SKKN giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non 3- 4 tuổi

 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài : “Tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông” cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi.

Chương I: Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài:

“An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”. Đó là điều mà tất cả mọi người ai cũng đều mong ước. Như chúng ta đã biết tình hình an toàn giao thông hiện nay đang là một vấn đề “Nóng” được cả xã hội quan tâm vì:

Trong những năm gần đây sự gia tăng rất nhanh của các phương tiện giao thông đường bộ, dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra ngày càng nhiều trong phạm vi toàn quốc, làm thiệt hại lớn đến tính mạng, thiệt hại về nhân lực, trí tuệ, gây tổn thương về tinh thần vật chất, tài sản của nhân dân và tài sản của nhà nước. trong khi đó việc giáo dục an toàn giao thông cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng chưa được chú ý một cách đầy đủ.

Việc chấp hành luật giao thông của mọi người dân còn hạn chế. Trong đó việc chấp hành trật tự an toàn giao thông của học sinh các cấp còn vi phạm như: Nô đùa trên đường, đi hàng hai, hàng ba…Từ đó tai nạn thường xuyên xảy ra.

Để nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho mọi người dân cũng như học sinh các cấp và đặc biệt là trẻ mầm non. Ngành giáo dục đã đưa giáo dục an toàn giao thông vào trong nhà trường thông qua các tổ chức hoạt động học tập và tổ chức các sân chơi đa dạng, phong phú, phù hợp không gò ép với trẻ.

Ở các trường mầm non bước đầu đã cho trẻ làm quen với một số phương tiện và quy định giao thông đơn giản nhằm hình thành cho trẻ những hiểu biết đơn giản về quy định giao thông.

Hiểu được tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với một số phương tiện giao thông và nắm được một số quy định giao thông đơn giản. Qua quá trình thực tế tôi đã vận dụng những kiến thức cơ bản để nghiên cứu đề tài: “Tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông” cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.

Khi chọn đề tài này tôi đã hiểu rõ được tầm quan trọng của việc “Tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông” cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi đó là một việc dạy trẻ chấp hành tốt một số quy định giao thông thông qua các hoạt động học, hoạt động chơi…

Là giáo viên dạy trẻ lứa tuổi nhỏ với mong muốn trẻ của lớp mình có thêm kiến thức cũng như chấp hành đúng một số quy định giao thông đơn giản khi tham gia giao thông. Đặc biệt khi trẻ vui chơi trẻ có ý thức chơi an toàn.

- Với độ tuổi 3 tuổi trẻ còn nhỏ rất cần sự quan tâm của người lớn, đặc biệt là phụ huynh. Nâng cao nhận thức của cha, mẹ trẻ cùng chấp hành cho trẻ tốt để an toàn.Linh hoạt khi tổ chức các hoạt động học, vui chơi,  trải nghiệm có lồng ghép nội dung giáo dục an toàn giao thông để dạy trẻ.

- Hiểu sâu hơn nội dung giáo dục an toàn giao thông được tích hợp trong chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi.

- Xác định tốt cách tổ chức dạy trẻ làm quen với một số phương tiện và quy định giao thông đơn giản.

- Tìm ra các hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động phù hợp.

- Giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi làm quen với một số phương tiện và quy định giao thông đơn giản. biết thực hiện đúng quy định giao thông.

- Trên cơ sở đó đề ra một số biện pháp tích hợp để nâng cao chất lượng giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.

3. Đối tượng,  phạm vi nghiên cứu:

* Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

* Phạm vi nghiên cứu: “Tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông” cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Điều tra khảo sát tình hình giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.

- Nghiên cứu kỹ các chuyên đề tài liệu, sách báo, tạp chí về giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.

-  Trao đổi học tập kinh nghiệm đồng nghiệp.

- Đánh giá kết quả thực hiện.

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi.

- Ứng dụng vào thực tiễn tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với phương tiện và quy định giao thông phổ biến.

5. Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện thành công đề tài này tôi đã kết hợp sử dụng những phương pháp cơ bản sau:

a. Phương pháp nghiên cứu lý luận.

- Tìm hiểu và tham khảo đọc tài liệu, Internet liên quan đến đề tài làm tiền đề cho việc xây dựng cơ sở lý luận đề tài.

- Phân tích tổng hợp, hệ thống những tài liệu có liên quan đến việc nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với một số phương tiện và quy định giao thông đơn giản.

b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

- Phương pháp quan sát thông qua dự giờ các hoạt động như: khám phá, PTVĐ, Âm nhạc, tạo hình, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời…

*Quan sát thực tiễn trên trẻ hàng ngày.

Khảo sát đầu năm: Tổng số học sinh 28 cháu

Trẻ nhận biết được các phương tiện giao thông là:18/28 = 64,3%

Trẻ nhận biết được các tín hiệu đèn là: 15/28 = 54%

Trẻ tham gia chơi đúng luật chơi là: 13/28 = 46,4%

Từ đó tôi hướng về nội dung giáo dục mang chủ đề phương tiện và quy định giao thông, kế hoạch tổ chức hoạt động từng ngày cho trẻ.

