Sáng kiến kinh nghiệm trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi

sáng kiến kinh nghiệm trò chơi dân gian, skkn tro choi dan gian cho tre mam non, mot so bien phap to chuc tro choi dan gian, một số trò chơi dân gian cho trẻ mầm non, giáo án trò chơi dân gian mầm non, thực trạng trò chơi dân gian hiện nay, tổ chức trò chơi dân gian trong trường học, kế hoạch tổ chức trò chơi dân gian tiểu học, biện pháp tổ chức trò chơi dân gian,

ĐẶT VẤN ĐỀ
(Sáng kiến kinh nghiện mầm non) Không rõ từ bao giờ trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca, hò, vè được sinh ra và gắn liền với đời sống lao động và sinh hoạt của người dân Việt Nam. Đó không đơn giản chỉ giúp con người có được phút giây thư giãn, giải trí sau những giờ lao động vất vả mà còn góp phần thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa con người với con người.
Nhắc tới trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca, hò, vè có lẽ trẻ em là đối tượng được nói tới nhiều nhất, bởi đối với các cháu cuộc sống không thể thiếu những trò chơi, những làn điệu dân ca, hò, vè. Những trò chơi dân gian không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo, tư duy, sự khéo léo, rèn luyện sức khoẻ mà còn là bài học giúp trẻ hiểu và thêm yêu nền văn hoá dân tộc cũng như bồi đắp thêm tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Những làn điệu dân ca, hò, vè với những giai điệu mượt mà, êm dịu, những lối gieo vần nhắc nhịp đã nuôi dưỡng tâm hồn trẻ như thổi vào trẻ những tình cảm yêu thương hình thành những tâm hồn trong sáng. 

Trên thế giới, không có một dân tộc nào lại không có trò chơi riêng cho con em mình. Từ xa xưa trẻ em Việt Nam đã có nhu cầu chơi, chúng nghĩ ra các trò chơi, truyền cho nhau cách chơi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhờ đó mà trò chơi dân gian được lưu truyền đến ngày nay. Trò chơi dân gian đã được sử dụng nhiều trong các hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non, đặc biệt là hoạt động học có chủ đích của giáo viên cho trẻ ở trường mầm non. Các trò chơi dân gian không chỉ nhiều về số lượng mà còn phong phú về thể loại. Việc kết hợp trò chơi dân gian trong các hoạt động học có chủ đích tại trường mầm non mang ý nghĩa to lớn trong việc: rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhịp nhàng, rèn luyện trí tuệ, sự nhanh trí, óc phán đoán, gợi xúc cảm thẩm mỹ, khả năng hoạt động nhóm, tập thể, sự gắn kết của tình bạn… và đặc biệt nó góp phần xây dựng nhân cách mang đậm văn hóa dân tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ. 

Sáng kiến kinh nghiệm trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6  tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6  tuổi

     
Ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, bởi vui chơi đã gây ra những biến đổi về chất, có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách trẻ và là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo. Phương châm “ Học mà chơi, chơi mà học ” luôn được quán triệt trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Trong hoạt động vui chơi có rất nhiều trò chơi học tập và một bộ phận không thể không nhắc đến đó là các trò chơi dân gian – đây là một lọai trò chơi được trẻ em mẫu giáo yêu thích.
     Để giúp trẻ phát triển thể lực được tốt, có cơ thể khỏe mạnh hài hòa, cân đối là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Năm học 2013 – 2014 thực hiện chuyên đề trọng tâm là “phát triển vận động”. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực cho trẻ được thông qua nhiều nội dung: chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, phát triển vận động. Đó là những nội dung cơ bản ảnh ưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ. Giáo dục thể chất là một trong những nội dung quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.
       Từ lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu :

“ Một số biện pháp tổ trò chơi dân gian nhằm phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6  tuổi ở trường Mầm Non Duyên Hà”

* Mục đích nghiên cứu: 
Khảo sát thực trạng tổ chức sử dụng trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Duyên Hà.
Xây dựng tổ chức sử dụng trò chơi dân gian nhằm phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Duyên Hà.
* Đối tượng nghiên cứu: 
Tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6  tuổi ở trường Mầm Non Duyên Hà”. 
* Phạm vi áp dụng: 
     Lớp mẫu giáo lớn A1 trường Mầm Non Duyên Hà – Thanh Trì – Hà Nội năm học 2013 – 2014.


