29 trò chơi âm nhạc dành cho trẻ mầm non hướng dẫn chi tiết

Trẻ lứa tuổi mầm non học tập thông qua hoạt động vui chơi. Trò chơi âm nhạc là dạng tương đối tổng hợp sử dụng tất cả các dạng hoạt động âm nhạc khác như: Ca hát, nghe nhạc, vận động theo nhạc… dưới hình thức hấp dẫn và được trẻ yêu thích. 

Các trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non, tính chất, nội dung, luật chơi được quy định bởi âm nhạc. Thiết kế trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non thỏa mãn nhu cầu được chơi, được ca hát, vận động của trẻ mầm non, là phương tiện góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.

29 trò chơi âm nhạc dành cho trẻ mầm non hướng dẫn chi tiết

Hôm nay, Blog mầm non chia sẻ với các thầy cô, quý phụ huynh. 29 trò chơi âm nhạc dành cho trẻ mầm non mới lạ chúc bác bé chơi với những trò chơi âm nhạc thật là vui nhé!

29 trò chơi âm nhạc dành cho trẻ mầm non hướng dẫn chi tiết
Thiết kế trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non, Các trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non, Giáo an trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non, giáo án trò chơi âm nhạc 5-6 tuổi, Giáo an trò chơi âm nhạc nhà trẻ, Dạy âm nhạc cho trẻ mầm non, Trò chơi âm nhạc: Hát theo hình vẽ, giáo án trò chơi âm nhạc 3-4 tuổi

TRÒ CHƠI: TIẾNG HÁT CỦA AI?

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

-Trẻ phát hiện ra giọng hát của bạn thân và vị trí chỗ bạn ngồi

 

Một bảng dạ dài làm chỗ dấu vị trí các bạn ngồi hát

- 3 bông hoa găn số 1,2,3 thể hiện vị tri ngồi của 3 bạn

 

- Cô mời 3 trẻ mời lên tham gia chơi với tư cách là người đoán

- Cô mời 3 bạn thân của 3 trẻ lên chơi với tư cách là người đoán lên tham gia trò chơi với tư cách là người hát

- Các lên hát đứng phía sau bảng theo vị trí 1, 2, 3. Cô mời từng bạn hát, 3 bạn với tư cách là người đoán sẽ lắng nghe để nhận ra giọng hát của bạn . Khi bạn thân dứt tiếng hát, nhiệm vụ của các con là chạy thật nhanh về vị trí số có giọng hát mà mình vừa đoán tên

- Bạn nào tìm đúng vị trí của bạn mà mình đoán tên sẽ là người chiến thắng. Bạn nào tìm sai vị trí tên bạn mà mình đoán thì sẽ biểu diễn 1 điệu nhảy.

 


TRÒ CHƠI: CHIẾC DÙ ÂM NHẠC

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

Trẻ cảm nhận được giai điệu tiết tấu của bài hát

- Biết phối hợp với các bạn trong nhóm cùng cầm vào dây dù và cùng nhau di chuyển chiếc dù sao cho nhịp nhàng theo giai điệu và tiết tấu của âm nhạc

 

Chiếc dù màu sắc, các bản nhạc có tiết tấu nhanh chậm rõ ràng

- Cô đưa chiếc dù trải ra sàn, yêu cầu mỗi trẻ hãy bám tay vào chiếc dù và chú ý lắng nghe nhạc

- Khi nhạc chậm các con đi vòng tròn theo chiều kim đồng hồ chậm, khi nhạc nhanh các con đi nhanh, khi có hiệu lệnh đưa dù lên cao các con phải cùng nhau đưa chiếc dù lên cao, khi có hiệu lệnh đưa dù xuống các con cùng nhau đưa dù xuống sát sàn.

- Cô căn cứ vào lời từng bài hát mà quy định với trẻ câu nào là đưa dù lên, câu nào là đưa dù xuống, câu hát nào là cùng nhau tạo sóng chiếc dù

- Nếu đội nào thể hiện các vận động chưa theo đúng tiết tấu của âm nhạc sẽ mất quyền chơi ở lượt chơi tiếp the


Xem thêm: Đồ chơi sáng tạo của giáo viên mầm non - đồ dùng mầm non tự làm

TRÒ CHƠI: ÂM THANH CỦA GIẤY

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

Trẻ biết được có rất nhiều cách tạo ra âm thanh từ các vật liệu khác nhau trong cuộc sống

- Trẻ phân biệt được âm thanh tiết tấu khi chưa vò giấy khác với âm thanh khi giấy đã bị vò.

