Hoạt động âm nhạc Đề tài: NDTT: Làm quen với nhạc cụ trống

 GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC

Đề tài: NDTT:  “Làm quen với nhạc cụ trống”

NDKH: Nghe hát “Ngày xuân long phụng xum vầy”

Lứa tuổi: 24-36 tháng tuổi

Số lượng: 12 – 15trẻ

Thời gian: 15 – 20 phút

I. Mục đích -  yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên gọi và đặc điểm của nhạc cụ trống: Mặt trống, thân trống

- Trẻ biết tác dụng của nhạc cụ trống.

- Trẻ biết tên bài hát nghe “Ngày xuân long phụng xum vầy”, biết ngày xuân thường có đánh trống, múa lân.

2. Kĩ năng:

- Trẻ nghe và phân biệt được âm thanh của tiếng trống khi gõ ở mặt trống,  thân trống, gõ to- nhỏ.

- Trẻ gõ trống to - nhỏ, gõ theo yêu cầu của cô giáo.

- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát bài “Ngày xuân long phụng xum vầy” và hưởng ứng khi nghe cô hát bằng cách lắc lư, vỗ tay, dậm chân, vui đùa cùng cô khi múa sư tử.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú với âm nhạc qua hoạt động gõ trống

- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc cùng bạn và cô giáo.

II. Đồ dùng của cô:

1. Đồ dùng của cô:

- Hệ thống loa

- Trống: 1 trống cái, 2 trống con cho cô, dùi trống.

- Đầu sư tử, cành đào, cành mai

- Nhạc bài “Ngày xuân long phụng xum vầy”.

2. Đồ dùng của trẻ:

- Mỗi trẻ 1 cái trống con, dùi trống.

3. Địa điểm:

- Trong lớp

Hoạt động âm nhạc  Đề tài: NDTT: Làm quen với nhạc cụ trống

III/ CÁCH TIẾN HÀNH:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức, tạo hứng thú:

- Các con ơi! Lại đây với cô nào!

- Cô giới thiệu với các con. Hôm nay lớp mình  rất vui được đón các bác, các cô tới dự giờ học của lớp mình. Các con cùng  khoanh tay chào các bác, các cô nào!

+ Cô Liên gõ trống: Tùng tùng tùng… tiếng 1 hồi trống

+ Cô Sen: Oa! Không biết tiếng gì âm vang ấy nhỉ?

(Cô Liên mang trống vào gõ thêm tiếng tùng tùng tùng cắc cắc cắc.)

- Cô Liên ơi, đây là cái gì mà tiếng gõ nghe âm vang vui nhộn vậy? (Cô Liên: Đây là cái trống đấy cô Sen và các con)

- Oa, đây chính là cái trống đấy! Hôm này cô và các con cùng chơi với trống nhé!

2. Phương pháp - hình thức tổ chức:

2.1. Hoạt đông 1Cho trẻ làm quen với nhạc cụ trống

* Nhận biết nhạc cụ trống và cách sử dụng:

- Các con nhìn xem đây là cái gì?

- Cô giới thiệu: Đây là mặt trống, còn đây là thân trống

+ Đây là phần gì của trống? (Cô chỉ vào mặt trống)

+ Còn thân trống đâu?

- Làm thế nào để trống phát ra âm thanh nhỉ? À, phải có dùi trống để gõ đó, đây là dùi trống các con ạ!

+ Đây là gì các con ? (Dùi trống)

+ Cô gõ Tùng tùng tùng, cô cầm dùi trống bằng tay cầm thìa thật chắc và gõ này: tùng tùng tùng…

- Cô dùng dùi trống gõ vào mặt trống và hỏi trẻ :

+ Cô đang gõ vào đâu? (Mặt trống)- Âm thanh của mặt trống kêu như thế nào ?(tùng tùng tùng… ). Các con nhắc lại cùng cô nào !

+ Các các các … Cô gõ vào đâu nhỉ?Âm thanh của mặt trống kêu như thế nào ?(Các các các … ) Các con cùng nói to cùng cô nhé

(Cô gõ 2-3 lần vào thân trống, mặt trống và hỏi trẻ)

- Các con có muốn chơi cùng nhạc cụ trống không? Cô đã chuẩn bị rất nhiều những chiếc trống vừa với tay cầm của các con, mỗi bạn hãy lên chọn 1 chiếc trống, 1 chiếc dùi và về ngồi thành vòng tròn nhé!

* Cảm nhận âm thanh trên mặt trống – thân trống

Cô mời các con cùng đặt trống xuống trước mặt nào !

+ Tay xinh đâu là tay xinh đâu.

+Trống đâu là trống đâu.

- Còn dùi trống đâu nhỉ ? Hãy cầm dùi trống đúng cách giống cô nhé !

(Cô cầm dùi trống bằng tay phải, tay để cầm thìa đấy, cô cầm thật chắc tay đấy).

- Các con hãy cùng chơi với cô nhé!

- Lắng nghe, lắng nghe?

+ Các con hãy gõ vào mặt trống nào (2,3: Tùng tùng tùng tùng)

+ Các con hãy gõ vào thân trống nào? (Các các các)

* Cảm nhận tiếng trống to – nhỏ :

Vừa rồi cô Sen thấy các con chơi với nhạc cụ trống rất giỏi. Cô thưởng cho các con 1 trò chơi thú vị nữa, đó là trò chơi « Tai ai tinh ».

