Kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật mầm non

Kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật mầm non: Trong số những trẻ được chẩn đoán mắc khuyết tật phát triển, có những bé vẫn có thể nói chuyện như bình thường hay hiểu rõ những điều mà giáo viên giảng giải.

Điều này khiến chúng ta khó có thể hiểu được lý do tại sao các bé được chẩn đoán như vậy. Thế nhưng, khi bắt đầu đi học, những bé này sẽ xuất hiện hiện tượng hoàn toàn không thể hiểu hay lý giải một mảng kiến thức nhất định nào đó.

Kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật mầm non
Kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật mầm non

Tại sao hai chữ chẳng hề giống nhau lại có thể viết nhầm?

Sau đây, tôi sẽ giới thiệu trường hợp của một bé trai 6 tuổi ở Nhật. Tuy rằng có thể viết được bảng chữ cái Hiragana khá dễ dàng nhưng không hiểu sao cứ đến lúc làm bài tập viết chữ cái Hiragana vào ô trống là bé lại không tài nào làm được. Nhìn chữ あ (a), thay vì viết nhầm thành những chữ có hình dạng tương tự với chữ あ (a) như chữ お (o) hay chữ め (me), bé lại viết nhầm thành chữ し (shi) hay く (ku) là những chữ có hình dạng hoàn toàn khác với chữ あ (a).
Trong một trường hợp khác, một cậu bé khác đang học lớp hai tiểu học ở Nhật lại không thể hiểu và trả lời câu hỏi đơn giản “Có bao nhiêu phút đã trôi qua trong khoảng từ 8 giờ đến 8 giờ 20 phút?”, dù bản thân cậu bé biết cách xem đồng hồ và có thể nói đúng khi đồng hồ chỉ 8 giờ và 8 giờ 20 phút.

kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Một vài bé khác lại không thể lý giải nổi hình học không gian. Khi vẽ những miếng xếp gỗ chồng lên nhau trên giấy, các bé này cảm thấy bị rối và không biết có tất cả bao nhiêu miếng xếp gỗ được vẽ trong hình. Các bé không thể lý giải tại sao lại có thể nhìn ra là có những miếng xếp gỗ ở phần được che khuất trong hình.

Cũng có trường hợp một bé lớp 5 tiểu học không thể phát biểu cảm tưởng của mình về câu chuyện mà mình được nghe. Ví dụ như sau khi đọc xong chuyện kể về “Mẹ Teresa”, câu trả lời duy nhất của bé về câu chuyện là trong đó có một người gọi là mẹ Teresa

“Khuyết tật học tập” - Dạng rối loạn phức hợp khiến trẻ gặp khó khăn khi học tập mảng tri thức nhất định nào đó

Khuyết tật học tập (Learning Disorders hay Learning Disabilities) là dạng rối loạn phức hợp gây khó khăn khi học các kỹ năng như đọc, viết hay tính toán khiến người mắc dạng rối loạn này không đạt được kết quả cao trong học tập dù đã vô cùng cố gắng nỗ lực. Các trường hợp đặc biệt gặp khó khăn khi đọc sẽ được nhận định là mắc chứng khó đọc hay rối loạn khả năng đọc (Dyslexia).

Dù đã học đi học lại, hay đã giảng đi giảng lại bao nhiêu lần nhưng trẻ vẫn không thể hiểu được. Rõ ràng những vấn đề khác có thể dễ dàng làm được, vậy mà trẻ lại khiến người khác phải ngạc nhiên vì “Tại sao những việc đơn giản như vậy lại không làm được?”. Có thể nói rằng không chỉ trẻ nhỏ mà cả những người dạy dỗ trẻ cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi trong những trường hợp như thế này.

Người mắc khuyết tật học tập có thể đột nhiên khỏi vì một lý do nào đó

Có thể nói, phải làm sao để dạy dỗ trẻ mắc khuyết tật học tập là vấn đề luôn khiến các bậc làm cha làm mẹ cũng như các thầy cô giáo phải trăn trở.

Dưới đây là ví dụ về một trường hợp khác tại trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mà tôi đang làm việc. Đó là trường hợp của bé Aya hiện đang là học sinh lớp 5 tiểu học, bé gặp khó khăn khi học những kiến thức có liên quan đến hình học. Bé không thể vẽ được các hình bình hành hay hình thang. Bé cũng gặp khó khăn khi vẽ những hình đối xứng hai bên trái phải và tỏ ra không tài nào hiểu nổi ý nghĩa của các hình này. Không chỉ thế, bé còn không thể đo được chiều dài của các vật hay dùng thước để xác định điểm bắt đầu của các đường.

lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ có nhu cầu đặc biệt
lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

Tuy vậy, không hiểu vì lý do gì mà vào một ngày, bé đột nhiên hiểu được ý nghĩa của những hình vẽ hình học. Ngay khi biết cách xác định điểm bắt đầu (đầu mút) của các đường và hiểu được điểm đầu này ứng với số 0 trong thước đo, bé cũng bắt đầu biết cách đo chiều dài của đường đó và có thể vẽ được các hình vẽ trong hình học. Có vẻ như một “công tắc” nào đó trong bộ não của bé bắt đầu được bật lên khiến mạch suy nghĩ trở nên thông suốt và các dữ liệu bắt đầu được xử lý và truyền đạt đến các khu vực khác.

Tuy rằng ví dụ trên đây khá hiếm nhưng thay vì chỉ tập trung vào việc dạy trẻ nhỏ những thứ mà bé không thể làm được, chúng ta có thể thử dạy bé thêm nhiều điều mới. Tôi tin rằng chính những điều này một ngày nào đó có thể khiến trẻ trở nên thông suốt hơn giống như trường hợp bé Aya vậy.
Tác giả: KUMIKO
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2