Sáng kiến kinh nghiệm mầm non phát triển thể chất mầm non, sang kien kinh nghiem phat trien the chat cho tre 5-6 tuoi, một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ, mot so bien phap phat trien van dong cho tre mam non, sang kien kinh nghiem phat trien van dong cho tre 24-36 thang, phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, sang kien kinh nghiem phat trien van dong cho tre nha tre, phát triển thể chất cho trẻ mầm non, skkn mot so bien phap giup tre phat trien the chat,
“Trẻ
em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”
Từ khi
mới sinh ra trẻ như một cái búp mới chớm nở ở trên cành, nếu được sự quan tâm
chăm sóc của mọi người búp sẽ cho ta bông hoa đẹp, ở tuổi này chỉ cần trẻ biết
ăn, biết ngủ biết học thế là ngoan và cũng trong thời kỳ này trẻ luôn là trung
tâm của mọi người trong gia đình, mỗi chúng ta ai cũng muốn “dành cho trẻ những
gì tốt đẹp nhất mà mình có thể”.
Đối với trẻ việc đi học, đến trường mầm non là
một bước ngoặt lớn, ở đó trẻ được học được chơi
với các bạn, được cô chăm sóc và giáo dục rất ân cần và cẩn thận. Mong
muốn của các cô là làm sao để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể
chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội.
Ở trường mầm non việc
giáo dục để phát triển thể lực cho trẻ thông qua nhiều nội dung như: Chăm sóc
nuôi dưỡng, phát triển các vận động tinh – thô cho trẻ... Và chúng ta có thể
khẳng định rằng một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng.
Do vậy
giúp trẻ phát triển thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người
giáo viên mầm non. Đối với sự phát triển toàn
diện của trẻ nhỏ, ngoài việc chăm sóc cẩn thận và nuôi dưỡng theo nhu cầu phát
triển, trẻ còn cần phải có sự giao tiếp tình cảm, luyện tập thường xuyên có mục
đích với người lớn dưới hình thức trò chơi.
Bên cạnh đó chúng ta thấy rằng các
trò chơi liên quan đến vận động của cơ thể làm cho trẻ sảng khoái tinh thần vui
vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn. Xuất phát từ vai trò quan
trọng của các hoạt động phát triển thể chất nhằm nâng cao thể lực cho trẻ, tôi
thấy việc tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian là một việc làm cần
thiết và có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
Việc giáo
dục thể chất không chỉ bảo vệ và tăng cường sức khỏe mà nó còn là tiền đề cho
mọi quá trình phát triển của một cơ thể để trẻ khoẻ mạnh và phát triển toàn
diện.
Trên thực tế, từ những năm trước tôi dạy lớp mẫu
giáo cho đến đầu năm học 2013- 2014. Khi tôi nhận lớp mẫu giáo nhỡ B2 tại
trường mầm non xã Yên Mỹ, tôi thấy việc phát triển thể chất của trẻ còn nhiều
hạn chế. Nội dung dạy học chủ yếu là thực hiện đúng phương pháp, hình thức tổ
chức đơn điệu, sơ sài, gây sự nhàm chán đối với trẻ, dẫn đến trẻ nhút nhát càng
nhút nhát hơn, không mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động, không phát huy hết khả
năng tích cực của mình…
Như chúng ta đã biết, phát triển thể lực cho trẻ là một
nhiệm vụ quan trọng trong trường mầm non. Người ta thường nói “Mọi tài năng đều ẩn chứa trong một cơ thể
khỏe mạnh”. Đúng vậy, cuộc sống ngày nay việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ là
mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, cũng chính vì muốn trẻ có một cơ thể
khỏe mạnh được phát triển toàn diện và bản thân tôi là một giáo viên mầm non cũng
đang giảng dạy độ tuổi này nên tôi chọn đề tài:
“Một số biện pháp tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ ở trường mầm non xã Yên Mỹ”.
* Mục đích nghiên cứu:
- Hình thành cho trẻ sự mạnh dạn tự tin khéo léo qua
các kỹ năng vận động nhằm rèn luyện các tố chất và phát triển tốt về thể lực
cho trẻ.
- Kích thích sự hoạt động tích cực hứng
thú của trẻ khi tham gia vào các trò chơi vận động.
* Đối tượng nghiên
cứu:
- Biện pháp tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển
thể lực cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương
pháp nghiên cứu lý luận:
Phương pháp điều tra thực trạng:
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực
tiễn.
Nhóm phương pháp quan sát.
Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi lớp B2 trường mầm non xã Yên
Mỹ, huyện Thanh Trì.
* Kế hoạch nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu 9 tháng ( bắt đầu từ
tháng 8 năm 2013 đến cuối tháng 4 năm 2014.)
I/ Cơ sở lý
luận:
Trong chương trình chăm sóc giáo dục
trẻ, phát triển thể lực thông qua phát triển vận động là một nhiệm vụ hết sức
quan trọng đối với trẻ mầm non. Phát triển vận động là một trong những điều cơ
bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ biết nhiều kỹ năng vận động thì
trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh tạo điều kiện
tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích luỹ được nhiều kinh
nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của trẻ được tăng lên,
đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp thêm cho trẻ rèn một
số kỹ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì...Trong quá trình tham gia vào
các trò chơi vận động trẻ còn được phát triển thêm cả về mặt tình cảm xã hội
cũng như thẩm mỹ. Khi nói đến thể lực chúng ta có thể nghĩ ngay rằng đó là chất lượng của cơ
thể con người có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào đó trong học tập, lao
động, thể thao... Phạm trù thể chất bao gồm các mặt sau:
Tầm
vóc cơ thể là trạng thái phát triển và hình thái, cấu trúc cơ thể bao gồm sự
sinh trưởng hình thể và tư thế thân người của một cơ thể. Sinh trưởng chủ yếu
chỉ qua quá trình biến đổi dần về khối
lượng cơ thể từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng.