Để chơi được trò chơi này cô yêu cầu cả lớp cùng nhắm mắt lại nào !

- Cô gõ trống 1 hồi to – 1 hồi nhỏ xíu

- Cô gõ hồi to vang: Tiếng trống to hay nhỏ ?

- Cô gõ 1 hồi nhỏ xíu :

+ Tiếng trống như nào? (Nhỏ hay to?)

+ Tiếng to hay nhỏ? (nhỏ ạ).

=> Cô thực hiện gõ to – gõ nhỏ 2-3 lần

=>  Khi cô gõ mạnh thì tiếng trống to và vang, còn khi cô gõ nhẹ thì tiếng trống nhỏ đấy !

- Bây giờ cô và các con cùng chơi nhé !.

- Các con cùng cầm dùi trống nào. Sẵn sàng chưa.

+ Hãy gõ trống to nào( 2,3)

+ Hãy gõ trống nhỏ nào (2,3).

* Trải nghiệm thú vị với âm thanh của trống

- Cho trẻ cầm trống đứng thành vòng tròn 

- Tiếng trống to – nhỏ: Trò chơi bóng tròn to: Khi gõ trống nhỏ bóng xì hơi cô và trẻ gõ trống nhỏ đi vào trong vòng tròn, cô và trẻ gõ tiếng trống to đi ra làm bóng căng to tròn.

- Thử tài của bé với tiếng trống nhanh – chậm: Cô gõ trống chậm trẻ đi chậm, cô gõ trống nhanh-> Trẻ đi nhanh, chạy nhanh.

- Các con vừa được chơi với tiếng trống có thích không ?.

=> Các con ơi ! Trống là 1 loại nhạc cụ âm nhạc được dùng khi biểu diễn đấy. Âm thanh của tiếng trống rất thú vị đúng không nào? Và bây giờ cô Sen sẽ sử dụng trống vừa hát vừa đánh trống biểu diễn cho các con  nghe bài hát: “Ngày xuân long phụng xum vầy” sáng tác nhạc sỹ Quang Huy! Và  cô mời các con cùng về ghế ngồi và cùng lắng nghe cô hát nhé!

2.2. Hoạt động 2: Nghe hát bài “Ngày xuân Long_phụng xum vầy”

- Lần 1: Cô hát kết hợp gõ trống – trẻ ngồi đội hình vòng cung trên ghế

   Cô Liên:  + Các con ơi! Cô Sen vừa hát tặng các con bài hát  gì? Cả lớp nhắc lại cùng cô nào!

                     + Khi nghe cô Sen hát các con cảm thấy như thế nào? 

                     + Bài hát nói về ngày xuân, có hoa đào, hoa mai, có tiếng trống múa sư tử rất là vuiKhi nghe cô Sen hát, cô Liên cũng thấy rất vui và phấn chấn đấy!

-  Cô Sen nghĩ là bài hát còn hay hơn khi Cô Sen và cô Liên vừa múa vừa hát đấy. Và ngay bây giờ, xin mời các con cùng đến với tiết mục hát múa: Ngày xuân long phụng xum vầy- sáng tác nhạc sỹ Quang Huy.

- Lần 2: Hai cô kết hợp: Hát - múa +  gõ trống + Múa sư tử.

(Nghe thấy tiếng trống rộn ràng chú sư con cũng thích ra nhảy múa đấy! Sư tử con ơi, hãy ra đây cùng nhảy múa nào. Các con ơi, cùng lên đây và vui múa hát với sư tử nào )

3. Kết thúc:

- Màn múa sư tử vừa rồi đã khép lại giờ học của chúng mình rồi.  Cô khen tất cả các con.

- Trẻ lại gần cô


- Chào đại biểu


- Trẻ chú ý lắng nghe.

- Trẻ đứng xung quanh cái trống.

- Cái trống ạ.

- Mặt trống ạ ( 3 -4 trẻ trả lời).

- Trẻ trả lời ( 3 -4 trẻ).

- Trẻ trả lời.

- Dùi trống ạ.


- Gõ vào mặt trống ạ. (Cả lớp, cá nhân)

- Gõ vào thân trống ạ (Cả lớp, cá nhân)

- Trẻ đi lấy trống về chỗ ngồi. (Ngồi dưới sàn).


- Trẻ đưa tay ra và nói tay xinh đây.


- Trẻ cầm dùi trống lên tay.

- Nghe gì nghe gì

- Trẻ gõ vào mặt trống (Cả lớp, cá nhân).

- Trẻ gõ vào thân trống.


- Cả lớp nhắm mặt lại.


- Trẻ trả lời.

- Trẻ trả lời (Cả lớp, cá nhân)


- Trẻ trả lời


- Trẻ thực hiện gõ to, nhỏ theo yêu cầu của cô.


- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô. (Chơi 2 -3 lần).


- Trẻ cất trống về ghế ngồi.



- Trẻ ngồi ghế hình vòng cung.


- Trẻ trả lời.


- Trẻ trả lời.



- Cả lớp đứng lên hưởng ứng cùng cô.

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2