Biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen chữ cái

 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2020-2021


TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI HỌC TỐT HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI TRONG TRƯỜNG MẦM NON GIAO CHÂU

Tác giả: LÊ THỊ LAN

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường MN Giao Châu


I. TÊN SÁNG KIẾN VÀ LĨNH VỰC ÁP DỤNG

1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen chữ cái trong trường Mầm non Giao Châu

2. Lĩnh vực áp dụng: Phát triển ngôn ngữ

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

   1. Thực trạng

Hiện nay phòng giáo dục triển khai thực hiện theo chương trình đổi mới giáo dục nhưng tôi còn lúng túng trong việc tổ  chức hoạt động làm quen với các chữ theo hướng đổi mới và vẫn ảnh hưởng theo lối dạy cũ, chưa thực sự linh hoạt, sáng  tạo trong tiết dạy, nên chưa thu hút, phát huy được tính tích cực, hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động này, khả năng nghi nhớ mặt chữ cái chưa cao, trẻ nhanh quên. Để tổ chức hoạt động này ngày càng tốt hơn tôi chọn đề “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen chữ cái trong trường MN Giao Châu” để vận dụng một số kinh nghiệm tốt nhất để trẻ tích cực tham gia vào hoạt động một cách say mê thích thú không nhàm chán mà lại khắc sâu kiến thức.

Tôi đưa ra đề tài này với mục đích đưa ra cách tổ chức phương pháp giảng dạy cho trẻ làm quen với chữ cái và ghi nhớ chữ cái một cách tốt nhất cũng như chuẩn bị hành trang cho trẻ vào học lớp 1.

Biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen chữ cái

1.1. Mặt mạnh

Thực hiện giáo dục hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mầm non theo đúng chương trình quy định là bổn phận của mỗi người giáo viên. Bản thân tôi không ngừng học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, luôn soạn bài  tỉ mỉ, sắp xếp hợp lý các nội dung cần truyền đạt, phân bố thời gian cho từng phần phù hợp, nghiên cứu bài và dạy đúng phương pháp bộ môn, có chuẩn bị đủ và sử dụng đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ trong hoạt động.

Nhà trường tổ chức thăm lớp dự giờ các giáo viên trong trường để góp ý, rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó còn tổ chức cho chị em giáo viên thăm lớp dự giờ thao giảng về bộ môn. Tham khảo thêm sách báo tạp chí có nội dung liên quan đến việc cho trẻ làm quen chữ cái. Qua các năm thực hiện chuyên đề mầm non do Phòng giáo dục đào tạo tổ chức nhà trường động viên chị em học tập học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và sự chỉ đạo của nhà trường tôi không ngừng tìm tòi nghiên cứu để dạy trẻ làm sao cho trẻ nắm vững các kiến và làm quen chữ cái một cách nhẹ nhàng thoải mái và có hiệu quả. 

Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường và các cấp ủy đảng các nhà mạnh thường quân trên địa bàn hỗ trợ cho lớp về một số đồ dùng theo thông tư, cơ sở vật chất khác như bàn ghế đúng qui cách, nên việc dạy và học của cô và cháu được tốt hơn

1.2. Hạn chế

Trong năm học 2020-2021được nhà trường phân công dạy lớp lá 2, trong quá trình thực hiện bản thân tôi còn gặp rất nhiều khó khăn một số cháu mới đi học năm đầu tiên nên chưa mạnh dạn nhiều cháu còn nói ngọng nói lắp, nhận thức của trẻ chênh lệch nhau nên việc truyền thụ kiến thức gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù trường đã mua sắm đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như đầu tư về chuyên môn nhưng cũng chưa thực sự đáp ứng đủ so với nhu cầu học tập của hoạt động “làm quen chữ cái”.  

