau bàn, quét nhà
II.Các hoạt động trong ngày
1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng:
   1.1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ:
- Cô chú ý nét mặt trẻ để tươi cười với trẻ, thân thiện gần gũi, nhắc trẻ xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng đúng nơi quy định. Chào hỏi ba, mẹ và cô lễ phép với mọi người
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ.
     - Trẻ xếp đồ dùng cá nhân ngăn nắp.
- Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích.
 1.2. Thể dục buổi sáng:
- Tập bài nhịp điệu theo nhạc bài “Cả nhà thương nhau”, tập với hoa, tay, kết hợp với động tác xoay cổ tay, động tác chân, động tác bụng lườn…
   2.Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ đi dạo vườn hoa, trò chuyện với trẻ về thời tiết, những thay đổi về thời tiết trong ngày và cho trẻ dự đoán thời tiết.
- Trò chuyện về sinh hoạt nhà bé. Gia đình con thường ăn tối vào giờ nào? Ai là người nấu và chuẩn bị bữa ăn. Trước khi đi ngủ con thường làm gì? Con ăn ở nhà mấy chén…
- Ôn bài cũ : Cô chuẩn bị thang và tiến hành cho trẻ biết cách để trèo thang, tránh té ngã. Khi trèo thì các con dùng chân nọ tay kia kết hợp khiTrèo lên xuống thang. Sau đó tiến hành cho trẻ trèo cô chú ý sửa sai trẻ kịp thời. Và đây là những ngôi nhà sàn, những ngôi nhà xây cô chuẩn bị sẵn cho trẻ lên nhận biết mối quan hệ trong phạm vi 6.
- Bài mới : Cô có rất nhiều ngôi nhà đáng yêu. Các con xem đâu là nhà giống nhà của mình. Các con nhận xét xem nhà mình có những gì nào? Và xem nhà bạn và nhà mình có giống nhau không? Cô cho trẻ nhận xét về các loại nhà.
* Chơi trò chơi VĐ :     Về đúng nhà
- Cách chơi: Cô chuẩn bị 3 ngôi nhà có kí hiệu số lượng  khác nhau ( số 3- 4 -5...)
- Chia trẻ thành từng nhóm mỗi nhóm khoảng 10 bạn ,trên tay mỗi trẻ cầm lô tô về người thân trong gia đình theo số lượng khác nhau ( gia đình 3 người, 4 người...) cho trẻ vừa đi vừa hát một bài về chủ đề kết thúc bài hát trẻ chạy nhanh về ngôi nhà đúng với số lượng người trong lô tô, ai về không đúng thì bị phạt nhảy lò cò...
* Trò chơi dân gian :     Kéo co
- Cô nêu luật chơi và cách chơi, cho trẻ chia thành hai đội mỗi đội 5- 6 trẻ đứng đối diện nhau và chơi trò chơi kéo co với nhau. Đội nào kéo được đội bạn qua khỏi vạch chuẩn là thắng cuộc. Số trẻ còn lại làm cố động viên sau đó đối cho đội khác chơi .
- Cô chú ý độn viên sửa sai kịp thời
- Trò chơi tự do: Trẻ chơi tự do với đồ chơi
3. Hoạt động có chủ đích:
3.1 Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích:
 *Không gian tổ chức:
 - Trong lớp học
 *Đồ dùng phương tiện:
- Một số kiểu nhà sưu tầm tranh lịch nhà lầu, nhà trệt, nhà ngói tranh trẻ vẽ, tranh lô tô một số kiểu nhà và một số đồ dùng khác
3.2 Phương pháp:  
- Trưc quan, đàm thoại và luyện tập
3.3  Tiến hành hoạt động có chủ đích:        
                 
Môn : Khám phá khoa học
Đề tài : Ngôi nhà hạnh phúc
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Bé hãy kể.
- Trẻ hát bài “Nhà của tôi”
- Tác dụng của nhà được làm từ những nguyên vật liệu nào? Ngôi nhà của cháu như thế nào?...
* Hoạt động 2 : Hãy cùng xem.
-Phân tích – đàm thoại:
- Cô cùng trẻ đi thăm quan những ngôi nhà của các bạn trong lớp “ Cốc cốc” nhà của ai đấy
- Trẻ bước ra chào, cho trẻ giới thiệu về nhà của trẻ (Trẻ vẽ)
- Tiếp đến ngôi nhà khác  cô giới thiệu với trẻ còn nhiều kiểu nhà khác nữa. Các con xem kỹ nhà mình có giống thế hãy nhanh qua trò chơi “Về đúng nhà” – Gõ và hát “ Cả nhà thương nhau” trẻ chạy về gọi tên nêu kiểu nhà lầu, trệt
- Hôm nay cô dẫn lớp đi thăm quan khu chung cư cao cấp
- Cô động viên trẻ tham gia kể nhiều về các phòng trong nhà mình một số đồ dùng của các phòng
-So sánh: các kiểu nhà.
-Liên hệ mở rộng: Nhiều kiểu nhà…
-Luyện tập:
- Cho trẻ xếp tranh lô tô theo từng kiểu nhà
* Hoạt động 3: Hãy cùng chơi
- Chơi “Khách đến nhà” mời vào chơi “nhặt rau cho mẹ” – mệt ta nghỉ
- Hướng dẫn viên khu chung cư
- Mời 1 trẻ lên chỉ tranh, cả lớp gọi tên trẻ làm người giới thiệu các kiểu nhà
- Trò chơi “Xây nhà mơ ước”
- Cô dẫn lời để nhà luôn sạch các con làm gì?
- Trẻ hát “Bé quét nhà” mô phỏng
- Hãy bàn bạc và xây nhanh các kiểu nhà các con mơ ước nhé
 - Cho trẻ đi vòng quanh các ngôi nhà trẻ mới xây
- Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình
- Kết thúc :Trẻ đọc thơ “Em yêu nhà em”
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi

- Trẻ hát.
- Trẻ cùng cô suy nghĩ trả lời

- Trẻ đi với cô qua các bức tranh cô treo sẵn
- Chào cô và các bạn
- Chào cô  trẻ giới thiệu về nhà mình
- Trẻ nghe cô nêu luật chơi
- Trẻ chơi theo sự điều khiển của cô
- Trẻ đi đều vận động theo nhịp bài hát
- Trẻ nêu nhà bé có mấy phòng, đó là những phòng nào, nơi đó có đồ dùng gì


- Trẻ nêu tên phòng
- Trẻ đoán tên phòng


- Trẻ cùng tham, gia
- Trẻ mô phỏng quét nhà về các nhóm
- Trẻ xây nhanh

4. Hoạt động góc:
*Góc xây dựng: “ Xây khu phố của bé”
- Vật liệu xây dựng: Gạch, khối vuông, khối chữ nhật, hàng rào, sỏi, hoa, cây các loại
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về khu phố của mình
- Cho trẻ kể về các kiểu nhà: Trẻ tự thỏa thuận về xây kiểu nhà nào và chọn vật liệu phù hợp
- Ngôi nhà gồm các bộ phận nào?
- Cô gợi ý để trẻ xây sáng tạo cho ngôi khu của mình đẹp hơn bằng cách xây thêm vườn hoa, hàng rào, ao cá.
- Hướng dẫn động viên khuyến khích trẻ xếp chồng các khối gỗ nhiều màu sắc để làm cho ngôi nhà thêm đẹp và hài hòa
- Cô và trẻ cùng nhận xét về màu sắ, kiểu dáng, sự cân đối của các ngôi nhà
 * Góc phân vai: Bán đồ dùng gia đình
- Đồ dùng gia đình như: Nồi, chén, thìa ấm, phích nước
- Chơi bán hàng thì người bán hàng phải biết mời chào người mua hàng. Giới thiệu các mặt hàng của cửa hàng, giá cả.
- Người mua phải trả tiền lấy hàng nói cảm ơn
- Cô cùng chơi với trẻ để trẻ nhận vai chơi
- Gợi ý để các nhóm chơi liên kết với nhau trong khi chơi để cho nội dung chơi phong phú hơn, có sự giao lưu, quan tâm với nhau khi chơi
* Góc nghệ thuật: :
 Múa hát vận động mô phỏng theo nhạc chủ đề, trẻ hát theo băng biết vận động các bài hát với đạo cụ
- Nhạc cụ như xắc xô, trống lắc, mũ múa, trang phục múa, máy cát – sex, băng nhạc
- Giấy, bút chì, chì màu
- Nghe các bài hát về gia đình
- Sử dụng các loại nhạc cụ trẻ gõ phách theo lời bài hát
- Trẻ biểu diễn văn nghệ
- Trẻ chơi với các đồ dùng để vẽ tô màu xé dán nên các sản phẩm.
- Nặn vẽ, xé dán tạo ra bức tranh có ý nghĩa theo chủ đề ngôi nhà hạnh phúc
* Góc học tập – thư viện:
- Trẻ xem tranh ảnh các kiểu nhà và mô tả được các kiểu nhà, xem tranh truyện kể về gia đình như: Ba cô gái, Hai anh em, Tích Chu
- Chữ cái e, ê viết nét chấm mờ. Tên các thành viên trong gia đình bé
- Cô hướng dẫn trẻ cách mở sách, cách tô, tư thế ngồi, xem tranh và gợi ý để trẻ kể chuyện theo nội dung bức tranh theo suy nghĩ của trẻ.
- Động viên để trẻ tìm ra từ thích hợp nói về nội dung câu chuyện.
Tập tô tên những người thân, chơi trò chơi học tập, tô chữ cái e, ê
 - Xem tranh họ hàng, nêu nội dung, kể chuyện sáng tạo theo tranh
* Góc thiên nhiên: Chơi tưới cây, đong nước…
- Bình tưới nước.
- Các loại cây cảnh
- Hàng ngày cho trẻ tưới cây, bắt sâu cho cây, nhặt lá vàng rơi ngoài sân, chơi ở góc thiên nhiên
- Cô chơi cùng trẻ hướng dẫn trẻ tưới cây và nhặt lá. Hiểu được ý nghĩa của cây xanh đối với cuộc sống của con người
5. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng:
- Rèn cho trẻ nề nếp, giữ vệ sinh cơ thể
- Tập rửa tay, chân, rửa mặt, giáo dục trẻ ăn, uống gọn gàng, hợp vệ sinh.
- Động viên trẻ ăn hết suất .                                                             
- Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ.
6. Hoạt động chiều:
- Ôn bài cũ về ngôi nhà đáng yêu.
- Làm quen sơ bộ về các loại cách vẻ.
- Đọc bài thơ, vè về chủ điểm
- Chơi tự do cũng cố đội hình.
7. Bình cờ, trả trẻ.
Cô cho trẻ hát bài nhà của tôi, cháu cùng cô trò chuyện về nội dung bài hát. Vậy bài hát nói đến  gì? Nhà của các con ở như thế nào? ( cô cho một vài trẻ nói về nhà của mình). Ngoài nhà của mình ra còn có những loại nhà gì nữa? vậy các con có quý ngôi nhà của mình không? Vì sao?.... Cô nhận xét lại và tiến hành cho trẻ cắm cờ. Và hết giờ thì trả trẻ. Đảm bảo an toàn cho trẻ.
8. Nhận xét cuối ngày :    
Cô…………………………………………………………………………………..............…………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………...…..……………………………………………………………………............................
Cháu....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

*************************************************

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ  tư  ngày 21 tháng 10  năm 2017
Môn:        Hoạt đông tạo hình
Đề tài:     Cắt, dán ngôi nhà từ các hình học (Mẫu)
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết kết hợp cắt các đường nét đơn giản từ các hình học để dán ngôi nhà yêu thương mà trẻ thích
- Rèn luyện những kỹ năng cắt, dán các nét thẳng xiên, 
- Giáo dục trẻ yêu ngôi nhà của mình
II.Các hoạt động trong ngày
1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng:
   1.1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ:
- Cô chú ý nét mặt trẻ để tươi cười với trẻ, thân thiện gần gũi, nhắc trẻ xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng đúng nơi quy định. Chào hỏi ba, mẹ và cô lễ phép với mọi người
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ.
     - Trẻ xếp đồ dùng cá nhân ngăn nắp.
- Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích.
 1.2. Thể dục buổi sáng:
- Tập bài nhịp điệu theo nhạc bài “Cả nhà thương nhau”, tập với hoa, tay, kết hợp với động tác xoay cổ tay, động tác chân, động tác bụng lườn…
   2.Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ đi dạo vườn hoa, trò chuyện với trẻ về thời tiết, những thay đổi về thời tiết trong ngày và cho trẻ dự đoán thời tiết.
- Trò chuyện về sinh hoạt nhà bé. Gia đình con thường ăn tối vào giờ nào? Ai là người nấu và chuẩn bị bữa ăn. Trước khi đi ngủ con thường làm gì? Con ăn ở nhà mấy chén…
- Ôn bài cũ : Cô có rất nhiều ngôi nhà đáng yêu. Các con xem đâu là nhà giống nhà của mình. Các con nhận xét xem nhà mình có những gì nào? Và xem nhà bạn và nhà mình có giống nhau không? Cô cho trẻ nhận xét về các loại nhà. So sánh giống và khác nhau.
- Bài mới : Cô cho trẻ xem tranh về ngôi nhà được cắt từ các hình học. Và cho trẻ nói về ngôi nhà có mấy phần, phần mái nhà có hình gì? Thân nhà hình gì? Cửa sổ và cửa chính hình gì? Khi cắt các con phải nhắm cắt cho thẳng. Để tí nữa cô và các conn cùng thực hành về cắt dán ngôi nhà nhé.
* Chơi trò chơi VĐ :     Về đúng nhà
- Cách chơi: Cô chuẩn bị 3 ngôi nhà có kí hiệu số lượng  khác nhau ( số 3- 4 -5...)
- Chia trẻ thành từng nhóm mỗi nhóm khoảng 10 bạn ,trên tay mỗi trẻ cầm lô tô về người thân trong gia đình theo số lượng khác nhau ( gia đình 3 người, 4 người...) cho trẻ vừa đi vừa hát một bài về chủ đề kết thúc bài hát trẻ chạy nhanh về ngôi nhà đúng với số lượng người trong lô tô, ai về không đúng thì bị phạt nhảy lò cò...
* Trò chơi dân gian :     Kéo co
- Cô nêu luật chơi và cách chơi, cho trẻ chia thành hai đội mỗi đội 5- 6 trẻ đứng đối diện nhau và chơi trò chơi kéo co với nhau. Đội nào kéo được đội bạn qua khỏi vạch chuẩn là thắng cuộc. Số trẻ còn lại làm cố động viên sau đó đối cho đội khác chơi .
- Cô chú ý độn viên sửa sai kịp thời
- Trò chơi tự do: Trẻ chơi tự do với đồ chơi
3. Hoạt động có chủ đích:
3.1 Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích:
 *Không gian tổ chức:
 - Trong lớp học
 *Đồ dùng phương tiện:
- Tranh vẽ, vở tạo hình, bút màu cho trẻ
 3.2 Phương pháp:  
- Trực quan, đàm thoại và thực hành.
 3.3  Tiến hành hoạt động có chủ đích:        
Môn : Hoạt động tạo hình
Đề tài : Cắt, dán ngôi nhà từ các hình học ( mẫu)
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 * Hoạt động 1: Bé hãy kể.
- Trẻ hát bài “ Nhà của tôi”
- Bài hát nói về cái gì?  Ngôi nhà các con đang ở là nhà xây hay nhà gỗ…. 
* Hoạt động 2 : Ai đoán giỏi.
-  Phân tích- đàm thoại:
- Cô đưa tranh vẽ các kiểu nhà cho trẻ xem
- Cô cùng đàm thoại với trẻ theo từng bức tranh và giới thiệu với trẻ còn nhiều kiếu nhà khác nữa. Các con xem kỹ nhà mình có giống thế hãy cùng thi nhau chọn cho mình một ngôi nhà để cắt và dán vào vở nhé
- Hỏi 1 số trẻ chọn cắt  nhà kiểu nào, dán như thế nào ?
Thân nhà thì có hình chữ nhật, hoặc hình vuông…
Mái nhà thì cắt hình tam giác và màu đỏ
* Hoạt động 3: Thi khéo tay
- Trẻ thực hành cô phát vở, bút màu cho trẻ
- Cô hỏi trẻ cách ngồi cầm kéo
- Cô bao quát lớp chú ý sửa cách ngồi, cầm kéo cho trẻ
 - Động viên trẻ cắt sáng tạo thêm
* Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm
- Trẻ mang tranh lên trưng bày
- Mời trẻ lên chọn tranh mà trẻ thích, động viên trẻ tự nhận xét giới thiệu về sản phẩm của mình, của bạn
- Cô nhận xét bổ sung, động viên khuyến khích trẻ
- Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình
- Kết thúc :Trẻ thu dọn đồ dùng vào nơi quy định