* Phương pháp đàm thoại: 

- Đàm thoại với đồng nghiệp để trao đổi các kinh nghiệm hay trong dạy trẻ giáo dục an toàn giao thông, đàm thoại với phụ huynh để cùng giáo dục trẻ về an toàn giao thông, đàm thoại trực tiếp với trẻ trong quá trình thực hiện các biện pháp giáo dục an toàn giao thông.

 * Phương pháp thực hành, trải nghiệm:

- Đây là phương pháp cô tổ chức cho trẻ được thực hành, trải nghiệm thông qua các hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động trải nghiệm...

*Phương pháp phối hợp với phụ huynh:

- Tăng cường công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

* Ph­¬ng ph¸p tæng kÕt vµ đánh giá

6. Những đóng góp mới của đề tài:

Sau khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này bản thân tôi đã có một số kiến thức không nhỏ góp phần vào việc đảm bảo an toàn giao thông cho  tất cả mọi gia đình nói riêng và toàn xã hội nói chung, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi, bước đầu trẻ đã có một số hiểu biết về một số phương tiện và quy định giao thông đơn giản. 

Từ đó trẻ có thái độ đúng khi tham gia giao thông, khi đi trên đường trẻ có một số kiến thức cơ bản cho bản thân, nhận ra được một số biển báo giao thông đơn giản, thực hiện tốt một số quy định giao thông trên đường khi không có người lớn đi cùng, an toàn giao thông hình thành những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. 

Trong xu thế đang phát triển của đất nước, một việc làm hết sức quan trọng đó là giáo dục an toàn giao thông cho trẻ, giúp cho trẻ mẫu giáo có những hiểu biết sơ đẳng về quy định an toàn giao thông đơn giản và có những hành vi thói quen ban đầu chấp hành quy định giao thông, đảm bảo an toàn giao thông.

Qua đề tài tăng cường hơn công tác phối hợp phụ huynh học sinh nâng cao nhận thức, hiểu biết về an toàn giao thông. Chính người lớn, cha, mẹ trẻ sẽ là người làm gương cho trẻ noi theo.

Qua đề tài “Tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông” cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi bổ sung cho các tiết học và các hoạt động như: Giáo dục âm nhac, khám phá khoa học, khám phá xã hội, hoạt động làm quen với toán, hoạt động ngoài trời, vui chơi, qua các hoạt động trải nghiệm trẻ được phát huy khả năng hiểu biết của mình về an toàn giao thông ..

Qua đề tài này đã giúp cho bản thân tôi cũng như đồng nghiệp trong trường có một số kinh nghiệm trong việc thực hiện quy định và an toàn giao thông cho trẻ trong trường mầm non.

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Cơ sở lý luận

Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ kế tục sự nghiệp để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để có thế hệ thừa kế cho đất nước, trách nhiệm của mỗi gia đình và của giáo viên mầm non trong nhà trường phải làm tốt việc chăm sóc và giáo dục trẻ, nhằm bồi dưỡng cho trẻ trở thành những công dân tốt của đất nước.

Đó là mục tiêu giáo dục của chiến lược mầm non. Là giai đoạn đầu trong nền giáo dục quốc dân, đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong công việc thực hiện mục tiêu giáo dục, hình thành những cơ sở đầu tiên nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Trong xu thế đang phát triển của đất nước, một việc làm hết sức quan trọng đó là giáo dục an toàn giao thông cho trẻ, giúp cho trẻ mẫu giáo có một số hiểu biết sơ đẳng về một số quy định về an toàn giao thông và có thói quen ban đầu chấp hành một số quy định giao thông, đảm bảo an toàn giao thông. 

Trẻ ở độ tuổi này chưa tự tìm hiểu và biết được các phương tiện giao thông và quy định giao thông. Trẻ phụ thuộc vào sự hướng dẫn của cô giáo. Chính vì vậy trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập, lồng ghép cho trẻ giáo viên phải nắm chắc kiến thức về luật lệ an toàn giao thông để giáo dục trẻ. Đối với trẻ ở lứa tưổi này ý thức tự giác của trẻ chưa cao, nên đòi hỏi giáo viên khi hướng dẫn phải có kỹ năng, kỹ sảo tốt trong khi tổ chức cho trẻ hoạt động học tập giúp trẻ phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập. 

Giáo dục quy định an toàn giao thông cho trẻ được thực hiện và thông qua hoạt động học, các hoạt động khác. Từ đó giúp trẻ tiếp thu được sự hiểu biết như đi trên đường, biết đi về bên phải, khi sang đường phải chờ không có xe mới sang đường, hiểu được các tín hiệu đèn mầu để đi và dừng lại. Để trẻ hiểu được giáo viên phải có những phương pháp dạy học linh hoạt và sáng tạo cho từng đề tài cụ thể để trẻ tiếp thu một cách thoải mái và tự nguyện. Chính vì vậy mà tôi luôn suy nghĩ và nghiên cứu kỹ tình hình thực tế để thực hiện tốt an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi trường mầm non

2. Cơ sở thực tiễn

Giáo dục an toàn giao thông là mét hoạt động mà giáo viên quan tâm và lồng ghép vào các hoạt động, qua hoạt động trẻ được trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá về một số phương tiện giao thông, quy định giao thông đơn giản... .Từ đó giúp cho trẻ phát triển trí tưởng tượng trẻ cần tham gia cùng người lớn, sáng tạo, đồng thời giúp trẻ chấp hành đúng một số quy định giao thông đơn giản...