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
  Trò chơi dân gian là loại trò chơi do nhân dân nghĩ ra và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người lớn dùng để dạy trẻ học nói, học đếm, học tính toán… Trò chơi dân gian là một hình thức văn hóa phản ánh cuộc sống của mỗi dân tộc, mỗi địa phương qua các thời kỳ lịch sử. Chính  vì vậy, mỗi dân tộc, mỗi địa phương đều có những trò chơi của dân tộc mình, các trò chơi đó lớn lên, sống mãi theo thời gian với dân tộc mà ngày nay người ta gọi là trò chơi dân gian.
Trò chơi dân gian Việt Nam thường bắt nguồn từ những bài đồng dao, một thể loại văn vần độc đáo của dân tộc. Đấy là những bài ca có nhịp điệu đơn giản, gieo vần một cách thoải mãi, có thể ngắn dài bất kỳ hoặc lặp đi lặp lại không dứt. Đồng dao được cấu trúc theo một lôgic riêng, đôi khi không có nghĩa gì cả, nhưng bằng tư duy liên tưởng, trẻ em vẫn có thể nhập vào câu hát để dẫn đến những kết cục bất ngờ: Cái ngược đời, cái phi lý, lại có thể chấp nhận vì đấy là các bài hát của trẻ em. Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng người chơi như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh. Mỗi trò chơi lại có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau khiến trẻ em chơi suốt ngày mà không thấy chán.
Trò chơi dân gian không chỉ mang tính học tập mà còn mang tính vận động. Với những trò chơi dân gian chứa đựng nhiệm vụ học tập, trong khi chơi nhiệm vụ nhận thức được thực hiện dưới hình thức chơi vui vẻ, thoải mái. Điều đó giúp trẻ nỗ lực tìm kiếm cách giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong trò chơi. Trẻ tiếp nhận nhiệm vụ trí tuệ như một nhiệm vụ chơi, chính điều đó góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ.
Trẻ mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi ham học hỏi, thích tìm tòi, khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh. Chúng thực sự là những chủ thể với những năng lực riêng, có khả năng tư duy, sáng tạo và giao tiếp với mọi người. Chúng có kỹ năng nghe, hiểu lời nói của người khác và nói cho người khác hiểu. Trẻ 5-6 tuổi chủ động, độc lập, có sáng kiến, biết tự tìm kiếm các phương thức giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, tự kiểm tra … kết quả trong hoạt động học và chơi. Trẻ 5-6 tuổi tập trung chú ý và nỗ lực, cố gắng giải quyết và hoàn nhiệm vụ đặt ra trong hoạt động của chúng.
Nhiệm vụ của trò chơi dân gian ở trẻ  5 tuổi rất đa dạng, để giải quyết được nhiệm vụ của trò chơi đòi hỏi trẻ phải dựa vào vốn kinh nghiệm về các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, trẻ phải biết phân tích, biết tổng hợp, biết liên hệ các sự vật hiện tượng để thực hiện trò chơi của mình. Các hành động chơi của trẻ mẫu giáo 5 tuổi đòi hỏi phải có tính liên tục và tuần tự. Nhiều trò chơi đòi hỏi phải suy nghĩ kỹ trước khi thực hiện động tác chơi như chơi “ Ô ăn quan”, “Cờ đi đường” … đây là cơ sở để phát triển tư duy logic cho trẻ.
Mối quan hệ cô giáo và trẻ 5 tuổi trong trò chơi dân gian ngày càng gần gũi. Cô giáo vừa như người bạn cùng chơi với trẻ vừa như người hướng dẫn trẻ chơi, chính nhờ sự giúp đỡ của cô giáo mà trẻ có  tự lựa chọn nguyên vật liệu để làm Đồ dùng tự làm của giáo viên mầm non, tự chọn trò chơi và có thể tự tổ chức các trò chơi dân gian mà mình yêu thích.
Khi nói đến thể lực chúng ta có thể nghĩ ngay rằng đó là chất lượng của cơ thể con người có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào đó trong học tập, lao động, thể thao...Phạm trù thể lực bao gồm các mặt sau:
  Tầm vóc cơ thể là trạng thái phát triển và hình thái, cấu trúc cơ thể bao gồm sự sinh trưởng hình thể và tư thế thân người của một cơ thể. Sinh trưởng chủ yếu chỉ qua quá trình biến đổi dần về  khối lượng cơ thể từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng.
  Năng lực tham gia vận động thể lực của một cơ thể , đây là một nhân tố hết sức quan trọng nó thúc đẩy và giúp cho các chức năng sinh lý của cơ thể phát triển một cách nhịp nhàng

 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Đặc điểm chung:
Trường mầm non Duyên Hà nằm ven sông Hồng ngoài bãi. Trường được phân bổ ở 3 khu theo địa bàn dân cư 3 thôn trong xã.
Năm học 2013 – 2014 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn A1. Lớp có 3 cô , 2/3 cô đạt trình độ trên chuẩn. Lớp có 54 cháu, 26 nam ,28 nữ trong đó có 1 cháu khuyết tật.
Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau:
       2. Thuận lợi: 
- Luôn được sự hướng dẫn, chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục huyện, ban giám hiệu nhà trường.
- Được sự quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất của ban giám hiệu nhà trường.
- Sân trường rộng rãi, thoáng mát có thể tổ chức nhiều trò chơi dân gian.
- Giáo viên trong lớp đoàn kết biết tìm tòi, sáng tạo và sưu tầm nhiều trò chơi dân gian để tổ chức cho trẻ.
- Bản thân tôi có nhiều năm dạy lớp 5 tuổi, có tinh thần trách nhiệm, luôn quan sát nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý, thói quen của từng trẻ trong lớp. Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ, tận tình với công việc. Luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc sưu tầm và tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ.
- Học sinh của lớp đều được học qua các khối từ nhà trẻ, mẫu giáo bé, nhỡ. 100% học sinh đều học đúng độ tuổi nên việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ rất dễ dàng, trẻ dễ nhớ cách chơi các trò chơi.
 - Trẻ có kiến thức của các lứa tuổi.
 - 100% trẻ học bán trú tại trường. 
 - Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ, thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.
        3. Khó khăn:
        - Sè l­îng c¸c trß ch¬i d©n gian ®­a vµo ch­¬ng tr×nh ®Ó thùc hiÖn cßn rÊt Ýt.
- Khả năng tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian của 02 giáo viên cùng lớp còn hạn chế.
- Lớp có nhiều trẻ hiếu động, cha mẹ chưa quan tâm đến con, rất ít cho con nghe và chơi trò chơi dân gian.
        - Trong lớp có rất nhiều trẻ bị suy dinh đưỡng, thấp còi, đặc biệt có 1 cháu bị suy tuyến giáp bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ nên gây rất nhiều khó khăn cho việc tham gia vào các hoạt động, nhất là những trò chơi cần vận động nhiều.. 
- Nhiều trẻ chưa thực sự thích các trò chơi dân gian chỉ thích siêu nhân, hoạt hình.
- Xuất phát từ đặc điểm chung của trường, của lớp và tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ tôi đã nghiên cứu, đưa ra một số biện pháp sưu tầm và tổ chức một số trò chơi dân gian nhằm phát triển thể chất cho trẻ như sau:

III. BIỆN PHÁP.
1. Lựa chọn, sưu tầm các trò chơi dân gian phù hợp với các chủ đề, phù hợp với trẻ: 
Nét đặc biệt của trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam là hầu hết các trò chơi gắn liền với các bài đồng dao. Đó là những câu vè ngắn ngọn, có nhịp điệu, âm thanh được sử dụng trong khi chơi.
Đồng dao là để chỉ các bài hát của trẻ em khi vui chơi tập thể, có thường là những câu mà ý nghĩa không rõ ràng, tản mạn được ghép lại với nhau, không theo một logic nào cả, nhưng chình vì thế mà lại trở nên hấp dẫn đối với trẻ em. Đồng dao trước hết là một trò chơi tập thể của trẻ em và nó chỉ có giá trị trong một trò chơi cụ thể chứ không tồn tại độ lập ngoài trò chơi như bài dân ca khác. Nó là ngôn ngữ bổ sung cho trò chơi. Đồng dao thường mang tính chu kỳ, tức là lặp đi lặp lại mãi không bao giờ hết. Ngôn ngữ của nó nhiều khi rất kỳ quặc, là những câu vui tai, gây thêm hào hứng cho trẻ khi chơi.