Năng lực tham gia vận động thể lực của một cơ
thể, đây là một nhân tố hết sức quan trọng nó thúc đẩy và giúp cho các chức
năng sinh lý của cơ thể phát triển một cách nhịp nhàng.
Khả
năng thích ứng của cơ thể đối với môi
trường bên ngoài, trong đó có khả năng chống lại bệnh tật. Trạng thái tâm lý là
chỉ tình cảm, ý chí, cá tính của con người, nếu một con người có trạng thái tâm
lý tốt thì cơ thể sẽ phát triển khỏe mạnh
Theo
Jean Piaget: Trẻ nhỏ có vai trò tích cực trong sự phát triển nhận thức của
mình thông qua sự tương tác qua lại tích cực với cả môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội. Chơi là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ
và sự giao tiếp tích cực của trẻ, vai trò của giáo viên là khai thác các tình
huống và các vật liệu trong môi trường để khuyến khích trẻ chơi. Hoạt động cùng
nhau, hoạt động hợp tác giữa cô và trẻ, hoạt động cá nhân kết hợp với hoạt động
nhóm có tác dụng to lớn trong phát triển trí thông minh và trong phát triển
nhân cách.
Có thể nói, trò chơi vận động là hình
thức hoạt động phát triển thể lực phù hợp và có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm
non nói chung và trẻ mẫu giáo nhỡ nói riêng. Trò chơi vận động không những giúp
trẻ phát triển về thể lực mà còn phát huy tính tích cực, ham muốn vận động. Vì
vậy mỗi giáo viên cần quan tâm đến trò chơi vận động và sử dụng một cách tối đa
để giúp trẻ phát triển toàn diện.
1/ Đặc điểm chung:
- Trường
mầm non xã Yên Mỹ nằm trên địa bàn xã Yên Mỹ một xã ngoại thành Hà Nội. Nhiều
năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp Huyện và hai năm đạt trường tiên
tiến xuất sắc cấp Thành phố. Năm học này trường phấn đấu giữ vững danh hiệu
trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố và bằng khen của Uỷ ban nhân dân Thành
phố Hà Nội, luôn giữ vững danh hiệu “Trường học th©n thiện
– Học sinh tích cực” cấp Thành phố.
- Trường được xây dựng khang
trang, có khung cảnh sư phạm môi trường sạch đẹp, trồng nhiều cây xanh, cây
cảnh, được đầu tư nhiều trang thiết bị dạy học, nhiều đồ chơi ngoài trời, phân
khu hợp lý và luôn đảm bảo là ngôi trường xanh- sạch- đẹp.
- Với qui mô toàn trường có 10 lớp học: 3 lớp mẫu giáo lớn, 2 lớp mẫu giáo
nhỡ, 2 lớp mẫu giáo bé và 3 lớp nhà trẻ. Toàn trường có tổng số 42 đồng chí cán
bộ giáo viên nhân viên và 358 cháu ở các độ tuổi.
-
Phụ huynh đa số làm nghề nông và buôn bán nhỏ, trình độ nhận thức của phụ huynh
chưa cao.
- Năm học 2013-2014 nhà
trường phân công cho tôi và cô NguyễnThị Minh Thoa, cô Lưu Thu Huyền phụ trách
lớp B2( mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi) với sĩ số là 41 cháu trong đó:
+ Cháu nam: 25 cháu.
+ Cháu nữ: 16 cháu.
- Lớp có 3 cô với trình độ một cô Đại học sư phạm, hai cô có trình độ Cao
đẳng sư phạm mầm non.
- Bản thân là một giáo viên tâm huyết
với nghề, luôn có tinh thần học hỏi vươn lên, có bề dày kinh nghiệm trong công
tác giảng dạy...
Với đặc điểm tình hình như
vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau.
2/ Thuận lợi:
- Được
sự quan tâm của Phòng giáo dục, Uỷ ban nhân dân xã và Ban giám hiệu nhà trường
tạo điều kiện về cơ sở vật chất, về chuyên môn.
- Phòng
học, sân gạch rộng rãi, sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ. Khu vườn cỏ có diện
tích phù hợp với nhiều loại đồ chơi ngoài trời.
- Giáo
viên trong lớp đoàn kết biết cùng nhau đưa ra các biện pháp tổ chức các trò
chơi vận động nhằm phát triển tốt về thể
lực cho trẻ.
- Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với
giáo viên ở lớp về tình hình của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ thường
xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Bản thân nhiều năm công tác trong nghề, đạt
nhiều thành tích cao trong công tác giảng dạy. Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ tận tình với công việc. Luôn
luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như
tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để
áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày trẻ nhất là việc tổ
chức các trò chơi vận động nhằm phát triển tốt về thể lực cho trẻ.
