Học cách giáo dục trẻ em TỰ LẬP của người nhật

Cách giáo dục trẻ em của người nhật - Chào các bạn, tôi là Nina, một người Nhật làm trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam. Hiện tôi đang quản lý trung tâm học thêm tại Hà Nội theo hình thức giáo dục trải nghiệm dành cho trẻ nhỏ Việt Nam mang tên “Anyhapi”. Trường được thành lập với mục đích giúp trẻ em mở mang kiến thức về khoa học và nghệ thuật.

Học cách giáo dục trẻ em TỰ LẬP của người nhật
Học cách giáo dục trẻ em TỰ LẬP của người nhật

Sau đây, tôi sẽ chia sẻ với các bạn về cách giáo dục trẻ em của người nhật dưới góc độ của một người Nhật đang sống tại Hà Nội. Có thể nói đây là một trong những đề tài mà không ít các bậc phụ huynh châu Á nói chung và các ông bố bà mẹ Việt Nam nói riêng đang rất quan tâm.

Tại sao cách giáo dục trẻ em của người nhật lại thu hút được sự chú ý của các bậc phụ huynh đến vậy?

Hiện nay, “cách giáo dục trẻ em của người nhật” hay “cách dạy con tự lập của người nhật” đang được khá nhiều bà mẹ Việt Nam hết sức quan tâm. Là người Nhật, tôi cũng có những suy nghĩ trăn trở liên quan đến cách giáo dục trẻ em của người Nhật Bản. Dù vậy, tôi đã không thể hiểu được lý do tại sao đặc điểm nền giáo dục nhật bản lại nhận được nhiều sự quan tâm đến vậy.
Thế nhưng, sau khi lắng nghe tâm sự của nhiều bà mẹ Việt cũng như đi thăm các trường mầm nontiểu học Việt Nam, đồng thời tích lũy thêm kinh nghiệm dạy trẻ mầm non Việt Nam, dần dần tôi đã nhận thấy những /đặc điểm nền giáo dục nhật bản và muốn đưa những mặt tốt này vào giáo dục Việt Nam.

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về “TỰ LẬP”, một từ khóa quan trọng mà người Nhật thường rất coi trọng trong việc nuôi dạy trẻ nhỏ.

“Tự lập” - Từ khóa quan trọng trong giáo dục kiểu Nhật

Điểm mạnh của giáo dục nhật bản “Tự lập” - Từ khóa quan trọng trong giáo dục kiểu Nhật


Dù là trong gia đình, giáo dục ở bậc mầm non hay trong các trường học nói chung thì người Nhật luôn tâm niệm rằng trẻ nhỏ cần phải tự lập. Ở trường tiểu học và cấp 2 nơi tôi từng theo học, nhà trường cũng lấy tự lập là mục tiêu giáo dục của trường.

Trong tiếng Nhật, từ “tự lập” mang ý nghĩa “tự đứng trên đôi chân của chính mình”. Con người chúng ta khi trưởng thành hơn, những điều chúng ta có thể làm, phạm vi hoạt động, mối quan hệ với những người khác và những việc chúng ta cần làm cũng mở rộng hơn trước.

Lúc này, con trẻ không thể nào cứ dựa dẫm vào cha mẹ hay thầy cô giáo mãi được. Và để con trẻ có thể tự mình làm cho cuộc sống của mình trở nên phong phú và bước đi trên con đường đó thì trước hết trẻ cần biết tự đứng trên đôi chân của chính mình và tự mình bước trên con đường mà mình đã chọn. Những người lớn xung quanh như cha mẹ hay thầy cô giáo cần hỗ trợ con trẻ trong suốt quá trình trưởng thành tiến tới tự lập của trẻ để trẻ có thể đạt được mục tiêu này.