- Trẻ hát.
- Trẻ cùng cô suy nghĩ trả lời


- Trẻ đàm thoại theo bức tranh
- Trẻ nêu ý tưởng của trẻ




- Trẻ ngồi bàn cùng thi nhau thực hành


- Cả lớp mang tranh vẽ lên trưng bày
-1 -2 trẻ lên chọn
4. Hoạt động góc:
*Góc xây dựng: “ Xây khu phố của bé”
- Vật liệu xây dựng: Gạch, khối vuông, khối chữ nhật, hàng rào, sỏi, hoa, cây các loại
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về khu phố của mình
- Cho trẻ kể về các kiểu nhà: Trẻ tự thỏa thuận về xây kiểu nhà nào và chọn vật liệu phù hợp
- Ngôi nhà gồm các bộ phận nào?
- Cô gợi ý để trẻ xây sáng tạo cho ngôi khu của mình đẹp hơn bằng cách xây thêm vườn hoa, hàng rào, ao cá.
- Hướng dẫn động viên khuyến khích trẻ xếp chồng các khối gỗ nhiều màu sắc để làm cho ngôi nhà thêm đẹp và hài hòa
- Cô và trẻ cùng nhận xét về màu sắ, kiểu dáng, sự cân đối của các ngôi nhà
 * Góc phân vai: Bán đồ dùng gia đình
- Đồ dùng gia đình như: Nồi, chén, thìa ấm, phích nước
- Chơi bán hàng thì người bán hàng phải biết mời chào người mua hàng. Giới thiệu các mặt hàng của cửa hàng, giá cả.
- Người mua phải trả tiền lấy hàng nói cảm ơn
- Cô cùng chơi với trẻ để trẻ nhận vai chơi
- Gợi ý để các nhóm chơi liên kết với nhau trong khi chơi để cho nội dung chơi phong phú hơn, có sự giao lưu, quan tâm với nhau khi chơi
* Góc nghệ thuật: :
 Múa hát vận động mô phỏng theo nhạc chủ đề, trẻ hát theo băng biết vận động các bài hát với đạo cụ
- Nhạc cụ như xắc xô, trống lắc, mũ múa, trang phục múa, máy cát – sex, băng nhạc
- Giấy, bút chì, chì màu
- Nghe các bài hát về gia đình
- Sử dụng các loại nhạc cụ trẻ gõ phách theo lời bài hát
- Trẻ biểu diễn văn nghệ
- Trẻ chơi với các đồ dùng để vẽ tô màu xé dán nên các sản phẩm.
- Nặn vẽ, xé dán tạo ra bức tranh có ý nghĩa theo chủ đề ngôi nhà hạnh phúc
* Góc học tập – thư viện:
- Trẻ xem tranh ảnh các kiểu nhà và mô tả được các kiểu nhà, xem tranh truyện kể về gia đình như: Ba cô gái, Hai anh em, Tích Chu
- Chữ cái e, ê viết nét chấm mờ. Tên các thành viên trong gia đình bé
- Cô hướng dẫn trẻ cách mở sách, cách tô, tư thế ngồi, xem tranh và gợi ý để trẻ kể chuyện theo nội dung bức tranh theo suy nghĩ của trẻ.
- Động viên để trẻ tìm ra từ thích hợp nói về nội dung câu chuyện.
Tập tô tên những người thân, chơi trò chơi học tập, tô chữ cái e, ê
 - Xem tranh họ hàng, nêu nội dung, kể chuyện sáng tạo theo tranh
* Góc thiên nhiên: Chơi tưới cây, đong nước…
- Bình tưới nước.
- Các loại cây cảnh
- Hàng ngày cho trẻ tưới cây, bắt sâu cho cây, nhặt lá vàng rơi ngoài sân, chơi ở góc thiên nhiên
- Cô chơi cùng trẻ hướng dẫn trẻ tưới cây và nhặt lá. Hiểu được ý nghĩa của cây xanh đối với cuộc sống của con người
5. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng:
- Rèn cho trẻ nề nếp, giữ vệ sinh cơ thể
- Tập rửa tay, chân, rửa mặt, giáo dục trẻ ăn, uống gọn gàng, hợp vệ sinh.
- Động viên trẻ ăn hết suất .                                                             
- Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ.
6. Hoạt động chiều:
- Ôn bài cũ: cắt dán ngôi nhà từ các hình học. những bài chưa hoàn thành cố gắng làm xong.
- Làm quen kiến thức mới: hát nhà của tôi, thơ: lòng mẹ.
- Đọc bài thơ, vè về chủ điểm
7. Bình cờ, trả trẻ.
Cô cho trẻ hát bài nhà của tôi, cháu cùng cô trò chuyện về nội dung bài hát. Vậy bài hát nói đến  gì? Nhà của các con ở như thế nào? ( cô cho một vài trẻ nói về nhà của mình). Ngoài nhà của mình ra còn có những loại nhà gì nữa? vậy các con có quý ngôi nhà của mình không? Vì sao?.... Cô nhận xét lại và tiến hành cho trẻ cắm cờ. Và hết giờ thì trả trẻ. Đảm bảo an toàn cho trẻ.
8. Nhận xét cuối ngày :    
Cô…………………………………………………………………………………..............…………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………...…..……………………………………………………………………............................
Cháu....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

***************************************************************
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ  năm  ngày 22 tháng 10  năm 2017
Môn :  Giáo dục âm nhạc- Làm quen văn học
Đề tài:   Nhà của tôi ( Trọng tâm dạy hát)
  Nghe : Tổ ấm gia đình – Nhìn hình đoán tên bài hát
Đề tài: - Thơ “Lòng mẹ”
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nghe và cảm nhận nội dung giai điệu của bài hát “ Tổ ấm gia đình”một cách chọn vẹn
- Biết thể hiện cảm xúc biến thành nghệ thuật, mô phỏng nhanh, nhạy sáng tạo
- Trẻ thuộc và vận động nhịp nhàng bài “ Nhà của tôi”
- Phát triển tai nghe, cảm thụ âm nhạc và khả năng tưởng tượng, phán đoán cho trẻ
- Giúp trẻ hiểu được âm điệu tình cảm của người mẹ đối với con trong bài thơ
- Luyện kỹ năng đọc diễn cảm
- Giáo dục trẻ yêu quý và vâng lời cha mẹ
II.Các hoạt động trong ngày:
1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng:
1.1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ:
- Cô chú ý nét mặt trẻ để tươi cười với trẻ, thân thiện gần gũi, nhắc trẻ xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng đúng nơi quy định. Chào hỏi ba, mẹ và cô lễ phép với mọi người
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ.
     - Trẻ xếp đồ dùng cá nhân ngăn nắp.
- Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích.
 1.2. Thể dục buổi sáng:
- Tập bài nhịp điệu theo nhạc bài “Cả nhà thương nhau”, tập với hoa, tay, kết hợp với động tác xoay cổ tay, động tác chân, động tác bụng lườn…
   2.Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ đi dạo vườn hoa, trò chuyện với trẻ về thời tiết, những thay đổi về thời tiết trong ngày và cho trẻ dự đoán thời tiết.
- Trò chuyện về sinh hoạt nhà bé. Gia đình con thường ăn tối vào giờ nào? Ai là người nấu và chuẩn bị bữa ăn. Trước khi đi ngủ con thường làm gì? Con ăn ở nhà mấy chén…
- Ôn bài cũ : Cô cho trẻ nói về về ngôi nhà được cắt từ các hình học. Và cho trẻ nói về ngôi nhà có mấy phần, phần mái nhà có hình gì? Thân nhà hình gì? Cửa sổ và cửa chính hình gì? Khi cắt các con phải nhắm cắt cho thẳng. Để tí nữa cô và các conn cùng thực hành về cắt dán ngôi nhà nhé.
- Bài mới : Cô cho trẻ hát bài nhà của tôi dưới nhiều hình thức và đọc bài thơ: lòng mẹ. Tổ nhoma cá nhân đọc, cùng nhau trò chuyện về nội dung, nội dung bài hát bài thơ.
* Chơi trò chơi VĐ :     Về đúng nhà
- Cách chơi: Cô chuẩn bị 3 ngôi nhà có kí hiệu số lượng  khác nhau ( số 3- 4 -5...)
- Chia trẻ thành từng nhóm mỗi nhóm khoảng 10 bạn ,trên tay mỗi trẻ cầm lô tô về người thân trong gia đình theo số lượng khác nhau ( gia đình 3 người, 4 người...) cho trẻ vừa đi vừa hát một bài về chủ đề kết thúc bài hát trẻ chạy nhanh về ngôi nhà đúng với số lượng người trong lô tô, ai về không đúng thì bị phạt nhảy lò cò...
* Trò chơi dân gian :     Kéo co
- Cô nêu luật chơi và cách chơi, cho trẻ chia thành hai đội mỗi đội 5- 6 trẻ đứng đối diện nhau và chơi trò chơi kéo co với nhau. Đội nào kéo được đội bạn qua khỏi vạch chuẩn là thắng cuộc. Số trẻ còn lại làm cố động viên sau đó đối cho đội khác chơi .
- Cô chú ý độn viên sửa sai kịp thời
- Trò chơi tự do: Trẻ chơi tự do với đồ chơi
3. Hoạt động có chủ đích:
3.1 Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích:
 *Không gian tổ chức:
 - Trong lớp học
 *Đồ dùng phương tiện:
- Tranh vẽ minh hoạ bài thơ- Tranh mẹ với em bé đang tập đi, em bé đang chào mẹ có từ viết thiếu chữ cái
  3.2 Phương pháp:  
- Trực quan, đàm thoại, thực hành
  3.3  Tiến hành hoạt động có chủ đích:                   
Môn : Giáo dục âm nhạc
Đề tài : Nhà của tôi
                     Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 * Hoạt động 1: Trò chuy ện dẫn dắt vào bài.
- Trẻ đọc thơ “ Em yêu nhà em”
- Bài thơ nhắc nhở các em điều gì?
- Để ngôi nhà luôn sạch sẽ các con làm gì?
* Hoạt động 2 : Các ca sỹ nhí.
- Cô cho trẻ hát bài “ Nhà của tôi”
- Cho trẻ hát nối tiếp thi nhau 3 tổ hát đối đáp, nam nữ làm điệu bộ
- Từng nhóm thi nhau hát theo sự điều khiển của cô
( Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
-  Cả lớp đứng dậy hát theo mô phỏng
* Hoạt động 3: Cùng nghe nhạc
- Cô dẫn lời nói về tổ ấm gia đình giới thiệu tên bài hát
- Cô hát lần 1: Diễn xuất
- Cô nêu nội dung, giai điệu bài hát con cảm thấy thế nào? Nghe lời ca con muốn nói điều gì?
- Cô mở băng: Trẻ nghe băng 1 lần . Con cảm nhận thêm điều gì ở bài hát?
- Hãy suy nghĩ và thể hiện cùng cô thể hiện bài hát riêng theo cách của mình
- Cô hát trẻ đứng dậy thể hiện
- Cô dẫn lời cô mở cho trẻ nghe giai điệu
 * Hoạt động 4: Hãy cùng bé chơi
“ Nhìn hình đoán tên bài hát”
- Cô nói luật chơi, cách chơi, hướng dẫn trẻ cùng chơi
- Cô nhận xét trong khi chơi
- Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình
- Kết thúc :Trẻ thu dọn đồ dùng vào nơi quy định