Mặc dù có những thuận lợi cơ bản tuy nhiên
trong quá trình thực hiện đề tài này của lớp tôi vẫn có những khó khăn sau:
3/ Khó khăn:
- Việc
tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng
tạo cao.
- Thời gian tổ chức chơi còn hạn hẹp vì
trò chơi không thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà còn chủ yếu
được lồng ghép tích hợp vào các hoạt động mà thôi.
- Khả
năng chú ý có chủ định của trẻ còn chưa cao. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng
cũng nhanh tự rút ra khỏi trò chơi nếu
không còn hứng thú.
- Trong
lớp còn một số trẻ rụt rè nhút nhát và không thích tham gia vào các hoạt động
tập thể. Một số trẻ được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ, ít có cơ hội được rèn luyện nên lười vận
động.
- Đồ
dùng, đồ chơi phục vụ cho các trò chơi theo từng chủ đề còn ít, chưa phong phú.
Xuất phát từ đặc điểm chung của trường
của lớp và tầm quan trọng của việc tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ nhằm phát
triển thể lực cho trẻ và đáp ứng được nhiệm vụ trọng tâm của năm học đã thôi
thúc tôi đưa ra một số biện pháp tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển
tốt về thể lực cho trẻ.
III. C¸c biÖn ph¸p:
1. Biện pháp 1: Sưu
tầm lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp với trẻ theo từng chủ đề.
- Sắp xếp các
trò chơi theo đúng chủ đề là rất cần thiết. Tôi đã nghiên cứu phiên chế chương
trình cả năm học, đặc điểm tình hình tâm sinh lý trẻ cùng sự phát triển vận
động của trẻ.
- Đã lập kế hoạch và lựa chọn, sắp xếp các trò
chơi vận động phù hợp theo từng chủ đề, từng môn học. Tổ chức các trò chơi vận
động nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ.
- Tích cực đưa trò chơi dân gian, kết hợp thay đổi
một số lời hát của trò chơi cho phù hợp từng chủ đề, vào các hoạt động ở mọi
lúc mọi nơi.
- Các
trò chơi vận động và trò chơi dân gian được sưu tầm và sáng tạo sắp xếp phù hợp
theo chủ đề.
* Chủ đề 1: Trường
mầm non.
- Trò chơi vận động: “ Tung cao hơn nữa”; “Ai nhanh hơn”; “Tìm
bạn”; “Ai giỏi nhất”; “ Về đúng nhà”;“ Đổi đồ chơi cho bạn”.
- Trò chơi dân gian: “Trốn
tìm”; “Nu na nu nống.
* Chủ đề 2: Bé và gia đình.
- Trò chơi vận động: “Bắt chước
tạo dáng”; “Chuyền bóng”; “Ai nhanh nhất”; “Bé với cái bóng của mình”.
- Trò chơi dân gian: “Tập tầm vông”; “Lộn
cầu vồng”.
* Chủ đề 3: Nghề
nghiệp.
-
Trò chơi vận động: “Gánh gánh gồng gồng”; “Đuổi bắt” ; “Ai nhanh
nhất”; “Hái hoa tặng cô”.
- Trò chơi dân gian: “Bịt
mắt bắt dê”; “Dung dăng dung dẻ”
* Chủ đề 4: Thế giới động vật.
- Trò chơi vận động: “Gà
trong vườn rau”; “Cáo và thỏ”; “Nhũng con vật ngộ nghĩnh đáng yêu”;“Ai nhanh
nhất”; “ Những chú ếch tài giỏi”;“Mèo và chim sẻ”; “Cho thỏ ăn”; “Tìm chuồng”.
- Trò chơi dân gian: “ Cắp cua bỏ giỏ”; “ Kéo cưa lừa xẻ”;
“ Xỉa cá mè”.
* Chủ đề 5: Tết và
lễ hội mùa xuân
- Trò chơi vận động: “Thi xem
ai nhanh”;“Bé đi chợ tết”;“Bày mâm mũ quả”; “ Chuyền bóng qua đầu ”;.
- Trò chơi dân gian :“Rồng rắn lên mây”;“Nu na nu nống”;“Ném còn ”.
* Chủ đề 6: Thế giới thực vật.
- Trò chơi vận động:“Trời
nắng trời mưa”; “Về đúng vườn ”;“Gieo hạt”; “ Hái quả”;“ Chuyển quả ”.
- Trò chơi dân gian: “Rồng
rắn lên mây”; “Mèo đuổi chuột”.
* Chủ đề 7: Phương
tiện và quy định về giao thông.
- Trò chơi vận động: “Bánh
xe quay”, “Ai nhanh nhất”;“Chèo thuyền ”; “Thuyền vào bến”; “Ô tô vào bến ”;“Đèn
xanh, đèn đỏ”; “Máy bay"; “Ô tô và chim sẻ”; Về đúng bến”; “Tín hiệu”.
- Trò chơi dân gian : “ Kéo cưa lừa xẻ”; “ Dung dăng dung dẻ”
* Chủ đề 8: Nước và các hiện tượng tự nhiên.
- Trò chơi vận động: “Trời
nắng trời mưa”; “Nắng mưa”;
“Nhảy qua suối”; “Tung và bắt bóng”; “Ném bóng vào chậu”.
- Trò
chơi dân gian :“ Nhảy lò cò”;
“Lộn cầu vồng”.