Tổ chức tuyên truyền cho các bậc phụ huynh nắm và thực hiện tốt việc tham gia an toàn giao thông để đảm bảo tính mạng cho phụ huynh và trẻ.

Tuy nhiên, một số phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc tham gia giao thông  an toàn cho bản thân và cộng đồng. Vì thế, khi sử dụng các phương tiện tham gia giao thông chưa thực hiện tốt quy định giao thông đường bộ đã quy định như: Các bậc phụ huynh đưa con em đến trường còn chở 3 - 4 cháu trên một xe gắn máy, còn phóng nhanh, vượt ẩu khi bận việc đưa con, cháu đến trường trễ, đưa con em mình trên xe gắn máy khi trong người có rượi, bia..

Ngoài ra phụ huynh không cho con em mình đội mũ bảo hiểm với suy nghĩ trẻ bé chưa cần phải đội mũ bảo hiểm.

Vì vậy khi lồng ghép giáo dục an toàn giao thông cho trẻ vào các hoạt động, trẻ được tiếp thu một số kiến thức, kỹ năng về an toàn giao thông, quy định giao thông đơn giản một cách nhẹ nhàng thoải mái..Từ đó trẻ có một số kiến thức cơ bản cho bản thân, nhận ra được một số biển báo giao thông đơn giản, thực hiện tốt một số quy định khi tham gia  giao thông an toàn giao thông hình thành những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người cho trẻ.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Thuận lợi:

Bản thân tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ quản lý nhà trường, sự giúp đỡ của đồng nghiệp và bản thân tôi là một giáo viên có trình độ trên chuẩn có nhiều năm công tác. Tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt là giáo dục an toàn giao thông cho trẻ trong trường mầm non;

Hàng năm lớp tôi  được nhà trường bổ sung đầy đủ trang thiết bị dạy học theo thông tư số 01 và được kiểm tra đánh giá các tiết dạy đặc biệt là hoạt động này. Đây là những thuận lợi rất lớn để tôi hoàn thành tốt đề tài này.

2. Khó khăn :

Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn sau :

Trẻ 3 tuổi ở độ tuổi còn nhỏ nên trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin khi thể hiện sự hiểu biết của mình về thế giới xung quanh, các phương tiện giao thông và quy định giao thông mà trẻ biết..

- Trẻ 3 tuổi nhận thức còn hạn chế cần có sự quan tâm của giáo viên, phụ huynh. Độ tuổi 3 tuổi ở lớp tôi còn nhiều trẻ chưa đi học nhà trẻ nên nhận thức và ngôn ngữ còn hạn chế, hiện nay đa số phụ huynh trẻ đi làm công ty giao con cho ông, Bà nên sự quan tâm đến con chưa được thường xuyên.

- Nhận thức của phụ huynh về ngành học mầm non còn hạn chế.

- Đa số phụ huynh sống ở vùng nông thôn việc nắm bắt về quy định giao thông còn hạn chế, một số phụ huynh vẫn vi phạm quy định giao thông khi tham gia giao thông: không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, chạy qua tốc dộ quy định.

Những trang thiết bị mầm non, đồ dùng, đồ chơi ngoài trời còn chưa mang tính thẩm mỹ, chất lượng chưa cao.

Từ những khó khăn trên tôi đã đặt ra những vấn đề cần giải quyết cho việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 3 - 4 tuổi đạt kết quả cao. Đặc biệt nội dung giáo dục mang chủ đề ‘Phương tiện và một số quy định giao thông đơn giản” các chương trình ngoại khóa và kế hoạch tổ chức hoạt động trong ngày cho trẻ.

CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP VÀ KẾT QUẢ.

1. Những biện pháp :

- Qua khảo sát sơ bộ ban đầu tôi thấy sự hiểu biết của trẻ hiểu về quy định an toàn giao thông đơn giản còn hạn chế, tôi đã tìm ra  những biện  pháp cụ thể sau:

* Biện pháp 1. Tích hợp giáo dục an toàn giao thông thông qua hoạt động học.

- Thông qua các hoạt động: Phát triển vận động, giáo dục âm nhạc, khám phá, tạo hình, toán, văn học, làm quen với toán….các đề tài và hoạt động đều có lồng ghép tích hợp an toàn giao thông.

+ Hoạt động phát triển vận động: Giờ PTVĐ vào bài ở phần khởi động cho trẻ hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” kết hợp làm động tác như tàu rời ga, tàu chuyển bánh, tàu đi chậm, đi nhanh, tàu lên dốc, xuống dốc, còi tàu kêu tu tu… tàu về ga hoặc cho trẻ làm động tác máy bay ù ù…, tiếng pí po của ô tô, tiếng kính coong của xe đạp.Qua hoạt động  này trẻ biết thực hiện một số quy định giao thông, chấp hành tốt các quy định giao thông khi tham gia giao thông

SKKN giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non 3- 4 tuổi

Trẻ khởi động cùng cô, với các kiểu đi trên nền nhạc...