- Trẻ biết dùng hai ngón tay búng vào giấy tạo ra các tiết tấu theo yêu cầu của cô

- Mỗi trẻ có một tờ giấy báo cũ

- Nhạc bài hát theo chủ đề

 

- Cô và trẻ mỗi người có một tờ giấy báo, cô yêu cầu trẻ nhận xét tờ báo này được làm bằng chất liệu gì? Làm như thế nào để tạo ra âm thanh từ tờ báo?

- Cùng cô thử dùng hai ngón tay ( Ngón cái và ngón trỏ ) búng vào giấy báo xem điều gì xảy ra?

- Cô yêu cầu trẻ búng giấy theo tiết tấu chậm

- Cô bật nhạc cho trẻ nghe bài hát và trẻ búng giấy theo tiết tấu chậm của bài hát.

 

- Có thể chơi cá nhân, nhóm và thay đổi nhiều bài hát

 


TRÒ CHƠI: CHƠI VỚI NHỮNG NGÓN TAY

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

Rèn khả năng nghe nhạc cho trẻ

 

 

Các con sẽ lắng tai nghe và di chuyển các ngón tay theo tiếng nhạc, nếu nhạc nhanh chúng mình sẽ nhảy múa các ngón tay nhanh, nhạc chậm các ngón tay nhảy múa chậm còn khi nhạc dừng các ngón tay phải dừng ngay lại.

- Bạn nào nghe và làm chưa đúng sẽ phải vận động cả cơ thể theo tiếng nhạc .

+ Cô cho cả lớp chơi 1 lần.

+ Cho 2 trẻ quay mặt vào nhau chơi 1 lần

 

 


TRÒ CHƠI: NHỮNG NỐT NHẠC VUI

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

Trẻ nhớ tên và vị trí 7 nốt nhạc trên khuông nhạc

 

- Thẻ nốt nhạc

- Nhạc cụ giúp trẻ xướng âm

Cô đưa thẻ các nốt nhạc ra cho trẻ quan sát và đọc lại tên các nốt nhạc

- Cô đàn cho trẻ xướng âm các nốt nhạc

- Mỗi bạn chọn cho mình 1 thẻ nốt nhạc

- Các con đi vòng tròn theo nhịp điệu của âm nhạc, khi nhạc dừng cô sẽ xướng âm 1 nốt nhạc bất kỳ, bạn nào có thẻ nốt nhạc đó chạy vào giữa vòng tròn và xướng âm to nốt nhạc đó lên.

- Bạn nào chọn sai hoặc xướng âm chưa đúng cao độ của nốt nhạc sẽ phải thay thế quyền chơi ở lượt tiếp theo.


Xem thêm: Tiết dạy âm nhạc vòng tròn tiết tấu theo hình thức đổi mới

TRÒ CHƠI: TAI AI TINH

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

Trẻ xác định được âm thanh của các loại nhạc cụ.

 

Mỗi trẻ một số loại nhạc cụ khác nhau. Cho 2 trẻ ngồi đối diện nhau, treo một tấm màng để ngăn.

Cô chia trẻ thành 2 nhóm ngồi đối diện nhau và hai nhóm, cô treo tấm màng ngăn giữa hai nhóm để cho hai nhóm không nhìn thấy nhau.

Cho một trẻ tự chọn nhạc cụ và gõ 1 tiết tấu bất kỳ. Trẻ nhóm bên kia nghe và đoán đó là loại nhạc cụ nào. Để tăng độ hấp dẫn của trò chơi có thể cung cấp một số loại nhạc cụ có âm sắc gần giống nhau.

- Đội nào đoán sai tên nhạc cụ sẽ phải hát tặng cả lớp 1 bài hát.