* Chủ đề 9: Quê hương- Bác Hồ.
- Trò
chơi vận động: “Ai nhanh hơn”;“Thi
xem tổ nào nhanh”; “Ai nhanh hơn”
- Trò chơi dân gian: “Trốn
tìm”; “Bịt mắt bắt dê”;“ Thả đỉa ba ba”.
* Kết quả: Với cách sắp xếp các trò chơi
phù hợp theo từng chủ đề. Trẻ lớp tôi hứng thú, tích cực hơn rất nhiều mỗi khi
được vận động, trẻ được vận động một cách thoải mái không gò bó.
2. BiÖn
ph¸p 2: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, địa điểm trước khi tổ chức cho
trẻ tham gia vào các trò chơi vận động.
Trò chơi vận động thu hút được
nhiều trẻ tham gia chơi.Vậy muốn tổ chức tốt các trò chơi vận động có kết quả
cần làm tốt các bước sau:
2.1. Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi.
Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi vận
động cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế
dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi vận động có một
hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể
tiến hành được.
- Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi
trò chơi: “ Mèo và chim sẻ” dụng cụ cần
có là mũ mèo và mũ chim sẻ… Hay đơn giản như trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” cũng
không thể tổ chức được nếu không có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt. Trß ch¬i kÐo co nÕu kh«ng cã mét sîi d©y thừng, hoÆc d©y v¶i dµi vµ to th× còng kh«ng thÓ tæ chøc ®îc trß ch¬i nµy.... Chính vì vậy, trước khi
tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi nào đó giáo viên cần tìm hiểu rõ về cách chơi
để từ đó chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi.
Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có
sẵn, tôi đã làm thêm được một số đồ dùng tự tạo khác để phục vụ cho các trò
chơi của trẻ và phù hợp với nội dung chơi:
+ Mô hình đầu xe ô tô, xe máy, xe
đạp những mô hình phương tiện giao thông ứng dụng vào trò chơi “ Tín hiệu” ở
chủ điểm giao thông.
+ Mũ các con vật, tranh ảnh, các
con rối là các con vật phục vụ cho trò chơi “ Tìm về đúng chuồng”; “ Bắt bướm”.
Và các đồ dùng đó được làm từ các nguyên vật liệu phế thải đã qua sử dụng như:
Vỏ hộp sữa, bìa cứng, thùng cát tông, quả bóng nhựa bị xịt hơi, xốp, ống nước
nhựa, giấy màu, giấy báo, lốp xe máy, lốp ô tô,… đã được thiết kế tạo ra những
đồ dùng phù hợp với từng trò chơi tương ứng với từng chủ đề.
Chính vì
vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi vận động nào đó, giáo viên cần
tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có đồ dùng
đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần
thiết cho trò chơi.
2.2 Chuẩn bị địa điểm để tổ chức cho trẻ chơi.
Địa điểm tổ
chức các trò chơi vận động cho trẻ là yếu tố rất quan trọng và cần thiết. Nếu
lựa chọn được địa điểm chơi phù hợp giúp cho trẻ hứng thú khi tham gia vào trò
chơi sẽ đem lại hiệu quả cao từ đó giúp cho trẻ phát triển tốt về thể lực. Mỗi trò chơi vận động đều có một cách chơi khác nhau. Chính vì vậy trước
khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động giáo viên cần nắm rõ cách chơi,
luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp.
Có trò chơi mang tính chất tập thể thường có số lượng người tham gia chơi đông
đòi hỏi địa điểm chơi phải rộng như trò chơi: “Đuổi bắt”; “Kéo co”; “Rồng rắn lên mây”; “Mèo đuổi chuột”; “Thả đỉa
ba ba”; “Mèo và chim sẻ”;
“Ô tô và chim sẻ” tôi tổ chức
cho trẻ chơi ngoài sân trường bằng phẳng có lát gạch đảm bảo an toàn và đủ diện
tích cho trẻ. Các trò chơi vận động có thể tổ chức cho trẻ chơi ở bãi cỏ nhằm
tạo cho trẻ được vui chơi tự do, gần gũi với thiên nhiên và đảm bảo cho trẻ khi
ngã sẽ không bị đau hoặc xước da như các trò chơi: “Gà
trong vườn rau”; “ Bịt mắt bắt dê”; “ Trốn tìm ”... Nhưng có những trò chơi trẻ
chơi theo nhóm nhỏ như trò chơi: “Tập tầm vông”; “Chi chi chành chành”; “Lộn
cầu vồng ”; “Bắt bướm ”; “Đàn chuột con”.... tôi đã tổ chức cho trẻ chơi trong
lớp.
Ảnh: Địa điểm chơi: Góc VĐ của lớp của
trường, bãi cỏ, sân trường.
*
Kết quả: Việc chuẩn bị địa điểm phù hợp để tổ chức các trò chơi vận động và làm đồ
dùng đồ chơi phục vụ cho các cho vận động. Sáng
tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn giúp cho trẻ khi tham gia vào các
trò chơi vận động một cách thoải mái, trẻ ghi nhớ trò chơi được lâu hơn và trẻ
rất hứng thú tham gia vào các trò chơi vận động.
3. Biện pháp 3: Sáng tác lời ca, thủ thuật tạo hứng thú
cho trẻ khi chơi trò chơi vận động.
3.1 Sưu tầm, sáng
tác lời ca, đồng dao.