Các trò chơi dân gian vô cùng phong phú về thể loại, nội dung, hình thức thể hiện... Vì vậy muốn đưa vào dạy trẻ, người giáo viên phải nghiên cứu lựa chọn, sưu tầm cho phù hợp với nội dung, hình thức giáo dục trẻ lớp mình để trẻ yêu thích và tham gia tích cực vào các trò chơi dân gian, các bài hát dân ca, hò, vè, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục. 
Nhiệm vụ của trò chơi dân gian ở trẻ  5 tuổi rất đa dạng, để giải quyết được nhiệm vụ của trò chơi đòi hỏi trẻ phải dựa vào vốn kinh nghiệm về các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, trẻ phải biết phân tích, biết tổng hợp, biết lien hệ các sự vật hiện tượng để thực hiện trò chơi của mình. Các hành động chơi của trẻ mẫu giáo 5 tuổi đòi hỏi phải có tính liên tục và tuần tự. Nhiều trò chơi đòi hỏi phải suy nghĩ kỹ trước khi thực hiện động tác chơi như chơi “ Ô ăn quan”, “Cờ đi đường” … đây là cơ sở để phát triển tư duy logic cho trẻ.
Trẻ mẫu giáo 5 tuổi nắm được ngôn ngữ cảnh và ngôn ngữ mạch lạc, do vậy trẻ rất thích những trò chơi kết hợp với những bài đồng dao. Trong trò chơi trẻ vừa được hát, đọc những bài đồng dao mà chúng yêu thích và thưc hiện những hành động chơi, do vậy trò chơi dân gian càng hấp dẫn với trẻ. Bên cạnh đó, do vốn hiểu biết về môi trường xung quanh của trẻ ngày càng phong phú, nên trẻ rất thích thú với những nguyên vật liệu chơi, thích tìm kiếm và dùng các vật liệu khác nhau để làm Đồ chơi sáng tạo của giáo viên mầm non phục vụ trò chơi của mình.
Căn cứ vào khả năng nhận thức của trẻ lớp mình, căn cứ vào kế hoạch thực hiện các hoạt động theo các chủ đề, tôi đã lựa chọn, sưu tầm những trò chơi dân gian.
gian.

TT
Chủ đề
Trò chơi dân gian
Mục tiêu cần đạt (của phát triển thể chất)
Biện pháp
Kết quả
1
Trường mầm non
Nhảy bao, thả đỉa ba ba, kéo co, bắn bi
Có kỹ năng phối hợp các bộ phận trong cơ thể.
Hướng dẫn trẻ chơi.
Trẻ có kỹ năng phối hợp các bộ phận trong cơ thể.
2
Bé và gia đình
Nu na nu nống, chi chi chành chành, hội đồng tổng cốc, chốn tìm, ô ăn quan…
Biết phối hợp cử động bàn tay, ngón tay.
Sưu tầm nguyên vật liệu.
Trẻ biết phối hợp cử động ngón tay, bàn tay.
3
Nghề nghiệp
Đi cà kheo, ném còn, kéo cưa lừa xẻ
Phát triển các cơ lớn khi tham gia hoạt động.
Làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
Các cơ lớn của trẻ được phát triển thông qua các hoạt động.
4
Thế giới động vật
Nặn tò he, rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, cắp cua bỏ giỏ, câu ếch
Phát triển các cơ nhỏ và sự khéo léo, phối hợp các cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt nhịp nhàng.
Chuẩn bị nhiều nguyên vật liệu khác nhau để tổ chức các trò chơi.
Trẻ khéo léo hơn trong các hoạt động.
5
Tết và mùa xuân
Ném còn, cướp cờ, đập niêu, chơi đu
Phối hợp các vận động của cơ thể.
Phối hợp với phụ huynh sưu tầm nhiều nguyên vật liệu.
Cơ thể được phối hợp nhịp nhàng thông qua các hoạt động.
6
Thế giới thực vật
Ô ăn quan, tập tầm vông, trồng nụ trồng hoa
Phối hợp với các bạn trong nhóm chơi.
Chuẩn bị địa điểm chơi khác nhau.
Trẻ biết đoàn kết, chơi cùng nhau trong nhóm chơi.
7
Phương tiện và một số quy định giao thông
Rải rồng rải rết, trồng đống trồng kê, đua thuyền, đua xe bò
Thực hiện các cử động nhịp nhàng.
Tổ chức cho trẻ chơi với nhiều hình thức khác nhau.
Các cử động được thực hiện nhịp nhàng hơn.
8
Nước mùa hè
Kéo co
Tham gia hoạt động liên tục không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút.
Trẻ chơi cùng nhau trong các hoạt động.
Trẻ bền bỉ hơn trong các hoạt động.
9
Quê hương – đất nước – Bác Hồ
Kéo cưa lừa xẻ, nhảy dây, cướp cờ, đồ, chơi u
Thực hiện các động tác nhịp nhàng.
Phối hợp với phụ huynh hướng dẫn trẻ chơi.
Các động tác thực hiện nhịp nhàng.

Kết quả đạt được:
- Tôi đã lựa chọn, sưu tầm được 35 trò chơi dân gian.
- Khi đã lựa chọn được theo các chủ đề, đã giúp tôi sử dụng các trò chơi dân gian không những dạy trẻ một cách hiệu quả mà còn giúp trẻ phát triển thể chất và nhận ra những điều hợp lý, không hợp lý khi sử dụng nguyên bản các trò chơi dân gian khi dạy trẻ.
- Trẻ hào hứng tham gia các trò chơi dân gian mà tôi tổ chức.
- Trẻ nắm được cơ bản cách chơi, luật chơi của các trò chơi.
2.  Tổ chức thực hiện trò chơi dân gian:
Để có thể truyền tải hết nội dung cho trẻ chơi trò chơi dân gian tôi đã xây dựng một kế hoạch, xác định mục tiêu cần đạt khi cho trẻ tham gia chơi. Cụ thể như sau:
* Chuẩn bị trước khi chơi:
- Lập kế hoạch tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ.
+ Xác định mục đích yêu cầu.
+ Phát triển khả năng suy đoán, suy luận.
+ Rèn luyện ngôn ngữ.
+ Rèn luyện kỹ năng lắp ghép, phát triển óc sáng tạo và trí tưởng tượng.
+ Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, tính kiên trì.
+ Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi cho trẻ.
+ Dạy trẻ biết trao đổi, bàn bạc với nhau, lựa chọn con đường, cách thức để thực hiện nhiệm vụ.
+ Giáo dục tính nhanh nhạy, biết phối hợp cùng nhau hoạt động.
+ Giáo dục trẻ có thái độ thân thiện với các bạn, biết thương lượng khi có mâu thuẫn sảy ra trong khi chơi.
- Lựa chọn các trò chơi dân gian: Đố lá, kéo co,….
- Xác định hình thức chơi: Chơi theo nhóm nhỏ hoặc chơi tập thể.
- Lựa chọn biện pháp tổ chức hoạt động của cô và trẻ trong trò chơi.
Tạo các góc chơi và bầu không khí thuận lợi thúc đẩy trẻ tích cực chơi.
Sử dụng câu hỏi, lời gợi ý, nhận xét và bổ sung câu trả lwoif của trẻ trong khi chơi cùng nhau.
Tạo cơ hội cho tất cả trẻ thực hành, trải nghiệm cùng nhau trong khi chơi.
Tạo cơ hội cho trẻ được tự tổ chức các trò chơi dân gian quen thuộc.
- Chuẩn bị phương tiện chơi:
+ Xây dựng môi trường chơi cho trẻ như chọn địa điểm chơi: sử dụng các góc chơi của trẻ, chơi trong lớp học và chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, vật liệu chơi cho đủ nhóm trẻ tham gia chơi.
+ Sỏi, hạt ngô, đầu đen và một số loại hạt khác.