- Trẻ đọc thơ
- Trẻ suy nghĩ trả lời


- Cả lớp hát 2 lần
- Từng tổ thi nhau hát
- Nhóm hát , nhóm vỗ tay
- Cả lớp hát

- Trẻ chú ý nghe cô hát


- Trẻ trả lời theo ý

- Trẻ nghe rồi phát biể bổ sung
- Trẻ nghe và bàn bạc





- Từng nhóm hoặc cá nhân trẻ chơi
Môn : Làm quen văn học
Đề tài : Thơ “ Lòng mẹ”
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 * Hoạt động 1: Bé và mẹ.
- Trẻ hát bài “Múa cho mẹ xem”
- Bài hát nhắc đến điều gì?
- Muốn được mẹ thương yêu các con phải làm gì? Học giỏi chăm ngoan…
* Hoạt động 2 : Ai đọc hay
- Cô đọc bài thơ 1 lần : Giảng nội dung
- Cô đọc lần 2 theo tranh có viết cả bài thơ
- Giảng từ khéo, trích dẫn và làm rõ các ý
- Trẻ đọc thơ:
- Cả lớp đọc thơ: Đọc diễn cảm, đọc chỉ chữ theo tranh
- Cho trẻ đọc nối tiếp thi nhau 3 tổ đọc đối đáp, nam nữ làm điệu bộ
- Từng nhóm, cá nhân thi nhau đọc theo sự điều khiển của cô
( Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
-  Cả lớp đứng dậy đọc theo nhiều hình thức
+ Đàm thoại nội dung:
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói về ai?
- Mẹ đã dành cho các con những gì?
- Trong bài thơ tả mẹ giống như cái gì nào?
- Được mẹ dành nhiều điều như vậy các con phải làm gì cho mẹ vui?
- Các con có yêu mẹ không? Vì sao
- Qua bài thơ này con có suy nghĩ gì?
- Đặt tên bài thơ
- Trẻ đặt tên bài thơ theo ý của trẻ
- Cô và trẻ cùng thống nhất tên bài thơ
* Hoạt động 3 :  Cùng  bé chơi
- Gắn chữ cái còn thiếu vào từ
- Xếp chữ cái thành từ giống từ trong tranh
- Cô nói luật chơi, cách chơi, hướng dẫn trẻ cùng chơi
- Cô nhận xét trong khi chơi
- Kết thúc :Trẻ thu dọn đồ dùng vào nơi quy định

- Trẻ hát
- Trẻ suy nghĩ trả lời




- Trẻ chú ý lắng nghe

- Cả lớp đọc 2 lần
- Từng tổ thi nhau đọc
- Nhóm đọc to, nhỏ theo tay cô
- Cả lớp đọc
- Cá nhân trẻ đọc
- Trẻ chú ý nghe cô nói
- Cá nhân 1 -2 trẻ


Trẻ chú ý nghe và trả lời câu hỏi của cô











- Trẻ lên chơi theo nhóm


4. Hoạt động góc:
*Góc xây dựng: “ Xây khu phố của bé”
- Vật liệu xây dựng: Gạch, khối vuông, khối chữ nhật, hàng rào, sỏi, hoa, cây các loại
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về khu phố của mình
- Cho trẻ kể về các kiểu nhà: Trẻ tự thỏa thuận về xây kiểu nhà nào và chọn vật liệu phù hợp
- Ngôi nhà gồm các bộ phận nào?
- Cô gợi ý để trẻ xây sáng tạo cho ngôi khu của mình đẹp hơn bằng cách xây thêm vườn hoa, hàng rào, ao cá.
- Hướng dẫn động viên khuyến khích trẻ xếp chồng các khối gỗ nhiều màu sắc để làm cho ngôi nhà thêm đẹp và hài hòa
- Cô và trẻ cùng nhận xét về màu sắ, kiểu dáng, sự cân đối của các ngôi nhà
 * Góc phân vai: Bán đồ dùng gia đình
- Đồ dùng gia đình như: Nồi, chén, thìa ấm, phích nước
- Chơi bán hàng thì người bán hàng phải biết mời chào người mua hàng. Giới thiệu các mặt hàng của cửa hàng, giá cả.
- Người mua phải trả tiền lấy hàng nói cảm ơn
- Cô cùng chơi với trẻ để trẻ nhận vai chơi
- Gợi ý để các nhóm chơi liên kết với nhau trong khi chơi để cho nội dung chơi phong phú hơn, có sự giao lưu, quan tâm với nhau khi chơi
* Góc nghệ thuật: :
 Múa hát vận động mô phỏng theo nhạc chủ đề, trẻ hát theo băng biết vận động các bài hát với đạo cụ
- Nhạc cụ như xắc xô, trống lắc, mũ múa, trang phục múa, máy cát – sex, băng nhạc
- Giấy, bút chì, chì màu
- Nghe các bài hát về gia đình
- Sử dụng các loại nhạc cụ trẻ gõ phách theo lời bài hát
- Trẻ biểu diễn văn nghệ
- Trẻ chơi với các đồ dùng để vẽ tô màu xé dán nên các sản phẩm.
- Nặn vẽ, xé dán tạo ra bức tranh có ý nghĩa theo chủ đề ngôi nhà hạnh phúc
* Góc học tập – thư viện:
- Trẻ xem tranh ảnh các kiểu nhà và mô tả được các kiểu nhà, xem tranh truyện kể về gia đình như: Ba cô gái, Hai anh em, Tích Chu
- Chữ cái e, ê viết nét chấm mờ. Tên các thành viên trong gia đình bé
- Cô hướng dẫn trẻ cách mở sách, cách tô, tư thế ngồi, xem tranh và gợi ý để trẻ kể chuyện theo nội dung bức tranh theo suy nghĩ của trẻ.
- Động viên để trẻ tìm ra từ thích hợp nói về nội dung câu chuyện.
Tập tô tên những người thân, chơi trò chơi học tập, tô chữ cái e, ê
 - Xem tranh họ hàng, nêu nội dung, kể chuyện sáng tạo theo tranh
* Góc thiên nhiên: Chơi tưới cây, đong nước…
- Bình tưới nước.
- Các loại cây cảnh
- Hàng ngày cho trẻ tưới cây, bắt sâu cho cây, nhặt lá vàng rơi ngoài sân, chơi ở góc thiên nhiên
- Cô chơi cùng trẻ hướng dẫn trẻ tưới cây và nhặt lá. Hiểu được ý nghĩa của cây xanh đối với cuộc sống của con người
5. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng:
- Rèn cho trẻ nề nếp, giữ vệ sinh cơ thể
- Tập rửa tay, chân, rửa mặt, giáo dục trẻ ăn, uống gọn gàng, hợp vệ sinh.
- Động viên trẻ ăn hết suất .                                                             
- Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ.
6. Hoạt động chiều:
- Ôn bài cũ hát về nhà của tôi đọc thơ: lòng mẹ
-Làm quen kiến thức mới:  cho trẻ tập viết chữ cái e, ê.
- Đọc bài thơ, vè về chủ điểm.
- Cũng cố các góc chơi.
- Đọc bài thơ, vè về chủ điểm
7. Bình cờ, trả trẻ.
Cô cho trẻ hát bài nhà của tôi, cháu cùng cô trò chuyện về nội dung bài hát. Vậy bài hát nói đến  gì? Nhà của các con ở như thế nào? ( cô cho một vài trẻ nói về nhà của mình). Ngoài nhà của mình ra còn có những loại nhà gì nữa? vậy các con có quý ngôi nhà của mình không? Vì sao?.... Cô nhận xét lại và tiến hành cho trẻ cắm cờ. Và hết giờ thì trả trẻ. Đảm bảo an toàn cho trẻ.
8. Nhận xét cuối ngày :    
Cô…………………………………………………………………………………..............…………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………...…..……………………………………………………………………............................
Cháu....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

************************************************
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ  sáu  ngày 23  tháng 10  năm 2017
Mộn:          Làm quen chữ cái
Đề tài:       Tập tô chữ  e.ê
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tô theo quy trình trùng khít lên chữ in mờ
- Rèn kỹ năng tô đọc chữ, tư thế ngồi viết và cách cầm bút cho trẻ
- Giáo dục trẻ thích tô viết chữ cái
II.Các hoạt động trong ngày
 1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng:
1.1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ:
- Cô chú ý nét mặt trẻ để tươi cười với trẻ, thân thiện gần gũi, nhắc trẻ xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng đúng nơi quy định. Chào hỏi ba, mẹ và cô lễ phép với mọi người
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ.
     - Trẻ xếp đồ dùng cá nhân ngăn nắp.
- Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích.
 1.2. Thể dục buổi sáng:
- Tập bài nhịp điệu theo nhạc bài “Cả nhà thương nhau”, tập với hoa, tay, kết hợp với động tác xoay cổ tay, động tác chân, động tác bụng lườn…
   2.Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ đi dạo vườn hoa, trò chuyện với trẻ về thời tiết, những thay đổi về thời tiết trong ngày và cho trẻ dự đoán thời tiết.
- Trò chuyện về sinh hoạt nhà bé. Gia đình con thường ăn tối vào giờ nào? Ai là người nấu và chuẩn bị bữa ăn. Trước khi đi ngủ con thường làm gì? Con ăn ở nhà mấy chén…
- Ôn bài cũ : Cô cho trẻ hát bài nhà của tôi dưới nhiều hình thức và đọc bài thơ: lòng mẹ. Tổ nhoma cá nhân đọc, cùng nhau trò chuyện về nội dung, nội dung bài hát bài thơ.
- Bài mới : Cô cho trẻ dùng phấn tập viết chữ cái e, ê trên nền sân trường.
* Chơi trò chơi VĐ :     Về đúng nhà
- Cách chơi: Cô chuẩn bị 3 ngôi nhà có kí hiệu số lượng  khác nhau ( số 3- 4 -5...)
- Chia trẻ thành từng nhóm mỗi nhóm khoảng 10 bạn ,trên tay mỗi trẻ cầm lô tô về người thân trong gia đình theo số lượng khác nhau ( gia đình 3 người, 4 người...) cho trẻ vừa đi vừa hát một bài về chủ đề kết thúc bài hát trẻ chạy nhanh về ngôi nhà đúng với số lượng người trong lô tô, ai về không đúng thì bị phạt nhảy lò cò...
* Trò chơi dân gian :     Kéo co
- Cô nêu luật chơi và cách chơi, cho trẻ chia thành hai đội mỗi đội 5- 6 trẻ đứng đối diện nhau và chơi trò chơi kéo co với nhau. Đội nào kéo được đội bạn qua khỏi vạch chuẩn là thắng cuộc. Số trẻ còn lại làm cố động viên sau đó đối cho đội khác chơi .
- Cô chú ý độn viên sửa sai kịp thời
- Trò chơi tự do: Trẻ chơi tự do với đồ chơi
3. Hoạt động có chủ đích:
3.1 Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích:
 *Không gian tổ chức:
 - Trong lớp học
 *Đồ dùng phương tiện:
- Bàn ghế, bút màu, chì, tranh mẫu “ Mẹ bế bé”
 3.2 Phương pháp:
 - Trực quan, đàm thoại, thực hành
 3.3  Tiến hành hoạt động có chủ đích:        
       Môn :   Làm quen chữ cái
Đề tài : Tập tô chữ cái e,ê
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gia đình của bé.
- Trẻ hát bài “Ba ngọn nến”
- Bài hát nhắc đến điều gì?
- Muốn được cả nhà thương yêu các con phải làm gì? Học giỏi chăm ngoan…
* Hoạt động 2 : Đố bé biết
- Cô đưa thư trẻ bóc, đố trẻ chữ cái gì?
- Ai nêu lại nét chữ e,ê
- Hãy vẽ lên không các nét
- Cho trẻ về bàn
- Cô đưa tranh ra đố tranh “Mẹ bế bé”
- Cho trẻ đọc từ tìm chữ e,ê
- Cô tô mẫu chữ e, ê
* Hoạt động 3: Cùng thi tài
- Cô hướng dẫn trẻ tô chữ cái in rỗng? Nhắc trẻ không tô lem ra ngoài
- Cho trẻ tô chữ dưới hàng kẻ ngang, cô nhắc trẻ cầm bút, tư thế ngồi như thế nào? Tô làm sao?
- Trẻ tô theo đường nét chấm và viết chữ e, ê
- Nhận xét tranh tô đẹp
- Kết thúc :Trẻ thu dọn đồ dùng vào nơi quy định