+ Hoạt động tạo hình:  Cho trẻ thực hiện vẽ, nặn, dán ô tô, tàu hỏa, máy bay, gấp máy bay, gấp thuyền, thả thuyền xuống nước…Tổ chức cho trẻ quan sát đàm thoại về các loại phương tiện giao thông: Ô tô, xe máy là phương tiện giao thông đường gì? Ô tô, xe máy có tác dụng gì? Ô tô, xe máy chuyển động như thế nào? Giáo dục trẻ đi đúng phần đường của mình, khi ngồi trên xe máy phải ngồi ngay ngắn, đội mũ bảo hiểm, còn khi ngồi trên tàu xe không được thò đầu, thò tay ra cửa..

SKKN giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non 3- 4 tuổi

Trẻ thực hiện tạo sản phẩm dán hình ô tô tải

+ Ho¹t ®éng lµm quen với toán: Với hoạt động “Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5, nhận biết nhóm đối tượng có số lượng 5”. Phần đầu gây hứng thú vào bài tôi cho trẻ hát bài “Bạn ơi có biết”. Tổ chức cho trẻ thăm quan mô hình bến xe, đàm thoại nhận xét về các phương tiện giao thông, giáo dục trẻ  khi ngồi trên xe ngay ngắn khi ngồi trên các PTGT không được thò đầu thò tay ra ngoài .... và ôn luyện đếm các PTGT nhằm củng cố số lượng 4.

Cho trẻ xếp đối tượng là xe ô tô với chú tài xế có số lượng là 5. Đếm, so sánh số ô tô với số lượng chú tài xế... Tổ chức cho trẻ một số trò chơi ôn luyện: Trò chơi “ Ô tô về bến”, T/C “Dán các phương tiện giao thông theo nơi hoạt động để có số lượng 5”.

Kết thúc hoạt động cho trẻ hát bài “đường em đi’’, Giáo dục trẻ đi đúng phần đường của mình, đi bên phải đường, khi sang đường phải có người lớn dắt....

+ Hoạt động khám phá khoa học: Để đánh giá trẻ về một số quy định giao thông đơn giản qua hoạt động (Khám phá khoa học) với đề tài: Một số quy định giao thông đơn giản. Được tiến hành theo trình tự các bước sau:

- Gây hứng thú vào bài cho trẻ hát “Đèn đỏ đèn xanh”. Trò chuyện về nội dung bài hát. Các bé vừa hát bài gì? trong bài hát muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?

- Giáo dục trẻ khi đi bộ, đi vào lề đường bên phải, khi qua ngã tư đường phố có đèn đỏ phải dừng lại, đèn vàng chuẩn bị đi, đèn xanh mới được đi.

- Vào bài, cô mở máy chiếu có hình ảnh đường phố hỏi trẻ: Cô có bức tranh về hình ảnh ở đâu đây? (Ngã tư đường phố)

Tranh còn có những hình ảnh gì nữa? (Các bạn, người lớn đi bộ, ô tô, xe đạp)

Các bạn, người lớn đi bộ ở đâu? (Trên vỉa hè)

Người đi xe đi ở đâu? (Đi ở lòng đường)

Vì sao người và xe bên này lại dừng lại? (Có đèn đỏ)

Khi nào mọi người được sang đường? (Khi đèn xanh bật lên). Cô tiếp tục gợi ý một số câu hỏi đàm thoại và cho trẻ quan sát tranh.

Cho trẻ đọc bài thơ “Đi chơi phố”

- Giáo dục trẻ khi qua đường phải có người lớn dắt thì mới sang đường..

- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “Hãy xếp nhanh và đúng” 

- Tổ chức cho trẻ trải nghiệm “Bé tham gia giao thông”

- Kết thúc tiết học cho trẻ hát bài: “Đường em đi”

SKKN giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non 3- 4 tuổi

Trẻ trải nghiệm tham gia chơi giao thông

Qua hoạt động học đa số trẻ biết được một số quy định giao thông đơn giản và qua bài trẻ có thêm những hiểu biết về một số quy định giao thông như đi bộ thì đi trên vỉa hè, khi sang đường phải có người lớn dắt, đến ngã tư đường phố phải tuân theo tín hiệu đèn mầu và chú cảnh sát giao thông. Ngoài ra tôi còn giáo dục trẻ an toàn giao thông thông qua các góc chơi như góc phân vai, góc sách truyện, góc xây dựng, góc nghệ thuật, góc khám phá..

*Biện pháp 2. Tích hợp giáo dục an toàn giao thông thông qua các hoạt động.

+ Hoạt động ngoài trời:

-Ví dụ: Cho trẻ quan sát một số phương tiện giao thông đường bộ (xe đạp, xe máy..), quan sát tín hiệu đèn màu, thực hành đi trên ngã tư đường phố..

- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: chèo thuyền, bánh xe quay, ô tô và chim sẻ.

- Chơi tự do: Cho trẻ sử dụng các nguyên vật liệu hột, hạt xếp hình các phương tiện giao thông, thả thuyền, gấp máy bay, in hình các phương tiện giao thông trên cát…

Chuẩn bị: Địa điểm quan sát, trang phục gọn gàng, đầy đủ đồ dùng đồ chơi phù hợp với chủ đề

*Gây hứng thú vào bài cho trẻ hát bài “em tập lái ô tô” trò chuyện về nội dung bài hát. Các con vừa hát bài gì? bài hát nói đến điều gì?