+ Một số loại lá cây: lá rau muống, lá mít.
* Tổ chức thực hiện các hoạt động của cô và trẻ( quá trình chơi):
cho trẻ hứng thú đến với trò chơi bằng nhiều cách khác nhau như: lời gợi ý, đề nghị trẻ chơi, những câu hỏi ngắn gọn, câu đố, bài đồng dao, các tình huống chơi, cùng trẻ đàm thoại, trao đổi làm cho trẻ nhớ lại các trò chơi đã từng chơi hoặc giới thiệu với trẻ về trò chơi sắp sửa chơi dẫn dắt trẻ vào cuộc chơi.


Sau đó, cô cùng trẻ thảo luận, bàn bạc và triển khai các góc chơi của các nhóm và cho trẻ từng nhóm tự tìm kiếm đồ chơi, vật liệu chơi của mình trên các giá đồ chơi cô đã chuẩn bị sẵn.
Đố Lá:
Đàm thoại với trẻ về các các loại lá và giới thiệu tên của trò chơi và cách chơi. Cho trẻ tự chọn nhóm lấy các loại lá cô đã chuẩn bị và cùng nhau chơi.
Trẻ oẳn tù tì để tìm nhóm chơi trước. Trẻ đố nhau và hỏi xem bạn của mình có biết đó là lá gì không. Có thể hỏi bạn về công dụng của lá. Sau nhiều 3 đến 4 lượt chơi sẽ tìm ra người thắng cuộc. Người thua cuộc sẽ phải nhảy lò cò vòng quanh cho chơi.
Chơi chuyền:
Cô cho trẻ xem cách chơi của cô và sau đó đàm thoại với trẻ. Cho trẻ tìm nhóm chơi từ 3-5 người. Đồ chơi (cỗ chuyền ) của trẻ  gồm 10 que nhỏ bằng tre, dài 20cm, vót tròn, nhẵn hoặc là các que tính có sẵn trong lớp.
Đối với trẻ 5-6 tuổi không thể vừa nhặt que và đỡ bóng được nên trò chơi sẽ được linh hoạt để trẻ đỡ tay không, nhặt que, và đọc bài chuyền. 
Trẻ có thể oẳn tù tì để xác định trước, sau
Cho trẻ ngồi duỗi một chân, rải cỗ chuyền dọc theo ống chân, vừa đọc một câu, vừa vờ như tung hòn cái, vừa nhặt số que theo lời bài, đồng thời phải đỡ bắt hòn cái không để rơi. 
Lời ca như sau: 
Bàn một : cái mốt, cái mai, con trai, con hến, con nhện, chăng rơ, quả mơ, quả mít, chuột chít, lên bàn đôi. (lấy mỗi lần một que) 
Bàn đôi : Đôi tôi, đôi chị, đôi cành thị, đôi cành na, đôi lên ba. (lấy mỗi lần hai que)
Bàn ba:  Ba đi ra, ba đi vào, ba cành đào, một lên tư (3 lần nhặt mỗi lần 3 que, 1 lần nhặt 1 que)
Bàn tư:  Tư củ từ, tư củ tỏi, hai lên năm (2 lần nhặt mỗi lần 4 que, 1 lần nhặt 2 que)
Bàn năm: Năm con tằm, năm lên sáu (2 lần nhặt mỗi lần 5que)
Bàn sáu: Sáu củ ấu, bốn lên bảy (1 lần nhặt mỗi lần 6 que, 1 lần nhặt 4 que)
Bàn bảy: Bảy quả cà, ba lên tám. (1 lần nhặt mỗi lần 7 que, 1 lần nhặt 3 que)
Bàn tám: Tám quả trám, hai lên chín. (1 lần nhặt mỗi lần 8 que, 1 lần nhặt 2 que)
Bàn chín : Chìn cái cột, một lên mười(1 lần nhặt mỗi lần 9 que, 1 lần nhặt 1 que)
Bàn mười : Tung năm mươi, mười vơ cả, ngã xuống đất, cất tay chuyền. (đặt 10 que xuống, nhặt 10 que lên, làm 2 lần).
Chơi như bàn chuyền một vòng, hai vòng, hoặc ba vòng, vừa chuyền vừa hát bài đồng dao, sau đó lại quay về bàn một, tính là hết ván.
Phần thưởng của cuộc chơi là người thua làm kiệu cho người thắng đi 1 vòng quanh sân.
Lựa đậu:
     Cô chuẩn bị cho trẻ rá đậu đen, đậu đỏ và đậu xanh trộn với nhau. 
Chia trẻ thành nhiều đội, mỗi đội 3 người. Ba loại hạt sẽ được trộn chung vào cùng 1 cái rá, mỗi đội 1 rá. Sau khi nghe tiếng còi báo hiệu bắt đầu thì các đội sẽ phân loại hạt nào ra hạt đó bỏ vào chén. 
Các đội thực hiện trong vòng 3 phút, đội nào phân loại xong trước thì đội đó thắng.
Gảy que:
Chuẩn bị cho trẻ các thích cách chơi. Hai hoặc ba trẻ ngồi thành từng nhóm.
Cho nhóm trẻ tự tổ chức và cô đi quan sát, trợ giúp nhóm trẻ chưa hiểu luật chơi. Mỗi nhóm chơi có một nắm que tính. Trẻ nào chơi trước cầm nắm que tính xoay và rải ra sàn, sau đó khéo léo nhặt que tính sao cho các que ở dưới không động . Nếu làm các que ở dưới động thì bị mất lượt, bạn khác được cầm que tính và đổ để nhặt. Khi nhặt hết que tính dưới sàn thì từng trẻ đếm số lượng que tính mình đã nhặt được.
Bắt dây chun:
Cô cùng chuẩn bị dây chun nối . Trẻ ngồi và cầm một sợ dây.
Dạy cách chơi cho trẻ và có thể thao tác trên chính tay một bạn nhỏ trong nhóm chơi. Cho trẻ giơ bàn tay ra trước, ngón cái và ngón trỏ choãi ra, các ngón khác nắm lại. Trẻ móc sợi dây vào ngón ú, rồi lại móc dây chun ở ngón trỏ và luồn xuống dưới bắt chun ở ngón cái. Lấy ngón giữa của bàn tay kia móc sợi dây từ ngón giữa và ngón cái của bàn tay đang cầm chun và kéo ra để tạo thành ngôi sao 5 cánh.
  Cô có thể để các trẻ biết cách chơi hướng dẫn cho các trẻ chưa biết. 
Sau khi các trẻ biết cách chơi cô có thể gợi ý cho trẻ về việc thi đua xem ai làm ngôi sao 5 cánh bằng dây chun nhanh hơn và có nhiều cách hơn.
Oẳn tù tì:
Cô giáo đàm thoại với trẻ về cách chơi và các vật dụng thể hiện qua bàn tay là:
- Cái búa: Các ngón tay nắm lại như quả đấm.
- Cái kéo: Nắm 3 ngón tay gồm ngón cái, ngón áp út và ngón út lại, xòe 2 ngón tay còn lại (ngón trỏ, ngón giữa).
- Cái bao (có nơi gọi là tờ giấy): xòe cả 5 ngón tay ra.
Cho trẻ tụ kết nhóm chơi. Có thể là hai bạn một nhóm hoặc nhiều hơn. Cô nhắc nhở trẻ về luật chơi và nhắc trẻ đọc  “Oẳn tù tì, ra cái gì, ra cái này”, thì mới ra dụng cụ, không được ra trước hoặc ra sau vì như vậy coi như phạm luật. 
Gảy vòng chun: (Vòng nịt).
Cô cùng trẻ chuẩn bị chun, không nên quy định số trẻ chơi nhưng cần gợi ý cho trẻ biết ban đầu khi chưa biết chơi thì hãy kết 2 bạn một nhóm sẽ dễ chơi hơn.
Vòng nịt có thể có hình trong nhỏ, có nhiều màu sắc, thường là màu vàng, màu gạch, màu xanh.
Địa điểm là nơi bằng phẳng để bắn vòng cho dễ dàng.
Cô hướng dẫn cách cách chơi:
Hai người chơi không cần phải bắt thăm như các trò chơi khác. Hai người cùng ngồi xổm xuống nền đất hoặc nền gạch (tùy chọn) và lấy vòng của mình ra để chuẩn bị chơi. Hai cái vòng được đặt trước mặt hai người, với một khoảng cách không xa lắm, tùy vào chỗ ngồi của hai người chơi. Khi gẩy cần phải nhằm trúng vào chiếc vòng của đối phương. 
Chơi còn
Giới thiệu các cách chơi còn cho trẻ. Cô và trẻ cùng chuẩn bị còn từ những miếng vải vụn.
Chuẩn bị cột vòng, với trẻ ở độ tuổi này thì cô nên chuẩn bị cột vòng bằng tre hoặc inox có sẵn trong giờ thể dục. Cột vòng chỉ cách mặt đất 1.5m, có đường kính 30 - 40 cm. Cho trẻ chơi theo nhóm hoặc cá nhân. 
Sau khi trẻ hiểu các cách chơi còn như còn vòng, còn xổm, còn xai thì cho trẻ tự tổ chức 