- Để các trò chơi vận động không
bị nhàm chán, tăng thêm hứng thú cho trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực,
mạnh dạn, tự tin, yêu cầu của giáo viên phải luôn điều chỉnh hình thức, nâng
cao yêu cầu của trò chơi, đưa thêm trò chơi mới
thay đổi nhịp độ đội hình…Và tôi đã tìm nhiều hình thức để lôi cuốn trẻ
vào trò chơi như: Giới thiệu và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi như đang chơi
trong ngày hội làng.
- VD: Để đưa trẻ vào những trò
chơi trong ngày hội làng, thêm sự hứng thú, tôi dựng cảnh ngôi đình cùng những
cây hoa, cây xanh, trang trí màu rực rỡ. Sau đó cô giới thiệu trò chơi, cách
chơi, luật chơi và cho trẻ chơi.
+ Cô dùng các âm thanh, tín hiệu để thu hút
trẻ lại, sau đó giới thệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. Dùng lời nói để
động viên, khuyến khích trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi:
VD: Cô
lôi cuốn trẻ tập trung dưới hình thức : Cô cầm loa chạy ra và nói:
Loa...loa…loa…
Hôm nay ngày hội
Của các thầy cô
Các bạn lớp B2
Về đây dự hội
Sau đó cô giới thiệu chương trình giao lưu về
kỹ năng vận động của các bạn lớp B2 qua trò chơi: “ Gánh rau qua cầu” ở chủ đề
“ Nghề nghiệp.
Ảnh: Trẻ
chơi gánh rau qua cầu.
- VD: Với trò chơi: “Tín hiệu” trẻ
rất hứng thú khi mỗi trẻ được cầm một đồ dùng là mô hình ô tô, hay xe máy, xe
đạp và tập làm những người điều khiển
phương tiện giao thông.
+ Để tổ chức cho trẻ
chơi trò chơi: “Dung dăng dung dẻ” phù hợp với chủ điểm “ Giao thông” tôi thay đổi lời ca trò chơi:
Dung dăng dung dẻ
Dung dăng dung
dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Phố xá đông người
Bé ơi nhớ nhé
Đèn xanh được đi
Vàng thì chậm lại
Đèn đỏ bé nhớ
Mau dừng lại ngay
+ Hay trò chơi “Nu na nu nống”; “ Dung dăng dung dẻ” phù hợp với chủ đề: “ Nước
và các hiện tượng thiên nhiên”. Tôi đã thay đổi lời của trò chơi:
Nu na nu nống
Nu na nu nống
Sấm động mưa rào
Rủ nhau chạy vào
Chạy mau kéo ướt.
Dung dăng dung dẻ
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Những buổi đẹp trời
Tìm nơi râm mát
Cùng nhau ca hát
Cất tiếng cười vang
Nhảy múa nhịp nhàng
Cho người khoan khoái.
+ Trò
chơi “ Lộn cầu vồng”; “ Tập tầm vông” lời ca phù hợp với chủ điểm “ Bé và gia
đình”:
Lộn cầu vồng
Lộn cầu vồng
Nước trong, nước chảy
Các
bạn nam giỏi
Các bạn gái tài.
Cùng nhau thi đua
Tham gia học tập
Tập tầm vông
Tập tầm vông
Tay đàng phải
Tay đàng trái
Tập tầm vó
Tay nào có
Tay nào không
Tay nào phồng
Tay nào đẹp?
2.2. Dạy trẻ học
thuộc lời ca, lời đồng dao.
- Thường thì các trò chơi vận động nhằm phát triển về các cơ tay, cơ
chân, đều có lời ca, lời hát, đồng dao kèm theo khi trẻ chơi trẻ thường vừa hát
vừa chơi hoặc đọc đồng dao nào đó. Các lời hát, đồng dao khiến cho không khí
của trò chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn.
- VD: Trò chơi “Trời nắng trời mưa” trẻ vừa hát vừa làm động tác giống các chú thỏ đang
chạy nhảy “Trời nắng trời nắng”; Thỏ đi tắm nắng - vươn vai - vươn vai – Thỏ rung đôi tai - Nhảy tới - nhảy
tới đùa trong nắng mới… Khi đến câu hát “Mưa to rồi- mưa to rồi” thì trẻ phải
chạy nhanh về nhà.
Ảnh: Trẻ chơi trò chơi Trời nắng trời mưa
Hay
trò chơi “Lộn cầu vồng”,“Chi chi chành chành”, trẻ đọc lời ca câu hát đó dường
như không có mạch ý nào rõ ràng nhưng thiếu nó thì không thể tiến hành được. Trò
chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, lời hát… vừa rèn
luyện thể lực vừa là phát triển ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt với trẻ nhà trẻ thì
trẻ cần phải tập đọc nhiều để vốn từ của trẻ được mở rộng. Chính vì vậy, tôi
thường cho trẻ làm quen với lời hát, thơ mầm non, ca, đồng dao, trước khi hướng dẫn trẻ
chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ: Hoạt động chiều; Giờ đón – trả trẻ;
Hoạt động ngoài trời. Khi trẻ thuộc lời ca, tôi tổ chức cho trẻ chơi tương ứng
với lời đồng dao đó. Vì thế trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia chơi.