Giáo dục trẻ chấp hành các quy định giao thông khi ngồi trên các phương tiện giao thông, khi đi trên đường

- Vào bài, cô cho trẻ quan sát, trải nghiệm (xe đạp, xe máy)

- Con biết gì về xe đạp? xe máy?

- Bạn nào có ý kiến khác?

-> Cô nhấn mạnh những đặc đểm nổi bật của xe đạp, xe máy

- Xe đạp, xe máy là phương tiện giao thông đường gì?

- Khi ngồi trên xe đạp, xe máy các con phải ngồi như thế nào?

- Tín hiệu đèn màu có những màu gì?

- Cho trẻ thực hành đi trên ngã tư đường phố

- Giáo dục trẻ khi ngồi trên các phương tiện ngồi ngay ngắn,khi đi trên đường phố quan sát tín hiệu đèn giao thông, khi qua đường phải có người lớn dắt

* Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi vận động: Chèo thuyền, bánh xe quay, ô tô và chim sẻ 

*Chơi tự do: Cho trẻ sử dụng lá cây, hột, hạt tạo hình các phương tiện giao thông, gấp máy bay, gấp thuyền, thả thuyền…

- Kết thúc: Cho trẻ đọc thơ “ Đi chơi phố”

Qua hoạt động này trẻ biết chấp hành đúng quy định giao thông khi tham gia giao thông. Khi đi trên ngã tư biết quan sát tín hiệu đèn màu, đèn màu đỏ dừng lại, đèn màu xanh mới được đi,khi ngồi trên các phương tiện ngồi ngay ngắn bám vào bố,mẹ.

+ Qua các góc chơi

- Góc phân vai: Chơi trò chơi: Bé tập làm chú cảnh sát giao thông, quầy bán vé, mẹ đưa con tới trường..

- Góc xây dựng: Xây dựng mô hình bến xe khách

SKKN giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non 3- 4 tuổi

Bé chơi xây dựng bến xe khách

- Góc vận động: Xếp hình ô tô, tàu hỏa, chơi với các phương tiện giao thông, chơi người tài xế giỏi..

- Góc sách truyện: Xem tranh, làm tranh về phương tiện giao thông, chơi với tranh lô tô, chọn tranh và phân loại phương tiện giao thông, làm một số đèn tín hiệu giao thông.

- Góc khám phá: Chai lọ, phễu đong xăng, gấp thuyền, gấp máy bay, thả thuyền xuống nước..

Trẻ trải nghiệm ở góc khám phá

Qua việc dạy trẻ tôi đã có kế hoạch cụ thể cho từng ngày theo chương trình gắn với nôi dung tích hợp vào đúng thời điểm và đã tổ chức dạy các hoạt động góc với nội dung cụ thể:

- Tổng số học sinh là 28 cháu.

Chuẩn bị địa điểm 5 góc chơi, các góc có đầy đủ đồ chơi, đò dùng phù hợp với chủ đề.

*Thỏa thuận trước khi chơi: Tổ chức cho trẻ hát một bài: “Em đi qua ngã tư đường phố” trò chuyện về nội dung bài hát.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi vận động: “Ô tô về bến”

Trẻ chơi trò chơi vận động “Ô tô về bến”

- Cô giới thiệu các góc chơi, các trò chơi ở các góc, gợi ý hướng dẫn trẻ nhận góc chơi, vai chơi. Cô nhắc nhở trẻ chơi ngoan đoàn kết, giao lưu giữa các góc chơi.

* Quá trình chơi: 

- Cô đến từng góc chơi gợi ý hướng dẫ trẻ chơi, cách thể hiện các vai chơi, động viên trẻ giao lưu giữa các góc chơi và cô nhập vai chơi cùng trẻ (Cô xử lý kịp thời các tình huống xảy ra)

* Kết thúc buổi chơi:

Cô đi nhẹ nhàng nhận xét từng góc chơi, gợi ý trẻ mang sản phẩm trưng bày về góc khám phá, tập chung trẻ thăm quan góc khám phá, cho trẻ giới thiệu sản phẩm của mình của bạn. Cô nhận xét chung, động viên khen gọi trẻ. Giáo dục trẻ thực hiện đúng quy định an toàn giao thông.

- Ngoài ra tôi còn tổ chức một số TCVĐ khác: Để dẫn dắt trẻ chơi trò chơi vận động tôi đã tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Ai thông minh” trả lời đúng các câu hỏi của cô như sau:

1. Bạn nào cho cô biết đường bộ có những phương tiện giao thông nào?

2. Cô đố các bé tàu hỏa hoạt động ở đâu?

3. Thuyền buồm là phương tiện giao thông đường gì?

4. Khi đi đường các bé đi bên nào?

5. Khi sang đường con phải làm gì?

Sau đó tôi đã tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Người tài xế giỏi”. Trẻ tham gia chơi rất tích cực, hứng thú, nhưng vẫn còn trẻ đi không đúng đường.

Tổ chức cho trẻ chơi tiếp trò chơi “Tín hiệu” nhiều trẻ trong quá trình chơi còn phản ứng chậm.

Qua quan sát trẻ học, chơi và đàm thoại trực tiếp cùng trẻ tôi đã lập bảng đánh giá kết quả về nhận biết phương tiện giao thông và quy định giao thông đơn giản của trẻ như sau:

Câu hỏi

Trẻ trả lời đúng

Trẻ trả lời sai

1. Đường bộ có những phương tiện nào?

