Nghề giáo viên mầm non (Kindergarten Teacher hay Preschool Teacher) có vẻ như rất vui và thú vị, nhất là với những bạn yêu thích trẻ con. Nhưng đừng quên, bạn không chỉ chăm sóc một bé mà là một lớp đầy trẻ (số lượng tùy theo các trường). Do đó, hãy cân nhắc ưu nhược điểm của nghề cẩn thận trước khi bạn quyết định lựa chọn có nên theo nghề giáo viên mầm non này hay không. Qua những tư vấn nghề nghiệp cụ thể về ngành này, hy vọng ứng viên lựa chọn được công việc phù hợp.
Xem thêm: 【Khác Biệt】Sư Phạm Mầm Non Trung Cấp Mầm Non Và Đại Học
Giáo viên mầm non hiện là công việc đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Đây là một nghề cao quý và được trân trọng. Những tưởng công việc giáo dục trẻ mầm non là đơn giản, dễ dàng nhưng không phải vậy, đây cũng là một nghề mà mỗi người khi đảm nhận cũng phải chịu khá nhiều áp lực và cũng có yêu cầu về trình độ chuyên môn và kỹ năng nhất định.
Ngoài việc tìm hiểu các câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non thì những ai có ý định theo đuổi công việc này cũng cần chuẩn bị sẵn tâm lý khi phải đối mặt với khó khăn đặc trưng của ngành nghề.
Những khó khăn mà giáo viên mầm non phải đối mặt
Giáo viên mầm non cũng là công việc chịu khá nhiều áp lực hiện nay
1. Trình độ, khả năng không đồng nhất
Không giống như học sinh tiểu học với trình độ đầu vào cố định nên giáo viên tiểu học sẽ có thể sử dụng phương pháp giáo dục đại trà cho tất cả các em, còn các em ở các lớp mầm non có năng lực khác biệt khá lớn do tài năng bẩm sinh, sự can thiệp của cha mẹ và kinh nghiệm học tập trước khi đến lớp. Rất khó để giảng dạy cho phù hợp khi mà một số em thì biết đọc biết viết rồi trong khi những em khác thì chưa được học, thậm chí có những em còn học tiếng Anh ở các trung tâm bên ngoài.
Bạn cần phải có lòng bao dung, yêu thương trẻ và sự kiên nhẫn rất lớn để không mang những cảm xúc tiêu cực đến lớp, không cáu gắt khi các em chưa nghe lời và tiếp xúc, quan tâm đến từng trẻ trong lớp.
2. Nhu cầu đặc biệt giáo viên mầm non
Mẫu giáo có lẽ là lần đầu tiên nhu cầu đặc biệt của trẻ được chú ý đến. Sự khiếm khuyết khả năng học tập cần được xác định và giải quyết nhanh chóng để trẻ không bị bỏ lại quá xa so với các bạn trong lớp. Các vấn đề về hành vi, hội chứng ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý - chứng rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em) hay thiểu năng trí tuệ sẽ ảnh hưởng đến lớp học và cần có sự quan tâm đặc biệt vì bạn sẽ phải làm việc với phụ huynh và ban giám hiệu nhà trường để xây dựng kế hoạch giáo dục riêng cho trẻ. Là một giáo viên mầm non, bạn cũng cần liên hệ với nhân viên xã hội khi nhận thấy các dấu hiệu trẻ bị lạm dụng thân thể.
3. Thu nhập giáo viên mầm non
Lương của giáo viên mầm non thường khá thấp, chỉ bằng mức thu nhập trung bình của vùng, bất kể là trường công hay trường tư. Phúc lợi giảm trong khi số lượng trẻ mỗi lớp tăng khiến cho nghề này giảm sức hút với sinh viên hiện nay.
Các ứng viên khi tìm việc làm giáo viên mầm non cũng cần có trình độ chuyên môn nhất định
4. Sự phụ thuộc
Trẻ mầm non vẫn còn quá nhỏ để tự lo sinh hoạt hàng ngày, bạn cần giúp đỡ trẻ mặc áo khoác, hướng dẫn trẻ đi về bên tay phải, tìm nhà vệ sinh hay buộc dây giày. Thời gian làm những việc này sẽ chiếm mất thời gian học tập. Nhiều đứa trẻ ở tuổi này chưa học được tính kỷ luật và không biết cách cư xử phù hợp vì không phải đứa trẻ nào cũng đi nhà trẻ trước khi học mầm non.