Kỹ năng nói: một số trẻ còn nói lắp, nói ngọng không, nói chưa tròn câu câu

Kỹ năng đọc: trẻ chưa biết cách giở sách, có biết đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, chưa biết rõ tư thế ngồi đọc ngay ngắn, đọc ngắt nghỉ sau các dấu; phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách; đọc truyện qua các tranh vẽ; giữ gìn, bảo quản sách cẩn thận.

Kỹ năng viết: Trẻ tập tô, tập đồ các nét chữ, sao chép mộ số ký hiệu từ, chữ cái và tên của mình. Một số trẻ chưa được làm quen cách cầm bút, tư thế ngồi viết chưa ngay ngắn, với cách viết, hướng viết từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới, hướng viết của các nét chữ.

Kết quả khảo sát.

Nội dung khảo sát

Số trẻ

Kết quả khảo sát

Trẻ nhận biết và phát âm đúng

10/37

27%

Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế.

17/37

45,9%

Trẻ tô viết đúng chữ cái.

12/37

32,4%

Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động làm quen chữ cái.

10/37

27%

Biết cách cầm sách, mở sách ra xem và quy trình đọc.

7/37

18,9%



Với kết quả khảo sát trên trẻ khi tổ chức hoạt động  hoạt động làm quen chữ cái thì trẻ chưa thích thú và tập trung chú ý và đạt tỷ lệ chưa cao. Tôi đã nhìn nhận ra được một số nguyên nhân cụ thể như sau

 2. Nguyên nhân: 

Lớp tôi có 37 trẻ thì có 25/37 trẻ là con gia đình cha mẹ làm ruộng, 9/37 trẻ ở với ông bà nên việc giao tiếp với xã hội bên ngoài còn hạn chế, 3/37 là con CBVG. Một số phụ huynh học sinh còn lạc hậu, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc giáo dục trẻ ở mầm non. Nhất là việc giáo dục lễ giáo cho trẻ họ ít quan tâm đến nên bước đầu tiếp nhận trẻ vào lớp cũng gặp nhiều khó khăn.

Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến con em mình vì đa số trẻ sống trong gia đình nghèo, sống cùng ông bà, cha mẹ thì làm ăn xa. Nên gia đình chỉ lo vào việc mưu sinh không quan tâm đến con mình học như thế nào, không cùng nhau phối hợp với nhà trường để nuôi dạy trẻ tốt hơn.

  • Một số cháu còn nói lắp, nói ngọng.
  • Giáo viên dạy còn mang tính đồng loạt, chưa quan tâm đến hoạt động cá nhân nhiều, chưa phát huy khả năng hoạt động làm quen chữ cái của trẻ ở mọi lúc mọi nơi. 

Với kết quả khảo sát và các nguyên nhân trên tôi thấy trẻ phát triển về các mặt hoạt động về làm quen chữ cái còn chưa cao, trẻ chưa mạnh dạn và phát huy hết khả năng của mình, từ đó tôi đã tìm tòi và ứng dụng một số các giải pháp sau đây

 3. Tính mới của sáng kiến (Các giải pháp thực hiện) 

3.1. Gây hứng thú cho trẻ ở môi trường lớp học.

Dựa vào từng chủ đề cụ thể, mà tôi xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học phù hợp với kích thích của trẻ hoạt động với đồ vật trong lớp, tổ chức các góc hoạt động với nhiều đồ dùng, đồ chơi phong phú, bắt mắt, hấp dẫn trẻ, xây dựng môi rường lớp học có tác dụng tốt đến quá trình giáo dục trẻ. Đặc biệt thì trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ đẹp mắt, hấp dẫn là sẽ gây được sự chú ý với trẻ. Vấn đề tạo ra môi trường chữ không khó nhưng để môi trường mang tính thẩm mỹ thu hút sự quan sát, tìm tòi của trẻ là vấn đề khó hơn. 

