Chẳng phải cầu kỳ, tốn kém, rực rỡ như hình ảnh trên TV, Ipad. Những trò chơi dân gian vẫn luôn trở thành điểm thu hút các bạn nhỏ trong nhiều dịp lễ hội và cũng là ký ức khó quên của nhiều bậc phụ huynh.
Trong những ngày nghỉ này, tổ chức những trò chơi dân gian tại nhà cùng con không chỉ là cách giúp gia đình thêm gắn kết mà còn giúp ba mẹ mua được “một tấm vé đi về tuổi thơ” nữa.
Xem thêm: Hướng dẫn 101 trò chơi dân gian
Top 4 trò chơi dân gian tổ chức tại nhà cho bé mùa dịch
Trò chơi dân gian Chơi chuyền (Hay còn gọi đánh chắt, đánh thẻ, đánh chuyền): Chỉ với một quả bóng nhỏ và 10 cái que, người chơi tung quả bóng lên không trung và nhặt từng que, lặp đi lặp lại cho đến khi quả bóng bị rơi xuống đất.
Trò chơi dân gian Ô ăn quan: Nếu như trước đây trò chơi này thường được vẽ lên nền sân đất và sử dụng những viên sỏi nhặt ven đường thì ngay tại nhà ba mẹ có thể thay thế và biến tấu bằng ô cờ được vẽ trên nền giấy và thay những viên sỏi, hòn đá khó kiếm bằng những nắp chai và vật dụng tái chế.
Trò chơi dân gian Cờ cá ngựa: Trong quá trình chơi cờ cá ngựa, bé sẽ tự thảy xúc xắc, tính toán từng bước đi của các quân cờ, điều này giúp bé rèn luyện kỹ năng học đếm. Với những bé bắt đầu học đếm thì đây là gợi ý vô cùng lý tưởng ba mẹ đừng nên bỏ qua.
Trò chơi dân gian Búng thun: Trò chơi búng thun tuy không phải là trò chơi vận động sôi động, có chút trầm tĩnh, nhưng trò chơi này giúp trẻ rèn luyện sự tập trung và bình tĩnh và nâng cao sự khéo léo của đôi bàn tay, óc quan sát, sự nhạy bén và tính toán.
Xem thêm: Tìm Hiểu Ý Nghĩa Trò Chơi Trốn Tìm
Lời Kết
Không chỉ là nhịp cầu kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và con cái, trò chơi dân gian cũng là bối cảnh giúp bé phát triển mạnh mẽ về ngôn ngữ thông qua những bài đồng dao, đối đáp. Sau hết là niềm hạnh phúc khi các con được sống trong bầu trời tuổi thơ ngọt ngào, được nâng cánh tâm hồn qua các trò chơi nhỏ.
Xem thêm: Hướng dẫn tổ chức một số trò chơi dân gian cho trẻ mầm non