* Kết
quả: Với
việc sử dụng thơ, đồng dao, ca dao trong khi tổ chức các trò chơi vận động trẻ
đã được lôi cuốn một cách tự nhiên vào trò chơi, trẻ rất hứng thú một cách chủ
động không bị gò bó hay ép buộc.
4. Biện pháp 4: Tổ chức các trò chơi vận động mọi lúc mọi
nơi phù hợp với tính chất của hoạt động.
- Trò
chơi vận động là hoạt động cần thiết đối với trẻ. Theo chương trình GDMN mới,
giáo viên có thể tổ chức cho trẻ qua các hoạt động giáo dục sau:
+ Thời
gian đón trẻ vào buổi sáng và trả trẻ vào buổi chiều.
+ Trong các buổi vui chơi trong lớp hoặc ngoài
trời.
+ Trong các giờ hoạt động học.
- Nếu như hoạt động học nhằm
cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ gần gũi
với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất, hay
như hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về cách chơi theo nhóm, biết chia
sẻ cùng bạn đoàn kết... Chính vì vậy giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức
các trò chơi vận động cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động .
* Với giờ hoạt động học:
- Giờ thể dục: Một giờ thể dục thường chỉ cung cấp cho trẻ một vận động mới
và một vận động ôn. Nên giáo viên cần tổ chức vận động ôn cho trẻ thông qua trò
chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khỏe mạnh củng cố tố chất nhanh, khéo,
luyện tập cho trẻ khả năng phản ứng nhanh đúng theo tín hiệu. Đồng thời phát
huy tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động. Nên lựa chọn các trò chơi vận
động nhằm rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi
đòi hỏi trẻ phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức
khỏe mới có thể vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và
năng động.
Ảnh: Trẻ chơi trò chơi vận động trong giờ học
thể dục.
- Hoạt
động khám phá: Khi lựa chọn trò chơi cần đáp ứng tiêu chí sau: Nhằm phát triển
nhận thức, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Cung cấp cho trẻ kỹ năng chơi theo
nhóm, kỹ năng sử dụng Đồ chơi sáng tạo của giáo viên mầm non. Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho
trẻ.
+ Ví
dụ: Hoạt động khám phá khoa học: “Một số con vật nuôi trong gia đình” sau
khi cô cho trẻ nhận biết gọi tên, nhận biết đặc điểm của con gà, con vịt. Thì
đến phần trò chơi củng cố cô sẽ cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh nhất” khi cô
nêu đặc điểm hay tiếng kêu của con vật nào trẻ tìm con vật đó giơ lên và nói. Hay
trò chơi: “ Tìm về đúng chuồng” khi cô yêu cầu trẻ tìm về đúng chuồng thì các
cháu đội mũ con vật nào phải về đúng chuồng con vật. Với các trò chơi này có
thể áp dụng với nhiều chủ đề khác tùy vào nội dung của trò và chủ điểm mà cô có
cách đặt tên khác nhau. Nhưng vẫn mang một mục đích chính nhằm củng cố ôn luyện
kiến thức và kỹ năng vận động cho trẻ.
+ Với hoạt
động khám phá xã hội: “Một số quy định giao thông đường bộ” sau khi trẻ quan
sát các video và đàm thoại về một số quy định về giao thông đường bộ. Đến phần
trò chơi củng cố tôi đã cho trẻ chơi trò chơi: “ Bé tham gia giao thông” qua
trò chơi này giúp trẻ củng cố lại bài vừa học không những vậy tôi thấy trẻ rất
hứng thú, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh hơn từ đó giúp trẻ phát triển tốt về thể lực.
+ Hoặc
với hoạt động khám phá khoa học: “ Một số loại rau” sau khi cho trẻ quan sát và
nêu nhận xét về đặc điểm, lợi ích của một số loại rau và đến phần luyện tập
củng cố thì tôi đã chọn trò chơi “ Hãy chọn đúng” với trò chơi này tạo cho trẻ
được thoải mái trẻ không cảm thấy mệt mỏi mà ghi nhớ được lâu và rất thích thú
tham gia vào trò chơi.
Ảnh: Trẻ chơi trò chơi vận động trong giờ
khám phá.
-
Trong giờ làm quen văn học: Để tránh tình trạng trẻ bị nhàm chán mệt mỏi khi
ngồi nghe cô kể chuyện tôi luôn tổ chức đan xen những trò chơi vận động để nhằm
thay đổi trạng thái giữa động và tĩnh cho trẻ. Từ nội dung câu chuyện tôi
chuyển sang trò chơi một cách nhẹ nhàng để trẻ thông qua “ Chơi mà học, học mà
chơi”.
+ Ví dụ: Trong câu chuyện “Quả trứng” tôi cho
trẻ đội mũ vịt vào để chơi trò chơi “ Chuyển trứng vào ổ” sau khi đã chuyển
trứng vào ổ tôi nói: “ Mời các chú vịt đi ngủ” trẻ ngồi nhắm mắt giả vờ ngủ. Cô
giả làm tiếng gà gáy ò ó o…trời sáng rồi
trẻ mở mắt ra và cô nói cho trẻ biết số trứng trẻ chuyển về sau một đêm đã nở
thành những chú vịt con xinh xắn tôi thấy trẻ rất hứng thú lắng nghe cô kể
truyện cổ tích và đàm thoại với trẻ .