TRÒ CHƠI: VŨ ĐIỆU CỦA CHIẾC KHĂN MÀU SẮC

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

Trẻ cảm nhận được tính chất của bản nhạc

( Điệu Val mềm mại uyển chuyển – điệu Rock mạnh mẽ )

- Trẻ biết chuyển động cơ thể, nét mặt, cảm xúc, theo tính chất của từng bản nhạc

- Mỗi trẻ 1 chiếc khăn sắc màu

- Các bản nhạc với tiết tấu vui - buồn, nhanh – chậm khác nhau

- Cô giới thiệu vật dụng của trò chơi: Chiếc khăn

- Hôm nay chúng mình cùng với những chiếc khăn màu sắc này cùng hòa mình theo các bản nhạc tạo thành vũ điệu của những chiếc khăn nhé,

- Các con chú ý lắng nghe nhạc khi nhạc có tính chất buồn và chậm hãy dùng khăn phủ khăn lên mình giả vờ đi ngủ, khi nhạc nhanh vui các con thức dậy và tay cầm những chếc khăn di chuyển theo âm thanh vui nhộn nhé.

 


TRÒ CHƠI: XEM HÌNH ĐOÁN TÊN BÀI HÁT

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

- Dạy trẻ nhớ tên bài hát. Mạnh dạn, tự tin và hát đúng lời ca, giai điệu của bài hát.

 

Màn chiếu, máy tính, hình ảnh PP hình ảnh các con vật. Đĩa nhạc CD các bài hát.

Trẻ ngồi hướng lên màn hình:

- Trển màn hình có các ô màu khác nhau, mỗi ô màu tương ứng với một bức tranh, cô mời 1 trẻ lên chọn 1 ô màu và mở ra. Cả lớp quan sát bức tranh trong 20s, khi có tiếng xắc xô giành quyền trả lời, bạn nào đoán đúng tên bài có nội dung phù hợp với bức tranh, sau đó hát lại 1 đoạn bài hát mình đã đoán sẽ là người chiến thắng. Cả lớp hát và làm vận động cùng cô.

- Bạn nào đoán được nhiều bài hát đúng nhất sẽ là người chiến thắng.


TRÒ CHƠI: HÁT HAY ĐOÁN GIỎI

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

- Giúp trẻ nhận biết và nhớ, thuộc tên bài hát. Trẻ chú ý lắng nghe nhạc.

 

Đài catstes, đĩa nhạc không lời các bài hát. Rối tay, gấu bông thỏ, mèo, khỉ, cá...

Cách 1: Khi trẻ nhìn, nghe thấy tiếng kêu của con vật nào, trẻ phải hát, đoán tên bài hát về con vật đó.

VD: Lần 1 trẻ nghe tiếng chim hót. Cô hỏi trẻ tiếng gì?

Lần 2: Con rối tay thỏ xuất hiện trên nền nhạc không lời bài “Chú thỏ con” trẻ đoán tên bài hát và hát bài hát đó.

Cách 2: Trẻ ngồi vòng tròn và cử 2 bạn lên chọn 2 con gấu bông, chuyền gấu bông theo nhạc, khi nhạc dừng lại, trẻ nào có gấu bông trên tay thì đứng lên hát bài hát về bạn gấu bông đó. Cô thay đổi gấu bông để trẻ có nhiều cơ hội hát nhiều bài hát khác nhau.

- Bạn nào đoán sai sẽ mất quyền chơi ở lượt tiếp theo.


TRÒ CHƠI: NGHE TIẾNG HÁT TÌM BẠN THÂN

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

- Rèn khả năng chú ý lắng nghe bạn hát, nhận ra giọng hát của các bạn.

 

- Một tấm bảng hoặc tấm khăn.

- Mời trẻ chia thành 2 nhóm: nhóm 1 đứng sau tấm bảng theo vị trí 1- 2- 3 nhóm 2 đứng phía trước bảng. - Cô mời từng trẻ nhóm 2 hát một đoạn của bài hát, trẻ nhóm 1 lắng nghe để nhận ra giọng hát của bạn mình. Khi tiếng hát dừng lại, nhiệm vụ nhóm 1chạy đi tìm giọng hát của bạn mà mình nghe thấy.

- Nếu đoán sai, bạn đó sẽ vận động theo 1 bản nhạc bất kỳ với yêu cầu của cả lớp (dậm chân, vỗ táy theo nhịp, phách....)



