Giáo án khám phá chủ đề tết mùa xuân mầm non

Giáo án khám phá chủ đề tết mùa xuân mầm non

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Củng cố, hệ thống kiến thức của trẻ về các dấu hiệu đặc trưng của mùa xuân: thời tiết, bầu trời, cây cối đâm chồi nảy lộc, loài hoa đặc trưng của mùa xuân: hoa đào, hoa mai.

- Trẻ nhận biết được ngày tết nguyên đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc, biết được một số phong tục tập quán đón tết của người Việt Nam.

- Trẻ hiểu ý nghĩa ngày tết Nguyên đán

- Trẻ kể được một số hoạt động chuẩn bị đón tết như: Trang hoàng  nhà cửa, sắm đồ tết, gói bánh, chưng mâm quả , kể được một số hoạt động vui chơi giải trí , mừng tuổi cho nhau trong ngày tết .

2. Kỹ năng:

- Rèn khả năng quan sát chú ý, ghi nhớ có chủ định.

- Phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ.

3. Thái độ:

- Dạy trẻ biết yêu quý, quan tâm, chúc tết ông bà, bố mẹ...

- Giáo dục trẻ biết ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, biết tiết kiệm không bỏ phí bánh kẹo, hoa quả và các thức ăn khác, không hái lộc đầu xuân  ngắt lá, hoa bẻ cành, giữ vệ sinh nơi công cộng.

II. Chuẩn bị: 

- Một số hình ảnh về mùa xuân, về ngày tết, máy tính, que chỉ, loa.

- Các bài hát: Sắp đến tết rồi; Tết đến rồi, Mùa xuân ơi.

- Lô tô hoa quả, món ăn ngày tết.

- NDTH: Âm nhạc, tăng cường tiếng việt cho trẻ em DTTS.

III. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Gây hứng thú:

- Cô cùng trẻ hát bài hát “Sắp đến tết rồi”.

- Các con vừa hát bài hát gì?

- Bạn nhỏ trong bài hát như thế nào khi đến tết?

- Các con có vui khi đến tết không?

- Cô khái quát lại, giáo dục nhẹ nhàng.

2. Nội dung :

2.1. Quan sát, đàm thoại.

Trò chuyện, đàm thoại về mùa xuân.

- Bạn nào biết một năm có mấy mùa? Đó là những mùa nào?

- Các con thử nghĩ xem bây giờ là mùa gì?

- Tại sao các con nghĩ bây giờ là mùa xuân?

- Cô khẳng định lại.

+Tìm hiểu về thời tiết mùa xuân

- Thời tiết mùa xuân như thế nào? Có gì khác so với thời tiết mùa đông?

(Mùa xuân thời tiết ấm áp, mùa đông lạnh giá)

+ Bầu trời mùa xuân như thế nào? Khi nhìn lên bầu trời chúng mình thường thấy những gì?

+ Mùa xuân còn có những dấu hiệu nào khác nữa? Mưa, mây, gió, nắng?

(Bầu trời trong xanh, nắng ấm, gió nhẹ, thỉnh thoảng có gió nồm, mưa phùn)

- Đố các con biết mưa phùn còn gọi là mưa gì? Vì sao gọi là mưa phùn?

( mưa rất nhẹ, hơi có gió)

=>Cho trẻ xem đoạn băng hình về thời tiết mùa xuân: cảnh bầu trời mùa xuân, mây, gió, nắng xuân, mưa xuân (có lồng bài thơ nói về thời tiết mùa xuân để củng cố và chốt kiến thức)

+Tìm hiểu về cảnh vật cây cối, các hoạt động của con vật trong mùa xuân

- Cho trẻ xem tiếp đoạn băng: Cây cối đâm chồi, hoạt động của các con vật trong mùa xuân.

+ Đoạn băng nói về điều gì?

+ Vào mùa xuân có những loài động vật nào? Tại sao chúng xuất hiện nhiều trong mùa xuân?

+ Khi mùa xuân đến chúng mình thấy cây cỏ, hoa lá có những thay đổi gì?

- Các con biết những loại hoa nào? Những loài hoa nào chỉ nở vào mùa xuân?

=> Mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc muôn hoa đua nở, chim hót ca rất vui.

- Giáo dục trẻ biết chăm sóc cây, không ngắt lá, bẻ cành. Trồng cây để làm đẹp và bảo vệ môi trường.

Trò chuyện, đàm thoại về ngày Tết.

- Cô giới thiệu: Tết là những ngày đầu tiên của một năm mới bắt đầu, là ngày hội lớn nhất vào mùa xuân.

- Ngày tết sắp đến con thấy thế nào?