Theo tôi, có 2 hình thức tự lập chính ở trẻ nhỏ. Đó là “thói quen sinh hoạt cơ bản” và “biết tự mình suy nghĩ, lựa chọn và hành động

“Tự lập” - Từ khóa quan trọng trong giáo dục kiểu Nhật

5 thói quen sinh hoạt cơ bản điểm mạnh của giáo dục nhật bản

Hình thức tự lập chính đầu tiên chính là “hình thành được thói quen sinh hoạt cơ bản”. Nhìn chung, các thói quen này có thể được chia làm 5 loại chủ yếu tương ứng với các kỹ năng sinh hoạt cần thiết để sinh hoạt thông thường như dưới đây.

1. Ngủ

Trẻ hình thành được nhịp sinh hoạt ban ngày và ban đêm, trong đó ban ngày thì hoạt động còn ban đêm thì đi ngủ. Lúc này, việc quy định giờ đi ngủ vào buổi tối và giờ thức dậy vào buổi sáng là rất quan trọng. Ngoài ra, trẻ cần ý thức được việc nên thay quần áo ngủ khi đi ngủ và thay quần áo thông thường khi ngủ dậy.

2. Ăn

Trẻ biết ăn uống đúng tư thế, cầm đũa hay dùng bát đĩa đúng cách. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần giúp con mình bỏ thói quen chỉ ăn những thứ mình thích, tập cho con ăn nhiều loại thức ăn phong phú có độ cứng mềm khác nhau, cũng như tạo một bầu không khí vui vẻ sao cho trẻ cảm thấy vui vẻ khi ăn uống.

3. Đi vệ sinh

Trẻ biết đi vệ sinh và đi ị theo ý muốn của mình. Cha mẹ cần tập cho con biết tự lau chùi và rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh xong.

4. Mặc quần áo

Trẻ biết tự mình cởi đồ và mặc đồ, cũng như biết đi tất, đi giầy hay đội mũ.

5. Vệ sinh cá nhân

Trẻ biết tự vệ sinh cá nhân cho mình, chẳng hạn như biết đánh răng rửa mặt sau khi thức dậy vào buổi sáng, dùng khăn mùi xoa lau mặt và người khi đổ mồ hôi, dùng khăn giấy xỉ mũi khi chảy nước mũi, hay biết rửa tay súc miệng trước khi ăn...

Biết hành động dựa trên ý chí và phán đoán của bản thân

“Tự lập” - Từ khóa quan trọng trong giáo dục kiểu Nhật

Kiểu tự lập thứ hai chính là “biết tự mình suy nghĩ, lựa chọn và hành động”.

Cuộc sống là một chuỗi của việc tự mình suy nghĩ, lựa chọn và hành động theo quan điểm sống được hình thành dựa trên kinh nghiệm của bản thân từ trước đến nay. Đặc biệt là trong thời đại hiện nay và trong tương lai khi mọi người đều có thể dễ dàng tiếp cận thông tin từ Internet và số công việc sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) thì giá trị của “những người biết tự mình suy nghĩ” sẽ ngày càng được đánh giá cao hơn.

Nhìn chung, kiểu tự lập thứ nhất (“thói quen sinh hoạt”) không phải tự nhiên mà có, mà thói quen này được hình thành dựa trên tích lũy kinh nghiệm cá nhân ngay từ khi còn nhỏ.

Trong khi đó, kiểu tự lập thứ hai (“biết tự mình suy nghĩ, lựa chọn và hành động”) không thể nhận thấy rõ trong giai đoạn trưởng thành giống như thói quen sinh hoạt, bởi vậy mà đây cũng chính là điểm khiến nhiều ông bố bà mẹ phải suy nghĩ “Không biết làm thế nào để con mình có thể hình thành được tính tự lập?”, “Không biết mình có thể làm được gì giúp cho con đây nhỉ?”…

Thế nhưng, trên thực tế, có vô số thứ trong cuộc sống hàng ngày mà cha mẹ có thể làm để giúp con mình.

Trên đây là một số điểm về tính tự lập theo quan điểm của người Nhật. Trong phần tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu cụ thể những điều mà các bậc phụ huynh cũng như người lớn chúng ta có thể làm để giúp con trẻ tự lập.
Tác giả: Nina Nihei Ayana
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2