21/28  = 75%

7/28 = 27,2%

2. Khi đèn tín hiệu giao thông nào báo sáng, thì được sang đường?

20/28 = 71,4%

8/28= 28,6%

3. Thuyền buồm là phương tiện giao thông đường nào?

24/28= 85,7%

4/28 = 14,3%

4. Khi đi đường các bé đi như thế nào?

23/28 = 82,1%

5/28 = 17,9%

5. Trò chơi 1: Người tài xế giỏi

22/28 =  78.6%

6/28 = 21,4%

6. Trò chơi 2: Trò chơi tín hiệu

 23/28 = 82,1%

5/28 = 17,9%


Qua điều tra và khảo sát lần một kết quả trẻ về nhận thức, về một số quy định giao thông đơn giản của trẻ còn thấp. Tỷ lệ trẻ nhận biết các phương tiện giao thông cao hơn. Từ đó tôi bổ sung thiêt kế lại hoạt động góc vì trẻ học bằng chơi, chơi bằng trải nghiệm. Chính vì vậy tôi tổ chức hoạt động góc một cách linh hoạt sáng tạo để trẻ chơi một cách tự nguyện hứng thú.

Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, địa điểm của các góc chơi.

Góc phân vai:

- Bán hàng: Các phương tiện giao thông, vé tàu, quần áo chú cảnh sát.

Góc vận động: vòng thể dục làm vô lăng, bộ xếp hình, một số phương tiện giao thông

Góc xây dựng: Có sỏi nhuộm các màu để xếp đường đi, hàng rào, một số phương tiện giao thông để xây dựng mô hình bến xe ô tô, tàu hỏa.

Góc nghệ thuật:

Một số tranh ảnh về các loại phương tiện giao thông, bút màu, giấy mầu để tô màu tạo bức tranh chung và các loại phương tiện giao thông để cho trẻ phân loại theo nơi hoạt động của chúng, keo, kéo, tranh để trẻ làm sách tranh về phương tiện và luật lệ giao thông.

Góc sách truyện: Tranh lô tô về các loại phương tiện giao thông.

- Ghép tranh về phương tiện giao thông.

Góc khám phá: Bán xăng, thả thuyền.

Trò chơi:     
    
- Tín hiệu.

 - Về đúng bến.

- Chuẩn bị một số bài hát có nội dung về chủ đề.

+ Các bước tiến hành: 

- Cho trẻ xúm xít bên cô hát bài “Đường em đi”. Sau đó trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát.
Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi ‘‘tín hiệu”. Cô đóng vai làm chú cảnh sát giao thông đứng giữa, trẻ cầm vô lăng lái xe vừa đi vừa hát bài hát “Em tập lái ô tô”. Khi thấy tín hiệu đèn xanh thì đi, đèn vàng chuẩn bị đi, đèn đỏ thì dừng lại. Sau mỗi lần chơi cô động viên khen ngợi trẻ, động viên khuyến khích trẻ chơi.

+ Thỏa thuận trước khi chơi:

Cô gợi ý trẻ kể tên các góc chơi, trò chơi các góc, gợi ý trẻ nhận góc chơi, trò chơi, vai chơi. (Con thích chơi ở góc nào ? thích chơi trò chơi gì ?...) Giáo dục trẻ chơi ngoan đoàn kết bầy đồ chơi gọn gàng.

+ Quá trình chơi:

Cô gợi ý trẻ lấy đồ chơi vận động ở các góc ra chơi biết giao lưu liên kết giữa các góc chơi như: Góc phân vai bán các phương tiện giao thông, góc xây dựng đi mua các loại phương tiện giao thông, vận chuyển để bày vào khu triển lãm giao thông, góc vận động cầm vòng làm vô lăng làm bác tài xế giỏi. Các góc học tập, nghệ thuật cùng nhau xem tranh thảo luận về đề tài mình thực hiện, cùng nhau tạo sản phẩm. Cô đến từng góc gợi ý động viên trẻ, qua đó trẻ hứng thú chơi hơn.

+ Kết thúc: 

Tôi tập chung trẻ nhận xét buổi chơi động viên khích lệ trẻ tạo tâm thế cho buổi chơi sau. Qua hội thi tôi thấy trẻ lớp mình có nhiều tiến bộ rõ rệt, nhận thức cao hơn về một số quy định giao thông và biết thực hiện một số quy định giao thông đơn giản khi tham gia giao thông.

Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Ai thông minh nhất” thi tìm hiểu về quy định giao thông. Cô chia lớp thành 2 đội thi, cô là người đọc câu hỏi, trẻ dùng sắc xô làm tín hiệu giành quyền trả lời.

Các câu hỏi đưa ra tương tự như ở giờ hoạt động trước. Nếu đội nào đưa ra tín hiệu trước thì đội đó giành quyền trả lời. Kết quả số trẻ hứng thú trả lời nhanh trẻ nhận rõ và phân biệt đúng, sai thông qua bảng thống kê sau:

Câu hỏi

Trẻ trả lời đúng

Trẻ trả lời sai

1. Đường bộ có những phương tiện nào?

28/28  = 100%

           0%

2. Tàu hỏa là phương tiện giao thông đường gì?

28/28 = 100%

           0%

3.Khi đèn tín hiệu giao thông nào báo sáng thì được sang đường?

