Giáo dục và trị liệu cho trẻ khuyết tật phát triển

Giáo dục và trị liệu cho trẻ khuyết tật phát triển - Sự khác nhau trong quan điểm của người Nhật và người Mỹ


Dù sống ở bất cứ đâu trên thế giới thì “Mong con có thể thuận lợi hòa nhập vào sinh hoạt trong trường học và ngoài xã hội” cũng đều là nguyện vọng của mỗi bậc phụ huynh có con mắc khuyết tật phát triển. Dù vậy, sau khi thử tìm hiểu những tài liệu có liên quan cũng như lắng nghe câu chuyện của những bậc phụ huynh này, tôi nhận ra rằng những bậc phụ huynh người Nhật bản và người Mỹ có cách nghĩ khác nhau về quan điểm giáo dục cũng như phương pháp trị liệu đối với trẻ khuyết tật phát triển.



Giáo dục và trị liệu cho trẻ khuyết tật phát triển
Giáo dục và trị liệu cho trẻ khuyết tật phát triển


Nếu ở Mỹ, mọi người thường khá coi trọng tính hợp lý và luôn muốn áp dụng phương pháp trị liệu được cho là có hiệu quả nhất, thì người Nhật lại có xu hướng coi trọng phương diện đạo đức và tình cảm. Cũng bởi vậy mà người Nhật khó có thể tiếp nhận những phương pháp trị liệu kiểu Mỹ.

Người Nhật thường không thoải mái với việc cho con dùng thuốc


Một ví dụ điển hình mà chúng ta có thể nhắc đến là việc uống thuốc. Trong số những trẻ mắc khuyết tật phát triển, có những bé đột nhiên chạy ra giữa đường đông xe cộ hay nhảy từ trên cao xuống..., hoặc cũng có bé có những hành vi bạo lực với người khác hay phá hoại đồ đạc... Những hành động này không chỉ nguy hiểm đối với bản thân trẻ mà còn có thể gây phiền phức hay bất tiện cho người khác. Và tất nhiên, các bậc phụ huynh sẽ chẳng bao giờ có thể an tâm trước những hành động như vậy.

Giáo dục và trị liệu cho trẻ khuyết tật phát triển - Sự khác nhau trong quan điểm của người Nhật và người Mỹ
Giáo dục và trị liệu cho trẻ khuyết tật phát triển - Sự khác nhau trong quan điểm của người Nhật và người Mỹ

Trong trường hợp này, người Mỹ thường đưa con đi khám ở khoa thần kinh hay khoa nội kết hợp điều trị tâm lý và uống thuốc theo đơn để hạn chế những hành động nguy hiểm này của con. Thế nhưng, ở Nhật Bản, các bậc phụ huynh thường lo ngại đến những tác dụng phụ của thuốc (hiện nay đã có nhiều loại thuốc mới không có tác dụng phụ), cảm thấy lo lắng không biết tương lai con có bị phụ thuộc vào thuốc không, hay cảm thấy khó chịu vì cảm thấy giống như mình đang cố dùng thuốc để thay đổi con. Có vẻ như chính những lo ngại này đã khiến phụ huynh Nhật tránh cho con dùng thuốc.

Có nên sử dụng “kẹo” khi nuôi dạy trẻ?


Quan điểm về nuôi dạy trẻ nhỏ của người Mỹ và người Nhật cũng có những sự khác biệt rõ rệt.

Một trong những phương pháp thường được dùng khi nuôi dạy trẻ khuyết tật phát triển là “phần thưởng”. Nói một cách đơn giản thì trẻ sẽ nhận được một điều gì đó khi làm đúng một việc nhất định.

phối hợp với gia đình để giáo dục trẻ mầm non
phối hợp với gia đình để giáo dục trẻ mầm non

Ví dụ như khi sử dụng “phần thưởng” để trẻ trở nên thích tiếp xúc với mọi người, dần dần bản thân trẻ sẽ quen dần và có thể trở nên thực sự thích được kết nối với mọi người. Ngay cả trong tâm lý học thì việc “treo thưởng” khi dạy cho trẻ những điều mới cũng được cho là rất quan trọng. Vì khi trẻ thấy “phần thưởng” đó, trẻ sẽ có xu hướng lặp lại hành động đó một lần nữa.

Ở Mỹ, mọi người thường sử dụng kẹo làm phần thưởng. Ví dụ như nếu chồng những mảnh xếp gỗ lên nhau thành công thì sẽ được 1 viên kẹo sô cô la, hay chỉ cần nói một từ sẽ được 1 thìa kem, hoặc hoàn thành bài tập trong 30 phút sẽ được 3 chiếc bánh quy... Trên thực tế phần thưởng là thứ giúp trẻ có động lực mạnh mẽ đến mức nhiều khi trẻ sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ để nhận được phần thưởng đó ngay lập tức. Và có vẻ như đối với trẻ nhỏ thì kẹo là một phần thưởng khá hấp dẫn.

Còn ở Nhật thì sao? Người Nhật hầu như không dùng kẹo làm phần thưởng vì nhắc đến kẹo người Nhật thường tự động liên liên tưởng đến những cụm từ như “sâu răng”, “béo phì” hay “chán ăn”... Thay vào đó, phần thưởng của các bậc phụ huynh Nhật thường là 1 lần chơi game, 1 miếng sticker hay xem phim hoạt hình...

Đâu mới là phương pháp tốt nhất để nuôi dạy trẻ khuyết tật phát triển?


phối hợp với cha mẹ trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non
phối hợp với cha mẹ trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non

Người Nhật có câu “Có rất nhiều con đường để leo lên đỉnh núi Phú Sĩ”. Trên thực tế, phụ huynh mới là người quyết định phương pháp nuôi dạy con cái. Thế nhưng, có lẽ khi lựa chọn phương pháp mà bạn cho là tốt nhất cho con, bạn cũng nên suy nghĩ cả đến việc phương pháp đó có khiến bạn không thoải mái hay quá vất vả hay không. Bởi vì, điều này có thể ảnh hưởng đến việc nuôi dạy con cũng như cuộc sống hàng ngày của bạn. Mong rằng bạn sẽ tìm được phương pháp nuôi dạy con phù hợp nhất!
Tác giả: KUMIKO
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2