- Vậy trước ngày tết ở nhà con đã chuẩn bị những gì để đón tết kể cho cô và các bạn nghe nào?

+ Để chuẩn bị đón tết thì nhà nào cũng dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, trang trí đẹp và mua sắm đầy đủ các đồ dùng sinh hoạt trong nhà và sắm quần áo mới cho các con. ( cho cháu xen hình ảnh mọi người đi chợ mua sắm )

- Con thấy vào những ngày tết có những loại hoa gì ?

+ Hoa mai – hoa đào có ở miền nào ?

+ Mỗi khi xuân về tết đến thì miền nam hoa mai nở rộ, còn miền Bắc thì có hoa đào đặt trưng cho ngày tết. Ngoài ra còn một số loài hoa khác: Hoa cúc, hồng, vạn thọ...( Cho cháu xem tranh )

+ Hoa quả bánh mứt gì đặc trưng cho ngày tết ?

+ Mâm ngũ quả gồm có những loại quả gì ?

- Cho cháu xem hình ảnh một số loại bánh mứt ngày tết và mâm ngũ quả.

-Tết nguyên đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc ta vào ngày cuối của năm vào buổi tối mọi người cúng ông bà mình gọi là gì ?

- Đêm giao thừa là ngày đầu tiên của một năm mới, là mốc thời gian báo đã hết năm cũ và sang năm mới.

- Vậy vào đêm giao thừa có hoạt động gì nổi bật ?

- Đúng 0 giờ thì sẽ có hoạt động bắn pháo hoa để chào đón năm mới ( Xem tranh )

- Sang năm mới thì con được thêm gì ?

- Khi đến thăm hỏi nhau ngày tết mọi người thường nói với nhau điều gì ? Con chúc tết như thế nào ? Cho một vài cháu lên chúc tết.

- Ngày tết các con được mặc quần áo mới được ba mẹ chở đi chơi ở đâu ?

-Trong những ngày tết ở nhà mẹ và bà nấu những món ăn gì ? con có thích ăn những món nào nhất?

- Các con biết không trong những ngày tết của dân tộc ta còn có rất nhiều lễ hội khác nữa , để xem còn có những hoạt động gì nữa các cháu cùng cô xem nhé !

- Cho trẻ xem hình ảnh về hoạt động ngày tết

* Các loại hoa, quả thường có trong ngày tết.

- Các con biết những loại quả gì thường có trong ngày tết? ( Quả bưởi, cam, quất, chuối, dưa hấu…)

( Cô kết hợp cho trẻ quan sát hình ảnh)

- Các loại hoa đặc trưng có trong ngày tết?

(Hoa đào, hoa mai)

( Cô kết hợp cho trẻ quan sát hình ảnh)

=> Chính xác lại : có rất nhiều loại quả, có trong ngày tết : quả chuối, cam, bưởi, quất, dưa hấu… và có rất nhiều các loại hoa có trong ngày tết nhưng loại hoa không thể thiếu trong mỗi gia đình chúng mình đó là hoa đào, đặc trung của miền bắc, còn hoa mai đặc trưng của miền nam.

* Các loại bánh đặc trưng trong ngày tết.

- Vào các dịp tết các con thường thấy bố mẹ chuẩn bị những loại bánh gì để đón tết.

( Cô cho trẻ xem hình ảnh gói bánh trưng ngày tết)

GD: Ngoan ngoãn giúp đỡ bố mẹ dọn dẹp,trang trí nhà cửa đón tết.

*Hoạt động 3 : Trò chơi củng cố

+ TC1 : Ai kể nhanh

- Cho trẻ kể về một số đặc trưng diễn ra trong dịp tết cổ truyền.

+ TC2: Đi chợ tết.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi người bán hàng tết và đi sắm tết những mặt hàng có trong dịp tết, bày mâm ngũ quả.

3.Kết thúc:

- Nhận xét tiết học, GD trẻ nhẹ nhàng

- Cho trẻ hát bài “Tết đang vào nhà”

- Trẻ hát và trò chuyện cùng cô.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ quan sát và nêu nhận xét.

- Chú ý.

- Trẻ trả lời

- Chú ý.

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ quan sát.

- Trẻ kế.

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Chú ý.

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi trò chơi.

- Trẻ chơi trò chơi.

-Trẻ chú ý

- Trẻ đọc thơ.

 

 

 

- Trẻ trả lời.

 

 

 

 

-Trẻ lắng nghe.

 

 

 

-Trẻ chơi.

 

 

-Trẻ đọc.


Xem thêm: +10 Ý tưởng trang trí tết mầm non độc đáo cho năm 2024
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2