28/28 = 100%

           0%

4. Khi tham gia giao thông trên đường bộ thì các bé đi như thế nào?

26/28 = 92,9%

2/28 = 7,1%

5. Trò chơi 1: Về đúng bến

27/28 = 96,4%

1/28 = 3,6%

6. Trò chơi 2: Trò chơi tín hiệu

25/28 = 89,3%

3/28= 10,7%


*Biện pháp 3. Tích hợp giáo dục an toàn giao thông thông qua một số hoạt động khác:

+ Qua giờ đón trẻ  cô trò chuyện với trẻ, đọc cho trẻ nghe một số tin trên báo về tai nạn giao thông.

 Giáo dục các cháu đi bộ trên đường, cách đi trên các phương tiện giao thông thế nào cho được an toàn, thấy hậu quả tai hại các hành động vi phạm quy định an toàn giao thông.

+ Ví dụ: Qua chủ đề “Phương tiện giao thông” cô giáo dục trẻ biết chấp hành  các quy định giao thông khi tham gia giao thông. Khi ngồi trên các phương tiện giao thông không thò đầu thò tay ra ngoài, không đùa nghịch khi ngồi trên các phương tiện, khi đi bộ đi sát vào lề đường bên tay phải, khi qua đường phải có người lớn dắt.

+ Tôi tổ chức cho trẻ trải nghiệm “Bé với an toàn giao thông” các cháu rất thích thú, được đóng vai và được trải nghiệm, qua đó trẻ hiểu thêm một số về quy định giao thông.

+ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Giáo dục các cháu thực hiện tốt các quy định khi tham gia giao thông.

+ Đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, ngồi xe an toàn, nhắc nhở người lớn tuân thủ quy định giao thông.

Tôi tập chung trẻ nhận xét buổi chơi động viên khích lệ trẻ tạo tâm thế cho buổi chơi sau. Qua hội thi tôi thấy trẻ lớp mình có nhiều tiến bộ rõ rệt, nhận thức cao hơn về một số quy định giao thông và biết thực hiện một số quy định giao thông đơn giản khi tham gia giao thông.

* Biện pháp 4. Phối hợp  với các bậc phụ huynh  giáo dục an toàn giao thông cho trẻ:

- Tổ chức các buổi họp phụ huynh tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.

- Đa số các em được ba, mẹ đưa đi học bằng xe gắn máy, xe đạp, có khi các cháu ngồi sau đọi mũ bảo hiểm, có khi không đội hoặc trở 3 – 4 cháu trên một xe.

 - Qua buổi họp phụ huynh tôi có tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về trật tự an toàn giao thông, những kiến thức cơ bản nhất về đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, cha, mẹ cần truyền đạt cho con những kiến cơ bản, để từ đó tích lũy kỹ năng cho trẻ và phòng tranh tai nạn giao thông không may có thể bất ngờ xảy đến với trẻ.

  Ví dụ:

+ Khi cho trẻ ngồi trên các phương tiện giao thông cha, mẹ nhắc trẻ ngồi ngay ngắn,bám chặt vào người lớn, không đùa nghịch.

+ Khi ngồi trên xe máy cho trẻ đội mũ bảo hiểm ngồi đằng sau bám vào bố, mẹ không cho cầm vật gì trên tay.

+ Nắm chặt tay trẻ mỗi khi qua đường

+ Không nên cho trẻ đi bộ hoặc chạy vào bất cứ nơi nào có xe, ngoài đường bộ.

+ Không nên cho trẻ đi chơi một mình. Khi trẻ ra đường  luôn cần có sự để mắt của người lớn.

+ Cha mẹ hãy làm gương cho trẻ bằng cách tuân thủ pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông của mình một cách an toàn.

+ Không cho trẻ vứt vỏ hộp sữa, vỏ bánh kẹo, chai nước giải khát…ra đường vì dễ gây tai nạn giao thông.

2.Kết quả: 

Qua thực tế tôi thấy, trong quá trình trẻ mới học và mới được làm quen, sự nhận thức của trẻ về một số phương tiện, quy định giao thông còn hạn chế, trẻ nhanh nhớ nhưng lại chóng quên. Nhưng khi được cô giáo tổ chức các hoạt động thông qua nhiều hình thức tích hợp: Trò chơi, các hoạt động giáo dục..Kết quả cho thấy trẻ nhận thức rất nhanh, kết quả trên trẻ thu được đáng kể, thông qua đó tôi thấy việc tổ chức giáo dục cho trẻ phần nào hiểu được một số quy định giao thông là hết sức quan trọng. 

Do vậy đòi hỏi giáo viên phải có kế hoạch cụ thể rõ ràng, có kiến thức về an toàn giao thông. Dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi để trẻ nhận biết được đặc điểm của một số phương tiện giao thông như: Ô tô, xe máy, xe đạp, tàu hỏa..Trẻ nhận biết và phân biệt đúng đặc điểm, tiếng động cơ, biết so sánh tốc độ nhanh, chậm như ô tô nhanh hơn xe đạp. Mỗi phương tiện lại có một nơi hoạt động riêng 

Qua đó trẻ nhận biết được nguyên liệu làm ra các loại phương tiện. Các nhiên liệu để động cơ khởi động và hoạt động.