Do đó tôi không ngừng nghiên cứu để tạo ra môi trường phong phú đa dạng, thẩm mỹ và thay đổi thường xuyên ở các góc tranh truyện, các góc chữ cái. Bên cạnh đó tôi còn sưu tầm những bộ tranh truyện thơ, tạp chí với nhiều hình ảnh đẹp, có chữ cái to kèm theo, có chủ đề phù hợp với các hoạt  động. Tôi còn sưu tầm các truyện cổ tích, chuyện dân gian, để kể chuyện theo tranh, kể chuyện sáng tạo, ngoài ra còn có các bộ chữ cái, tranh lô tô chữ cái, bộ đôminô, tranh kèm nội dung theo chủ đề. 

3.2. Gây hứng thú qua lời nói của giáo viên

Sử dụng lời nói với trẻ là rất quan trọng trong hoạt động làm quen chữ cái.  Đặc biệt là dùng lời để dẫn dắt, để giới thiệu về nội dung bài, thì giáo viên phải giới thiệu bài mang lại hứng thú cho trẻ. Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ gì thì sự linh hoạt sáng tạo ứng xử nhanh của cô giáo trong một tiết dạy mang lại sự chú ý cho trẻ, cô giáo phải kết hợp nhuần nhuyễn các bộ môn khác vào chi tiết học làm quen chữ cái và phù hợp với chủ điểm.

Hoạt động chung cho mục đích học tập là hoạt động có sự thiết kế và chuẩn bị trước của giáo viên nhằm hướng dẫn trẻ trong lớp hoạt động, trãi nghiệm với các hình thức tổ chức đa dạng, linh hoạt để giúp  trẻ lĩnh hội tri thức phát triển kỹ năng của hoạt động theo nội dung chủ điểm, hoạt động chung có mục đích học tập có sự hướng dẫn của giáo viên nhằm cung cấp những ý tưởng mới, dạy trẻ học những kiến thức và kỹ năng mới dựa vào những hiểu biết và kinh nghiệm đã có ở lứa tuổi trẻ.

Ví dụ: Để giới thiệu vào hoạt động làm quen chữ b, d, đ  tôi sẽ đọc câu đố về ngày tết, và hỏi trẻ ngày tết thì gia đình người Nam mình thường nấu bánh gì? Còn người Bắc thường nấu bánh gì? Cô sẽ cho trẻ xem hình ảnh mọi người đang ngồi gói bánh chưng, bánh dày, cho trẻ kể chuyện sáng tạo, cho trẻ đặc tên câu chuyện vừa kể, cô cũng đặc một tên cho câu chuyện và giới thiệu cho trẻ đọc cùng cô, cho trẻ đếm tiếng trong câu và tìm những chữ cái đã học rồi. Tiếp theo cô sẽ giới thiệu chữ cái hôm nay cô dạy. 

Trên thực tế thì trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, nên tôi đã đề ra mục tiêu tất cả các cháu đều nắm được cấu tạo của các chữ cái và cách phát âm chính xác các chữ cái đó. Vì vậy tôi sử dụng nhiều hình thức khác nhau để trẻ luôn hứng thú trong hoạt động. Đối với những trẻ nói lắp giáo viên giúp trẻ bằng cách chú ý lắng nghe trẻ nói. Có thể làm điều này thông qua việc giao tiếp bằng mắt, ngồi xuống và mỉm cười với trẻ, không nên ngắt lời của trẻ, mục đích là để trẻ bình tĩnh và nói chậm lại. 

Một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ làm quen chữ cái là các kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn tuyệt đối hình thức tránh sự rập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy làm quen với chữ cái tôi phải chuẩn bị đồ dùng soạn bài nghiên cứu kĩ bài soạn. Xác định mục đích, nội dung phù hợp, chọn trò chơi phù hợp với nguyên tắc động tĩnh phù hợp với chủ điểm.

