Giáo án nhà trẻ 24-36, giao an nhà trẻ, giáo án mầm non độ tuổi 24-36 tháng, giao an mam non 24-36 thang nhan biet tap noi, giáo án nhà trẻ 24-36 tháng trọn bộ, giáo án mầm non lứa tuổi nhà trẻ, giao an mam non 24-36 thang chu de gia dinh, giáo án nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề trường mầm non, giao an mam non 24-36 thang chu de dong vat,
CHỦ ĐỀ: BÉ CÓ THỂ ĐI KHẮP MỌI NƠI BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG GÌ
(Thời gian thực
hiện 3 tuần: Từ ngày 4- 22/01/2017)
Tuần 21: Nhánh 3: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
(Thời gian thực
hiện 1 tuần: Từ ngày 18- 22/01/2017
ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC
SÁNG
|
NỘI DUNG
|
MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
|
CHUẨN BỊ
|
1. Đón trẻ, trao dổi với phụ
huynh tình hình sức khoẻ của trẻ.
- Chơi theo ý thích
2. Thể dục sáng: Cho trẻ tập các động
tác:.
- Động tác hô hấp: Làm tiếng máy bay ù....ù....
- Động tác tay : 2 tay đưa ra phía trước, sang ngang.
- Động tác bụng: Đứng xoay người sang 2 bên.
- Động tác chân: Đứng co chân.
3. Điểm danh:
4. Trò chuyện:
|
- Tạo cho trẻ cảm giác thích đến lớp, tạo tình cảm thân thiết giữa cô và
trẻ.
- Trẻ biết chơi theo ý thích và cất đồ chơi sau khi chơi.
- Trẻ lễ phép chào cô giáo, bố mẹ và cất đồ dùng dạy học mầm non sau khi chơi. Cất đồ
dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Rèn cho trẻ một số cơ hô hấp, tay, chân, bụng, bật.
- Giáo dục trẻ có ý thức tập thể dục.
- Trẻ biết dạ khi cô gọi tên.
- Biết sĩ số của lớp để báo ăn và chấm chuyên cần cho trẻ hàng ngày.
- Biết cùng cô trò chuyện về chủ điểm.
- Giáo dục trẻ nghe lời người lớn, không đi ra đường một mình. Ngồi im
khi đi trên các phương tiện giao thông đường thuỷ...
- Tạo cho trẻ không khí thoải mái để bắt đầu một
ngày hoạt động.
|
- Tủ đựng tư trang
- Đồ chơi
- Kiểm tra sức khoẻ trẻ
- Sàn tập
- Băng đài caset
- Sổ theo dõi trẻ
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại cùng trẻ.
- Một số tranh ảnh phương tiện giao thông đường thuỷ.
|
HOẠT ĐỘNG
HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN
|
HĐ CỦA TRẺ
|
1. Đón Trẻ:
- Cô đến sớm, mở cửa thông thoáng phòng học và niềm nở
đón trẻ, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ và cất đồ dùng đúng nơi quy định. Trao
đổi với phụ huynh tình hình sức khoẻ của trẻ ở nhà và ở trường.
* Chơi tự chon:
- Cho trẻ chơi tự do ở các nhóm góc mà trẻ thích.
- Cô bao quát và nhắc nhở và giúp đỡ trẻ chơi.
- Nhắc trẻ cất gọn gàng đồ dùng đồ chơi sáng tạo sau khi chơi.
2. Thể dục sáng : Cho trẻ tập các động
tác
- Khởi động: Cho
trẻ đi, chạy (kết hợp các kiểu đi ) thành vòng tròn 1- 2 vòng, sau đó đứng
quay mặt vào trong.
- Trọng động: Cho trẻ tập mỗi động
tác 4 lần 2 nhịp
+ Động tác hô hấp: Làm tiếng tàu
chạy ù...ù....
+ Động tác tay: 2 tay đưa ra phía trước làm mái chèo.
+ Động tác bụng: Đứng xoay người
sang 2 bên.
+ Động tác chân: Đứng nhún chân.
- Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh lớp
3. Điểm danh: Cô lần lượt gọi tên
trẻ.