Ảnh: Trẻ chơi trò chơi vận động trong giờ làm
quen văn học
* Với hoạt động ngoài trời:
Tận dụng không gian rộng và thoáng
mát, tôi đã lựa chọn các trò chơi vận động, trò chơi dân gian nhằm rèn luyện sự
nhanh nhẹn và phát triển thể lực cho trẻ như trò chơi: “Rồng rắn lên mây”; “Cáo
và thỏ”; “ Trốn tìm”; “Thả đỉa ba ba”; “Mèo đuổi chuột”… Ngoài ra các trò chơi
này thường tổ chức cho cả lớp được chơi,
tôi luôn động viên tất cả trẻ tham gia vào trò chơi càng đông càng vui khi tất
cả cùng nhau tham gia chơi trò chơi cùng bạn chơi sẽ tạo sự gắn bó đoàn kết tạo
sự thân thiện giữ các bé với nhau.
Ảnh: Trẻ chơi trò chơi vận động
trong giờ hoạt động ngoài trời.
* Với hoạt động góc: Bên cạnh việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động trong giờ học,
hoạt động ngoài trời trẻ còn được chơi các trò chơi vận động trong giờ hoạt
động góc. Trẻ chơi với các dụng cụ ở góc vận động trẻ sử dụng lốp xe ô tô, lốp
xe máy hỏng để chơi lăn lốp xe, bật nhảy, ném trúng đích… Hoặc trẻ có thể sử
dụng những chiếc tạ làm từ những quả bóng nhựa để phát triển khả năng vận động
của đôi tay. Qua đây phát triển hơn và hoàn thiện hơn về thể lực. Tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động theo nhóm nhỏ trong một
không gian hẹp: “Kéo cưa lừa xẻ”; “ Chi chi chành chành”; “Cắp cua bỏ giỏ”....
Ảnh: Trẻ chơi trò
chơi vận động trong giờ hoạt động góc.
* Với giờ đón và trả trẻ ( HĐ chiều) :
- Nên
lựa chọn và tổ chức cho trẻ chơi với các trò chơi vận động nhẹ nhàng như trò
chơi: “Nu na nu nống” ; “ Tập tầm vông”; “Bắt bướm”; “ Lộn cầu vồng”
5. Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối
kết hợp với phụ huynh.
Chúng
ta biết rằng thời gian trẻ ở trường mầm non nhiều hơn thời gian trẻ ở nhà.
Những bài học ở trường mầm non giúp trẻ phát triển đúng tâm sinh lý lứa tuổi,
có sức khỏe tốt, tự tin, mạnh dạn để học tập và sống tích cực, phát huy tốt khả
năng và sở trường của mình.
Tuy
nhiên để công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đạt kết quả tốt mà
không có tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược thì nhất thiết phải có sự
phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên mần non và phụ huynh học sinh. Hiểu được mối quan
tâm của phụ huynh trong việc chăm sóc và phát triển toàn diện cơ thể trẻ, nhận
thức rõ trách nhiệm của giáo viên mầm non, tôi suy nghĩ và vận dụng với thực tế
của lớp mình. Trong các buổi phụ huynh đầu năm học, sơ kết học kỳ hoặc tổng
kết, tôi luôn nhấn mạnh và tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm
quan trọng của việc phát triển thể lực đối với trẻ và sự cần thiết trong việc
trang bị cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy trẻ ở trường mầm non. Giải thích để
phụ huynh kết hợp chặt chẽ với giáo viên nhằm phát triển tốt thể lực cho trẻ
đặc biệt là rèn luyện thông qua các trò chơi vận động.
Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên lên mạng
internet để tìm kiếm các bài tuyên truyền hoặc nhờ sự giúp đỡ của các bậc phụ
huynh để tìm kiếm các loại sách báo, các bài viết về việc rèn luyện kỹ năng vận
động cho trẻ nhằm phát triển tốt về thể lực cho trẻ. Tôi treo ở bảng tuyên
truyền để các bậc phụ huynh đọc hàng ngày hoặc phát bài tuyên truyền cho từng phụ huynh theo từng chủ đề. Qua đây phụ
huynh cũng biết được một số nội dung và biện pháp rèn luyện cho trẻ đồng
thời kết hợp chặt chẽ với giáo viên để
thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ
giữa giáo viên với cha mẹ trẻ mà tôi thấy trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin ,
nhanh nhẹn có thể lực tốt để tích cực tham gia vào mọi hoạt động.
IV. Kết quả đạt được.
Hiểu
được tầm quan trọng của việc tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển thể
lực cho trẻ là rất cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát
triển toàn diện của trẻ. Qua việc áp
dụng một số biện pháp tổ chức cho trẻ lớp B2 chơi các trò chơi vận động đã thu được nhiều kết quả tốt:
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên trong lớp đã
phối kết hợp với nhau chặt chẽ hơn, linh hoạt chủ động hơn trong mọi hoạt động,
có nhiều phương pháp hình thức tổ các trò chơi vận động cho trẻ một Cách làm đồ dùng đồ chơi bằng chai nhựa hiệu
quả.
- Biết
sưu tầm lựa chọn các trò chơi vận động, các hình thức tổ chức các trò chơi vận
động gây hứng thú để khuyến khích trẻ tích tham gia đạt hiệu quả cao.
- Khả
năng sáng tạo và khả năng làm đồ dùng đồ chơi tăng lên rõ rệt. Đã làm được nhiều
đồ dùng đồ chơi sáng tạo mầm non để phục vụ cho các trò chơi vận động.
