Cách làm đồ chơi sáng tạo mầm non. Nhằm phát huy được tinh thần cố gắng tìm tòi và sáng tạo của đội ngũ giáo viên mầm non. Tạo được nguồn lực dồi dào phong phú và đa dạng về đồ dùng dạy học và đồ chơi sáng tạo mầm non, nhằm đáp ứng nhu cầu cho trẻ được học mà chơi, chơi mà học. Đạt đựơc những yêu cầu thực tiễn nhất và phù hợp với từng chủ đề giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non mới.
Cách làm đồ chơi sáng tạo mầm non tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học. Tổ chức môi trường sư phạm mầm non và dạy học theo hướng phát triển các hoạt động. Phát huy được tính tích cực, sáng tạo đồ chơi mầm non.
Kết hợp hài hoà các hình thức tổ chức và các phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong đó chú trọng việc sử dụng ĐDDH để tạo cơ hội cho trẻ được học mà chơi- chơi mà học, lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng và hiệu quả;
Cách làm đồ chơi sáng tạo mầm non Vườn hoa của bé
Cách làm đồ chơi sáng tạo mầm non Vườn hoa của bé
1. Nguyên vật liệu
Các loại vỏ hộp phế thải bằng nhựa màu, ống nhựa, bìa catton, sỏi, sơn các màu, sốp, ống dây chuyền nhựa, dây thép 1 ly.
2. Cách làm
Đồ chơi sáng tạo mầm non được thiết kế như sau: Cắt cánh hoa, từ những hộp nhựa nhỏ. Sử dụng những hộp nhựa to làm lá của cây hoa. Thân và cành cây được làm từ những ống nhựa to và ống dây chuyền nhỏ.
Phần nhụy hoa được cắt từ những miếng sốp sau đó ghép các bộ phận với nhau tạo thành các cây hoa, kết hợp với dây thép 1 ly nhỏ uốn thân và cành hoa. Để cây hoa đẹp hơn ta sử dụng sơn nước quết phủ lên.
3. Cách sử dụng
- Trẻ quan sát, thao tác trực tiếp và nói lên những nhận xét của mình về các loại hoa trong hoạt động khám phá khoa học, hay đếm số lượng các loại hoa trong giờ hoạt động làm quen với toán.
- Tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động. Sử dụng hiệu quả nhất ở một số hoạt động như: Cho trẻ làm quen với hoạt động khám phá khoa học, làm quen với toán, hoạt động góc.
- Đối tượng sử dụng: Trẻ mẫu giáo.
- Chủ đề sử dụng phù hợp nhất: Thế giới thực vật.
Biên tập: Phòng Giáo dục Mầm non