- Trẻ hát
- Trẻ suy nghĩ trả lời



- Cả lớp đọc lại chữ e,ê
- Trẻ nêu
- Trẻ vẽ mô phỏng 2 chữ
- Trẻ đọc từ




- Trẻ thi nhau tô


- 1- 2 trẻ lên chọn tranh tô đẹp
4. Hoạt động góc:
*Góc xây dựng: “ Xây khu phố của bé”
- Vật liệu xây dựng: Gạch, khối vuông, khối chữ nhật, hàng rào, sỏi, hoa, cây các loại
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về khu phố của mình
- Cho trẻ kể về các kiểu nhà: Trẻ tự thỏa thuận về xây kiểu nhà nào và chọn vật liệu phù hợp
- Ngôi nhà gồm các bộ phận nào?
- Cô gợi ý để trẻ xây sáng tạo cho ngôi khu của mình đẹp hơn bằng cách xây thêm vườn hoa, hàng rào, ao cá.
- Hướng dẫn động viên khuyến khích trẻ xếp chồng các khối gỗ nhiều màu sắc để làm cho ngôi nhà thêm đẹp và hài hòa
- Cô và trẻ cùng nhận xét về màu sắ, kiểu dáng, sự cân đối của các ngôi nhà
 * Góc phân vai: Bán đồ dùng gia đình
- Đồ dùng gia đình như: Nồi, chén, thìa ấm, phích nước
- Chơi bán hàng thì người bán hàng phải biết mời chào người mua hàng. Giới thiệu các mặt hàng của cửa hàng, giá cả.
- Người mua phải trả tiền lấy hàng nói cảm ơn
- Cô cùng chơi với trẻ để trẻ nhận vai chơi
- Gợi ý để các nhóm chơi liên kết với nhau trong khi chơi để cho nội dung chơi phong phú hơn, có sự giao lưu, quan tâm với nhau khi chơi
* Góc nghệ thuật: :
 Múa hát vận động mô phỏng theo nhạc chủ đề, trẻ hát theo băng biết vận động các bài hát với đạo cụ
- Nhạc cụ như xắc xô, trống lắc, mũ múa, trang phục múa, máy cát – sex, băng nhạc
- Giấy, bút chì, chì màu
- Nghe các bài hát về gia đình
- Sử dụng các loại nhạc cụ trẻ gõ phách theo lời bài hát
- Trẻ biểu diễn văn nghệ
- Trẻ chơi với các đồ dùng để vẽ tô màu xé dán nên các sản phẩm.
- Nặn vẽ, xé dán tạo ra bức tranh có ý nghĩa theo chủ đề ngôi nhà hạnh phúc
* Góc học tập – thư viện:
- Trẻ xem tranh ảnh các kiểu nhà và mô tả được các kiểu nhà, xem tranh truyện kể về gia đình như: Ba cô gái, Hai anh em, Tích Chu
- Chữ cái e, ê viết nét chấm mờ. Tên các thành viên trong gia đình bé
- Cô hướng dẫn trẻ cách mở sách, cách tô, tư thế ngồi, xem tranh và gợi ý để trẻ kể chuyện theo nội dung bức tranh theo suy nghĩ của trẻ.
- Động viên để trẻ tìm ra từ thích hợp nói về nội dung câu chuyện.
Tập tô tên những người thân, chơi trò chơi học tập, tô chữ cái e, ê
 - Xem tranh họ hàng, nêu nội dung, kể chuyện sáng tạo theo tranh
* Góc thiên nhiên: Chơi tưới cây, đong nước…
- Bình tưới nước.
- Các loại cây cảnh
- Hàng ngày cho trẻ tưới cây, bắt sâu cho cây, nhặt lá vàng rơi ngoài sân, chơi ở góc thiên nhiên
- Cô chơi cùng trẻ hướng dẫn trẻ tưới cây và nhặt lá. Hiểu được ý nghĩa của cây xanh đối với cuộc sống của con người
5. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng:
- Rèn cho trẻ nề nếp, giữ vệ sinh cơ thể
- Tập rửa tay, chân, rửa mặt, giáo dục trẻ ăn, uống gọn gàng, hợp vệ sinh.
- Động viên trẻ ăn hết suất .                                                             
- Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ.
6. Hoạt động chiều:
- Ôn bài cũ hát về nhà của tôi đọc thơ: lòng mẹ, cho trẻ tập viết chữ cái e, ê.
-Làm quen kiến thức mới:
- Đọc bài thơ, vè về chủ điểm.
- Cũng cố các góc chơi.
7. Bình cờ, trả trẻ.
Cô cho trẻ hát bài nhà của tôi, cháu cùng cô trò chuyện về nội dung bài hát. Vậy bài hát nói đến  gì? Nhà của các con ở như thế nào? ( cô cho một vài trẻ nói về nhà của mình). Ngoài nhà của mình ra còn có những loại nhà gì nữa? vậy các con có quý ngôi nhà của mình không? Vì sao?.... Cô nhận xét lại và tiến hành cho trẻ cắm cờ. Và hết giờ thì trả trẻ. Đảm bảo an toàn cho trẻ.
8. Nhận xét cuối ngày :    
Cô…………………………………………………………………………………..............…………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………...…..……………………………………………………………………............................
Cháu....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................)

Tên hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu

Đón trẻ
-Trao đổi với phụ huynh về hoạt động của trẻ ở nhà. Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng,hướng dẫn trẻ về góc chơi gắn với chủ đề
-Trò chuyện với trẻ về nội dung của chủ đề.
-Cho trẻ nghe nhạc , xem tranh ảnh về chủ đề.
Thể dục sáng
- Tập bài nhịp điệu theo nhạc bài “Cả nhà thương nhau”, tập với hoa, tay, kết hợp với động tác xoay cổ tay, động tác chân, động tác bụng lườn…

Hoạt động ngoài trời
-Quan sát thời tiết ,dạo chơi sân trường.Lắng nghe các âm thanh khác nhau ở sân chơi.
-Nghe kể chuyện , đọc thơ ,hát  liên quan đến chủ đề
-Trò chơi vận đông: Tìm về đúng nhà.
-Trò chơi dân gian: Kéo co.
-Chơi tự do: Vẽ , xem tranh đố, đoán xếp hình người tropng gia đình.
Hoạt động chủ đích
-TDKN:
Trèo lên xuống thang.
-LQVT:
Mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6.
-KPKH:
 Trò chuyện về ngôi nhà hạnh phúc.
-HĐTH:
Cắt, dán ngôi nhà từ các hình học
-LQVH:
Thơ: Lòng mẹ.
-GDÂN
Hát: Nhà của tôi
   Nghe : Tổ ấm               gia đình – Nhìn hình đoán tên bài hát

-LQCC:
Tập tô chữ cái e ê

Hoạt động góc
-Góc xây dựng: Xây khu nhà bé ở.
-Góc phân vai: Bán rau quả, đồ dung gia đình.
-Góc nghệ thuật: Vẽ ,nặn, cắt , dán, xếp người thân trong gia đình.
  -Hát vận động theo chủ điểm.
  -Góc thư viện: Xem tranh về gia đình.Tô màu tranh gia đình, xem tranh
  truyện về gia đình.
 - Góc thiên nhiên: Trẻ chơi tự do.

Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng:

-     - Rèn cho trẻ nề nếp, giữ vệ sinh cơ thể
-     - Tập rửa tay, chân, rửa mặt, giáo dục trẻ ăn, uống gọn gàng, hợp vệ sinh.
-     - Động viên trẻ ăn hết suất .                                                       
-     - Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc.
-     - Giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ.
Hoạt động chiều
-Ôn bài cũ bằng hình thức trò chơi, chú ý trẻ chậm.
-Làm quen kiến thức mới, hát , đọc thơ về chủ đề.
-Hoạt động góc vui chơi theo ý thích.

Trả trẻ
-Bình cờ cuối ngày.
-Trẻ rửa  mặt,tay chân sạch sẽ ,vệ sinh ra về.



































TUẦN II TỪ NGÀY 19- 23/10/2017
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ  hai  ngày 19  tháng 10  năm 2017
Chủ Đ:               Gia đình
Chủ đề nhánh:     Ngôi nhà đáng yêu
Môn:     Giáo dục thể chất –Làm quen với toán.
Đề tài:   Trèo lên xuống thang- TC: Gia đình đua ngựa
 ( Một dụng cụ cho một vận động)
       Nhận biết mối quan hệ hơn kém nhau trong phạm vi 6 ( Hỗn hợp)

I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ trèo lên xuống thang nhẹ nhàng chân nọ tay kia mạnh dạn và chơi trò chơi hứng thú, mô phỏng phi ngựa, đua ngựa
- Phát triển kỹ năng trèo lên độ cao, giữ thăng bằng trạng thái, phát triển vận động nhấc cao đùi qua trò chơi
- Giáo dục trẻ mạnh dạn thực hiện kiên trì động tác đoàn kểt trong khi chơi
- Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6
- Rèn luyện kỹ năng nhanh nhẹn , óc phán đoán, tư duy phát triển
- Giáo dục trẻ ham thích học toán, biết yêu ngôi nhà, biết dọn sạch sẽ
II.Các hoạt động trong ngày
  1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng:
   1.1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ:
- Cô chú ý nét mặt trẻ để tươi cười với trẻ, thân thiện gần gũi, nhắc trẻ xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng đúng nơi quy định. Chào hỏi ba, mẹ và cô lễ phép với mọi người
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ.
     - Trẻ xếp đồ dùng cá nhân ngăn nắp.
- Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích.
 1.2. Thể dục buổi sáng:
- Tập bài nhịp điệu theo nhạc bài “Cả nhà thương nhau”, tập với hoa, tay, kết hợp với động tác xoay cổ tay, động tác chân, động tác bụng lườn…
   2.Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ đi dạo vườn hoa, trò chuyện với trẻ về thời tiết, những thay đổi về thời tiết
- Trò chuyện về sinh hoạt nhà bé.Thăm quan mô hình nhà bạn thu nhỏ trò chuyện với trẻ về gia đình và các thành viên trong gia đình.
- Giáo dục trẻ yêu quý gia đình ,bảo vệ ngôi nhà nơi mình đang ở…
* Ôn bài cũ :  LQCC e, ê
- Cho trẻ xem tranh có chứa chữ cái e –ê  trẻ đọc cụm từ dưới tranh. Đọc chữ cái e- ê dưới nhiều hình thức. Thi đua lên gạch chân chữ cái e- ê trong bài thơ: “Em yêu nhà em”
* Bài mới :   Trèo lên xuống thang
-  Chia trẻ thành 3 đội thi đua trèo lên xuống thang, biết kết hợp tay nọ chân kia để trèo từ dưới lên trên đúng từng bậc thang ,đàm thoại với trẻ thấy như thế nào khi trèo thang...
-  Giáo dục trẻ không được tự leo trèo ở những nơi nguy hiểm khi không có người lớn bên cạnh...
* Chơi trò chơi VĐ :     Về đúng nhà
- Cách chơi: Cô chuẩn bị 3 ngôi nhà có kí hiệu số lượng  khác nhau ( số 3- 4 -5...)
- Chia trẻ thành từng nhóm mỗi nhóm khoảng 10 bạn ,trên tay mỗi trẻ cầm lô tô về người thân trong gia đình theo số lượng khác nhau ( gia đình 3 người, 4 người...) cho trẻ vừa đi vừa hát một bài về chủ đề kết thúc bài hát trẻ chạy nhanh về ngôi nhà đúng với số lượng người trong lô tô, ai về không đúng thì bị phạt nhảy lò cò...
* Trò chơi dân gian :     Kéo co
- Cô nêu luật chơi và cách chơi, cho trẻ chia thành hai đội mỗi đội 5- 6 trẻ đứng đối diện nhau và chơi trò chơi kéo co với nhau. Đội nào kéo được đội bạn qua khỏi vạch chuẩn là thắng cuộc. Số trẻ còn lại làm cố động viên sau đó đối cho đội khác chơi .
- Cô chú ý độn viên sửa sai kịp thời
*Trò chơi tự do: Trẻ chơi tự do với đồ chơi trên sân trường (phấn , bóng, máy bay giấy)
3. Hoạt động có chủ đích:
3. Hoạt động có chủ đích:
3.1 Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích:
 *Không gian tổ chức:
 - Trong lớp học
 *Đồ dùng phương tiện:
- Thang thể dục, mỗi trẻ một roi nhựa, băng nhạc theo chủ đề
- Mỗi trẻ có 6 đồ dùng, thẻ số từ 1 – 6 và một số đồ dùng khác                               
 3.2 Phương pháp:  
- Trực quan – đàm thoại và hực hành
 3.3  Tiến hành hoạt động có chủ đích:        

                                                Môn : Giáo dục thể chất
Đề tài : Trèo lên xuống thang – TC: Gia đình đua ngựa
( Một dụng cụ cho một vận động )

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 * Hoạt động 1: Bé trò chuyện.
- Trẻ hát bài “ Nhà của tôi”
- Hãy kể các kiểu nhà con biết, nhà sàn có ở đâu?
 - Muốn lên nhà sàn phải nhớ đến cái gì ? mô tả cái thang
- Cô cùng trẻ đọc bài thơ “Bà cháu”. Bà đánh thức bé dậy để làm gì?. Hôm nay bà cháu tập nhiều cho khoẻ nhé!
- Khởi động:
- Cô cùng trẻ đi tự do quay tay, cổ tay, cổ chân, đi chùng đầu gối.
* Hoạt động 2:  Cùng thi nhau.
- Trọng động : Bài tập phát triển chung:
- Cô mở nhạc trẻ tản ra cách nhau, trẻ đi vòng đến chỗ que nhựa mỗi trẻ cầm 1 cây kết hợp tập cùng cô theo nhạc của bài hát
- Hãy cất gậy đi về đội hình như cô đưa ra tín hiệu ( 2 tay song song trước)
- Vận động cơ bản:
- Cô làm mẫu lần 1.(Lần 2 phân tích).
- Mời  vận động viên thi leo thang( cô chú ý sửa sai)
- Mời lần lượt cả lớp 2 bạn lên 1 lần
- Khi đứng trên bậc cao nhất các con thấy cảm tưởng gì? Cô đứng cạnh động viên trẻ nhút nhát
* Hoạt động 3:  Đua tài
- Trò chơi “Gia đình đua ngựa”
- Trẻ hát “ Tổ ấm gia đình” hãy kết thành gia đình chuẩn bị đua ngựa
- Cô nhắc cách đua chú ý chân nhấc vuông góc với thân cho thử phi tại chỗ
- 3 gia đình tổ chức thi
* Hoạt động 4: Gia đình bé thư giản
- Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng thở sâu trong tiếng nhạc êm dịu
- Giáo dục trẻ luyện tập thể thao để có cơ thể tốt
- Kết thúc :Trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô.

- Trẻ hát.
- Trẻ cùng cô suy nghĩ trả lời

- Trẻ đọc thơ dàn hàng tự do
- Trẻ vừa làm vừa nhắc lại những từ cô vừa nói
- Trẻ đến cầm roi nhựa dàn 2 hàng ngang ra cách nhau 1 xải tay
- Trẻ cất gậy vào nơi quy định nhìn tín hiệu đội hình 2 hàng ngang
- 1 -2 trẻ lên trèo
- 3 -5 trẻ lên trèo xuống thang



- Trẻ hát kết thành nhóm 5 -6 người
- Trẻ lấy gậy tập phi tại chỗ
- Chơi thi đua các gia đình
      
Môn :  Làm quen với toán
Đề tài : Nhận biết môí quan hệ hơn kém nhau trong phạm vi 6.
(Loại tiết hỗn hợp)
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Bé với gia đình.
- Trẻ hát bài “ Cháu yêu bà”
- Hãy kể các thành viên trong gia đình có mấy người?
- Trẻ lên kể tên những người trong gia đình trẻ có tất cả là 6….
* Hoạt động 2:  Cùng thi tài
 - Ôn gợi nhớ:
- Cô có các ngôi nhà rất đẹp, các con hãy đếm số lượng trong từng ngôi nhà
- Hỏi trẻ ngôi nhà nào có số lượng người nhiều nhất, ngôi nhà nào có số lượng ít nhất?
- Con hãy gắn hình của các gia đình tương ứng với số người trong từng ngôi nhà
- Bài mới
- Cô cho trẻ lấy đồ dùng trong rổ ra và đếm có số lượng là 6
- Xếp đồ dùng ra và đếm có số lượng là 5
- So sánh 2 nhóm
- Muốn cho 2 nhóm bằng nhau ta phải làm gì? ( Thêm 1). - Còn cách nào nữa không?( bớt 1 đồ dùng)
- Cho trẻ lấy thêm 1 đồ dùng ra đặt vào
- 5 thêm 1 là mấy? ( là 6)
- Bớt 2 đồ dùng còn mấy? ( còn 4 )
- Vậy thêm vào 2 đồ dùng là mấy ? ( là 6 )
- Vậy tương ứng với số mấy? ( số 6 )
* Tiếp tục thêm bớt, so sánh, lấy thêm gắn vào.
- Cho trẻ cất bớt đồ dùng rồi gắn số tương ứng bên cạnh
- Cho trẻ chỉ số đứng sau và số đứng trước số 6 là số nào?
* Hoạt động 3: Thi xem ai giỏi
- Trò chơi:
- Trẻ lên gạch chéo những đồ dùng trong tranh cho bằng với số đã cho
- Gắn số tương ứng vào đồ dùng có số lượng là 6
- Trẻ chuyển đội hình hát 1 bài
- Trẻ đếm từ 1 đến 6
- Kết thúc :Trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô.