- Đã sưu tầm và sáng
tác được lời ca cho một số trò chơi vận động.
- Ba
cô cũng đã trao đổi, giúp đỡ, chia sẻ với các chị em đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm và hình thức hay để đưa vào tổ
chức các trò chơi vận động.
-
Kiến tập cấp trường chuyền đề “Phát triển vận động” được ban giám hiệu và các
giáo viên toàn trường đánh giá cao.
- Qua
hội thi giáo viên giỏi cấp trường đạt giải cao với bài thực hành: Giáo dục thể
chất.
* Đối với trẻ:
- Về hứng thú cũng như khả năng tiếp
thu của trẻ khi chơi các trò chơi vận động: 100% trẻ rất hứng thú và yêu
thích, say mê các trò chơi vận động, khi đọc và diễn tả các bài đồng dao các bé
rất thích và học thuộc rất nhanh. Khi chơi các trò chơi vận động trẻ thấy thoải
mái, tự tin, tự nhiên và cũng rèn luyện cho những trẻ nhút nhát hòa đồng với
các bạn trong nhóm, lớp.
- 100% trẻ được mở rộng kiến thức
và có thêm rất nhiều hiểu biết về các trò chơi Vận động trò chơi Đồ chơi sáng tạo cho trẻ mầm non dân gian, các
phong tục truyền thống của dân tộc.
- Qua việc thường xuyên được tham gia vào
các trò chơi vận động thì nhận thức và thể lực của các trẻ trong lớp tôi được
nâng cao rõ rệt. Trẻ nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên, mạnh dạn trong
giao tiếp với mọi người. Sang học kỳ II không còn trẻ nào suy dinh dưỡng.
- Trò chơi vận động còn giúp các trẻ trong
lớp tôi thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của
trẻ.
- Thực hiện tốt đều đặn việc tổ chức các
trò chơi vận động và lồng ghép vào các hoạt động giáo dục trong ngày cho trẻ.
- Khi lồng ghép các trò chơi vận động vào
trong các tiết học trẻ rất say sưa hứng thú và tiết học đạt kết quả cao, trẻ
không thấy mệt mỏi mà cảm thấy sảng khoái sau giờ học.
* Đối
với phụ huynh:
Các bậc phụ
huynh đã quan tâm đến hoạt động của con tại trường, yên tâm tin tưởng các cô
khi gửi con đến lớp, phấn khởi khi thấy con em mình có thể lực và sức khỏe tốt.
KÕt thóc vÊn ®Ò
Trò
chơi vận động có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển thể lực của trẻ. Trò
chơi vận động là hình thức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực vừa là phương tiện để
giáo dục trẻ một cách toàn diện. Trò chơi vận động thu hút nhiều trẻ tham gia
chơi và hoàn thiện kỹ năng vận động cho trẻ ngoài ra trò chơi vận động còn tạo
điều kiện để rèn luyện tố chất và phát triển thể lực.
Trò chơi vận động làm
tăng quá trình tuần hoàn hô hấp làm thay đổi trạng thái cơ thể giữa các hoạt
động, giúp trẻ trở về trạng thái cân bằng, tăng cường lực sống đem lại sự vui
vẻ, thỏa mái cho trẻ. Trò chơi vận động góp phần nâng cao nhận thức còn giúp
trẻ phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng.
Nội dung của các trò chơi vận động,
trò chơi dân gian phong phú và phản ánh những hiện tượng đơn giản của cuộc sống
tự nhiên, xã hội diễn ra hàng ngày rất gần gũi với cuộc sống của trẻ.
Tên trò
chơi hấp dẫn, hành động thỏa mãn nhu cầu về thể lực, trí tuệ của trẻ, luật chơi,
cách chơi khá đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu, đồ dùng đồ chơi mầm non kèm theo cũng không
đòi hỏi sự đầu tư kinh phí nhiều, có thể tận dụng đồ dùng vận dụng sẵn có xung
quanh ta. Trò chơi vận động có thể tổ chức ở mọi nơi mọi lúc nó ít bị gò
bó. Vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống và các vật liệu trong môi
trường để khuyến khích trẻ chơi. Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa cô
và trẻ, hoạt động cá nhân kết hợp với hoạt động nhóm có tác dụng to lớn để giúp
trẻ phát triển thể lực, trí thông minh và phát triển nhân cách cho trẻ.
2. Khuyến nghị -
đề xuất:
- Cấp trên bổ sung thêm về cơ sở vật chất, cung
cấp các tài liệu về việc hướng dẫn tổ chức các trò chơi cho trẻ mầm non, tổ chức
nhiều hơn các lớp tập huấn, các buổi kiến tập để giáo viên chúng tôi được
học tập thêm những kiến thức mới nhằm giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn.
Trên
đây là bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Tôi rất mong các cấp xét duyệt và các
chị em đồng nghiệp góp ý kiến bổ sung cho tôi để bản sáng kiến của tôi được
hoàn chỉnh và để bản sáng kiến này sẽ là một sáng kiến kinh nghiệm mầm non nhỏ cho các đồng
nghiệp.
T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n!
Đọc tiếp: Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non
Đọc tiếp: Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non
Từ Khóa:
Sáng kiến kinh nghiện mầm non
cho e xin được k ạ