TRÒ CHƠI: BẮT CHƯỚC NHỊP ĐIỆU

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

Rèn khả năng nghe âm thanh, tiết tấu.

- Rèn kĩ năng ghi nhớ tiết tấu của âm thanh đơn giản.

 

- Các loại đồ dùng âm nhạc.(Trống, mõ…)

- Cô cho trẻ chọn mỗi bạn một loại nhạc cụ sau đó trẻ về ngồi thành từng nhóm có nhạc cụ giống nhau. - -- Lần 1: Cô gõ mẫu, trẻ sử dụng nhạc cụ gõ theo tiết tấu giống cô.

- Lần 2: Trẻ ngồi vòng tròn và gõ theo nhịp của cô 3 lần. Sau đó mời từng trẻ tự gõ lại tiết tấu cô vừa gõ.

- Bạn nào gõ sai tiết tấu mẫu sẽ phải lắng nghe và gõ lại 1 tiết tấu khác.


TRÒ CHƠI: HÃY LẮNG NGHE

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

- Dạy trẻ nhận biết âm thanh của một số loại nhạc cụ.

- Trẻ biết sử dụng dụng cụ âm nhạc và biết gõ theo tiết tấu đơn giản

- Nhạc cụ: Mỗi trẻ một rổ dụng cụ âm nhạc (trống, xắc sô, mõ, lục lạc...)

- Mỗi lượt chơi cô mời 4-5 trẻ tham gia, trẻ lắng nghe cô gox tiết tấu và gõ lại đúng tiết tấu đó.

+ Lần 1: Cô dùng trống để gõ tiết tấu.

+ Lần 2: Cô sử dụng 1 loại nhạc cụ bất kỳ để gõ tiết tấu, cô đứng sau lưng trẻ và lựa chọn đúng loại nhạc cụ cô đã dùng, gõ lại đúng tiết tấu.

- Sau mỗi lượt chơi, bạn nào đoán sai sẽ cùng nhau hát 1 bài hát đã học.


Xem thêm: Giáo án mầm non âm nhạc - Download giáo án âm nhạc 5-6 tuổi

TRÒ CHƠI: NHẢY THEO ĐIỆU NHẠC

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

- Dạy trẻ nhớ tên bài hát. Mạnh dạn, tự tin và hát đúng lời ca, giai điêu của bài hát.

 

Nhạc cụ: trống, xắc sô, mõ, lục lạc...

- Lần 1: Hai cô giáo là người điều khiển trò chơi, cô dùng nhạc cụ âm nhạc tạo ra âm thanh có âm vực khác nhau. Cứ mỗi âm vực kèm theo một hành động tương ứng để bé làm theo. (Với âm trầm thấp nhất thì trẻ ngồi xuống, âm cao hơn thì trẻ đứng lên, cao hơn nữa thì trẻ nhảy lên. Cô thay đổi nhiều cử chỉ, hành động vui nhộn để trẻ làm theo.

- Lần 2: Cô chia thành 2 nhóm (một bên tạo ra âm thanh, một bên tạo ra hành động, hai bên đổi chỗ cho nhau. Cô tăng dần tốc độ để tạo hứng thú cho trẻ.

- Đội nào có vận động đúng với âm thanh sẽ là đội chiến thắng.


TRÒ CHƠI: NỐT NHẠC CAO THẤP

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

Dạy trẻ nhận biết, đọc được tên nốt nhạc (Đồ-rê-mi-fa-sol-la-si)

Trẻ biết độ cao thấp của nốt nhạc đơn giản.

Đàn oocgan hoặc piano

-Trẻ đứng thành 2 dọc hoặc 3 hàng ngang, cô đánh các nốt nhạc trên đàn piano

(Nốt thấp ĐỒ thì trẻ cúi xuống 2 tay chạm đầu gối hoặc mũi bàn chân. Nếu nốt cao SI thì trẻ giơ hai tay lên cao, kiễng chân)

- Bạn nào chưa thể hiện đúng cao độ của nốt nhạc sẽ nghe và thể hiện lại 1 mình.