Ngoài ra để tạo hứng thú thì cô phải tạo không khí  cởi mở, gần gũi, ân cần khi trò chuyện với trẻ , động viên hướng dẫn trẻ vào cuộc trò chuyện, hướng dẫn trẻ bày tỏ ý kiến, khi đưa ra câu hỏi giáo viên cần cho trẻ thời gian suy nghĩ để trả lời, nếu cần thiết có thể gợi ý. Giáo viên còn phải có nghệ thuật lên lớp ngôn ngữ diễn đạt ngắn gọn  để hấp dẫn trẻ vào tiết học. Trước khi vào bài tôi thường kể chuyện (dựa trên chủ điểm) hoặc sáng tác thơ, vè hay những trò chơi luôn cuốn hút trẻ vào thực tế để trẻ dễ nhớ, dễ hiểu, tránh gò bó. Có thể dẫn dắt trẻ vào bài qua các trò chơi vận động để thu hút trẻ hơn.

3.3. Gây hứng thú qua trò chơi   

Hoạt động làm quen chữ cái là hoạt động tương đối khô khan so với các hoạt động khác, vì thế để giúp trẻ hứng thú tham gia với cô một cách tích cực và để khắc sâu những kiến thức vừa học, tôi nắm bắt được mục đích yêu cầu, nhiệm vụ chính của môn học: “Học vừa chơi chơi vừa học” kết hợp giảng dạy theo phân phối chương trình của bộ môn làm quen chữ cái, chúng ta có thể hoàn thành căn bản tình tiết trên lớp. 

Hơn nữa, trong kế hoạch dạy học của chương trình mầm non quy định, học một tiết làm quen chữ cái thì phải kết hợp một nội dung trò chơi nhằm giúp trẻ hiểu bài nhanh chống và tiết học nhẹ nhàng hơn. Vì vậy tôi đã sưu tầm và sáng tác một số trò chơi giúp trẻ nhớ chữ cái lâu hơn. Có thể sử dụng một số trò chơi  kích thích các giác quan một cách tự nhiên, phù hợp, tùy thuộc vào đồ dùng chuẩn bị, khi nói cách chơi giáo viên phải nói một cách ngắn gọn dễ hiểu.

* Trò chơi Đô mi nô chữ cái

- Kỹ năng:  

+ So sánh chữ cái giống nhau.

+ Tập trung chú ý.

+ Chờ đợi đến lượt.

- Chuẩn bị:

+ Bộ đô mi nô chữ cái.

+ Bàn ghế cho trẻ.

- Cách chơi: Từng cặp trẻ ngồi quanh bàn. Chơi như trò chơi đô mi nô, nhưng các đô mi nô có chữ cái ở hai đầu. Trẻ thay phiên nhau xếp nối tiếp quân đô mi nô chữ cái giống nhau. Ai không xếp được nữa là thua.

- Sau mỗi trò chơi giáo viên cần nhận xét và tuyên dương những bạn chơi tốt.

* Trò chơi nghe hát nhặt chữ

- Kỹ năng:  

+ Nhận dạng được chữ cái.

+ Tập trung chú ý.

+ Phản xạ nhanh.

+ Đếm đúng

+ So sánh theo số lượng.

- Chuẩn bị: Ba nhóm chữ cái in thường/in hoa/viết thường được đặt rãi rác trong vòng tròn.

- Cách chơi: Bốn trẻ ngồi chơi xung quanh vòng tròn. Tổ 

* Trò chơi cướp cờ

- Kỹ năng: Khả năng nhanh nhẹn, tính kỉ luật.

- Chuẩn bị: 

+ 6 lá cờ bằng giấy, có cán, trên mỗi lá cờ có dán 1 chữ cái.

+ Một ống cấm cờ.

+ Sân chơi ở đầu sân bên kia kẻ 1 đường vạch mốc cách ống cắm cờ 4m.