- Đánh dấu trẻ đi học và không đi học, chốt danh sách
trẻ đi học để báo ăn với nhà trường .
4. Trò chuyện:
- Trò chuyện với trẻ theo chủ đề:
- Cô cho trẻ hát bài “Em tập lái ô tô”
- Trong bài hát có nhắc tới phương tiện giao thông gì?
- Ô tô là phương tiện giao thông đường gì?
- Ngoài các phương tiện giao thông đó ra con còn biết
thêm phương tiện giao thông nào khác?
=> Giáo dục trẻ chấp hành luật an toàn giao thông
khi tham gia giao thông.
|
- Trẻ chào cô, chào bố mẹ.
- Trẻ cất đồ dùng dứng nơi quy định.
- Trẻ tham gia chơi cùng các bạn.
- Cất đồ chơi sau khi chơi xong.
- Trẻ khởi động theo bài : “ Đoàn
tàu nhỏ xíu"
- Trẻ tập cùng cô
- Trẻ tập 4 lần 2 nhip
- Trẻ làm chim bay về tổ
- Trẻ hát “Em tập lái ô tô”
- Ô tô ạ
- PTGT đường bộ ạ
- Xe máy, thuyền, ca nô, máy bay..
- Trẻ lắng nghe
|
TỔ CHỨC CÁC
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
|
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
|
MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
|
CHUẨN BỊ
|
1.Hoạt động có chủ đích:
-
Quan sát máy bay
-
Quan sát Quả kinh khí cầu
-
Quan sát con tàu vũ trụ
2. Hoạt động vui chơi.
- Bánh xe quay, thuyền về bến, thả đỉa ba ba
3. Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời:
Tổ chức cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời.
|
- Tạo cơ hội cho trẻ hít thở không khí trong lành.
- Biết đặc điểm nổi bật và tên gọi của máy bay,quả kinh khí cầu, con tàu
vũ trụ
- Rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ và chú ý có chủ định cho trẻ.
- Trẻ biết chơi một số trò chơi trong chủ đề.
- Rèn cho trẻ biết chơi theo nhóm chơi cùng với bạn
- Giáo giục trẻ chơi đoàn kết, biết chấp hành luật an toàn giao thông
|
- Tranh, hình ảnh về các phương tiện giao thông : Máy bay, kinh khí cầu,
tàu vũ trụ
- Bảng, que chỉ
- Địa điểm quan sát
- Sân chơi đảm bảo an toàn với trẻ
- Các trò chơi
- Các đồ chơi cho trẻ mầm non ngoài trời: Cầu trượt,
đu quay, bập bênh...
|
HOẠT ĐỘNG
HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN
|
HĐ CỦA TRẺ
|
1. Ổn định tổ chức.
- Cô tập trung trẻ, cho trẻ lấy đồ dùng cá nhân cần thiết trước khi ra hoạt
động ngoài trời.
- Kiểm tra sức khoẻ của trẻ.
2. Giới thiệu bài.
- Cô giới thiệu nội dung của buổi hoạt động
3. Nội dung.
a. Hoạt động có chủ đích:
* Quan sát máy bay. Cô đưa ra câu đố về máy bay
- Cô đưa hình ảnh máy bay ra cho trẻ quan sát
- Đây là cái gì?
- Chiếc máy bay này có màu gì?
- Máy bay có những gì?
- Máy bay dùng để làm gì?
- Vậy máy bay là PTGT đường gì?
=> Giáo dục trẻ khi đi trên các PTGT phải ngồi ngay ngắn.
* Quan sát Quả kinh khí cầu
- Các con có biết đây là gì không?
- Cô cho trẻ nói “Kinh khí cầu”
- Các con đã nhìn thấy quả kinh khí cầu bao giờ chưa?
- Quả kinh khí cầu có những gì?
- Kinh khí cầu dùng để làm gì?
=> Khi ngồi trên kinh khí cầu các con ngồi cẩn thận, không chạy nhảy
và phải thắt dây an toàn...
* Quan sát Tàu vũ trụ
- Các con có biết đây là gì không?