TRÒ CHƠI: ĐOÁN NÔT NHẠC QUA KHẨU HÌNH

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

Trẻ nghe và nhận ra nốt nhạc qua âm thanh và khẩu hình của cô của bạn và của mình.

Đàn Piano, mỗi trẻ 1 cái gương.

- Lần 1: Mỗi trẻ 1 cái gương, cô đánh đàn các nốt nhạc và trẻ nhìn vào gương để biết được khẩu hình của mình khi phát âm các nốt nhạc.

- Lần 2: Trẻ ngồi từng đôi một nhìn vào gương hoặc nhìn nhau, nghe cô đánh đàn Piano các nốt nhạc (Đồ Rê,Mi) và đọc tên các nốt nhạc

 


TRÒ CHƠI: NẤC THANG ÂM NHẠC

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

Dạy trẻ nhận biết tên gọi, cao độ của nốt nhạc

Đàn oocgan hoặc đàn Piano

- Trẻ ngồi thành vòng tròn rộng, 1 cô sẽ đánh đàn Piano, trẻ xướng âm cùng cô 5 nốt nhạc đồ, rê, mi, fa,sol (Trẻ sử dụng bàn tay, hoặc ngón tay để minh họa cho từng cao độ của nốt nhạc)

VD: Nốt thấp để tay phải thấp, đến nốt cao hơn thì tay trái ở phía trên, lần lượt 2 tay đổi nhau và nâng cao dần theo từng nốt nhạc.

 


TRÒ CHƠI : SẮC MẦU NỐT NHẠC

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

- Trẻ nhận biết tên gọi, vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc.

- Nhận ra màu sắc biểu thị cho 7 nốt nhạc tương ứng 7 màu.

 

Khuông nhạc trên khổ giấy A0.

Các chấm tròn màu sắc (biểu thị cho các nốt nhạc)

- Trẻ ngồi xung quanh thảm hoặc khuông nhạc to. Cô giới thiệu các vị trí trên nốt nhạc, cô cho mỗi trẻ một chấm màu mình thích.

- Khi cô xướng âm nốt nhạc nào trẻ có màu tương ứng với nốt nhạc đó lên đặt đúng vị trí trên khuông nhạc.

- Bạn nào đặt sai vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc có thể nhờ sự trợ giúp 1 bạn trong nhóm.



TRÒ CHƠI : CHUYỀN BÓNG THEO ÂM THANH

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

Phát triển tai nghe và phản xạ nhanh chậm.

Đài catsete, đĩa nhạc, một quả bóng hoặc 1 đồ chơi.

Trẻ về ngồi thành vòng tròn và nghe nhạc. Khi nhạc nhanh chuyền bóng nhanh, nhạc chậm chuyền bóng chậm. Nhạc dừng lại bóng hoặc đồ chơi mầm non ở tay bạn nào thì bạn đó đứng lên hát một đoạn bài hát theo yêu cầu của lớp.

- Trẻ thao tác chuyền bóng không đúng với tiết tấu âm nhạc sẽ phải nhảy lò cò.


TRÒ CHƠI : CHƠI TRÊN NHỮNG NGÓN TAY

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

- Giúp trẻ tính tập trung, chú ý, phát triển tai nghe nhạc. Phản xạ nhanh với âm thanh.

 

Đài catset, đĩa nhạc có giai điệu nhanh chậm, hoặc trống...

- Lần 1: Trẻ ngồi vòng cung xung quanh cô và tập trung, lắng tai nghe nhạc. Khi trẻ nghe giai điệu nhạc nhanh thì các ngón tay phải đi nhanh trên nền nhạc, khi giai điệu nhạc chậm thì các ngón tay đi thật chậm.

- Lần 2: Cho 2 trẻ quay mặt vào nhau để chơi.

- 2 bạn cùng nhóm kiểm soát và kiểm tra bạn cùng nhóm mình.


TRÒ CHƠI: ĐOÀN KẾT VUI NHỘN

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

- Phát triển tai nghe âm nhạc.

- Trẻ lắng nghe và biết thể hiện các vận động trên cơ thể tương ứng với từng đoạn nhạc.

