GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2022 – 2023
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ
Chủ đề: Thế giới thực vật
Hoạt động: Âm nhạc
Đề tài: Biểu diễn văn nghệ
Đối tượng: 5-6 tuổi
Thời gian: 30 phút
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Người soạn và dạy:
Đơn vị: Trường mầm non
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả bài: Mùa xuân, Inh lả ơi, Mùa xuân của bé, Xòe hoa.
- Trẻ thuộc lời bài hát và hát đúng giai điệu của các bài hát.
- Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi, trong sáng của các bài hát biểu diễn thành thạo các bài hát và cảm nhận được giai điệu êm dịu, mượt mà của bài hát “Hoa thơm bướm lượn” dân ca quan họ Bắc Ninh.
2. Kỹ năng:
- Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát, thể hiện cảm xúc khi hát và nghe hát.
- Trẻ có kỹ năng hát tập thể, tổ, nhóm, cá nhân và có kỹ năng múa đơn giản, vận động theo tiết tấu chậm.
- Trẻ tự tin biểu diễn trước đám đông.
- Phát triển trí nhớ, ngôn ngữ, tai nghe âm nhạc cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ ngoan ngoãn, tích cực tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn.
- Thông qua các bài hát giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây hoa lá
* Nội dung tích hợp:
- KPXH: Mùa xuân
- Vận động.
II. CHUẨN BỊ
Đồ dùng của cô | Đồ dùng của trẻ |
- Giáo án điện tử, máy tính, ti vi, nhạc bài hát: Mùa xuân, inh lả ơi, mùa xuân của bé, hoa lá mùa xuân, xòe hoa, hoa thơm bướm lượn. - Sân khấu chương trình “Giao lưu âm nhạc”. | - Trẻ thoải mái tâm sinh lý. - Trẻ ngồi ghế hình chữ u. - Trang phục biểu diễn. - Mũ hoa hồng, hoa cúc, hoa sen. - Sắc xô, đàn, trống, phách, mõ dừa, nơ tay cho trẻ biểu diễn. - Sạp cho trẻ nhảy sạp. |

III. CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Mở đầu: (1-2 phút) - Cô giới thiệu chương trình “Giao lưu âm nhạc” với chủ đề “Lễ hội mùa xuân”. - Giới thiệu người dự. - Giới thiệu đội chơi, người dẫn chương trình. - Chương trình “Giao lưu âm nhạc” gồm 3 phần: Phần thi thứ 1: Tài năng âm nhạc. Phần thi thứ 2: Quà tặng âm nhạc. Phần thi thứ 3: Trò chơi âm nhạc. 2. Hướng dẫn: (26-28 phút) *Hoạt động 1: Biểu diễn văn nghệ: Phần thi thứ nhất: Tài năng âm nhạc: - Ngay sau đây mời các bé đến với phần thi thứ nhất mang tên “Tài năng âm nhạc”. - Mùa xuân là mùa đầu tiên trong 4 mùa xuân - hạ - thu – đông. Mùa xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua nhau khoe sắc. Mùa xuân còn là mùa của những lễ hội đặc sắc mang đậm nét truyền thống của dân tộc. - Trong phần thi này, Ban tổ chức yêu cầu 3 đội chơi thể hiện tài năng âm nhạc qua những lời ca, tiếng hát, những điệu múa hay nhất để đón chào mùa xuân mới. - Mời 3 đội cùng nhau thảo luận xem đội mình sẽ biểu diễn tiết mục gì nhé. Thời gian cho 3 đội hội ý bắt đầu. - Mời đại diện của 3 đội đăng ký tiết mục biểu diễn của đội mình nào. - Để thể hiện phần thi được tốt hơn cô mời 3 đội đứng dậy để luyện thanh cùng với cô. - Mời đội “Hoa hồng” lên biểu diễn tiết mục hát “Mùa xuân” của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn. - Mời đội “Hoa cúc” biểu diễn bài hát “Inh lả ơi” kết hợp với các dụng cụ âm nhạc. “Mùa xuân của bé, chẳng ở đâu xa Cây chồi tách vỏ, bé ươm hôm qua Mùa xuân của bé chẳng ở đâu xa Bé đang tập vẽ cái nụ và bông hoa.” - Đó chính là lời bài hát “Mùa xuân của bé”. Sáng tác của nhạc sĩ Trần Đức Tâm. Mời đội “Hoa sen” lên biểu diễn. - Để thể hiện tinh thần đoàn kết, Ban tổ chức yêu cầu đại diện của 3 đội chơi cùng lên thể hiện tài năng âm nhạc. - Mời cá nhân trẻ lên thể hiện. - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. *Hoạt động 2: Nghe hát: “Hoa thơm bướm lượn” Phần thi thứ 2: “Quà tặng âm nhạc” - Vừa rồi cả 3 đội chơi đã hoàn thành xuất sắc phần thi thứ nhất. Ngay sau đây mời các bé đến với phần thi thứ 2 mang tên “Quà tặng âm nhạc”. - Trong phần thi này mời 3 đội chơi cùng đến với mùa xuân trên mảnh đất Kinh Bắc – Bắc Ninh với những làn điệu dân ca quan họ mượt mà đằm thắm qua bài hát “Hoa thơm bướm lượn”. - Cô hát lần 1. - Cô vừa hát bài hát gì? Bài hát thuộc làn điệu gì? - Con thấy giai điệu của bài hát như thế nào? - Bài hát nhắc tới những cảnh đẹp gì? - Giảng nội dung: Bài hát “ Hoa thơm bướm lượn” thuộc làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh với giai điệu êm dịu, mượt mà đã hiện ra phong cảnh của vùng quê Bắc Ninh rất đẹp có cỏ cây, hoa lá và những chú bướm bay lượn tung tăng. - Bài hát còn hay hơn khi được kết hợp với những điệu múa nhẹ nhàng, uyển chuyển. - Cô mời 4 trẻ lên múa cùng cô. *Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc - Đến với chương trình hôm nay, Ban tổ chức muốn tặng 3 đội chơi 1 trò chơi. Cách chơi như sau: Khi nhạc bật lên các con vừa đi theo vòng tròn vừa vận động tùy theo ý thích. Khi nhạc dừng các con phải dừng nguyên tư thế đang vận động. Luật chơi: Nếu bạn nào vẫn vận động khi nhạc dừng thì bạn đó bị phạm luật chơi và phải nhảy lò cò. - Cho trẻ chơi 2-3 lần. - Các con vừa chơi trò chơi rất vui vậy con muốn đặt tên cho trò chơi là gì? - Mỗi bạn đều có những cách đặt tên theo cảm nhận của mình. Cô cũng đồng ý với cách đặt tên của tất cả các con. - Trong chương trình hôm nay, Ban tổ chức thấy cả 3 đội đều thực hiện tốt phần thi của mình nên muốn mời cả 3 đội chơi tham gia vào lễ hội mùa xuân trên vùng cao với những điệu múa sạp rất sôi động. Xin mời tất cả các con. - Cho trẻ múa sạp. - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. 3. Kết thúc: (1-2 phút) - Chương trình “Giao lưu âm nhạc” với chủ đề “Lễ hội mùa xuân” đến đây là kết thúc. Kính chúc các cô luôn luôn mạnh khỏe, vui vẻ. Chúc các con luôn luôn chăm ngoan, học giỏi. Xin chào và hẹn gặp lại. - Cho trẻ cất dọn đồ dùng cùng cô. | - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thảo luận - Trẻ trả lời Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lên múa cùng cô. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ múa sạp. - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe. - Trẻ cất dọn đồ dùng đồ chơi. |