Giáo án tìm hiểu về đồ dùng đồ chơi trong lớp 5-6 tuổi

 Tìm hiểu về đồ dùng đồ chơi trong lớp. Ích lợi, công dụng của Giáo án 5-6 tuổi: Tìm hiểu một số đồ dùng đồ chơi. So sánh sự giống và khác nhau của đồ dùng, đồ chơi.

Tìm hiểu về đồ dùng đồ chơi trong lớp. Ích lợi, công dụng của một số đồ dùng đồ chơi. So sánh sự giống và khác nhau của đồ dùng, đồ chơi.

Giáo án tìm hiểu về đồ dùng đồ chơi trong lớp 5-6 tuổi

Thời gian: 25- 30 phút

I- Mục đích yêu cầu:

1.Kiến thức:

- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong lớp. Trẻ nhận biết được sự khác nhau và giống nhau của đồ dùng, đồ chơi .

2. Kỹ năng:

-  Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, phát triển nhận thức cho trẻ.

- Rèn kĩ năng phân biệt đồ dung với đồ chơi

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

3. Thái độ:

- Trẻ biết chơi đúng cách và bảo vệ giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp.

II- Chuẩn bị:

- Đồ dùng của cô: Các loại ĐDĐC: Ghép nút, búp bê, bàn ghế mầm non, quyển sách, khăn mặt, cốc…Bảng, nam châm

-  Đồ dùng của trẻ: Lô tô đồ chơi lắp ghép, đồ chơi nấu ăn, đồ dùng học tập....

III- Tiến hành:

Hoạtđộng của cô

Hoạt động của trẻ

1. HĐ 1. Gây hứng thú

- Cho trẻ hát: Trường chúng cháu là trường mầm non

- Các con vừa hát bài hát gì?

- Bài hát nói về điều gì?

- Ngoài cô giáo và bạn bè ra, trong lớp các con còn có gì nữa?

-> Trong lớp chúng mình còn có rất nhiều các loại đồ dùng, đồ chơi. Hôm nay cô con mình cùng tìm hiểu về các loại đồ dùng, đồ chơi nhé.

2. HĐ 2.Nội dung

2.1. Tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi:

* Tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và cách sử dụng bàn ghế

- Cô có đồ dùng gì đây?

- Bàn ghế có những bộ phận nào?

- Màu sắc của bàn ghế là gì?

- Bàn ghế được làm bằng chất liệu gì?

- Bàn ghế được dùng để làm gì?

- Bàn ghế sử dụng như thế nào?

- Chúng mình cần làm gì để bàn ghế luôn bền, đẹp?

-> Cô khái quát: Bàn ghế gồm có: phần mặt bàn, mặt ghế, (mặt nhẵn), phần chân bàn và chân ghế bằng sắt. Bàn ghế có màu xanh, được làm bằng chất liệu tổng hợp: Nhựa, sắt...Bàn ghế được dùng trong việc học tập của các con. Chúng mình sử dụng để ngồi viết, vẽ... Khi sử dụng chúng mình cần sử dụng đúng cách, di chuyển nhẹ nhàng, không vẽ lên bàn ghế.

* Tìm hiểu đặc điểm, công dụng và cách sử dụng của sách:

- Cho trẻ quan sát và đàm thoại tương tự như bàn ghế mầm non

-> Sách gồm có phần bìa sách, phần lõi sách (Nội dung của sách). Màu sắc của sách được trang trí đẹp mắt, hấp dẫn, phù hợp với nội dung của sách. Sách thường được làm bằng giấy, dùng cho việc học tập của các con. Khi mở sách các con cần giở từng trang thật nhẹ nhàng, cẩn thận. Khi đọc sách các con đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Sách rất cần thiết cho chúng mình, các con cần tạo cho mình thói quen đọc sách và giữ gìn sách vở.

*Tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ chơi lắp ghép:

- Cho trẻ quan sát và đàm thoại tương tự như bàn ghế và sách

-> Đồ chơi lắp ghép có rất nhiều chi tiết, dùng để lắp ghép những thứ chúng mình muốn, màu sắc của chúng rất phong phú, chúng được làm từ nhựa. Đồ chơi lắp ghép thường được chơi ở góc xây dựng. Khi chơi các con cần tháo, lắp, ghép xếp....thật nhẹ nhàng, cẩn thận để đồ chơi lắp ghép luôn bền, đẹp.

*Tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và cách sử dụng búp bê

- Cho trẻ quan sát và đàm thoại tương tự như bàn ghế, sách vở và đồ chơi lắp ghép

- Đồ chơi búp bê dùng để chơi ở góc phân vai. Khi chơi chúng mình sẽ lấy nhẹ nhàng, đúng thao tác để búp bê luôn bền, đẹp.

2.2. So sánh sự khác nhau và giống nhau của đồ dùng, đồ chơi:

*Cho trẻ so sánh bàn ghế và quyển sách

- Các con hãy so sánh giữa bảng quay hai mặt và quyển sách có đặc điểm gì khác nhau?

-> Khác nhau:

Bàn ghế

Quyển sách

Tên gọi

Chất liệu

Công dụng

- Bàn ghế

- Làm bằng nhiều chất liệu: Sắt, nhựa...

- Dùng để ngồi viết, vẽ,….

- Quyển sách

- Làm bằng giấy

- Dùng để đọc, học...

-> Giống nhau: Đều là đồ dùng học tập, rất cần thiết trong hoạt động học tập của các con

- Cho trẻ so sánh đồ chơi lắp ghép và búp bê

- Các con hãy so sánh giữa đồ chơi lắp ghép và búp bê có đặc điểm gì khác nhau và giống nhau?

-> Khác nhau:

Đồ chơi lắp ghép

Búp bê

Tên gọi

Công dụng

- Đồ chơi lắp ghép

- Dùng để chơi ở góc xây dựng, lắp ghép

- Có nhiều chi tiết để lắp ghép

- Búp bê

- Dùng để chơi ở góc phân vai.

-> Giống nhau: Đều là đồ chơi mầm non được làm bằng nhựa, đều được dùng trong hoạt động vui chơi tại các góc theo chủ đề.

+ Mở rộng

- Ngoài những đồ dùng, đồ chơi mà các con vừa được tìm hiểu, các con còn biết những loại đồ dùng, đồ chơi nào khác nữa?

-> Ngoài những đồ dùng đồ chơi trong lớp mà cô đã cùng các con tìm hiểu, trong lớp chúng ta còn có các đồ dùng như: bảng nhựa nhỏ, phấn, bút sáp màu, khăn mắt, ti vi, máy tính,... và các đồ chơi như: Đồ chơi nấu ăn, đồ chơi các con vật, đồ chơi rau, củ, quả, thảm hoa, thảm cỏ, ....Khi sử dụng, chúng mình cần nhẹ nhàng, cẩn thận, đúng thao tác. Sau khi dùng xong chúng mình cần cất, xếp thật gọn gàng, ngăn nắp...để các đồ dùng đồ chơi đó luôn bền, đẹp.

2.3. Củng cố

Trò chơi 1: Thi ai đoán giỏi

Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi:

+ Cách chơi: Cô sẽ nêu đặc điểm, công dụng và cách sử dụng các loại đồ dùng, đồ chơi trong lớp. Các con sẽ nói cho cô biết tên gọi và tìm loại đồ dùng, đồ chơi đó. Hoặc ngược lại, cô nói tên gọi, các con nói công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi 1- 2 lần.

- Cô nhận xét, khen ngợi trẻ.

Trò chơi 2: Chung sức

Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi:

- Cách chơi: Cô chia lớp làm 2 đội sẽ tìm các đồ dung hoặc đồ chơi trong lớp theo yêu cầu của cô gắn lên bảng, mỗi bạn chọn 1 đồ dung và đi theo đường dích dắc.

- Luật chơi: Sau 1 bản nhạc đội nào chọn và gắn được nhiều là thắng

- Cho trẻ chơi 1-2 lần

3.HĐ 3.Kết thúc

Cho trẻ hát: “Vui đến trường”

- Trẻ hát

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ quan sát và đàm thoại

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ quan sát và đàm thoại

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ so sánh

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ so sánh

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ kể

- Trẻ chơi trò chơi

- Trẻ chơi trò chơi

- Trẻ hát

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2