 

- 20 m dây chun bản to (20 cm), được nối 2 đầu tạo thành vòng chun. Trên vòng chun có nhiều dải lụa sắc màu đính vào từng điểm

 

Cô và trẻ cùng nắm tay vào dây chun đứng thành vòng tròn tạo thành quả bóng kỳ diệu. Cô giáo (người quản trò) đưa ra yêu cầu, trẻ nghe nhạc và thực hiện các yêu cầu của giáo trên nền nhạc.

+ Bóng xoay tròn: trẻ chạy theo vòng tròn

+ Bóng xì hơi: trẻ chạy vào giữa

+ Bóng tròn to: trẻ chạy lùi ra ngoài.

+ Bóng nhảy múa: trẻ nhún nhảy, lắc hông

+ Bóng vui nhộn: trẻ nằm xuống giơ cao hai chân vẫy

+ Bóng lắc lư: Trẻ đưa người sang hai bên.

- Trong quá trình chơi, cả lớp đoàn kết nắm chặt tay vào sợi dây chun và vận động theo tiếng nhạc một cách khéo léo để không bạn nào bị ngã.

 


TRÒ CHƠI: SỢI DÂY YÊU THƯƠNG

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

- Trẻ nhận ra mẹ của mình qua giọng hát của mẹ

 

- Một bảng dài có gắn số thứ tự từ 1 đến 4.

 

- Số lượng người chơi: 4 mẹ và 4 con

- Cách chơi: Các mẹ đứng phía sau bảng theo vị trí 1, 2, 3, 4. Cô mời từng mẹ hát, các con sẽ lắng nghe để nhận ra giọng hát của mẹ mình. Khi mẹ dứt tiếng hát, nhiệm vụ của các con là chạy thật nhanh về vị trí có giọng hát của mẹ mình

- Bạn nào tìm đúng mẹ của mình sẽ là người chiến thắng. Bạn nào tìm sai mẹ thì sẽ cùng mẹ biểu diễn 1 điệu nhảy.

 


TRÒ CHƠI: TAI AI TINH

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

- Trẻ nghe, phân biệt được âm thanh của các loại dụng cụ âm nhạc gần gũi với trẻ và thể hiện lại tiết tấu theo yêu cầu của 

- Hộp bí mật

-Các loại dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, phách tre, mõ dừa, trống.

 

- Cô cho cả lớp ngồi vòng cung. Lắng nghe lại âm thanh: Xắc xô, phách tre, mõ dừa, trống. Cô cho các loại nhạc cụ vào hộp bí mật

- Với từng loại dụng cụ âm nhạc cô tổ chức trò chơi như sau:

+ Cho trẻ nghe âm thanh của dụng cụ âm nhạc, cả lớp đoán tên, cô hỏi cá nhân hoặc từng nhóm đó là âm thanh của dụng cụ gì. Cô lấy dụng cụ âm nhạc ra khỏi chiếc hộp bí mật để trẻ biết trẻ đoán đúng hay sai

+ Cô dùng dụng cụ âm nhạc, gõ 1 loại tiết tấu bất kỳ, cô gọi 2, 3 trẻ lên thể hiện lại tiết tấu trẻ vừa lắng nghe

- Bạn nào đoán đúng tên dụng cụ âm nhạc và thể hiện lại đúng tiết tấu cô giáo yêu cầu sẽ là người thắng cuộc. Bạn nào đoán không đúng hoặc thể hiện tiết tấu sai sẽ phải hát một bài hát.

 


TRÒ CHƠI: NHỮNG NỐT NHẠC VUI

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

- Trẻ phân biệt được âm thanh và cao độ của 3 nốt nhạc Đồ - Mi - Sol trên đàn Piano

- Đàn Piano

- Thảm dạ tròn với 3 màu sắc: xanh, đỏ, vàng

 

- Cô cho trẻ nghe rõ âm thanh của 3 nốt nhạc Đồ - Mi - Sol trên đàn Piano

- Trẻ đi vòng quanh thảm đỏ theo một chiều trên nền nhạc không lời. Khi nhạc dừng trẻ dừng lại, lắng nghe âm thanh của nốt nhạc mà cô đánh trên đàn Piano và nhảy vào ô màu của thảm dạ và nói to tên nốt nhạc trẻ vừa nghe được.

