Trời nắng nóng nên làm gì? 10 lời khuyên hàng đầu về sức khoẻ mùa hè

Trời nắng nóng nên làm gì? Cách làm mát cơ thể khi trời nóng! Những ngày hè nắng nóng, nhiệt độ cao kèm chỉ số tia UV cao khiến nhiều người khó chịu. Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, nắng nóng còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Nhắc đến mùa hè, ai cũng sẽ lắc đầu ngao ngán với cái tiết trời nắng nóng như lửa đốt. Thời tiết nắng nóng khiến cơ thể luôn trong trạng thái “hầm nóng” rất khó chịu, đặc biệt là trẻ nhỏ vì thân nhiệt của trẻ em luôn cao hơn người lớn. Để mùa hè năm nay không còn quá khó chịu với bạn, hãy theo dõi những mẹo nhỏ giúp giải nhiệt cơ thể trong bài viết này nhé!

Trời nắng nóng nên làm gì? 10 lời khuyên hàng đầu về sức khoẻ mùa hè

Ai cần tuyệt đối bảo vệ sức khỏe khi nắng nóng

Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị đổ bệnh do nắng nóng nhưng một số nhóm người sau có nguy cơ cao hơn hẳn so với các nhóm khác

  1. Trẻ dưới 4 tuổi vốn rất nhạy với thời tiết, đặc biệt là khi nhiệt độ tăng cao. Vì thế, trẻ cần được người khác giúp điều chỉnh nhiệt độ môi trường và cho uống nước thường xuyên;
  2. Những người từ 65 tuổi trở lên, cơ thể phản ứng chậm với sự thay đổi nhiệt độ;
  3. Những người thừa cân do tim luôn phải làm việc quá tải;
  4. Những người lao động nặng nhọc, tập luyện quá sức… dễ bị khử nước và đổ bệnh;
  5. Những người đang có bệnh, đặc biệt là bệnh tim, huyết áp cao hay những người đang dùng các loại thuốc trầm cảm, trị mất ngủ hay tuần hoàn máu kém.

Những người này cần được kiểm tra ít nhất 2 lần/ngày. Và chú ý tới các dấu hiệu có thể bị khử nước hay đột quỵ. Với trẻ nhỏ thì cần phải để mắt thường xuyên hơn nữa.

Đối với những người khác, tuy khỏe mạnh song vẫn cần thiết phải áp dụng các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe khi nắng nóng:

Xem thêm: Cách trị rôm sảy hiệu quả cho bé bằng lá đào khô của các mẹ nhật

10 cách làm mát cơ thể đơn giản trong ngày nóng

Mùa hè tới đem theo nắng nóng như đổ lửa gây khó chịu cho con người. Năm 2021 này, mới chớm hè nhưng nhiệt độ đã tăng lên rất cao. Vậy làm thế nào để tránh nóng, làm mát và giải nhiệt cơ thể nhanh chóng khi nhiệt độ có thể lên tới 40 độ C?

Hãy cùng thử những cách hạ nhiệt cơ thể hiệu quả dưới đây của chúng tôi.

1. MẶC QUẦN ÁO COTTON MỎNG NHẸ

Để giúp da được “hít thở” và giảm tiết mồ hôi. Các loại vi khuẩn ưa mồ hôi là nguyên nhân gây bệnh rôm sẩy. Vì thế hãy giữ cơ thể mát mẻ để tránh bệnh truyền nhiễm.

2. TRÁNH CÁI NÓNG GIỮA NGÀY

Nắng nóng giữa ngày có thể gây sốc nhiệt hoặc kiệt sức. Hãy bảo vệ gia đình bạn bằng cách ở trong bóng râm và uống nhiều nước.

3. ĐỘI MŨ VÀ THOA KEM CHỐNG NẮNG

Kem chống nắng có thể bảo vệ bạn khỏi các tác hại của ánh nắng mặt trời vì thế có tác dụng bảo vệ da. Việc đội mũ và ở trong bóng râm có thể giữ cơ thể luôn mát và khô ráo… đây là cách tốt để tránh mùi hôi cơ thể và rôm sẩy.

4. RỬA TAY THƯỜNG XUYÊN

Xin lưu ý rằng vi khuẩn có mặt ở khắp mọi nơi, từ mặt bếp đến tay nắm cửa và bạn luôn tiếp xúc với các loại vi khuẩn này. Lifebuoy có thể chống lại 10 loại vi khuẩn gây bệnh, vì thế việc rửa tay thường xuyên rất quan trọng giúp bạn chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh mùa hè.

Sữa tắm Lifebuoy Bảo vệ khỏi vi khuẩn 850gr (Chai)
Sữa tắm Lifebuoy Bảo vệ khỏi vi khuẩn 850gr (Chai)

5. TẮM THƯỜNG XUYÊN

Để tránh tích tụ mồ hôi. Sản phẩm sữa tắm Lifebuoy Mát lạnh sảng khoái có thể chống vi khuẩn gây mùi hôi cơ thể trong thời gian dài.

6. UỐNG NHIỀU NƯỚC

Nước lọc và nước trái cây sẽ giúp trẻ mát và không bị mất nước. Hãy kiểm tra nước uống để đảm bảo nước an toàn hoặc đã được xử lý sao cho có thể uống được để tránh các bệnh truyền qua nước như viêm dạ dày.

7. ĂN UỐNG CÓ LỢI CHO SỨC KHOẺ 

Các vitamin vốn có thể thúc đẩy hệ miễn dịch vì thế hãy cho trẻ ăn nhiều trái cây tự nhiên và rau quả để giúp trẻ chống lại các bệnh mùa hè. Hãy đảm bảo rửa sạch rau quả, trái cây bằng nước sạch.

8. TRÁNH DỤI MẮT

Dùng khăn sạch hoặc khăn tay để tránh các bệnh về mắt lây từ người này sang người khác.

9. GIỮ BÌNH NƯỚC SẠCH

Bình phải trống không, khô và được đổ đầy nước thường xuyên để tránh muỗi sinh sôi. Muỗi mang các loại bệnh truyền nhiễm vì thế chúng ta nên tránh không để chúng phát triển.

10. VỆ SINH KHU VỰC CHẾ BIẾN THỨC ĂN

Đảm bảo đã rửa sạch và giữ gìn khô ráo mặt bếp và tay trước khi bạn chuẩn bị thức ăn để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm!

Xem thêm: Bé mấy tuổi được ăn kem và cho con ăn như thế nào?

Lưu ý để bảo vệ sức khỏe khi nắng nóng

Lưu ý để bảo vệ sức khỏe khi nắng nóng

Để bảo vệ sức khỏe khi nắng nóng, bạn nên:

  • Tránh các thực phẩm nóng và các bữa ăn nhiều dầu mỡ – chúng chỉ làm cơ thể thêm nóng bức.
  • Trẻ nhỏ cần mặc trang phục thoáng mát; đi ra ngoài cần đội mũ, che ô.
  • Hạn chế tối đa ra nắng vào khoảng thời gian buổi trưa và tránh những nơi quá nhiều nắng như bãi biển.
  • Không để trẻ một mình trong ô tô.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Blog Mầm Non chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Xem thêm: Bí quyết chọn đồ chơi cho bé theo độ tuổi cha mẹ cần lưu ý

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2