- Trẻ hát.

- Trẻ kể về gia đình 



- Trẻ đếm và nói kết quả

- Trẻ trả lời

Trẻ lấy hình gắn vào từng ngôi nhà

- Cả lớp cùng xếp đồ dùng ra và đếm 


Trẻ xếp đồ dùng và thêm bớt gắn số tương ứng vào









- Trẻ lên chơi theo nhóm
4. Hoạt động góc:
A/ Dự kiến thời điểm và hình thức chọn góc:
- Thời điểm: Trong thời gian đón trẻ cô nhắc trẻ chọn góc chơi của mình
- Hình thức: Cho trẻ chọn biểu tượng của các góc rồi gắn về góc mình chọn.
B/ Nội dung:
1. Góc phân vai: Bán đồ dùng gia đình
2. Góc xây dựng: Xây nhà của bé
3. Góc nghệ thuật: NN – NH các bài hát trong chủ điểm, chơi với các nhạc cụ âm nhạc.
4. Góc thư viện – học tập: Xem tranh ảnh về chủ điểm, kể chuyện theo chủ điểm
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, tưới cây, bắt sâu
C/ Cách tiến hành:
Bước 1: Trò chuyện thỏa thuận chơi
- Các con ra ngoài sân chơi có vui không? Giờ các con có thích chơi nữa không? Cô đã chuẩn bị rất nhiều góc chơi cho lớp mình. Bạn nào có thể kể cho cô cùng cả lớp biết xem lớp mình có những góc chơi nào?
- Hôm nay cháu sẽ chơi ở góc nào?
- Khi các cháu chơi thì rủ bạn cùng chơi nhé.
- Ai thích chơi ở góc phân vai, góc xây dựng, góc nghệ thuật và góc thư viện – học tập?
- Hôm nay các bác xây dựng dự định sẽ xây dựng công trình gì? Xây khu phố của bé thì xây như thế nào? Bây giờ các cháu về góc chơi và thỏa thuận vai chơi nhé.
- Giáo dục: Hỏi trẻ trong khi chơi cùng các bạn ở góc chơi thì phải như thế nào?
Bước 2: Trẻ chơi
- Cho trẻ về góc chơi tự thỏa thuận chơi
- Khi trẻ về góc chơi mà chưa thỏa thuận được vai chơi, cô đến thỏa thuận vai chơi cho trẻ.
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát, bổ sung thêm đồ chơi cho trẻ khi cần thiết, động viên khuyến khích trẻ liên kết với các góc chơi khác.
Bước 3: Nhận xét
- Cô nhận xét ngay trong quá trình trẻ chơi
- Có thể cho trẻ tham quan công trình xây dựng
- Cuối gi cô bật nhạc cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi.
Góc hoạt động
Chuẩn bị
Mục tiêu
Cách tiến hành
 1. Góc phân vai: Bán đồ dùng gia đình
- Đồ dùng gia đình như: Nồi, chén, thìa ấm, phích nước.
- Thỏa mãn nhu cầu hoạt động vui chơi của trẻ
- Trẻ biết vai chơi của mình, biết phối hợp cùng chơi với bạn
- Không tranh dành đồ chơi của nhau
- Biết thể hiện đúng vai chơi, hành động vai phù hợp với chuẩn mực đạo đức của vai chơi
- Chơi bán hàng thì người bán hàng phải biết mời chào người mua hàng. Giới thiệu các mặt hàng của cửa hàng, giá cả.
- Người mua phải trả tiền lấy hàng nói cảm ơn
- Cô cùng chơi với trẻ để trẻ nhận vai chơi
- Gợi ý để các nhóm chơi liên kết với nhau trong khi chơi để cho nội dung chơi phong phú hơn, có sự giao lưu, quan tâm với nhau khi chơi.
2. Góc xây dựng – lắp ghép: Xây khu của bé
- Vật liệu xây dựng: Gạch, khối vuông, khối chữ nhật, hàng rào, sỏi, hoa, cây các loại
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng nhà của bé
- Biết sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách sáng tạo
- Biết nhận xét sản phẩm, ý tưởng của mình khi xây dựng
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về khu phố của mình
- Cho trẻ kể về các kiểu nhà: Trẻ tự thỏa thuận về xây kiểu nhà nào và chọn vật liệu phù hợp
- Ngôi nhà gồm các bộ phận nào?
- Cô gợi ý để trẻ xây sáng tạo cho ngôi khu của mình đẹp hơn bằng cách xây thêm vườn hoa, hàng rào, ao cá.
- Hướng dẫn động viên khuyến khích trẻ xếp chồng các khối gỗ nhiều màu sắc để làm cho ngôi nhà thêm đẹp và hài hòa
- Cô và trẻ cùng nhận xét về màu sắ, kiểu dáng, sự cân đối của các ngôi nhà
3. Góc thư viện – học tập: Xem tranh và kể chuyện theo chủ điểm
- Tranh ảnh về các loại đồ dùng trong gia đình
- Các loại sách tranh truyện về đồ dùng
- Chữ cái e, ê viết nét chấm mờ. Tên các thành viên trong gia đình bé
- Trẻ hứng thú xem tranh ảnh và kể chuyện về đồ dùng trong gia đình
- Biết cách lật sách, xem sách.
- Ngồi đúng tư thế, biết cách tô đúng quy trình.
- Cô hướng dẫn trẻ cách mở sách, cách tô, tư thế ngồi, xem tranh và gợi ý để trẻ kể chuyện theo nội dung bức tranh theo suy nghĩ của trẻ.
- Động viên để trẻ tìm ra từ thích hợp nói về nội dung câu chuyện.
- Trẻ xem tranh ảnh các kiểu nhà và mô tả được các kiểu nhà, xem tranh truyện kể về gia đình như: Ba cô gái, Hai anh em, Tích Chu
- Chữ cái e, ê viết nét chấm mờ. Tên các thành viên trong gia đình bé
- Cô hướng dẫn trẻ cách mở sách, cách tô, tư thế ngồi, xem tranh và gợi ý để trẻ kể chuyện theo nội dung bức tranh theo suy nghĩ của trẻ.
- Động viên để trẻ tìm ra từ thích hợp nói về nội dung câu chuyện.
Tập tô tên những người thân, chơi trò chơi học tập, tô chữ cái e, ê
 - Xem tranh họ hàng, nêu nội dung, kể chuyện sáng tạo theo tranh
4. Góc nghệ thuật: Âm nhạc – tạo hình
- Nhạc cụ như xắc xô, trống lắc, mũ múa, trang phục múa, máy cát – sex, băng nhạc
- Giấy, bút chì, chì màu
- Nghe nhạc và hát các bài hát về chủ điểm trường Mầm non
- Biểu diễn văn nghệ nhân ngày khai giảng năm học mới.
- Tô màu được các sản phẩm dồ dùng trong gia đình
Múa hát vận động mô phỏng theo nhạc chủ đề, trẻ hát theo băng biết vận động các bài hát với đạo cụ
- Nhạc cụ như xắc xô, trống lắc, mũ múa, trang phục múa, máy cát – sex, băng nhạc
- Giấy, bút chì, chì màu
- Nghe các bài hát về gia đình
- Sử dụng các loại nhạc cụ trẻ gõ phách theo lời bài hát
- Trẻ biểu diễn văn nghệ
- Trẻ chơi với các đồ dùng để vẽ tô màu xé dán nên các sản phẩm.
- Nặn vẽ, xé dán tạo ra bức tranh có ý nghĩa theo chủ đề ngôi nhà hạnh phúc
5. Góc thiên nhiên
- Bình tưới nước.
- Các loại cây cảnh
- Trẻ biết cách tưới cây, bắt sâu cho cây
- Nhặt lá vàng rơi ngoài sân
- Hàng ngày cho trẻ tưới cây, bắt sâu cho cây, nhặt lá vàng rơi ngoài sân, chơi ở góc thiên nhiên
- Cô chơi cùng trẻ hướng dẫn trẻ tưới cây và nhặt lá. Hiểu được ý nghĩa của cây xanh đối với cuộc sống của con người
5. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng:
- Rèn cho trẻ nề nếp, giữ vệ sinh cơ thể
- Tập rửa tay, chân, rửa mặt, giáo dục trẻ ăn, uống gọn gàng, hợp vệ sinh.
- Động viên trẻ ăn hết suất .                                                             
- Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ.
6. Hoạt động chiều:
- Ôn bài cũ về kĩ năng leo thang và thêm bớt trong phạm vi 6.
- Làm quen kỹ năng âm nhạc
- Đọc bài thơ, vè về chủ điểm.
- Tập xếp đội hình rèn kĩ năng chơi ở các góc.
7. Bình cờ, trả trẻ.
Cô cho trẻ hát bài nhà của tôi, cháu cùng cô trò chuyện về nội dung bài hát. Vậy bài hát nói đến  gì? Nhà của các con ở như thế nào? ( cô cho một vài trẻ nói về nhà của mình). Ngoài nhà của mình ra còn có những loại nhà gì nữa? vậy các con có quý ngôi nhà của mình không? Vì sao?.... Cô nhận xét lại và tiến hành cho trẻ cắm cờ. Và hết giờ thì trả trẻ. Đảm bảo an toàn cho trẻ.
8. Nhận xét cuối ngày :    
Cô…………………………………………………………………………………..............…………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………...…..……………………………………………………………………............................
Cháu....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
**************************************************

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
                                                      Thứ  ba  ngày 20  tháng 10  năm 2017
Môn:          Khám phá khoa học
Đề tài:       Ngôi nhà hạnh phúc.
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết mỗi gia đình có ngôi nhà chung sống, có rất nhiều kiểu nhà khác nhau. Trong ngôi nhà có rất nhiều phòng, ở đó có các đồ dùng sinh hoạt
- Trẻ biết địa chỉ số điện thoại của gia đình
- Phát triển ngôn ngữ, sự hợp tác nhóm bạn bè và tính tích cực hoạt động
- Giáo dục trẻ yêu ngôi nhà của mình, biết giữ gìn vệ sinh, xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp, biết làm những công việc lau bàn, quét nhà
II.Các hoạt động trong ngày
1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng:
   1.1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ:
- Cô chú ý nét mặt trẻ để tươi cười với trẻ, thân thiện gần gũi, nhắc trẻ xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng đúng nơi quy định. Chào hỏi ba, mẹ và cô lễ phép với mọi người
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ.
     - Trẻ xếp đồ dùng cá nhân ngăn nắp.
- Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích.
 1.2. Thể dục buổi sáng:
- Tập bài nhịp điệu theo nhạc bài “Cả nhà thương nhau”, tập với hoa, tay, kết hợp với động tác xoay cổ tay, động tác chân, động tác bụng lườn…
   2.Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ đi dạo vườn hoa, trò chuyện với trẻ về thời tiết, những thay đổi về thời tiết trong ngày và cho trẻ dự đoán thời tiết.
- Trò chuyện về sinh hoạt nhà bé. Gia đình con thường ăn tối vào giờ nào? Ai là người nấu và chuẩn bị bữa ăn. Trước khi đi ngủ con thường làm gì? Con ăn ở nhà mấy chén…
- Ôn bài cũ : Cô chuẩn bị thang và tiến hành cho trẻ biết cách để trèo thang, tránh té ngã. Khi trèo thì các con dùng chân nọ tay kia kết hợp khiTrèo lên xuống thang. Sau đó tiến hành cho trẻ trèo cô chú ý sửa sai trẻ kịp thời. Và đây là những ngôi nhà sàn, những ngôi nhà xây cô chuẩn bị sẵn cho trẻ lên nhận biết mối quan hệ trong phạm vi 6.
- Bài mới : Cô có rất nhiều ngôi nhà đáng yêu. Các con xem đâu là nhà giống nhà của mình. Các con nhận xét xem nhà mình có những gì nào? Và xem nhà bạn và nhà mình có giống nhau không? Cô cho trẻ nhận xét về các loại nhà.
* Chơi trò chơi VĐ :     Về đúng nhà
- Cách chơi: Cô chuẩn bị 3 ngôi nhà có kí hiệu số lượng  khác nhau ( số 3- 4 -5...)
- Chia trẻ thành từng nhóm mỗi nhóm khoảng 10 bạn ,trên tay mỗi trẻ cầm lô tô về người thân trong gia đình theo số lượng khác nhau ( gia đình 3 người, 4 người...) cho trẻ vừa đi vừa hát một bài về chủ đề kết thúc bài hát trẻ chạy nhanh về ngôi nhà đúng với số lượng người trong lô tô, ai về không đúng thì bị phạt nhảy lò cò...
* Trò chơi dân gian :     Kéo co
- Cô nêu luật chơi và cách chơi, cho trẻ chia thành hai đội mỗi đội 5- 6 trẻ đứng đối diện nhau và chơi trò chơi kéo co với nhau. Đội nào kéo được đội bạn qua khỏi vạch chuẩn là thắng cuộc. Số trẻ còn lại làm cố động viên sau đó đối cho đội khác chơi .
- Cô chú ý độn viên sửa sai kịp thời
- Trò chơi tự do: Trẻ chơi tự do với đồ chơi
3. Hoạt động có chủ đích:
3.1 Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích:
 *Không gian tổ chức:
 - Trong lớp học
 *Đồ dùng phương tiện:
- Một số kiểu nhà sưu tầm tranh lịch nhà lầu, nhà trệt, nhà ngói tranh trẻ vẽ, tranh lô tô một số kiểu nhà và một số đồ dùng khác
3.2 Phương pháp:  
- Trưc quan, đàm thoại và luyện tập
3.3  Tiến hành hoạt động có chủ đích:        
                 