Đánh đáo
Cô kẻ hai đường thẳng song song cách nhau khoảng 2m
Cho trẻ tự chọn cho mình những hòn đáo thật vừa ý. ( cách chọn hòn đáo: hòn đáo thường là những hòn đá lớn nhỏ tuỳ ý, dẹp, hình tam giác. Hòn đáo được mài nhọn một góc, mài tròn hai góc còn lại giống như miếng gẩy đàn.)
Giới thiệu cách chơi và cho trẻ chơi thử theo lời hướng dẫn của cô
  Trẻ đứng ở vạch thứ hai, thảy những đồng tiền vào phía trên vạch thứ nhất, hòn đáo nào rơi vào giữa hai vạch coi như loại, được thu lại cho trẻ đi sau. Sau đó, trẻ nhắm vào những hòn đáo trên mức thứ nhất, dùng đáo chọi vào những hòn đáo đó. Nhắc nhở trẻ: nếu trẻ chơi chọi trúng thì được “ăn” những hòn đáo đó và có quyền chọi tiếp. Nếu chọi không trúng thì phải nhường quyền chọi đáo cho bạn kế tiếp. Lưu ý khi chơi là không ném vào bạn, chọi nhẹ nhàng và nhằm vào hòn đáo, chỉ cần chọi đúng là ăn, nếu ai ném mạnh tay, không trúng hòn đáo sẽ bị thua cuộc.
Ô ăn quan
Cho trẻ tìm 10 hòn sỏi nhỏ và 2 hòn sỏi to.
Cho trẻ tự vẽ xuống đất hình ô quan, mỗi bên 1 ô ( đầu quan) và 5 ô nhỏ. Đặt mỗi đẫu quan 1 quân to, mỗi ô nhỏ 2 quân. Mỗi bên một trẻ chơi. 
Bắt đầu chơi “ oẳn tù tì ”. Ai thắng được đi trước, bốc quân bất kì ô nào rồi rải mỗi ô 1 quân ( chỉ được bốc quân ở bên phía mình). Rải hết quân bốc quân ô bên cạnh đi tiếp, nếu hết quân mà cách 1 ô không có quân thì được ăn quân ô tiếp theo, nhưng nếu 2 ô liền nhau không có quân hoặc hoặc sát ô quan thì mất lượt đi, bạn khác đi tiếp. Chơi đến khi 2 ô đầu quan hết quân, quân còn lại bên nào thì bên ấy thu về. Nếu 1 trong 2 ô đầu quan còn quân mà quân ở phía nào hết thì phía ấy phải rải mỗi ô 1 quân để tiếp tục chơi. Ai “ ăn ” được nhiều quân là thắng.
Nhắc nhở trẻ đi đúng vòng, nếu đến điểm “chững” thì phải nhường bạn quyền đi tiếp
Mũ lá mít:
Cô chuẩn bị cho mỗi trẻ 8 - 9 ngọn lá mít, một nắm tăm tre ( không sử dụng tăm nhọn). Sân chơi: rộng rãi. Số người chơi: một nhóm 2 - 3 người.
Cô cùng trẻ làm mũ lá mít, những ngọn lá mít kết dính lại với nhau theo hình vũng cung bằng những que tăm, tùy theo kích cỡ vòng đầu của mỗi người, tùy vào độ lớn bé của những ngọn lá mít mà tính toán số lượng lá làm mũ.
Trẻ có thể tự trang trí thành nhiều kiểu mũ khác nhau.
Có thể gợi ý cho trẻ thi đua xem ai là người làm được nhiều mũ hơn, đẹp hơn.