- Cách chơi: Cô chọn 12 trẻ, chia thành 2 đội (mỗi đội 6 trẻ) hai đội đứng thành 2 hàng ngang cách vạch 1m. cô gọi mỗi đội 1 trẻ lên đứng sau vạch mốc, nhìn về phía ống cấm cờ khi cô hô hiệu lệnh chuẩn bị, cướp cờ chữ ơ, hai trẻ ở 2 đội cùng chạy đến chỗ ống cắm cờ, trẻ nào nhanh hơn sẽ lấy được lá cờ có chữ cái ơ, sau đó 2 trẻ chạy về đứng vào cuối hàng của đội mình. Khi lấy cờ 2 trẻ không được chạm vào người nhau. Tiếp theo 2 trẻ khác lên lấy cờ có mang chữ cái theo yêu cầu của cô.

* Trò chơi: đi máy bay

Kỹ năng: Đọc chữ cái và chữ số.

Một số quy tắc khi đi máy bay.

Chuẩn bị: 

+ 2-4 chiếc ghế (có đánh chữ) xếp thành hàng ngang dài để làm máy bay.

+ Vé máy bay là những chữ cái trùng với những chữ cái ở trên ghế.

Cách chơi: Nhiều trẻ trong nhà hoặc ngoài trời. 3-4 trẻ làm phi hành đoàn; 3-4 trẻ làm tiếp viên hàng không; 3-4 trẻ làm người soát vé ở cửa máy bay. Các trẻ khác làm hành khách. Mỗi hành khách có 1 vé. Hành khách lên máy bay đưa vé  cho người soát vé tìm ghế, hướng dẫn hành khách sai thì phải thay người soát vé khác.

2.4. Giờ hoạt động vui chơi

Đối với góc thư viện giáo viên cần sưu tầm các loại sách, những bộ chữ cái, các con vật, các loại cây, các loại hạt, các loại hoa, các loại ô tô hay đồ chơi có tên gọi kèm, các tạp chí sách truyện tranh, tranh ảnh phù hợp với chủ đề được bày trên gia treo tranh dễ nhìn và sử dụng . Trẻ có thể xem các tranh ảnh để đoán, đặt tên câu chuyện tranh, tìm những chữ cái mình đã học, khuyến khích trẻ cùng đọc theo tranh, cùng xem truyện tranh với bạn.

Các góc chơi đều có môi trường chữ, cô cho trẻ tự tìm hiểu như làm các bài tập gắn ,viết và gài chữ  theo mẫu. Như góc học tập  trẻ gắn những chữ cái đã học và cùng phát âm.

Ví dụ: Khi trẻ vào buổi chơi tôi hỏi con chơi ở nhóm chơi gì đây? (trẻ trẻ lời chơi xây dựng) và tôi cho trẻ quan sát chữ “góc xây dựng” chữ cái gì con đã được học trong từ “Xây dựng” hoặc tôi lại “góc sách” hỏi con đang xem chuyện gì? Trong chuyện có  những nhân vật nào? Tôi viết tên các nhân vật đó và cho trẻ tìm chữ cái vừa học.

3.5. Giờ hoạt động ngoài trời

Môi trường lớp học bên ngoài rất tốt đối với sức khỏe và việc học tập vui chơi của trẻ. Vì vậy khi cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên tôi có thể cung cấp kiến thức về chữ cái qua việc tìm hiểu một số loại cây có trong sân trường, đọc tên các loại cây, tìm các chữ cái đã học trong trên các cây, rau 

Ví dụ:  Tìm chữ cái đã học của từ cây xà cừ, cây khoai mì, cây xoài, cây me tây...

Cho trẻ nhặt các ống hút trên sân trường các viên sỏi để tạo thành chữ cái mình đã học.

*Trò chơi: Xếp chữ bằng lá cây

Kỹ năng: 

+ Xếp chữ cái.

+ Thi đua

+ Sử dụng vật liệu khác nhau.

  • Chuẩn bị: rổ, lá cây
  • Cách chơi: Trẻ nhặt các lá cây xung quanh sân trường. Nhóm trưởng có đọc chữ gì thì các bạn dùng những lá cây nhặt được tạo thành chữ đó. Ai xếp đúng và nhanh thì được làm nhóm trưởng

* Trò chơi: ném bóng vào chữ nào?