- Cô giới thiệu về Tàu vũ trụ cho trẻ quan sát
- Vậy Tàu vũ trụ dùng để làm gì các con có biết không?
=> Tàu vũ trụ là PTGT đường hàng không, thường dùng phục vụ trong các
hoạt động nghên cứu khoa học.
* Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi
vận động:
- Cô giới thiệu tên trò chơi,cách chơi và luật chơi.
- Cô chơi mẫu cho trẻ quan sát.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
- Cô quan sát và khuyến khích trẻ chơi .
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.
* Tổ chức cho trẻ chơi tự do
trên sân:
- Cô phổ biến hoạt động và cùng trẻ tham gia.
- Tổ chức cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời.
(Cô chú ý đảm bản an toàn cho trẻ khi chơi)
|
- Trẻ lấy đồ dùng cá nhân
- Trẻ lắng nghe
- Máy bay ạ
- Máy bay ạ
- Đàu, thân, cánh..
- Trở người, hàng hoá..
- Đường hàng không ạ
- Kinh khí cầu ạ
- Thấy rồi ạ
- Dùng để đi chơi
- Trẻ lắng nghe
- Tàu vũ trụ ạ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ tham gia chơi
- Trẻ chơi với thiết bị đồ chơi ngoài trười
|
TỔ CHỨC CÁC
HOẠT ĐỘNG GÓC
|
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
|
MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
|
CHUẨN BỊ
|
* Góc thao tác vai:
- Gia đình đi du lịch bằng các
phương tiện giao thông
* Hoạt động
với đồ vật:
- Xâu
vòng.
- Xếp
hình máy bay, tàu hoả.
* Góc tạo hình
- Xem tranh, tô màu các phương
tiện giao thông đường bộ
- Kể chuyện về PTGT.
|
*Kiến thức :
- Trẻ biết cách thể hiện vai chơi, biết ngồi an toàn, đúng cách khi tham
gia giao thông
- Biết xâu hạt lại để thành vòng
- Biết cách dùng những khối hộp xếp cạnh, xếp chồng lên nhau tạo thành máy
bay, tàu hoả
- Biết các thao tác lật dở sách và xem sách.
- Biết tô màu các phương tiện giao thông.
*Kỹ năng :
- Trẻ có kỹ năng xếp cạnh, xếp trồng.Tập chơi thao tác vai.
- Rèn khả năng giao tiếp và phát triển tình cảm cho trẻ.
*Giáo dục :
- Giáo dục trẻ giữ gìn bảo vệ đồ dùng đồ chơi.
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
- Giáo dục trẻ chấp hành luật an toàn giao thông.
|
- Góc thao tác vai: Đồ chơi các phương tiện giao thông
- Góc hoạt động với đồ vật: Hột, hạt, dây xâu, rổ.Gạch xây dựng, khối hộp,
cây xanh, các loại ptgt đường hàng không, đường sắt.
- Góc tạo hình: tranh ảnh về các phương tiện giao thông, traanh, truyện về
các PTGT
|
HOẠT ĐỘNG
HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN
|
HĐ CỦA TRẺ
|
1. Ổn định tổ chức lớp.
- Cô tập trung trẻ cho trẻ đi tham quan các góc chơi
2. Nội dung.
a. Thoả thuận chơi:
- Các con được đi tham quan các góc chơi rồi vậy với những đồ dùng đồ
chơi đó thì chúng mình định chơi gì?
- Góc thao tác vai: Đến với góc
chơi này các con có muốn được cùng đi du lịch bằng các phương tiện giao thông
không?
- Khi đi du lịch trên các phương tiện giao thông đó thì chúng mình phải
chú ý điều gì?
- Góc hoạt động với đồ vật: Cô có rất nhiều khối hộp chúng mình hãy xếp
chồng, xếp cạnh những khối hộp này để tạo thành các phương tiện giao thông
như máy bay, tàu hoả nhé, ngoài ra các con có thể xâu vòng để tặng cho các
bác lái xe, mọi người đi du lịch...