- Trẻ nhận biết được các loại phương tiện giao thông: Ô tô, xe máy, xe đạp là phương tiện giao thông đường bộ. Tàu thủy, ca nô, thuyền buồm là phương tiện giao thông đường thủy. Máy bay là phương tiện giao thông đường hàng không.

- Trẻ biết được phương tiện giao thông đi lại được là nhờ có người điều khiển:

+ Tài xế lái tàu, lái xe, kỹ sư thiết kế ra cầu đường, các loại phương tiện.

+ Trẻ biết được tác dụng của quy định giao thông nhằm đảm bảo an toàn giao thông.

+ Trẻ biết một số quy định giao thông như: Đi đúng phần đường của mình. Khi đi trên tàu xe phải ngồi ngay ngắn không đùa nghịch làm mất an toàn giao thông. Biết kính trọng người làm công tác giao thông. 

- Để trẻ có nề nếp thói quen tốt trong việc chấp hành một số quy định giao thông thì giáo viên phải chuẩn bị tốt bài dạy, lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục an toàn giao  thông,  tích hợp các trò chơi một cách sáng tạo và linh hoạt. Đây là những điểm cần lưu ý vì: Do đặc điểm phần lớn trẻ sống ở nông thôn cho nên việc nhận biết một số phương tiện giao thông như: Phương tiện đường sắt, đường thủy, đường hàng không…còn hạn chế. Chính vì vậy giáo viên cần sưu tầm tranh ảnh, tổ chức cho trẻ xem tranh, xem trên hình ảnh máy chiếu hoặc mô hình

- Tổ chức tốt nội dung giáo dục vào giờ đón trả trẻ và các hoạt động ngoài trời để trẻ có nề nếp và thói quen tốt.

CHƯƠNG IV: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

1. Đối với phòng giáo dục:


- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tạo điều kiện cho các trường mầm non để thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp huyện về chuyên đề giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.

- Nâng cao chất lượng các chuyên đề, tổ chức cho giáo viên được tham quan học tập dự giờ các trường điểm trong huyện, trong tỉnh.

2. Đối với nhà trường:

- Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học hỏi,dự giờ tiết dạy giỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Khuyến khích động viên giáo viên thực hiện tốt các chuyên đề trong đó có chuyên đề “ An toàn giao thông” cho trẻ trong trường Mầm non.

- Cần trang bị đồ dùng, thiết bị có tính thẩm mỹ, chất lượng tốt hơn, hỗ trợ đồ dùng dạy học cho cô và trẻ.

- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đầu tư mua sắm thiết bị mầm non phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt là mua trang phục của cảnh sát tý hon, xe ba bánh, đèn tín hiệu..để trẻ được thực hành thường xuyên.

- Tổ chức lớp điểm về hoạt động trải nghiệm quy mô nhỏ với chủ đề an toàn giao thông.

PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG

Sau một năm học nghiên cứu và vận dụng đề tài “Tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông” cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi tại trường Mầm non. Với những nội dung như đã trình bày ở trên tuy chưa được phong phú. Song đã giúp nhiều cho bản thân tôi trong việc thực hiện đề tài đạt kết quả và tôi đã rút ra một số kết luận như sau:

Để đạt được mục tiêu yêu cầu đề ra tôi luôn phải nghiên cứu và cập nhật thông tin mới. Xác định rõ mục đích yêu cầu của hoạt động, chuẩn bị giáo án đầy đủ, đồ chơi mầm non, đảm bảo an toàn, truyền đạt những  kiến thức cho trẻ đúng nội dung, phương pháp một cách nhẹ nhàng gần gũi phù hợp với tâm lũy của trẻ để trẻ tiếp thu bài đạt được kết quả tốt nhất.

Kiến thức của giáo viên truyền thụ đến với trẻ rất quan trọng. Nội dung phong phú nhưng phải gần gũi phù hợp. Tổ chức lồng ghép các trò chơi vào tiết học và các hoạt động góc phải đảm bảo tính nguyên tắc vừa sức có động tĩnh xen kẽ và phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

Qua đó giúp trẻ tiếp thu kiến thức tốt, ghi nhớ về một số quy định giao thông cũng như các loại phương tiện giao thông một cách toàn diện. Do sự nhận thức của trẻ không giống nhau, cho nên khả năng phát triển của trẻ không đồng đều. Trẻ rất cần đến sự quan tâm của cô giáo dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi để trẻ có kiến thức và thành thói quen về an toàn giao thông.

 Qua kết quả cho thấy sự nhận biết về một số loại phương tiện và quy định giao thông của trẻ còn một số hạn chế. Để phần nào nâng cao nhận thức của trẻ về an toàn giao thông và giảm thiểu hạn chế an toàn giao thông trên đường, mỗi gia đình và nhà trường cần tổ chức tốt nội dung giáo dục về quy định giao thông. 

Qua đó giúp trẻ hiểu biết sơ đẳng nhất về quy định và an toàn giao thông. Trẻ có những hành vi thói quen ban đầu chấp hành một số quy định giao thông. Nội dung giáo dục quy định và an toàn giao thông được thực hiện qua các tiết học, các hoạt động trong ngày đồng thời có sự phối hợp với các bậc phụ huynh để giáo dục trẻ ngày càng đạt hiệu quả cao.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2