Kỹ năng:

  • Nhận dạng và đọc chữ cái.
  • Ước lượng khoảng cách. 
  • Đếm đúng
  • So sánh theo số lượng
  • Định hướng trong không gian
  • Ném trúng đích

Chuẩn bị: 

  • Vẽ những chữ in thường khổng lồ của một nhóm chữ thành hàng ngang trên sân chơi.
  • Ba rổ bóng ném. Mỗi rỗ 5 quả.

Cách chơi: Các trẻ chơi ngoài sân, đứng thành hàng ngang, trước ba rỗ bóng, cách các chữ cái khoảng 2-3m. Đội trưởng hô chữ a. trẻ nhặt từng quả bóng ném vào chữ cái a và đọc to a. Cuối cùng , đếm xem ai ném được nhiều bóng hơn. Những quả bóng không ném vào được hoặc vào chữ khác thì không được tính.

3.6. Giờ hoạt động chiều

Thực hiện phổ cập cho trẻ. Tôi cho trẻ ôn lại những chữ cái đã học lúc sáng bằng cách.

Cô cho trẻ tô chữ in mờ, chữ in chữ rỗng và tìm cắt chữ trong hoạ báo dán thành sách làm bộ sưu tập.

* Trò chơi:  Đồ chữ cái

  • Kỹ năng: Đồ chữ cái, tô màu theo ý thích.
  • Chuẩn bị: giấy trắng, bút màu  các loại, khuôn chữ rỗng.
  • Cách chơi: Từng trẻ chơi. Trẻ đặt khuôn chữ cái lên giấy, dùng  bút đồ quanh chữ cái. Sau đó trẻ chọn màu tô lại cho đẹp.

3.7. Phối hợp với phụ huynh trong việc giúp trẻ làm quen chữ cái 

Thông qua các hình thức họp phụ huynh, trao đổi với cha mẹ trẻ vào các giờ đón, trả trẻ, giáo viên có thể giới thiệu về chương trình học, nội dung các chủ đề, nhu cầu đối với hoạt động của trẻ và mong muốn sự thêm gia của phụ huynh. Cho phụ huynh biết về tầm quan trọng của bộ môn làm quen với chữ cái đặc biệt là dạy trẻ theo hướng đổi mới. 

Trẻ yếu kém ở mặt nào thì yêu cầu phụ huynh nôn nóng bày trước cho trẻ thì tôi cũng phải trao đổi với phụ huynh nếu nghỉ học tùy tiện không có lý do và tôi đã trao đổi với phụ huynh nếu nghỉ học nhiều cháu sẽ bị hổng kiến thức, tiếp thu bài sẽ bị chậm và khi vào lớp 1 rất khó khăn cho cháu và cô giáo. Từ đó, cô giáo phối hợp với phụ huynh trong việc đóng góp tìm thêm nguyên liệu, vật liệu sẵn cơ sở địa phương tạo điều kiện cho cô và cháu trong việc làm đồ dùng đồ chơi qua đó việc dạy và học có hiệu quả và thống nhất hơn.

Trẻ mầm non học nhanh nhớ nhưng lại chóng quên nên việc thường xuyên củng cố các kiến thức, kĩ năng về chữ viết cần được chú trọng. Để giúp trẻ học tốt thì sự cộng tác giữa giáo viên và cha mẹ trẻ là hoạt động hết sức cần thiết và đem lại hiệu quả cao. Vậy làm thế nào để tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh đạt kết quả ? Đó là một công việc không đơn giản. Trong công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh, chúng ta nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Lên bảng tin về chương trình dạy theo chủ điểm và thay tin hàng tuần để phụ huynh biết và phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ.
  • Gửi nội dung trẻ đã được học ở lớp cho phụ huynh về nhà cùng tham khảo và dạy trẻ.
  • Giới thiệu các loại sách vở dùng cho phụ huynh để cùng phối hợp dạy trẻ.
  • Trao đổi một số hạn chế của trẻ cần có sự phối hợp của phụ huynh để khắc phục

Để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong giáo dục việc tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh là điều vô cùng quan trọng. Ngoài bài giảng trên lớp trẻ cần được ôn luyện mọi nơi, mọi lúc. 