5. Vấn đề phụ huynh
Nhiều phụ huynh có thể lần đầu có con đến trường, điều này dẫn đến nhiều kỳ vọng bất hợp lý hoặc thái độ cực đoạn của các bậc cha mẹ vô tâm không chú ý giúp đỡ con cái làm bài tập ở nhà hay các hoạt động ở trường. Nếu lớp học của bạn cho phép phụ huynh làm tình nguyện viên trong các hoạt động, bạn phải tránh họ đối xử thiên vị với con mình.
Trên đây là những chia sẻ về những đánh giá cơ bản của nghề giáo viên mầm non, công việc nào cũng sẽ có những khó khăn và vất vả, nhưng nếu bạn có đam mê, có lòng nhiệt huyết thì chắc chắn sẽ thực hiện tốt công việc của mình.
Các bạn ứng viên đang có nhu cầu làm cv xin việc vị trí giáo viên mần mon bên cạnh các trường công lập, còn có thể nộp vào các trường tư thục, bởi nhu cầu giáo dục trẻ mầm non hiện nay khá nhiều, hãy đầu tư cho mình một bản cv xin việc thật hoàn chỉnh, để gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng nhé.
Đặc biệt, hãy tìm hiểu yêu cầu công việc giáo viên mầm non kỹ càng, cụ thể để cân nhắc lựa chọn việc làm phù hợp nhất.
Nghề Giáo viên Mầm non là một nghề rất đặc biệt, là nhà giáo nhưng không chỉ “dạy” mà còn phải “dỗ”, không chỉ giáo dục mà còn chăm sóc và hơn hết đây là nghề làm vì “tình yêu”.
Trước hết để trở thành một giáo viên mầm non, thì người giáo viên phải có lòng yêu trẻ vì đặc thù của nghề giáo viên mầm non đòi hỏi ở các giáo viên tình yêu của người mẹ đối với trẻ. Một ngày, trẻ có gần 2/3 thời gian sinh hoạt ở trường với cô (không tính giờ trẻ ngủ ở nhà). Cô cho ăn, cô dỗ ngủ, cô dạy cho bé tất cả mọi điều cần thiết: Kỹ năng sống, kiến thức về môi trường xung quanh, về toán, về văn học, chữ viết, về thẩm mỹ, hội họa, âm nhạc, phát triển thể chất…và không những thế, trẻ còn mong chờ ở cô sự quan tâm, chăm sóc, sự giúp đỡ, trìu mến, bảo vệ trẻ.
Tuy nhiên tình yêu của cô dành cho trẻ phải là tình yêu sáng suốt, tình yêu có cả sự dịu dàng và cả những yêu cầu mà trẻ phải thực hiện. Không chỉ yêu trẻ, mà giáo viên mầm non còn phải biết yêu điều mình dạy, nghĩa là yêu chính công việc của mình. Mỗi ngày 6 tiếng, 8 tiếng, có khi là 10 tiếng làm việc ở trường, nào tiếng trẻ khóc, nào là trẻ chạy va vào nhau ngã, trẻ đánh nhau, rồi soạn giáo án, làm đồ dùng dạy học,…
Tất cả đè nặng lên đôi vai người giáo viên, thử hỏi nếu không yêu trẻ và yêu nghề thì làm sao giáo viên có thể làm hết khối lượng công việc ở trường mà vẫn dịu dàng và yêu thương với trẻ, chưa kể còn áp lực từ phía phụ huynh và áp lực từ chính cuộc sống. Yêu trẻ và yêu điều dạy cho trẻ là đặc thù chung của những giáo viên mầm non. Trong thời buổi kinh tế thị trường này, có những lúc tình cảm thầy trò cũng bị hiểu sai và tình yêu của cô dành cho trẻ đôi khi cũng bị người đời đánh đổi, tính toán chi li.
Những bạn trẻ bắt đầu vào nghề và đang chập chững với nghề, để tồn tại và trở thành một giáo viên mầm non giỏi, trước hết hãy tập làm “Mẹ”.
Yêu trẻ không chỉ bằng lời nói, bằng suy nghĩ mà bằng chính hành động, bởi: “Càng yêu nghề bao nhiêu, càng yêu người bấy nhiêu”. Nghề giáo viên mầm non với biết bao khó khăn, lo toan và áp lực, nhưng với tình yêu người, yêu nghề, những cô giáo mầm non hôm qua, hôm nay và mai sau đã và đang tiếp bước xây dựng trang sử 66 năm đổi mới ngành giáo dục mầm non ngày càng phát triển.