Môn : Khám phá khoa học
Đề tài : Ngôi nhà hạnh phúc
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Bé hãy kể.
- Trẻ hát bài “Nhà của tôi”
- Tác dụng của nhà được làm từ những nguyên vật liệu nào? Ngôi nhà của cháu như thế nào?...
* Hoạt động 2 : Hãy cùng xem.
-Phân tích – đàm thoại:
- Cô cùng trẻ đi thăm quan những ngôi nhà của các bạn trong lớp “ Cốc cốc” nhà của ai đấy
- Trẻ bước ra chào, cho trẻ giới thiệu về nhà của trẻ (Trẻ vẽ)
- Tiếp đến ngôi nhà khác  cô giới thiệu với trẻ còn nhiều kiểu nhà khác nữa. Các con xem kỹ nhà mình có giống thế hãy nhanh qua trò chơi “Về đúng nhà” – Gõ và hát “ Cả nhà thương nhau” trẻ chạy về gọi tên nêu kiểu nhà lầu, trệt
- Hôm nay cô dẫn lớp đi thăm quan khu chung cư cao cấp
- Cô động viên trẻ tham gia kể nhiều về các phòng trong nhà mình một số đồ dùng của các phòng
-So sánh: các kiểu nhà.
-Liên hệ mở rộng: Nhiều kiểu nhà…
-Luyện tập:
- Cho trẻ xếp tranh lô tô theo từng kiểu nhà
* Hoạt động 3: Hãy cùng chơi
- Chơi “Khách đến nhà” mời vào chơi “nhặt rau cho mẹ” – mệt ta nghỉ
- Hướng dẫn viên khu chung cư
- Mời 1 trẻ lên chỉ tranh, cả lớp gọi tên trẻ làm người giới thiệu các kiểu nhà
- Trò chơi “Xây nhà mơ ước”
- Cô dẫn lời để nhà luôn sạch các con làm gì?
- Trẻ hát “Bé quét nhà” mô phỏng
- Hãy bàn bạc và xây nhanh các kiểu nhà các con mơ ước nhé
 - Cho trẻ đi vòng quanh các ngôi nhà trẻ mới xây
- Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình
- Kết thúc :Trẻ đọc thơ “Em yêu nhà em”
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi

- Trẻ hát.
- Trẻ cùng cô suy nghĩ trả lời

- Trẻ đi với cô qua các bức tranh cô treo sẵn
- Chào cô và các bạn
- Chào cô  trẻ giới thiệu về nhà mình
- Trẻ nghe cô nêu luật chơi
- Trẻ chơi theo sự điều khiển của cô
- Trẻ đi đều vận động theo nhịp bài hát
- Trẻ nêu nhà bé có mấy phòng, đó là những phòng nào, nơi đó có đồ dùng gì


- Trẻ nêu tên phòng
- Trẻ đoán tên phòng


- Trẻ cùng tham, gia
- Trẻ mô phỏng quét nhà về các nhóm
- Trẻ xây nhanh

4. Hoạt động góc:
*Góc xây dựng: “ Xây khu phố của bé”
- Vật liệu xây dựng: Gạch, khối vuông, khối chữ nhật, hàng rào, sỏi, hoa, cây các loại
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về khu phố của mình
- Cho trẻ kể về các kiểu nhà: Trẻ tự thỏa thuận về xây kiểu nhà nào và chọn vật liệu phù hợp
- Ngôi nhà gồm các bộ phận nào?
- Cô gợi ý để trẻ xây sáng tạo cho ngôi khu của mình đẹp hơn bằng cách xây thêm vườn hoa, hàng rào, ao cá.
- Hướng dẫn động viên khuyến khích trẻ xếp chồng các khối gỗ nhiều màu sắc để làm cho ngôi nhà thêm đẹp và hài hòa
- Cô và trẻ cùng nhận xét về màu sắ, kiểu dáng, sự cân đối của các ngôi nhà
 * Góc phân vai: Bán đồ dùng gia đình
- Đồ dùng gia đình như: Nồi, chén, thìa ấm, phích nước
- Chơi bán hàng thì người bán hàng phải biết mời chào người mua hàng. Giới thiệu các mặt hàng của cửa hàng, giá cả.
- Người mua phải trả tiền lấy hàng nói cảm ơn
- Cô cùng chơi với trẻ để trẻ nhận vai chơi
- Gợi ý để các nhóm chơi liên kết với nhau trong khi chơi để cho nội dung chơi phong phú hơn, có sự giao lưu, quan tâm với nhau khi chơi
* Góc nghệ thuật: :
 Múa hát vận động mô phỏng theo nhạc chủ đề, trẻ hát theo băng biết vận động các bài hát với đạo cụ
- Nhạc cụ như xắc xô, trống lắc, mũ múa, trang phục múa, máy cát – sex, băng nhạc
- Giấy, bút chì, chì màu
- Nghe các bài hát về gia đình
- Sử dụng các loại nhạc cụ trẻ gõ phách theo lời bài hát
- Trẻ biểu diễn văn nghệ
- Trẻ chơi với các đồ dùng để vẽ tô màu xé dán nên các sản phẩm.
- Nặn vẽ, xé dán tạo ra bức tranh có ý nghĩa theo chủ đề ngôi nhà hạnh phúc
* Góc học tập – thư viện:
- Trẻ xem tranh ảnh các kiểu nhà và mô tả được các kiểu nhà, xem tranh truyện kể về gia đình như: Ba cô gái, Hai anh em, Tích Chu
- Chữ cái e, ê viết nét chấm mờ. Tên các thành viên trong gia đình bé
- Cô hướng dẫn trẻ cách mở sách, cách tô, tư thế ngồi, xem tranh và gợi ý để trẻ kể chuyện theo nội dung bức tranh theo suy nghĩ của trẻ.
- Động viên để trẻ tìm ra từ thích hợp nói về nội dung câu chuyện.
Tập tô tên những người thân, chơi trò chơi học tập, tô chữ cái e, ê
 - Xem tranh họ hàng, nêu nội dung, kể chuyện sáng tạo theo tranh
* Góc thiên nhiên: Chơi tưới cây, đong nước…
- Bình tưới nước.
- Các loại cây cảnh
- Hàng ngày cho trẻ tưới cây, bắt sâu cho cây, nhặt lá vàng rơi ngoài sân, chơi ở góc thiên nhiên
- Cô chơi cùng trẻ hướng dẫn trẻ tưới cây và nhặt lá. Hiểu được ý nghĩa của cây xanh đối với cuộc sống của con người
5. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng:
- Rèn cho trẻ nề nếp, giữ vệ sinh cơ thể
- Tập rửa tay, chân, rửa mặt, giáo dục trẻ ăn, uống gọn gàng, hợp vệ sinh.
- Động viên trẻ ăn hết suất .                                                             
- Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ.
6. Hoạt động chiều:
- Ôn bài cũ về ngôi nhà đáng yêu.
- Làm quen sơ bộ về các loại cách vẻ.
- Đọc bài thơ, vè về chủ điểm
- Chơi tự do cũng cố đội hình.
7. Bình cờ, trả trẻ.
Cô cho trẻ hát bài nhà của tôi, cháu cùng cô trò chuyện về nội dung bài hát. Vậy bài hát nói đến  gì? Nhà của các con ở như thế nào? ( cô cho một vài trẻ nói về nhà của mình). Ngoài nhà của mình ra còn có những loại nhà gì nữa? vậy các con có quý ngôi nhà của mình không? Vì sao?.... Cô nhận xét lại và tiến hành cho trẻ cắm cờ. Và hết giờ thì trả trẻ. Đảm bảo an toàn cho trẻ.
8. Nhận xét cuối ngày :    
Cô…………………………………………………………………………………..............…………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………...…..……………………………………………………………………............................
Cháu....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

*************************************************

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ  tư  ngày 21 tháng 10  năm 2017
Môn:        Hoạt đông tạo hình
Đề tài:     Cắt, dán ngôi nhà từ các hình học (Mẫu)
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết kết hợp cắt các đường nét đơn giản từ các hình học để dán ngôi nhà yêu thương mà trẻ thích
- Rèn luyện những kỹ năng cắt, dán các nét thẳng xiên, 
- Giáo dục trẻ yêu ngôi nhà của mình
II.Các hoạt động trong ngày
1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng:
   1.1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ:
- Cô chú ý nét mặt trẻ để tươi cười với trẻ, thân thiện gần gũi, nhắc trẻ xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng đúng nơi quy định. Chào hỏi ba, mẹ và cô lễ phép với mọi người
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ.
     - Trẻ xếp đồ dùng cá nhân ngăn nắp.
- Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích.
 1.2. Thể dục buổi sáng:
- Tập bài nhịp điệu theo nhạc bài “Cả nhà thương nhau”, tập với hoa, tay, kết hợp với động tác xoay cổ tay, động tác chân, động tác bụng lườn…
   2.Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ đi dạo vườn hoa, trò chuyện với trẻ về thời tiết, những thay đổi về thời tiết trong ngày và cho trẻ dự đoán thời tiết.
- Trò chuyện về sinh hoạt nhà bé. Gia đình con thường ăn tối vào giờ nào? Ai là người nấu và chuẩn bị bữa ăn. Trước khi đi ngủ con thường làm gì? Con ăn ở nhà mấy chén…
- Ôn bài cũ : Cô có rất nhiều ngôi nhà đáng yêu. Các con xem đâu là nhà giống nhà của mình. Các con nhận xét xem nhà mình có những gì nào? Và xem nhà bạn và nhà mình có giống nhau không? Cô cho trẻ nhận xét về các loại nhà. So sánh giống và khác nhau.
- Bài mới : Cô cho trẻ xem tranh về ngôi nhà được cắt từ các hình học. Và cho trẻ nói về ngôi nhà có mấy phần, phần mái nhà có hình gì? Thân nhà hình gì? Cửa sổ và cửa chính hình gì? Khi cắt các con phải nhắm cắt cho thẳng. Để tí nữa cô và các conn cùng thực hành về cắt dán ngôi nhà nhé.
* Chơi trò chơi VĐ :     Về đúng nhà
- Cách chơi: Cô chuẩn bị 3 ngôi nhà có kí hiệu số lượng  khác nhau ( số 3- 4 -5...)
- Chia trẻ thành từng nhóm mỗi nhóm khoảng 10 bạn ,trên tay mỗi trẻ cầm lô tô về người thân trong gia đình theo số lượng khác nhau ( gia đình 3 người, 4 người...) cho trẻ vừa đi vừa hát một bài về chủ đề kết thúc bài hát trẻ chạy nhanh về ngôi nhà đúng với số lượng người trong lô tô, ai về không đúng thì bị phạt nhảy lò cò...
* Trò chơi dân gian :     Kéo co
- Cô nêu luật chơi và cách chơi, cho trẻ chia thành hai đội mỗi đội 5- 6 trẻ đứng đối diện nhau và chơi trò chơi kéo co với nhau. Đội nào kéo được đội bạn qua khỏi vạch chuẩn là thắng cuộc. Số trẻ còn lại làm cố động viên sau đó đối cho đội khác chơi .
- Cô chú ý độn viên sửa sai kịp thời
- Trò chơi tự do: Trẻ chơi tự do với đồ chơi
3. Hoạt động có chủ đích:
3.1 Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích:
 *Không gian tổ chức:
 - Trong lớp học
 *Đồ dùng phương tiện:
- Tranh vẽ, vở tạo hình, bút màu cho trẻ
 3.2 Phương pháp:  
- Trực quan, đàm thoại và thực hành.
 3.3  Tiến hành hoạt động có chủ đích:        
Môn : Hoạt động tạo hình
Đề tài : Cắt, dán ngôi nhà từ các hình học ( mẫu)
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 * Hoạt động 1: Bé hãy kể.
- Trẻ hát bài “ Nhà của tôi”
- Bài hát nói về cái gì?  Ngôi nhà các con đang ở là nhà xây hay nhà gỗ…. 
* Hoạt động 2 : Ai đoán giỏi.
-  Phân tích- đàm thoại:
- Cô đưa tranh vẽ các kiểu nhà cho trẻ xem
- Cô cùng đàm thoại với trẻ theo từng bức tranh và giới thiệu với trẻ còn nhiều kiếu nhà khác nữa. Các con xem kỹ nhà mình có giống thế hãy cùng thi nhau chọn cho mình một ngôi nhà để cắt và dán vào vở nhé
- Hỏi 1 số trẻ chọn cắt  nhà kiểu nào, dán như thế nào ?
Thân nhà thì có hình chữ nhật, hoặc hình vuông…
Mái nhà thì cắt hình tam giác và màu đỏ
* Hoạt động 3: Thi khéo tay
- Trẻ thực hành cô phát vở, bút màu cho trẻ
- Cô hỏi trẻ cách ngồi cầm kéo
- Cô bao quát lớp chú ý sửa cách ngồi, cầm kéo cho trẻ
 - Động viên trẻ cắt sáng tạo thêm
* Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm
- Trẻ mang tranh lên trưng bày
- Mời trẻ lên chọn tranh mà trẻ thích, động viên trẻ tự nhận xét giới thiệu về sản phẩm của mình, của bạn
- Cô nhận xét bổ sung, động viên khuyến khích trẻ
- Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình
- Kết thúc :Trẻ thu dọn đồ dùng vào nơi quy định