- Đến với góc chơi tạo hình: Các con sẽ cùng
cô xem những cuốn sách về các phương tiện giao thông đi trên đường, ngoài ra
các con có thể tô màu những phương tiện giao thông mà mình thích
- Vậy các con thích chơi ở góc
chơi nào?
+ Cô cho trẻ nhận vai chơi mà
trẻ thích
b. Quá trình chơi:
- Trẻ về góc chơi mà trẻ thích
- Cô đến từng góc chơi trò chuyện
và giúp đỡ trẻ chơi
- Cô đóng vai chơi tham gia
chơi với trẻ, đổi góc chơi cho trẻ nếu cần
- Liên kết các góc chơi.
c. Nhận xét sau khi chơi.
- Cô cho trẻ đi tham quan các
góc chơi và tập trung ở góc thao tác vai, trò chuyện về góc thao tác vai và
thưởng cho trẻ một chuyến du lịch mà trẻ thích bằng các PTGT tự chọn
3. Kết
thúc: Cô động viên tuyên dương trẻ chơi.
|
- Trẻ hát và trò chuyện cùng cô.
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu về góc chơi.
- Trẻ tham gia chơi với sự giúp đỡ của cô
- Trẻ cất dọn đồ chơi.
|
TỔ CHỨC CÁC
HOẠT ĐỘNG
ĂN
|
Nội Dung
|
Mục đích –
Yêu cầu
|
Chuẩn bị
|
- Trước giờ ăn:
+ Hướng dẫn trẻ kê bàn, xếp
ghế
+ Vệ sinh cá nhân của cô và
trẻ
- Trong khi ăn:
+ Cô giới thiệu tên món ăn
và giá trị dinh dưỡng trong bữa ăn
- Sau khi ăn: Sắp xếp bàn
ghế đúng nơi quy định và vệ sinh sau khi ăn
|
- Kê bàn đầy đủ hợp lý, đảm
bảo đủ bàn ăn chỗ ngồi cho trẻ, đầy đủ đồ dùng chia cơm
- Rèn cho trẻ thói quen rửa
tay, rửa mặt trước khi ăn
- Cung cấp dinh dưỡng cho
cơ thể trẻ
- Trẻ ăn ngon miệng hết xuất
- Rèn luyện thói quen văn
minh trong ăn uống, biết mời cô và các bạn, ăn từ tốn không nói chuyện, không
làm rơi cơm và thức ăn
- Trẻ biết vệ sinh sạch sẽ
sau bữa ăn
- Giúp trẻ ngủ ngon không
tè dầm
- Giáo dục trẻ vệ sinh sạch
sẽ ăn ngon ăn hết xuất và biết mời cô và các bạn
|
- Bàn, ghế đủ cho trẻ
- Bát, thìa
Cơm, canh, thức ăn mặt
- Đĩa đựng cơm rơi, khăn ướt
- khăn mặt, bàn trải đánh
răng, kem đánh răng….
|
|
HOẠT ĐỘNG
NGỦ
|
- Trước khi trẻ ngủ: Sắp xếp
chỗ ngủ hợp lý, yên tĩnh, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông
+ Cho trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ
- Trong khi trẻ ngủ: Cô quan sát, bao quát lớp, kịp thời giải
quyết các tình huống xảy ra trong khi trẻ ngủ
- Sau khi trẻ ngủ dậy:
Cô động viên trẻ cất gối, cô cất
chăn, chiếu và cho trẻ đi vệ sinh
|
- Chỗ ngủ yên tĩnh, đảm bảo
an toàn cho trẻ
- Trẻ biết đi vệ sinh trước
khi ngủ
- Tạo nên sự cân bằng cho hệ thần kinh sau nửa ngày hoạt động
- Trẻ ngủ ngon giấc , không làm ồn mất trật tự
- Trẻ có ý thức sau khi ngủ dậy
|
- Phản ngủ, chiếu, gối…
|
HOẠT ĐỘNG
HƯỚNG DẪN CỦA CÔ
|
HĐ CỦA TRẺ
|
* Trước khi ăn:
- Cô hướng dẫn trẻ
cùng kê bàn, ghế và chuẩn bị khăn lau tay, khăn lau mặt và đĩa
đựng cơm rơi vãi chia đều ra các bàn.