3.8. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học.

Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, hiện nay các cấp học rất  cần được ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy  ở cấp học mầm non làm đa dạng hoá hình thức dạy học giúp trẻ được thay đổi không khí mới, hấp dẫn, trong giờ học, tạo cho trẻ niềm hứng thú, hăng say tích cực tham gia vào hoạt động, làm cho hiệu quả giáo dục cao. Đặc biêt giúp  giảm bớt đồ dùng không cần thiết, giảm bớt sức lao động của giáo viên và giảm bớt chi phí.    

Khi chưa ứng dụng công nghệ thông tin thì việc soạn giảng gặp khó khăn và mất nhiều thời gian như: khi cho trẻ xem tranh thì cô phải vẽ hoặc sưu tầm hình ảnh và đem đi phóng to, còn khi đã áp dụng công nghệ thông tin thì việc soạn giảng, làm đồ dùng để dạy khỏe hơn và ít mất thời gian hơn, tôi không chỉ sưu tầm trên trang google dạy trẻ, tôi còn tìm các trò chơi trong phần mềm cài đặt, mua băng đĩa có nội dung liên quan đến kiến thức cần truyền đạt, quay phim làm đĩa để dạy trẻ cho phù hợp với bài học, tải hình ảnh cho trẻ xem hình ảnh trên máy, cho trẻ làm quen chữ cái trên máy, cho trẻ so sánh chữ cái trên máy mà không cần phải viết tay ra.

4. Hiệu quả đạt được (chứng minh, so sánh)

Việc dạy và soạn hoạt động làm quen chữ cái, tôi thấy phần nào đã có sự thay đổi về hứng thú trẻ. Tích cực tham gia học, khi kết thúc tiết học hầu hết trẻ đều phấn khởi.

Là để cho giáo viên biết cách tổ chức hoạt động làm quen với chữ cái tốt hơn và giúp cho trẻ hứng thú, tích cực khi tham gia hoạt động để cho trẻ ghi nhớ lâu dài về chữ cái làm tiền đề cho trẻ vào lớp 1.

Kết quả khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến

Nội dung khảo sát

Số trẻ

Kết quả khảo sát

Trẻ nhận biết và phát âm đúng

10/37

27%

Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế.

17/37

45,9%

Trẻ tô viết đúng chữ cái.

12/37

32,4%

Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động làm quen chữ cái.

10/37

27%

Biết cách cầm sách, mở sách ra xem và quy trình đọc.

7/37

18,9%

Kết quả khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến.

Nội dung khảo sát

Số trẻ

Kết quả khảo sát

Trẻ nhận biết và phát âm đúng

35/37

94,5%

Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế.

35/37

94,5%

Trẻ tô viết đúng chữ cái.

34/37

91,8%

Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động làm quen chữ cái.

36/37

97,2%

Biết cách cầm sách, mở sách ra xem và quy trình đọc.

37/37

100%


Với kết quả khảo sát trước và sau khi áp dụng thì tôi nhận thấy sau khi áp dụng sáng kiến thì trẻ thích thú và tập trung chú ý và đạt tỷ lệ cao so với khi chưa áp dụng sáng kiến.

5. Phạm vi áp dụng (trong đơn vị, cơ quan; huyện; tỉnh; toàn quốc)

Đề tài được áp dụng trong lớp ở tất cả các lớp lá trong trường mầm non trong trường mầm non Giao Châu

Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện xem xét, công nhận./.
 
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2