Sáng kiến kinh nghiệm trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6  tuổi

Châu chấu dừa, nhẫn dừa:
Cô chuẩn bị lá dừa sạch, tươi, đẹp và một góc nhỏ là sân chơi. Cho trẻ chơi theo nhóm. Cô hướng dẫn cách làm, cách uốn lá để thành hình con châu chấu, làm những chiếc nhẫn đeo, vòng đeo tay.
Có thể tổ chức thi đua giữa các trẻ, bạn nào có số lượng con châu chấu hay nhẫn làm được, ai nhiều hơn là thắng.
Nặn ( bột, đất sét)
Cô có thể cho trẻ nặn bằng đất sét. Có một ít vật dụng: que tăm, hạt dưa, hạt đậu  tùy vào nhu cầu hình dáng mà trẻ muốn làm. Chuẩn bị sân chơi: rộng rãi. Dạy trẻ cách nhào đất sét với nước lã sao cho thật nhuyễn và từ nắm đất sét ấy sẽ nặn ra đủ thứ hình dáng: con chim, cành cây, bông hoa, hình con cá mà trẻ thích. Bạn nào làm được nhiều con vật đẹp là người thắng. 
Chơi kiệu:
Hỏi, đàm thoại với trẻ là ngày xưa mọi người thường đi lại bằng phương tiện gì, ai là người hay được ngồi kiệu . Cho trẻ tự kết nhóm, phân rõ thành hai đội, mỗi đội có từ hai người trở lên.
Giải thích cách làm kiệu cho trẻ. Hai đội oẳn xem đội nào được chơi trước hoặc rút thăm bằng que tre. 

Đội nào chơi sau sẽ phải làm kiệu cho đội chơi trước. Làm kiệu bằng cách hai người ngồi đối diện với nhau, lồng tay của hai người vào nhau tạo thành hai chỗ hổng .Thành viên của đội chơi trước sẽ dùng hai chân của mình lồng vào hai lỗ hổng rồi ngồi xuống. Lúc này hai người của đội chơi phải nhấc được người kia lên. Nếu không nhấc được đội chơi sau thua. Còn nếu nhấc được thì đội chơi trước phải làm kiệu cho đội chơi sau.
Nhắc nhở trẻ chỉ nhắc bổng bạn lên chứ không được chạy, bạn được ngồi kiệu phải bán hai tay vào hai vai bạn để tránh bị nguy hiểm.
* Nhận xét đánh giá
- Cho trẻ đánh giá kết quả chơi của bạn, của mình.
- Tạo điều kiện cho trẻ chơi theo nhóm hoặc chơi cá nhân. Tạo cơ hội, khuyến khích sự sáng tạo của trẻ.
- Cho trẻ tự tổ chức chơi những trò chơi dân gian quen thuộc vào các thời điểm khác nhau.
* Kết quả: Tôi đã xây dựng được kế hoạch trong các buổi hoạt động, tổ chức các trò chơi khác nhau. Các trò chơi diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, trẻ rất hứng thú tham gia chơi.
3. Trò chơi dân gian tích hợp trong các hoạt động nhằm phát triển thể chất cho trẻ
      Thời điểm để trẻ chơi trò chơi dân gian thì ít và chỉ những khi có hoạt động, sự kiện có liên quan như : Hội khỏe, hội thi, các ngày lễ tết… thì trẻ mới được chơi với thời gian và số lượng các trò chơi tương đối. Những thời điểm còn lại phần lớn là trẻ tự chơi ít sự chỉ dẫn chu đáo của giáo viên khiến các trò chơi ít nhiều sai lệch, kém hứng thú.
     Phần lớn giáo viên đều thấy được sự cần thiết của trò chơi dân gian trong quá trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Theo họ trò chơi dân gian tác động mạnh mẽ đến trẻ em, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách toàn diện ở trẻ mầm non. Họ thấy rằng trò chơi dân gian có thể được vận dụng linh hoạt vào trong các hoạt động và tổ chức ở mọi thời điểm khác nhau trong ngày. Giáo viên sử dụng những biện pháp như lập kế hoạch, sử dụng phương pháp dùng lời, trực quan... để tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ.
      Phát triển thể chất cho trẻ không chỉ thông qua thể dục sáng, thể dục giờ học mà các trò chơi dân gian đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển thể lực cho trẻ.
        Trò chơi vui – khỏe – khéo léo là những trò chơi dân gian tổng hợp vì mỗi trò chơi kết hợp nhiều kỹ năng vận động thể lực. Trẻ trở nên nhanh nhẹn, tháo vát, khéo léo trong các hoạt động và phản xạ nhạy bén hơn khi tự mình nhập cuộc vào các trò chơi vận động dân gian. Trò chơi nhằm mục đích phát huy tính tích cực chủ động của trẻ giúp trẻ mở rộng mối quan hệ như “ Cướp cờ”, “ Kéo co”, “ Hái quả”…..
        Trò chơi dân gian không chỉ là những trò chơi đòi hỏi vận động nhiều như: Nhảy lò cò, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột,….mà còn có nhiều trò chơi đòi hỏi sự nhanh nhẹn khéo léo như: ô ăn quan, đánh chuyền,….Vì vậy cần lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian phù hợp với tính chất của từng hoạt động:
* Thể dục sáng:
        Mỗi khi trẻ tập thể dục buổi sáng song chúng tôi thường tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ nhàng. Ngoài những trò chơi theo các chủ đề tôi còn cho trẻ chơi những trò chơi dân gian nhẹ nhàng như: Lộn cầu vồng, kéo cưa lừa xẻ…
  Ảnh: Trò chơi lộn cầu vồng


* Hoạt động ngoài trời:
        Đối với các trò chơi dân gian mang tính tập thể và đòi hỏi phải có không gian rộng thoáng tôi đã tổ chức cho trẻ chơi vào các buổi hoạt động ngoài trời như: Bịt mắt bắt dê, kéo co, mèo đuổi chuột,…. Những trò chơi này không những phát triển ở trẻ phản xạ nhanh nhẹn khéo léo mà còn phát triển ở trẻ tố chất thể lực rất tốt.

