Trẻ em Nhật vô cùng yêu thích những chú sâu

Cô con gái 8 tuổi nhà tôi từ nhỏ đã vô cùng yêu thích những chú sâu. Bé cứ như người rừng ấy, thay vì dùng vợt, bé chỉ dùng tay không để bắt bướm, châu chấu, chuồn chuồn, bọ ngựa hay thậm chí là những chú ếch.

Trẻ em Nhật vô cùng yêu thích những chú sâu
Trẻ em Nhật vô cùng yêu thích những chú sâu


Hè năm trước, bé có tìm được một quả trứng thằn lằn và ấp nở nó tại nhà thành công. Cậu con trai thích khủng long nhà tôi đã vô cùng phấn khích khi thấy chú thằn lằn con dài có khoảng 5 cm vừa được ấp nở đó “Khủng long, bé khủng long này mẹ!”. Còn con gái tôi thì đặt tên riêng cho chú thằn lằn của bé. Đi đâu bé cũng mang nó theo và cưng chiều nó cứ như nó là một thành viên nhỏ bé của gia đình. Chỉ có điều thức ăn của thằn lằn lại là những loài côn trùng sống như dế… 

Vì rất khó nuôi nên tôi đã thuyết phục con thả chú thằn lằn này về với tự nhiên. Thế nhưng con gái tôi lại ngân ngấn nước mắt nhất quyết không chịu “Không, con không thả!”. Cuối cùng con bé đã tự mình bắt những con bọ cuốn thân cứng hay những con bướm sói trên đường đi học về để cho chú thằn lằn của mình ăn.

Trẻ em Nhật vô cùng yêu thích những chú sâu

Ông chồng người Tây Ban Nha của tôi cũng từng khá bối rối khi bị cô con gái cực kỳ thích sâu bọ nhà mình hỏi “Bố ơi, ở Tây Ban Nha mọi người thích loại sâu nào nhất?” “Hả, sâu á con, ở Tây Ban Nha mà nói đến sâu thì…” Nói vậy mới nhớ, có vẻ như tôi chưa bao giờ thấy chồng mình chạm vào mấy con sâu mà con gái tôi bắt về thì phải.

⏩ Trẻ em Tây Ban Nha không chơi bắt sâu bọ

Chồng tôi luôn phục lăn mỗi khi nhìn con gái mình bắt sâu bọ. Cả ông bà nội người Tây Ban Nha của bé cũng nói “Có khi tương lai con bé sẽ trở thành chuyên gia nghiên cứu côn trùng giống Fabre cũng nên”.

Jean-Henri Casimir Fabre là nhà nghiên cứu nổi tiếng với cuốn “Côn trùng ký” (tạm dịch). Vì ông sinh ở miền Nam nước Pháp nên tôi nghĩ rằng trẻ em châu Âu chắc cũng thích chơi bắt sâu. Thế nhưng có vẻ như trẻ em Tây Ban Nha lại chẳng mấy thích trò chơi này. Lần trước, khi con gái tôi cùng ông bà nội đi dạo ở công viên, bé đã hỏi ông bà loại sâu mà bé bắt được tên là gì. Bà nội bé nói “Sâu thì gọi là sâu mà con” còn ông nội bé thì nghĩ mãi cũng không nhớ ra tên loại sâu đó là gì.

Có vẻ như ở Tây Ban Nha, mọi người không cảm thấy hứng thú với những loài sâu đến mức nhớ tên chúng. Tuy rằng người Tây Ban Nha cũng phân loại côn trùng thành bướm hay chuồn chuồn, nhưng họ lại ít khi nhớ tên riêng của từng loại sâu như trẻ em Nhật, ví dụ như trong các loài bướm thì có bướm trắng (hay bướm vườn), bướm phượng... 

Trẻ em Nhật vô cùng yêu thích những chú sâu

Thêm vào đó, tuy rằng ở Tây Ban Nha cũng có bài tập quan sát tại nhà quá trình một chú sâu hóa thành bướm, nhưng có vẻ như trẻ em nơi đây không có thói quen nuôi sâu trong nhà vì thích chúng như ở Nhật. Thực tế thì bạn cũng sẽ rất ít khi bắt gặp sâu bọ trên những con phố ở Tây Ban Nha, bởi vậy có lẽ chúng không quá gần gũi với trẻ em như ở Nhật.

⏩ Được tiếp xúc với tự nhiên và những sinh vật sống sẽ giúp nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhỏ

Bắt sâu là một trò chơi vô cùng quen thuộc với trẻ em ở Nhật Bản. Các bạn có bao giờ thắc mắc tại sao những chú sâu lại có vị trí đặc biệt như vậy trong văn hóa của người Nhật chưa? Nghe nói có giả thuyết cho rằng điều này có liên quan đến Phật giáo Nhật Bản. Có vẻ như văn hóa tôn trọng và dành tình yêu cho tất cả các sinh vật sống của người Nhật được sinh ra từ niềm tin rằng con người sau khi chết đi có thể chuyển sinh thành bất kỳ một sinh vật sống nào quanh chúng ta, ví dụ như động vật hay côn trùng.

 Không chỉ thế, từ xa xưa, việc thưởng thức tiếng sâu bọ kêu hay dùng hình tượng loài sâu như một từ ngữ biểu thị cho mùa trong thơ ca đã trở nên quen thuộc với người dân Nhật. Có lẽ những điều này chính là lý do khiến người Nhật dành những tình cảm đặc biệt cho những chú sâu quanh mình.

Trẻ em Nhật vô cùng yêu thích những chú sâu

Dù vậy, chắc rằng ở đâu cũng sẽ có những bà mẹ “dị ứng” với sâu phải không các bạn? Tôi cũng vậy đấy. Tôi chẳng bao giờ dám hé cho con mình biết là mình không thích sâu cả. Mỗi lần cùng con ra công viên tôi lại phải tự nhủ với mình “Mình là mẹ, mình cần vì con..!” khi cô con gái yêu quý của tôi đặt vào tay tôi đủ loại sâu bọ hay ếch nhái khác nhau mà bé bắt được “Mẹ, đợi con chút, con bắt được này!”.

➤ Học cách nuôi dạy con của người Tây Ban Nha

Đến bây giờ thì tôi cũng quen dần với những loại sâu mà mình chẳng mấy thích này rồi. Dù sao đi chăng nữa thì tôi vẫn muốn tạo điều kiện để con mình có thể nuôi dưỡng tình yêu với những sinh vật sống quanh bé và được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.

Trẻ nhỏ sẽ học được cách trân trọng sinh mệnh cũng như tấm lòng biết yêu thương và nghĩ cho người khác khi các bé được tiếp xúc và hòa mình vào tự nhiên. Mong rằng thông qua những trò chơi giản dị này, tâm hồn của con cái chúng ta sẽ trưởng thành hơn!
Tác giả: Tame
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2