Bố và mẹ, ai là người nên đọc sách tranh cho con nghe?


Sách hay cho trẻ sơ sinh, sách cho bé 1-2 tuổi, sách cho trẻ dưới 1 tuổi, sách hay cho bé 2 tuổi, 10 cuốn sách hay nhất trẻ em nên đọc, sach danh cho be so sinh, đọc sách cho trẻ, đọc truyện cho bé,


Bạn có hay đọc sách tranh cho con nghe?

Bố và mẹ, ai là người nên đọc sách tranh cho con nghe?
Bố và mẹ, ai là người nên đọc sách tranh cho con nghe?

Chào các bạn, tôi là Kitano Keitaro, bố của một cậu bé 3 tuổi khá nghịch ngợm. Hiện tôi đang quản lý website Papayaru (tạm dịch: “Làm cha”) - một website về cách nuôi dạy con cái từ cái nhìn của nam giới.

Trong bài viết lần này, chúng ta hãy cùng nói về việc ai là người nên đọc sách tranh cho con nghe.

“Cái này là cái gì?” Nghe mẹ đọc sách tranh thật là tuyệt


Bố và mẹ, ai là người nên đọc sách tranh cho con nghe?



Cậu con trai 3 tuổi nhà tôi rất ít khi chịu ngủ cùng bố. Lần nào tôi đề nghị “Thế hôm nay con ngủ với bố nhé?”, cu cậu cũng trả lời rất kiên quyết “Ứ, ngủ với mẹ cơ!”. Bởi vậy, tối nào tôi cũng phải ngủ một mình.

Sách tranh chính là một trong những lý do khiến con trai tôi thích ngủ cùng mẹ. Cu cậu rất thích nằm trên giường nghe mẹ đọc sách tranh trước khi đi ngủ.

Tiếng đọc sách nhẹ nhàng của mẹ và nội dung của những cuốn sách tranh luôn khiến con trai tôi mê mẩn. Thỉnh thoảng cu cậu còn hỏi mẹ “Cái này là cái gì?” và những lúc như vậy, vợ tôi lại nhẹ nhàng giải đáp mọi thắc mắc của cu cậu.

Lần nào vợ tôi cũng phải đọc đến tận 3 quyển sách tranh thì con tôi mới thỏa mãn và chịu đi ngủ.


Giọng đọc hấp dẫn của bố sẽ khiến trẻ nhỏ thích thú!


Bố và mẹ, ai là người nên đọc sách tranh cho con nghe?



Tuy rằng lúc đi ngủ, con tôi luôn thích được mẹ âu yếm vỗ về, thế nhưng vào ban ngày thì lại hoàn toàn khác. Cu cậu luôn đến chỗ tôi để đòi tôi chơi cùng.

Vào những lúc như thế này, hai bố con tôi thường chơi trốn tìm với nhau, hoặc là tôi sẽ bế bổng cu cậu lên cao. Chơi với cu cậu cũng mệt lắm. Bởi vậy, giải pháp lúc này của tôi là đọc sách tranh cho con nghe.

Có điều, những cuốn sách tranh mà con trai muốn tôi đọc lại hoàn toàn khác với những cuốn mà cu cậu hay đòi mẹ đọc. Con trai tôi luôn muốn tôi đọc những cuốn sách tranh có nội dung mạo hiểm cho cu cậu nghe. Đó thường là cuốn “10 chú ếch” kể về chuyến phiêu lưu tìm về chiếc hồ nơi mình đã sinh ra của 10 chú ếch, hay cuốn “Mo mo đi đâu vội thế?” kể về câu chuyện chú bé quả đào Mo mo trèo đèo lội núi đi tìm mẹ...

Tôi đã phải đọc cùng một cuốn đến mấy chục lần rồi. Thế nhưng, cứ mỗi lần đọc đến đoạn những chú ếch chiến đấu với lũ tôm trên sông trong cuốn “10 chú ếch” hay đoạn cậu bé quả đào Mo mo đấu vật với gấu trên núi trong cuốn “Mo mo đi đâu vội thế?” là con trai tôi đều tỏ ra cực kỳ phấn khích và thích thú.

Có thể nói, con trai tôi luôn tỏ ra thư giãn và thoải mái khi được mẹ đọc sách tranh cho nghe.  Còn khi được bố đọc sách cho nghe thì ngược lại, cu cậu sẽ mở to mắt và phấn khích dõi theo từng tranh sách.


Hóa thân vào nhân vật và kể chuyện một cách sinh động sẽ khiến con bạn cực kỳ thích thú đấy!


Bố và mẹ, ai là người nên đọc sách tranh cho con nghe?


Một trong những cảnh gay cấn nhất của cuốn “10 chú ếch”


Gần đây, tôi khá thích việc chọn mua sách tranh cho con ở các hiệu sách “Chắc cu cậu sẽ thích cuốn này lắm đây!”. Nói chung, con tôi vui thì tôi cũng vui.

Tôi cũng đã rút ra được vài bí quyết khi đọc sách tranh cho con nghe. Đó là thay vì chỉ đọc thông thường, tôi sẽ hóa thân vào nhân vật và kể chuyện một cách sinh động cho con nghe. Đến người lớn chúng ta cũng sẽ cảm thấy vô vị nếu nghe một câu chuyện được kể bằng giọng kể đều đều và bình thản. Bởi vậy, những câu chuyện mạo hiểm nên được kể một cách sinh động.

“Và sau đó, một sinh vật đáng sợ đã xuất hiện…” (Giọng thầm thì nghiêm trọng)

“Ta là tôm càng đây...” (Đột nhiên cất cao giọng)

Lối kể này không chỉ khiến con tôi vui vẻ mà nó còn có một ưu điểm khác. Đó là con tôi có thể nhớ hết được nội dung trong các cuốn sách tranh. Chỉ cần hơi thay đổi cách diễn đạt một chút là những lời mà tôi kể có thể đi vào tâm trí của con một cách đơn giản như những bài hát thiếu nhi vậy. Bởi vậy, dù chưa biết chữ nhưng con tôi đã có thể đọc vanh vách nội dung của vài cuốn sách tranh rồi. Con trai tôi còn có thể tự mở sách tranh ra rồi bắt đầu nhìn hình đọc từng chữ một cách rõ ràng giống như là cu cậu đang đọc thực sự ấy.

Tác giả: Kitano Keitaro

Tôi đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này. Thật quá tuyệt vời!
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2