Sáng kiến kinh nghiệm trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6  tuổi

Ảnh: Trò chơi kéo co Sáng kiến kinh nghiệm trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6  tuổi

* Hoạt động góc:
  Phát triển thể chất cho trẻ không chỉ giúp trẻ phát triển những nhóm cơ lớn mà còn giúp trẻ phát triển những nhóm cơ nhỏ như ngón tay điều này làm cho những cơ nhỏ của trẻ phát triển tốt, trẻ khéo léo hơn. Với hoạt động góc nên tổ chức cho trẻ chơi trò chơi theo nhóm nhỏ trong không gian hẹp như: Chơi chuyền, ô ăn quan, kéo cưa lừa xẻ. 
 * Hoạt động học, hoạt động chiều:
      Với hoạt động học và hoạt động chiều có thể chọn những trò chơi dân gian nhẹ nhàng để phát triển nhận thức cho trẻ và để lồng ghép chuyển tiếp từ hoạt động này sang hoạt động khác nhằm mục đích gây hứng thú cho trẻ: Nu na nu nống, chi chi chành chành,….Không những giúp phát triển nhận thức mà những trò chơi này còn giúp trẻ vận động và phát triển những nhóm cơ nhỏ: ngón tay, bàn tay.

Ảnh: Trò chơi nu na nu nống
Đặc biệt với hoạt động học khi tích hợp trò chơi dân gian cần lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của từng môn học.
Đối với môn thể dục nên lựa chọn các trò chơi dân gian nhằm phát triển ở trẻ sự khỏe mạnh nhanh nhẹn, khéo léo.Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải có sức khỏe mới tham gia vào trò chơi được và ngược lại trò chơi giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn.
Ví dụ: Trò chơi” Rồng rắn lên mây”. Khi thầy đuổi thì trẻ đứng sau cùng phải chạy thật nhanh nếu không sẽ bị thầy bắt được, sau đó có thể bị thay trẻ khác hoặc phải làm thầy để đi đuổi các bạn.

Sáng kiến kinh nghiệm trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6  tuổi

Ảnh: Trò chơi rồng rắn lên mây Sáng kiến kinh nghiệm trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6  tuổi

Trò chơi “kéo co”. Khi có hiệu lệnh thì hai bên phải dùng lực của tay để kéo dây thật mạnh về phía mình nếu không sẽ bị thua đội bạn.
Với môn học làm quen với toán, khám phá, làm quen văn học trò chơi dân gian phải đáp ứng tiêu chí:
+ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
+ Phát triển nhận thức cho trẻ.
+ Rèn kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi mầm non tự làm.
+ Phát triển vận động cho trẻ.
Trò chơi dân gian mang tính đặc thù của những đồ dung, vật dụng phục vụ cho trò chơi được lấy từ thiên nhiên, từ môi trường xung quanh trẻ. Do vậy trong quá trình dạy giáo viên có thẻ đi sâu hơn giới thiệu cho trẻ hiểu thông qua tranh ảnh, mô hình, vật thật về các đối tượng sẽ cho trẻ làm quen trong trò chơi nhằm gây được hứng thú đối với sự tập trung của trẻ.
Ví dụ: Trong trò chơi “Ô ăn quan” giáo viên có thể cho trẻ quan sát tranh ảnh hay vật thật là những hòn sỏi dùng để chơi.
Với môn âm nhạc, tôi lựa chọn các trò chơi có giai điệu, lời hát như: tập tầm vông, hát chuyền sỏi.
Khi lựa chọn các trò chơi dân gian vào hoạt động chung tôi lựa chọn những trò chơi phù hợp với đề tài, chủ đề.
Kết quả: 
Trẻ rất hứng thú tham gia các hoạt động có lồng ghép trò chơi dân gian.
Nhờ việc tổ chức các hoạt động trẻ không những biết chơi các trò chơi dân gian mà còn nâng cao thể lực cho trẻ. Trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động khác.
4. Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh về việc hướng dẫn trò chơi dân gian cho trẻ
Nhiều bậc phụ huynh ngày nay đã quên mất tầm quan trọng của các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca, hò, vè. Khi đón trẻ về nhà, nhiều phụ huynh thường cho trẻ xem các băng đĩa hoạt hình, siêu nhân, các trò chơi điện tử, đã lãng quên bản sắc dân gian của dân tộc.
     Gia đỡnh và nhà trường là nhân tố quan trọng trong việc hỡnh thành nhõn cỏch cho trẻ. Vỡ vậy việc giỏo dục trẻ phải kết hợp giữa gia đỡnh và nhà trường mới đạt được kết quả tốt. Chớnh vỡ vậy tụi đó tuyờn truyền và kết hợp  với phụ huynh đưa ra những biện pháp cụ thể sau:
       Với những phụ huynh không có thời gian quan tâm tới việc chăm sóc trẻ thỡ tôi tỡm nhiều hỡnh thức để trao đổi như: Trao đổi qua ông bà, gọi điện thoại, in những bài đồng dao và những trũ chơi dân gian để gửi về nhà cho phụ huynh đọc và dạy trẻ chơi.
      Với những phụ huynh quan tâm đến trẻ, tôi đã thường xuyên trao đổi cùng các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của các trò chơi dân gian trong phát triển thể chất và trao đổi về các bài mà tôi đã cải biên để phù hợp với các nội dung giáo dục, kết hợp dạy trẻ tại gia đình.
        Cô giáo trao đổi gửi các bài đồng dao mục đích tham gia trò chơi trong ngày của trẻ để phụ huynh về nhà dạy trẻ chơi.
        Sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi của trò chơi dân gian.
Tôi đã đưa các bài đồng dao, lời ca của những trò chơi dân dan mà tôi đã cải biên vào góc tuyên truyền ngoài cửa lớp để mỗi khi phụ huynh đến đón con có thể học thuộc về nhà sẽ dạy con của mình.
        Tuyên truyền với các bậc phụ huynh tranh thủ thời gian đọc sách, tìm những trò chơi dân gian hay dạy trẻ. 
        Ngoài ra, tôi đã phối hợp cùng phụ huynh để sưu tầm, thu gom các nguyên vật liệu để tạo ra những đồ chơi cho những trò chơi dân gian cho trẻ.