+ Nốt Đô: Thảm dạ màu xanh

+ Nốt Mi: Thảm dạ màu đỏ

+ Nốt Sol: Thảm dạ màu vàng.

- Bạn nào nghe và đứng vào sai vị trí màu thảm sẽ không được tham gia chơi ở lượt chơi tiếp theo.

 


TRÒ CHƠI: ĐI, CHẠY, NHẢY

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

- Trẻ phân biệt các loại âm thanh, bắt chước tạo dáng các con vật

 

- Nhạc trò chơi có từng đoạn âm thanh thể hiện tiếng kêu và vận động của các con vật: Con khỉ, con ngựa, con chim, con thỏ, con mèo.

- Phụ kiện cho trẻ hóa trang thành các con vật

- Trẻ biết cách nghe và phân biệt các âm thanh tiếng kêu các con vật, phối kết hợp các vận động sáng tạo để bắt chước tạo dáng các con vật và di chuyển phù hợp với âm thanh

- Trẻ bắt chước tạo dáng các con vật phải phù hợp với âm thanh trẻ nghe được.

 


TRÒ CHƠI: NHỮNG NGÓN TAY KỲ DIỆU

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

- Trẻ phân biệt âm thanh vào cao độ của 3 dụng cụ âm nhạc quen thuộc với trẻ: Xắc xô (âm cao), thanh gõ (âm vừa) và castanet (âm trầm)

- Ba loại nhạc cụ: Xắc xô, thanh gõ và castanet

- Rối ngón tay hình các con thú ngộ nghĩnh

- Trước khi bắt đầu, cô cho trẻ nghe, phân biệt âm thanh và cao độ của 3 dụng cụ: Xắc xô, thanh gõ và castanet

- Khi trò chơi bắt đầu: Trẻ lắng nghe âm thanh, đoán trong đầu dụng cụ âm nhạc đó là gì và dùng ngón tay gõ theo nhịp nhanh - chậm của cô giáo đúng vào vị trí quy ước, phân biệt cao độ của 3 loại dụng cụ như sau:

+ Xắc xô - âm cao: Gõ ngón tay theo nhịp lên vai bạn bên cạnh

+ Thanh gõ - âm vừa: Gõ ngón tay theo nhịp lên đùi bạn bên cạnh

+ Castanet - âm trầm: Gõ ngón tay theo nhịp xuống sàn

- Bạn nào xác định sai âm thanh và cao độ của dụng cụ âm nhạc sẽ bị loại khỏi lượt chơi tiếp theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



TRÒ CHƠI: VŨ ĐIỆU VỚI BÁO

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

- Trẻ nghe, phân biệt âm thanh của các loại nhạc cụ trong giàn nhạc giao hưởng: Piano, Violin, Guitar, Saxophone

- Bản nhạc hòa tấu với các đoạn nhạc thể hiện rõ âm thanh của từng loại nhạc cụ: Piano, Violon, Sáo, Kèn Trumpet

- Mỗi trẻ một tờ giấy báo khổ A4

- Trước khi bắt đầu trò chơi, cô cho trẻ nghe, phân biệt các âm thanh của các nhạc cụ trong giàn nhạc giao hưởng: Piano, Violon, Sáo, Kèn Trumpet.

- Cô và trẻ cùng nghe bản hòa tấu giàn nhạc giao hưởng, phân biệt âm thanh của từng loại nhạc cụ và thể hiện các hành động theo tiết tấu âm nhạc.

+ Piano: Trẻ đập tay xuống báo

+ Violon: Trẻ đưa báo sang 2 bên

+ Sáo: Trẻ giơ cao báo và đập tay và báo

+ Kèn Trumpet: Trẻ đưa báo lên cao và xuống thấp

- Trẻ phải chú ý lắng nghe và phối hợp các động tác với báo nhịp nhàng theo tiết tấu của bản nhạc.

