Trẻ nhỏ và tầm quan trọng của sự gắn bó trong việc tạo dựng mối quan hệ với mọi người

Blog mầm non: Kể từ lúc chào đời, trẻ nhỏ đã bắt đầu hình thành sự gắn bó với cha mẹ cũng như những người thân trong gia đình. Mối quan hệ này sẽ bền chặt hơn theo thời gian và có ảnh hưởng rất lớn đến cách cư xử với mọi người của trẻ trong tương lai.

Vậy sự gắn bó có tác động như thế nào đến trẻ trong tương lai?

Định nghĩa sự gắn bó và cách xây dựng mối quan hệ thân thiết theo quan điểm của người Nhật



Trẻ nhỏ và tầm quan trọng của sự gắn bó trong việc tạo dựng mối quan hệ với mọi người



Nói một cách đơn giản, sự gắn bó được hình thành trong quá trình xây dựng mối quan hệ ổn định với một người đặc biệt mà bản thân đã chọn, hay nói một cách dễ hiểu hơn, đó chính là “sợi dây liên kết đặc biệt” hay “mối quan hệ giúp chúng ta cảm thấy an tâm”. Có thể nói sự gắn bó chính là sợi dây liên kết tình cảm giữa chúng ta với những người nuôi dưỡng mình.

Sự gắn bó này được hình thành ở trẻ khi trẻ cảm nhận được rằng mình được đón nhận và yêu thương. Chẳng hạn như khi những người nuôi nấng và dạy dỗ trẻ mà trẻ đã chọn như cha mẹ hay cô giáo ở nhà trẻ luôn nhanh chóng nhận ra và đáp ứng những nhu cầu của trẻ, hay khi trẻ được cha mẹ thường xuyên ôm ấp, bế bồng…


Mối quan hệ gắn bó của một người bắt đầu từ lúc họ cảm nhận được tình mẫu tử và không ngừng được bồi đắp theo năm tháng qua mối quan hệ với những người quan trọng đối với bản thân người đó.


Để xây dựng và thắt chặt tình cảm với con, điều quan trọng là bạn cần thường xuyên cười với bé, trò chuyện vui vẻ với bé, hay vừa nhìn mặt bé vừa tương tác với bé thật nhiều. Hoặc bạn cũng có thể ôm hay bế con vào lòng… 

Tuy vậy, bạn cũng không cần phải quá đặt nặng điều này. Bởi vì nếu lúc nào cũng quá chăm chăm để ý đến việc xây dựng tình cảm với con thì ngược lại bạn và chồng có thể bị stress vì lo lắng quá mức. Do đó, sẽ tốt hơn nếu bạn coi việc này như một điều hết sức bình thường trong cuộc sống hàng ngày và thực hiện điều này một cách tự nhiên. Ví dụ như bạn có thể tạo cho mình thói quen bế con khi cho con bú, hay nhìn con khi nói chuyện với bé…


Một số điều cần biết về Rối loạn gắn bó (Attachment Disorder)

Rối loạn gắn bó là chứng rối loạn xuất hiện khi trẻ không thể hình thành mối quan hệ gắn bó với những người nuôi dưỡng mình như cha mẹ… khi còn nhỏ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc lòng tin cơ bản nhất đối với người khác của trẻ không được hình thành như trong các trường hợp thông thường. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn gắn bó như do người nuôi dưỡng trẻ qua đời hoặc bỏ đi (trẻ mất đi đối tượng để yêu thương), môi trường giáo dục không phù hợp (trẻ bị người nuôi dưỡng ngược đãi hay bỏ bê…) hoặc do sự vô cảm, vô trách nhiệm của người nuôi dưỡng…

Tầm quan trọng của mối quan hệ gắn bó đối với trẻ nhỏ


Trẻ nhỏ và tầm quan trọng của sự gắn bó trong việc tạo dựng mối quan hệ với mọi người

Khi mối quan hệ gắn bó hình thành, trẻ nhỏ sẽ được bao bọc bởi cảm giác an toàn, ít khi cảm thấy bất an và tỏ ra hứng thú tìm hiểu mọi thứ xung quanh mình. Thêm vào đó, trẻ sẽ tự tin hơn vào bản thân và dễ dàng hình thành sự tin tưởng với mọi người. Đây cũng chính là cơ sở nuôi dưỡng khả năng sáng tạo, khả năng cảm thụ và khả năng học tập trong tương lai của trẻ. Khoảng thời gian từ lúc trẻ chào đời cho đến khi trẻ được khoảng 1 tuổi đến 1 tuổi rưỡi là thời kỳ quan trọng nhất để trẻ hình thành mối quan hệ gắn bó với mọi người, và sự gắn kết này sẽ không ngừng được củng cố trong suốt cuộc đời sau này của trẻ. 

Cùng cười khi vui, cùng khóc khi cảm thấy buồn… Chắc rằng là cha là mẹ, ai cũng sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi được cùng con chia sẻ những cung bậc cảm xúc khác nhau như thế này. Kể từ thời khắc xuất hiện trên cõi đời này, trẻ nhỏ đã đem lại vô số niềm hạnh phúc cho những người thân xung quanh bé. Khi bé sinh ra, có lẽ cha mẹ sẽ cảm thấy khá vất vả và bận rộn với những việc lần đầu tiên mình phải làm. Thế nhưng những lo lắng, vất vả này lại là điều luôn đi kèm với việc chăm sóc con cái.

Trẻ nhỏ và tầm quan trọng của sự gắn bó trong việc tạo dựng mối quan hệ với mọi người


Bởi vậy, dù bận rộn đến đâu, bạn cũng nên dành thời gian ở bên con, trò chuyện và vui đùa cùng bé. Chắc chắn điều này sẽ giúp con bạn cảm nhận được rõ hơn tình yêu thương mà bạn dành cho bé. Mong rằng việc chăm sóc con cái cũng sẽ giúp bạn trưởng thành hơn trong cuộc sống.

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2