- Trẻ hát.
- Trẻ cùng cô suy nghĩ trả lời


- Trẻ đàm thoại theo bức tranh
- Trẻ nêu ý tưởng của trẻ




- Trẻ ngồi bàn cùng thi nhau thực hành


- Cả lớp mang tranh vẽ lên trưng bày
-1 -2 trẻ lên chọn
4. Hoạt động góc:
*Góc xây dựng: “ Xây khu phố của bé”
- Vật liệu xây dựng: Gạch, khối vuông, khối chữ nhật, hàng rào, sỏi, hoa, cây các loại
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về khu phố của mình
- Cho trẻ kể về các kiểu nhà: Trẻ tự thỏa thuận về xây kiểu nhà nào và chọn vật liệu phù hợp
- Ngôi nhà gồm các bộ phận nào?
- Cô gợi ý để trẻ xây sáng tạo cho ngôi khu của mình đẹp hơn bằng cách xây thêm vườn hoa, hàng rào, ao cá.
- Hướng dẫn động viên khuyến khích trẻ xếp chồng các khối gỗ nhiều màu sắc để làm cho ngôi nhà thêm đẹp và hài hòa
- Cô và trẻ cùng nhận xét về màu sắ, kiểu dáng, sự cân đối của các ngôi nhà
 * Góc phân vai: Bán đồ dùng gia đình
- Đồ dùng gia đình như: Nồi, chén, thìa ấm, phích nước
- Chơi bán hàng thì người bán hàng phải biết mời chào người mua hàng. Giới thiệu các mặt hàng của cửa hàng, giá cả.
- Người mua phải trả tiền lấy hàng nói cảm ơn
- Cô cùng chơi với trẻ để trẻ nhận vai chơi
- Gợi ý để các nhóm chơi liên kết với nhau trong khi chơi để cho nội dung chơi phong phú hơn, có sự giao lưu, quan tâm với nhau khi chơi
* Góc nghệ thuật: :
 Múa hát vận động mô phỏng theo nhạc chủ đề, trẻ hát theo băng biết vận động các bài hát với đạo cụ
- Nhạc cụ như xắc xô, trống lắc, mũ múa, trang phục múa, máy cát – sex, băng nhạc
- Giấy, bút chì, chì màu
- Nghe các bài hát về gia đình
- Sử dụng các loại nhạc cụ trẻ gõ phách theo lời bài hát
- Trẻ biểu diễn văn nghệ
- Trẻ chơi với các đồ dùng để vẽ tô màu xé dán nên các sản phẩm.
- Nặn vẽ, xé dán tạo ra bức tranh có ý nghĩa theo chủ đề ngôi nhà hạnh phúc
* Góc học tập – thư viện:
- Trẻ xem tranh ảnh các kiểu nhà và mô tả được các kiểu nhà, xem tranh truyện kể về gia đình như: Ba cô gái, Hai anh em, Tích Chu
- Chữ cái e, ê viết nét chấm mờ. Tên các thành viên trong gia đình bé
- Cô hướng dẫn trẻ cách mở sách, cách tô, tư thế ngồi, xem tranh và gợi ý để trẻ kể chuyện theo nội dung bức tranh theo suy nghĩ của trẻ.
- Động viên để trẻ tìm ra từ thích hợp nói về nội dung câu chuyện.
Tập tô tên những người thân, chơi trò chơi học tập, tô chữ cái e, ê
 - Xem tranh họ hàng, nêu nội dung, kể chuyện sáng tạo theo tranh
* Góc thiên nhiên: Chơi tưới cây, đong nước…
- Bình tưới nước.
- Các loại cây cảnh
- Hàng ngày cho trẻ tưới cây, bắt sâu cho cây, nhặt lá vàng rơi ngoài sân, chơi ở góc thiên nhiên
- Cô chơi cùng trẻ hướng dẫn trẻ tưới cây và nhặt lá. Hiểu được ý nghĩa của cây xanh đối với cuộc sống của con người
5. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng:
- Rèn cho trẻ nề nếp, giữ vệ sinh cơ thể
- Tập rửa tay, chân, rửa mặt, giáo dục trẻ ăn, uống gọn gàng, hợp vệ sinh.
- Động viên trẻ ăn hết suất .                                                             
- Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ.
6. Hoạt động chiều:
- Ôn bài cũ: cắt dán ngôi nhà từ các hình học. những bài chưa hoàn thành cố gắng làm xong.
- Làm quen kiến thức mới: hát nhà của tôi, thơ: lòng mẹ.
- Đọc bài thơ, vè về chủ điểm
7. Bình cờ, trả trẻ.
Cô cho trẻ hát bài nhà của tôi, cháu cùng cô trò chuyện về nội dung bài hát. Vậy bài hát nói đến  gì? Nhà của các con ở như thế nào? ( cô cho một vài trẻ nói về nhà của mình). Ngoài nhà của mình ra còn có những loại nhà gì nữa? vậy các con có quý ngôi nhà của mình không? Vì sao?.... Cô nhận xét lại và tiến hành cho trẻ cắm cờ. Và hết giờ thì trả trẻ. Đảm bảo an toàn cho trẻ.
8. Nhận xét cuối ngày :    
Cô…………………………………………………………………………………..............…………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………...…..……………………………………………………………………............................
Cháu....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

***************************************************************
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ  năm  ngày 22 tháng 10  năm 2017
Môn :  Giáo dục âm nhạc- Làm quen văn học
Đề tài:   Nhà của tôi ( Trọng tâm dạy hát)
  Nghe : Tổ ấm gia đình – Nhìn hình đoán tên bài hát
Đề tài: - Thơ “Lòng mẹ”
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nghe và cảm nhận nội dung giai điệu của bài hát “ Tổ ấm gia đình”một cách chọn vẹn
- Biết thể hiện cảm xúc biến thành nghệ thuật, mô phỏng nhanh, nhạy sáng tạo
- Trẻ thuộc và vận động nhịp nhàng bài “ Nhà của tôi”
- Phát triển tai nghe, cảm thụ âm nhạc và khả năng tưởng tượng, phán đoán cho trẻ
- Giúp trẻ hiểu được âm điệu tình cảm của người mẹ đối với con trong bài thơ
- Luyện kỹ năng đọc diễn cảm
- Giáo dục trẻ yêu quý và vâng lời cha mẹ
II.Các hoạt động trong ngày:
1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng:
1.1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ:
- Cô chú ý nét mặt trẻ để tươi cười với trẻ, thân thiện gần gũi, nhắc trẻ xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng đúng nơi quy định. Chào hỏi ba, mẹ và cô lễ phép với mọi người
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ.
     - Trẻ xếp đồ dùng cá nhân ngăn nắp.
- Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích.
 1.2. Thể dục buổi sáng:
- Tập bài nhịp điệu theo nhạc bài “Cả nhà thương nhau”, tập với hoa, tay, kết hợp với động tác xoay cổ tay, động tác chân, động tác bụng lườn…
   2.Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ đi dạo vườn hoa, trò chuyện với trẻ về thời tiết, những thay đổi về thời tiết trong ngày và cho trẻ dự đoán thời tiết.
- Trò chuyện về sinh hoạt nhà bé. Gia đình con thường ăn tối vào giờ nào? Ai là người nấu và chuẩn bị bữa ăn. Trước khi đi ngủ con thường làm gì? Con ăn ở nhà mấy chén…
- Ôn bài cũ : Cô cho trẻ nói về về ngôi nhà được cắt từ các hình học. Và cho trẻ nói về ngôi nhà có mấy phần, phần mái nhà có hình gì? Thân nhà hình gì? Cửa sổ và cửa chính hình gì? Khi cắt các con phải nhắm cắt cho thẳng. Để tí nữa cô và các conn cùng thực hành về cắt dán ngôi nhà nhé.
- Bài mới : Cô cho trẻ hát bài nhà của tôi dưới nhiều hình thức và đọc bài thơ: lòng mẹ. Tổ nhoma cá nhân đọc, cùng nhau trò chuyện về nội dung, nội dung bài hát bài thơ.
* Chơi trò chơi VĐ :     Về đúng nhà
- Cách chơi: Cô chuẩn bị 3 ngôi nhà có kí hiệu số lượng  khác nhau ( số 3- 4 -5...)
- Chia trẻ thành từng nhóm mỗi nhóm khoảng 10 bạn ,trên tay mỗi trẻ cầm lô tô về người thân trong gia đình theo số lượng khác nhau ( gia đình 3 người, 4 người...) cho trẻ vừa đi vừa hát một bài về chủ đề kết thúc bài hát trẻ chạy nhanh về ngôi nhà đúng với số lượng người trong lô tô, ai về không đúng thì bị phạt nhảy lò cò...
* Trò chơi dân gian :     Kéo co
- Cô nêu luật chơi và cách chơi, cho trẻ chia thành hai đội mỗi đội 5- 6 trẻ đứng đối diện nhau và chơi trò chơi kéo co với nhau. Đội nào kéo được đội bạn qua khỏi vạch chuẩn là thắng cuộc. Số trẻ còn lại làm cố động viên sau đó đối cho đội khác chơi .
- Cô chú ý độn viên sửa sai kịp thời
- Trò chơi tự do: Trẻ chơi tự do với đồ chơi
3. Hoạt động có chủ đích:
3.1 Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích:
 *Không gian tổ chức:
 - Trong lớp học
 *Đồ dùng phương tiện:
- Tranh vẽ minh hoạ bài thơ- Tranh mẹ với em bé đang tập đi, em bé đang chào mẹ có từ viết thiếu chữ cái
  3.2 Phương pháp:  
- Trực quan, đàm thoại, thực hành
  3.3  Tiến hành hoạt động có chủ đích:                   
Môn : Giáo dục âm nhạc
Đề tài : Nhà của tôi
                     Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 * Hoạt động 1: Trò chuy ện dẫn dắt vào bài.
- Trẻ đọc thơ “ Em yêu nhà em”
- Bài thơ nhắc nhở các em điều gì?
- Để ngôi nhà luôn sạch sẽ các con làm gì?
* Hoạt động 2 : Các ca sỹ nhí.
- Cô cho trẻ hát bài “ Nhà của tôi”
- Cho trẻ hát nối tiếp thi nhau 3 tổ hát đối đáp, nam nữ làm điệu bộ
- Từng nhóm thi nhau hát theo sự điều khiển của cô
( Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
-  Cả lớp đứng dậy hát theo mô phỏng
* Hoạt động 3: Cùng nghe nhạc
- Cô dẫn lời nói về tổ ấm gia đình giới thiệu tên bài hát
- Cô hát lần 1: Diễn xuất
- Cô nêu nội dung, giai điệu bài hát con cảm thấy thế nào? Nghe lời ca con muốn nói điều gì?
- Cô mở băng: Trẻ nghe băng 1 lần . Con cảm nhận thêm điều gì ở bài hát?
- Hãy suy nghĩ và thể hiện cùng cô thể hiện bài hát riêng theo cách của mình
- Cô hát trẻ đứng dậy thể hiện
- Cô dẫn lời cô mở cho trẻ nghe giai điệu
 * Hoạt động 4: Hãy cùng bé chơi
“ Nhìn hình đoán tên bài hát”
- Cô nói luật chơi, cách chơi, hướng dẫn trẻ cùng chơi
- Cô nhận xét trong khi chơi
- Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình
- Kết thúc :Trẻ thu dọn đồ dùng vào nơi quy định

- Trẻ đọc thơ
- Trẻ suy nghĩ trả lời


- Cả lớp hát 2 lần
- Từng tổ thi nhau hát
- Nhóm hát , nhóm vỗ tay
- Cả lớp hát

- Trẻ chú ý nghe cô hát


- Trẻ trả lời theo ý

- Trẻ nghe rồi phát biể bổ sung
- Trẻ nghe và bàn bạc





- Từng nhóm hoặc cá nhân trẻ chơi
Môn : Làm quen văn học
Đề tài : Thơ “ Lòng mẹ”
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 * Hoạt động 1: Bé và mẹ.
- Trẻ hát bài “Múa cho mẹ xem”
- Bài hát nhắc đến điều gì?
- Muốn được mẹ thương yêu các con phải làm gì? Học giỏi chăm ngoan…
* Hoạt động 2 : Ai đọc hay
- Cô đọc bài thơ 1 lần : Giảng nội dung
- Cô đọc lần 2 theo tranh có viết cả bài thơ
- Giảng từ khéo, trích dẫn và làm rõ các ý
- Trẻ đọc thơ:
- Cả lớp đọc thơ: Đọc diễn cảm, đọc chỉ chữ theo tranh
- Cho trẻ đọc nối tiếp thi nhau 3 tổ đọc đối đáp, nam nữ làm điệu bộ
- Từng nhóm, cá nhân thi nhau đọc theo sự điều khiển của cô
( Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
-  Cả lớp đứng dậy đọc theo nhiều hình thức
+ Đàm thoại nội dung:
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói về ai?
- Mẹ đã dành cho các con những gì?
- Trong bài thơ tả mẹ giống như cái gì nào?
- Được mẹ dành nhiều điều như vậy các con phải làm gì cho mẹ vui?
- Các con có yêu mẹ không? Vì sao
- Qua bài thơ này con có suy nghĩ gì?
- Đặt tên bài thơ
- Trẻ đặt tên bài thơ theo ý của trẻ
- Cô và trẻ cùng thống nhất tên bài thơ
* Hoạt động 3 :  Cùng  bé chơi
- Gắn chữ cái còn thiếu vào từ
- Xếp chữ cái thành từ giống từ trong tranh
- Cô nói luật chơi, cách chơi, hướng dẫn trẻ cùng chơi
- Cô nhận xét trong khi chơi
- Kết thúc :Trẻ thu dọn đồ dùng vào nơi quy định

- Trẻ hát
- Trẻ suy nghĩ trả lời




- Trẻ chú ý lắng nghe

- Cả lớp đọc 2 lần
- Từng tổ thi nhau đọc
- Nhóm đọc to, nhỏ theo tay cô
- Cả lớp đọc
- Cá nhân trẻ đọc
- Trẻ chú ý nghe cô nói
- Cá nhân 1 -2 trẻ