 


TRÒ CHƠI: VÒNG TRÒN ÂM THANH

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

- Trẻ nghe, phân biệt các âm thanh trong tự nhiên: Gió thổi, sấm chớp, mưa rơi, chim hót

 

- Bản nhạc có nổi bật các âm thanh trong tự nhiên: Gió thổi, sấm chớp, mưa rơi, chim hót

 

- Trước khi bắt đầu trò chơi, cô cho trẻ nghe, phân biệt các âm thanh trong tự nhiên: Gió thổi, sấm chớp, mưa rơi, chim hót

- Khi trò chơi bắt đầu: Trẻ ngồi thành vòng tròn, lắng nghe các âm thanh trong tự nhiên và dùng 2 bàn tay thể hiện sự khác nhau của các âm thanh trên lưng bạn ngồi trước.

+ Tiếng gió thổi : Trẻ dùng 2 bàn tay xoa tròn trên lưng bạn

+ Tiếng sấm chớp: Trẻ dùng 2 tay bóp vai bạn

+ Tiếng mưa rơi : Trẻ dùng 2 bàn tay vuốt lưng bạn từ trên xuống

+ Tiếng chim hót: Trẻ dùng các ngó tay gõ lên lưng bạn

-Trẻ đoàn kết, tập trung lắng nghe để tạo thành một vòng tròn âm thanh vui nhộn. Trẻ nào nghe, phán đoán và thể hiện sai sẽ phải nghĩ ra cách thể hiện sáng tạo khác với quy ước.

 


TRÒ CHƠI: BẢN HÒA ÂM VUI NHỘN

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

- Trẻ lắng nghe và gõ lại tiết tấu mà cô yêu cầu theo nhóm dụng cụ âm nhạc

- 3 loại dụng cụ âm nhạc: Trống, castanet, phác tre đủ cho 3 nhóm trẻ

 

- Cô cho trẻ chọn dụng cụ âm nhạc trẻ thích, ngồi về đúng vị trí các nhóm.

- Các nhóm dụng cụ âm nhạc hướng lên cô, lắng nghe 1 tiết tấu bất kỳ. Khi cô đưa tay về phía nhóm nào, nhóm đó sẽ sử dụng dụng cụ âm nhạc để gõ lại tiết tấu trẻ vừa nghe. Khi cô đưa 2 tay, cả 3 nhóm sẽ cùng gõ lại tiết tấu.Cô sẽ cho 3 nhóm lần lượt thể hiện tiết tấu (gõ nối tiếp), giữa các lần chơi đảo thứ tự các nhóm.

- Sau mỗi lượt chơi cô cho trẻ đổi nhóm để trẻ có thể sử dụng nhiều dụng cụ âm nhạc khác nhau và tăng độ khó của trò chơi bằng cách đưa ra tiết tấu khó hơn.

- Nhóm nào có nhiều bạn thể hiện chưa đúng tiết tấu cô yêu cầu hoặc không đúng thứ tự cô điều khiển sẽ bị thua cuộc và cả nhóm sẽ thể hiện 1 bài hát cho cả lớp nghe.

 



TRÒ CHƠI: GIÀN NHẠC HÒA TẤU

Mục đích

Chuẩn bị

Cách chơi

Luật chơi

- Phát triển tai nghe âm nhạc

- Trẻ biết sử dụng các loại dụng cụ âm nhạc để gõ đệm theo nhịp (phách) của các bài hát đã học.

- Các loại dụng cụ âm nhạc gần gũi trẻ.

- Các bản nhạc có nhịp (phách) rõ, dễ nghe

 

- Trẻ ngồi theo nhóm hình vòng tròn, mỗi nhóm 4 - 5 bạn

- Mỗi trẻ cầm 1 loại dụng cụ âm nhạc

- Cô bật nhạc, trẻ chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của cô: Nhạc dạo trẻ chuyển dụng cụ âm nhạc từ trái sang phải theo tiết tấu âm nhạc (nhanh/ chậm), khi có lời hát trẻ sử dụng các loại dụng cụ âm nhạc gõ (lắc, vỗ…) theo nhịp (phách) của bài hát.

- Nhóm nào có nhiều bạn thể hiện chưa đúng theo yêu cầu của cô giáo sẽ bị thua cuộc và cả nhóm sẽ thực hiện theo yêu cầu của cả lớp.

 



Các trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non là những hoạt động hết sức vui nhộn để trẻ và bố mẹ cùng nhau vui chơi, góp phần phát triển toàn diện cả trí tuệ và cảm xúc.
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2