       
Ảnh: Tuyên truyền với phụ huynh
  Kết quả: 
- Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với giáo viên để cùng d¹y nh÷ng trß ch¬i d©n gian hay cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi họ tự nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình. 
- Một số phụ huynh trước đây có sự giáo dục khập khiễng, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, không cho con làm những việc mà giáo viên giao cho trẻ thực hiện khi về nhà nay đã nhận thức được vấn đề, họ đã rất nhiệt tình phối hợp và rất yên tâm khi đưa con đến lớp.
Với những kết quả khả quan như vậy tôi thấy mình cần phải phát huy hơn nữa, nghiên cứu tài liệu và tích cực hơn nữa trong việc tiếp tục giáo dục trÎ

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Sau một thời gian sưu tầm và tổ chức một số trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6  tuổi tôi đã đạt kết quả. Đó là sự nỗ lực cố gắng của bản thân tôi. Bên cạnh đó tôi luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường cùng các bạn đồng nghiệp giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, tinh thần, động viên cô và trò sớm hoàn thành nhiệm vụ. Tôi đã thu được kết quả như sau:  
1. Về phía trẻ:
    Những hoạt động lồng ghép các trò chơi dân gian đã mang lại hiệu quả rất cao. Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, đạt được mục đích yêu cầu đề ra.
Củng cố và phát triển các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, bền, khéo cho trẻ.
Trẻ được củng cố, rèn luyện kỹ năng vận động, phát triển vận động cơ bản, vận động tinh.
Có khả năng phản ứng nhanh, đúng theo tín hiệu. Đồng thời giáo dục trẻ lòng dũng cảm, tính độc lập, ý thức tổ chức kỷ luật, biết hợp tác cùng bạn khi tham gia các hoạt động. Đặc biệt cháu khuyết tật ở lớp nhanh nhẹn hơn, cháu tích cực tham gia các hoạt động và khỏe mạnh hơn đầu năm.
Qua việc cho trẻ tiếp xúc, tri giác với đồ dùng đẹp có màu sắc tươi sáng sẽ hình thành ở trẻ những bài học đầu tiên về cái đẹp.
Trẻ hứng thú được tập luyện, bố mẹ an tâm, tin tưởng khi thấy các con khỏe mạnh cơ thể cân đối, hài hòa.

2. Về phía giáo viên:
      Bản thân tôi đã hiểu biết được nhiều hơn, rõ hơn về các trò chơi dân gian, làn điệu dân ca Việt Nam. Không những chỉ là trò chơi mà thông qua đó còn giúp cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt.
Những trò chơi dân gian, làn điệu dân ca, các điệu hò, bài vè do tôi sáng tác đã được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao, được các bạn đồng nghiệp trong và ngoài trường hửng ứng và đưa vào dạy trẻ

3. Về phía phụ huynh:
Phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng tham gia ủng hộ các nguyên vật liệu làm đồ chơi dân gian; phụ huynh đã quan tâm đến việc cho trẻ chơi các trò chơi dân gian do tôi cải biên để lồng các nội dung giáo dục trẻ ở nhà; cho trẻ hát và nghe những làn điệu dân ca, hò, vè.
Phụ huynh cảm thấy tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, không chê bai chỉ trích cô giáo ngược lại luôn thông cảm, chia sẻ những khó khăn của cô giáo, cung cấp nguyên vật liệu giúp giáo viên trang trí lớp, làm đồ chơi.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ
I. KẾT LUẬN
Trò chơi dân gian chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc của một nền văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Những trò chơi dân gian có tác dụng rất bổ ích đối với mỗi đứa trẻ, không chỉ rèn luyện cho trẻ khỏe mạnh về thể chất, về sự  phán đoán, óc tư duy sáng tạo và đặc biệt là rèn cho trẻ sớm có tính tự lập, chủ động, biết yêu thương con người, yêu thương thiên nhiên và cuộc sống quanh mình. Trò chơi dân gian làm phong phú tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
Qua mét n¨m thùc hiÖn biÖn ph¸p: “ Tổ chức một số trò chơi dân gian nhằm phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6  tuổi ở trường Mầm Non Duyên Hà” t«i nhËn thÊy:
Việc đưa các các trò chơi dân gian, làn điệu dân ca, hò, vè phù hợp với nội dung các hoạt động giáo dục đã thực sự có hiệu quả. Trẻ hứng thú tham gia, tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gò bó. Và đã đưa trẻ về được với những bản sắc dân tộc Việt Nam.
Nhờ việc: “Tổ chức một số trũ chơi dân gian nhằm phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6  tuổi ở trường Mầm Non Duyên Hà” mà tôi đã có những hiểu biết sâu rộng hơn về nét bản sắc dân tộc Việt Nam. Thông qua đó đã phát huy được năng khiếu, sở trường của mình; được Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp trong và ngoài trường nhìn nhận, đánh giá cao.
Đạt được kết quả trên là nhờ sự chỉ đạo sát sao của các đồng chí lãnh đạo Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Thanh Trì, Trường mầm non Duyên Hà đã chỉ đạo việc: “Đưa các trò chơi dân gian, các bài hát dân ca, hò, vè” vào dạy trẻ.

II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để có được những kết quả trên, sau quá trình thực hiện, tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Việc nghiên cứu “Tổ chức một số trũ chơi dân gian cho trẻ” phù hợp với những nội dung giáo dục đã mang lại hiệu quả hoạt động rất cao. Không những vậy mà trẻ còn nhanh nhẹn, hoạt bát, linh hoạt hơn trong các hoạt động.
- Việc phối hợp với các bậc phụ huynh sẽ nhận được sự quan tâm ủng hộ về vật chất cũng như tinh thần cho giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và triển khai các đề tài sáng kiến.
- Cần lập kế  hoạch tổ chức trò chơi cụ thể, hợp lý
- Cần lồng ghép tích hợp các trò chơi dân gian vào trong các hoạt động trong ngày.
- Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh trong việc hướng dẫn và tổ chức trò chơi dân gian
- Luôn sưu tầm, đổi mới cách chơi để tạo hứng thú cho trẻ chơi.

III. KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
      Kớnh mong Phũng giỏo dục huyện , ban giỏm hiệu nhà trường tổ chức các buổi hội thảo, kiến tập về việc lồng ghép các trũ chơi dân gian vào các tiết học cho trẻ mầm non để chúng tôi được học tập, trao đổi kinh nghiệm
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc Tổ chức một số trũ chơi dân gian nhằm phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6  tuổi ở trường Mầm Non Duyên Hà. Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi, rất mong các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp quan tâm đóng góp ý kiến để bản sáng kiến kinh nghiệm hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2