Trẻ chú ý nghe và trả lời câu hỏi của cô











- Trẻ lên chơi theo nhóm


4. Hoạt động góc:
*Góc xây dựng: “ Xây khu phố của bé”
- Vật liệu xây dựng: Gạch, khối vuông, khối chữ nhật, hàng rào, sỏi, hoa, cây các loại
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về khu phố của mình
- Cho trẻ kể về các kiểu nhà: Trẻ tự thỏa thuận về xây kiểu nhà nào và chọn vật liệu phù hợp
- Ngôi nhà gồm các bộ phận nào?
- Cô gợi ý để trẻ xây sáng tạo cho ngôi khu của mình đẹp hơn bằng cách xây thêm vườn hoa, hàng rào, ao cá.
- Hướng dẫn động viên khuyến khích trẻ xếp chồng các khối gỗ nhiều màu sắc để làm cho ngôi nhà thêm đẹp và hài hòa
- Cô và trẻ cùng nhận xét về màu sắ, kiểu dáng, sự cân đối của các ngôi nhà
 * Góc phân vai: Bán đồ dùng gia đình
- Đồ dùng gia đình như: Nồi, chén, thìa ấm, phích nước
- Chơi bán hàng thì người bán hàng phải biết mời chào người mua hàng. Giới thiệu các mặt hàng của cửa hàng, giá cả.
- Người mua phải trả tiền lấy hàng nói cảm ơn
- Cô cùng chơi với trẻ để trẻ nhận vai chơi
- Gợi ý để các nhóm chơi liên kết với nhau trong khi chơi để cho nội dung chơi phong phú hơn, có sự giao lưu, quan tâm với nhau khi chơi
* Góc nghệ thuật: :
 Múa hát vận động mô phỏng theo nhạc chủ đề, trẻ hát theo băng biết vận động các bài hát với đạo cụ
- Nhạc cụ như xắc xô, trống lắc, mũ múa, trang phục múa, máy cát – sex, băng nhạc
- Giấy, bút chì, chì màu
- Nghe các bài hát về gia đình
- Sử dụng các loại nhạc cụ trẻ gõ phách theo lời bài hát
- Trẻ biểu diễn văn nghệ
- Trẻ chơi với các đồ dùng để vẽ tô màu xé dán nên các sản phẩm.
- Nặn vẽ, xé dán tạo ra bức tranh có ý nghĩa theo chủ đề ngôi nhà hạnh phúc
* Góc học tập – thư viện:
- Trẻ xem tranh ảnh các kiểu nhà và mô tả được các kiểu nhà, xem tranh truyện kể về gia đình như: Ba cô gái, Hai anh em, Tích Chu
- Chữ cái e, ê viết nét chấm mờ. Tên các thành viên trong gia đình bé
- Cô hướng dẫn trẻ cách mở sách, cách tô, tư thế ngồi, xem tranh và gợi ý để trẻ kể chuyện theo nội dung bức tranh theo suy nghĩ của trẻ.
- Động viên để trẻ tìm ra từ thích hợp nói về nội dung câu chuyện.
Tập tô tên những người thân, chơi trò chơi học tập, tô chữ cái e, ê
 - Xem tranh họ hàng, nêu nội dung, kể chuyện sáng tạo theo tranh
* Góc thiên nhiên: Chơi tưới cây, đong nước…
- Bình tưới nước.
- Các loại cây cảnh
- Hàng ngày cho trẻ tưới cây, bắt sâu cho cây, nhặt lá vàng rơi ngoài sân, chơi ở góc thiên nhiên
- Cô chơi cùng trẻ hướng dẫn trẻ tưới cây và nhặt lá. Hiểu được ý nghĩa của cây xanh đối với cuộc sống của con người
5. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng:
- Rèn cho trẻ nề nếp, giữ vệ sinh cơ thể
- Tập rửa tay, chân, rửa mặt, giáo dục trẻ ăn, uống gọn gàng, hợp vệ sinh.
- Động viên trẻ ăn hết suất .                                                             
- Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ.
6. Hoạt động chiều:
- Ôn bài cũ hát về nhà của tôi đọc thơ: lòng mẹ
-Làm quen kiến thức mới:  cho trẻ tập viết chữ cái e, ê.
- Đọc bài thơ, vè về chủ điểm.
- Cũng cố các góc chơi.
- Đọc bài thơ, vè về chủ điểm
7. Bình cờ, trả trẻ.
Cô cho trẻ hát bài nhà của tôi, cháu cùng cô trò chuyện về nội dung bài hát. Vậy bài hát nói đến  gì? Nhà của các con ở như thế nào? ( cô cho một vài trẻ nói về nhà của mình). Ngoài nhà của mình ra còn có những loại nhà gì nữa? vậy các con có quý ngôi nhà của mình không? Vì sao?.... Cô nhận xét lại và tiến hành cho trẻ cắm cờ. Và hết giờ thì trả trẻ. Đảm bảo an toàn cho trẻ.
8. Nhận xét cuối ngày :    
Cô…………………………………………………………………………………...........
Cháu...................................................................................................................................

************************************************
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ  sáu  ngày 23  tháng 10  năm 2017
Mộn:          Làm quen chữ cái
Đề tài:       Tập tô chữ  e.ê
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tô theo quy trình trùng khít lên chữ in mờ
- Rèn kỹ năng tô đọc chữ, tư thế ngồi viết và cách cầm bút cho trẻ
- Giáo dục trẻ thích tô viết chữ cái
II.Các hoạt động trong ngày
 1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng:
1.1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ:
- Cô chú ý nét mặt trẻ để tươi cười với trẻ, thân thiện gần gũi, nhắc trẻ xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng đúng nơi quy định. Chào hỏi ba, mẹ và cô lễ phép với mọi người
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ.
     - Trẻ xếp đồ dùng cá nhân ngăn nắp.
- Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích.
 1.2. Thể dục buổi sáng:
- Tập bài nhịp điệu theo nhạc bài “Cả nhà thương nhau”, tập với hoa, tay, kết hợp với động tác xoay cổ tay, động tác chân, động tác bụng lườn…
   2.Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ đi dạo vườn hoa, trò chuyện với trẻ về thời tiết, những thay đổi về thời tiết trong ngày và cho trẻ dự đoán thời tiết.
- Trò chuyện về sinh hoạt nhà bé. Gia đình con thường ăn tối vào giờ nào? Ai là người nấu và chuẩn bị bữa ăn. Trước khi đi ngủ con thường làm gì? Con ăn ở nhà mấy chén…
- Ôn bài cũ : Cô cho trẻ hát bài nhà của tôi dưới nhiều hình thức và đọc bài thơ: lòng mẹ. Tổ nhoma cá nhân đọc, cùng nhau trò chuyện về nội dung, nội dung bài hát bài thơ.
- Bài mới : Cô cho trẻ dùng phấn tập viết chữ cái e, ê trên nền sân trường.
* Chơi trò chơi VĐ :     Về đúng nhà
- Cách chơi: Cô chuẩn bị 3 ngôi nhà có kí hiệu số lượng  khác nhau ( số 3- 4 -5...)
- Chia trẻ thành từng nhóm mỗi nhóm khoảng 10 bạn ,trên tay mỗi trẻ cầm lô tô về người thân trong gia đình theo số lượng khác nhau ( gia đình 3 người, 4 người...) cho trẻ vừa đi vừa hát một bài về chủ đề kết thúc bài hát trẻ chạy nhanh về ngôi nhà đúng với số lượng người trong lô tô, ai về không đúng thì bị phạt nhảy lò cò...
* Trò chơi dân gian :     Kéo co
- Cô nêu luật chơi và cách chơi, cho trẻ chia thành hai đội mỗi đội 5- 6 trẻ đứng đối diện nhau và chơi trò chơi kéo co với nhau. Đội nào kéo được đội bạn qua khỏi vạch chuẩn là thắng cuộc. Số trẻ còn lại làm cố động viên sau đó đối cho đội khác chơi .
- Cô chú ý độn viên sửa sai kịp thời
- Trò chơi tự do: Trẻ chơi tự do với đồ chơi
3. Hoạt động có chủ đích:
3.1 Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích:
 *Không gian tổ chức:
 - Trong lớp học
 *Đồ dùng phương tiện:
- Bàn ghế, bút màu, chì, tranh mẫu “ Mẹ bế bé”
 3.2 Phương pháp:
 - Trực quan, đàm thoại, thực hành
 3.3  Tiến hành hoạt động có chủ đích:        
       Môn :   Làm quen chữ cái
Đề tài : Tập tô chữ cái e,ê
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gia đình của bé.
- Trẻ hát bài “Ba ngọn nến”
- Bài hát nhắc đến điều gì?
- Muốn được cả nhà thương yêu các con phải làm gì? Học giỏi chăm ngoan…
* Hoạt động 2 : Đố bé biết
- Cô đưa thư trẻ bóc, đố trẻ chữ cái gì?
- Ai nêu lại nét chữ e,ê
- Hãy vẽ lên không các nét
- Cho trẻ về bàn
- Cô đưa tranh ra đố tranh “Mẹ bế bé”
- Cho trẻ đọc từ tìm chữ e,ê
- Cô tô mẫu chữ e, ê
* Hoạt động 3: Cùng thi tài
- Cô hướng dẫn trẻ tô chữ cái in rỗng? Nhắc trẻ không tô lem ra ngoài
- Cho trẻ tô chữ dưới hàng kẻ ngang, cô nhắc trẻ cầm bút, tư thế ngồi như thế nào? Tô làm sao?
- Trẻ tô theo đường nét chấm và viết chữ e, ê
- Nhận xét tranh tô đẹp
- Kết thúc :Trẻ thu dọn đồ dùng vào nơi quy định

- Trẻ hát
- Trẻ suy nghĩ trả lời



- Cả lớp đọc lại chữ e,ê
- Trẻ nêu
- Trẻ vẽ mô phỏng 2 chữ
- Trẻ đọc từ




- Trẻ thi nhau tô


- 1- 2 trẻ lên chọn tranh tô đẹp
4. Hoạt động góc:
*Góc xây dựng: “ Xây khu phố của bé”
- Vật liệu xây dựng: Gạch, khối vuông, khối chữ nhật, hàng rào, sỏi, hoa, cây các loại
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về khu phố của mình
- Cho trẻ kể về các kiểu nhà: Trẻ tự thỏa thuận về xây kiểu nhà nào và chọn vật liệu phù hợp
- Ngôi nhà gồm các bộ phận nào?
- Cô gợi ý để trẻ xây sáng tạo cho ngôi khu của mình đẹp hơn bằng cách xây thêm vườn hoa, hàng rào, ao cá.
- Hướng dẫn động viên khuyến khích trẻ xếp chồng các khối gỗ nhiều màu sắc để làm cho ngôi nhà thêm đẹp và hài hòa
- Cô và trẻ cùng nhận xét về màu sắ, kiểu dáng, sự cân đối của các ngôi nhà
 * Góc phân vai: Bán đồ dùng gia đình
- Đồ dùng gia đình như: Nồi, chén, thìa ấm, phích nước
- Chơi bán hàng thì người bán hàng phải biết mời chào người mua hàng. Giới thiệu các mặt hàng của cửa hàng, giá cả.
- Người mua phải trả tiền lấy hàng nói cảm ơn
- Cô cùng chơi với trẻ để trẻ nhận vai chơi
- Gợi ý để các nhóm chơi liên kết với nhau trong khi chơi để cho nội dung chơi phong phú hơn, có sự giao lưu, quan tâm với nhau khi chơi
* Góc nghệ thuật: :
 Múa hát vận động mô phỏng theo nhạc chủ đề, trẻ hát theo băng biết vận động các bài hát với đạo cụ
- Nhạc cụ như xắc xô, trống lắc, mũ múa, trang phục múa, máy cát – sex, băng nhạc
- Giấy, bút chì, chì màu
- Nghe các bài hát về gia đình
- Sử dụng các loại nhạc cụ trẻ gõ phách theo lời bài hát
- Trẻ biểu diễn văn nghệ
- Trẻ chơi với các đồ dùng để vẽ tô màu xé dán nên các sản phẩm.
- Nặn vẽ, xé dán tạo ra bức tranh có ý nghĩa theo chủ đề ngôi nhà hạnh phúc
* Góc học tập – thư viện:
- Trẻ xem tranh ảnh các kiểu nhà và mô tả được các kiểu nhà, xem tranh truyện kể về gia đình như: Ba cô gái, Hai anh em, Tích Chu
- Chữ cái e, ê viết nét chấm mờ. Tên các thành viên trong gia đình bé
- Cô hướng dẫn trẻ cách mở sách, cách tô, tư thế ngồi, xem tranh và gợi ý để trẻ kể chuyện theo nội dung bức tranh theo suy nghĩ của trẻ.
- Động viên để trẻ tìm ra từ thích hợp nói về nội dung câu chuyện.
Tập tô tên những người thân, chơi trò chơi học tập, tô chữ cái e, ê
 - Xem tranh họ hàng, nêu nội dung, kể chuyện sáng tạo theo tranh
* Góc thiên nhiên: Chơi tưới cây, đong nước…
- Bình tưới nước.
- Các loại cây cảnh
- Hàng ngày cho trẻ tưới cây, bắt sâu cho cây, nhặt lá vàng rơi ngoài sân, chơi ở góc thiên nhiên
- Cô chơi cùng trẻ hướng dẫn trẻ tưới cây và nhặt lá. Hiểu được ý nghĩa của cây xanh đối với cuộc sống của con người
5. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng:
- Rèn cho trẻ nề nếp, giữ vệ sinh cơ thể
- Tập rửa tay, chân, rửa mặt, giáo dục trẻ ăn, uống gọn gàng, hợp vệ sinh.
- Động viên trẻ ăn hết suất .                                                             
- Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ.
6. Hoạt động chiều:
- Ôn bài cũ hát về nhà của tôi đọc thơ: lòng mẹ, cho trẻ tập viết chữ cái e, ê.
-Làm quen kiến thức mới:
- Đọc bài thơ, vè về chủ điểm.
- Cũng cố các góc chơi.
7. Bình cờ, trả trẻ.
Cô cho trẻ hát bài nhà của tôi, cháu cùng cô trò chuyện về nội dung bài hát. Vậy bài hát nói đến  gì? Nhà của các con ở như thế nào? ( cô cho một vài trẻ nói về nhà của mình). Ngoài nhà của mình ra còn có những loại nhà gì nữa? vậy các con có quý ngôi nhà của mình không? Vì sao?.... Cô nhận xét lại và tiến hành cho trẻ cắm cờ. Và hết giờ thì trả trẻ. Đảm bảo an toàn cho trẻ.
8. Nhận xét cuối ngày :    
Cô…………………………………………………………………………………...........

Cháu..............................................................................................................................................................................................................................................................................

Chú ý: Đây là bản xem thử online, xin hãy chọn download miễn phí bên dưới để xem bản đẹp dạng doc Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non 5 tuổi - Chủ đề: Gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở dưới

Blog mầm non cũng như các thư viện tài liệu giáo án mầm non khác được các thành viên giới thiệu hoặc do Blog mầm non tìm kiếm lại và giới thiệu lại cho các bạn với mục đích nghiên cứu , Blog mầm non không thu phí từ thành viên, nếu phát hiện nội dung vi phạm bản quyền hoặc vi phạm pháp luật xin thông báo cho website, Ngoài thư viện tài liệu giáo án mầm non hay sáng kiến kinh nghiệm này, bạn có thể download tài liệu, bài tập lớn phục vụ học tập Một số tài liệu tải về mất font không xem được, có thể máy tính bạn không hỗ trợ font củ, bạn tải các font .vntime củ về cài sẽ xem được.
. Bạn có thể giáo án mầm non này , hoặc tìm kiếm các giáo án mầm non khác tại đây : tìm kiếm giáo án mầm non tại Blog mầm non

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2