- Cho trẻ xếp hàng vào rửa tay
bàng xà phòng theo đúng quy trình. Khi rửa tay xong ra lau mặt
-> Cô bao quát và hướng dẫn
trẻ, trẻ lau mặt xong cô cho trẻ về bàn.
- Cô đầu tóc gọn gàng, đeo găng
tay, khẩu trang giới thiệu món ăn và
chia cơm. Cô giáo dục thói quen văn minh trong ăn uống
+ Cho trẻ mời cô và các bạn sau
đó ăn, cô nhắc trẻ ăn hết xuất không rơi vãi và không nói chuyện xúc cơm sang
bát của bạn.
* Trong khi ăn: Cô bao quát và
cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong khi ăn, động viên trẻ ăn hết xuất
* Trẻ ăn xong cô cho trẻ đánh
răng, lau miệng, uống nước vào giường ngồi chơi nhẹ nhàng chuẩn bị ngủ trưa
|
- Trẻ kê bàn và chuẩn bị khăn lau đia cơm rơi cùng cô
- Trẻ thực hiện
- Trẻ ngồi
- Trẻ nghe
- Trẻ mời và ăn
- Trẻ thực hiện
|
* Trước khi trẻ ngủ:- Hướng dẫn
trẻ cùng cô kê phản, chiếu
- Cô sắp xếp chỗ ngủ cho trẻ,
cho trẻ nằm theo giới tính, cô nhắc trẻ nằm đúng tư thế, Chú ý đến những trẻ
khó ngủ, đi vệ sinh nhiều, tách những trẻ hay nói chuyện xa nhau để tiện theo
dõi
- Cho trẻ đọc bài thơ” Giờ đi
ngủ” rồi ngủ
* Trong khi trẻ ngủ:Trẻ ngủ cô
thức trông trẻ ngủ, sửa tư thế ngủ cho trẻ, cô quan sát xử lý tình huống kịp
thời
* Sau khi ngủ dậy
- Đến giờ dậy cho trẻ dậy cô cất
phản, chiếu, gối sếp và đúng nơi quy định, sau đó cho trẻ vận động nhẹ nhàng
bài “ Con gà trống” sau đó đi vệ sinh.
|
- Trẻ kể phản, giải chiếu cùng cô
- Trẻ vào giường nằm theo giới tính dưới sự hướng dẫn của cô
- Trẻ đọc
- Trẻ ngủ
- Trẻ thực hiện
- Trẻ vận động
|
TỔ CHỨC CÁC
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
|
MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
|
CHUẨN BỊ
|
|
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
|
1. Vận động ăn quà chiều the
bài hát “Em tập lái ô tô”
2. Ôn luyện các nội dung đã học
trong tuần.
- NBTN: Phương tiện giao thông
đường hàng không
- Thơ: Bé nằm mơ
- Tạo hình: Tô màu máy bay.
3. Chơi theo ý thích
- Cho trẻ chơi đồ chơi ở các
góc theo ý thích.
- Cho trẻ chơi trò chơi dân
gian.
4. Biểu diễn văn nghệ cuối
ngày, cuối chủ đề
5. Vệ sinh cá nhân cho trẻ.
6. Nhận xét nêu gương bé ngoan
cuối ngày, cuối tuần.
|
- Trẻ cảm thấy thoải mái sau giờ nghỉ trưa
- Trẻ nhớ lại các hoạt động đã học vào buổi sáng
- Trẻ tiếp tục hoàn thành các bài học còn chưa xong vào buổi sáng
- Trẻ được khắc sâu kiến thức về chủ đề.
- Trẻ được chơi ở các góc chơi và được chơi các trò chơi trẻ thích
- Tăng cường thể lực cho trẻ.
- Trẻ thuộc các bài hát trong chủ đề.
- Trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong các hoạt động
- Trẻ được gọn gàng sạch sẽ trước khi ra về
- Trẻ biết trong ngày, trong tuần mình đã ngoan hay chưa và cần cô gắng
như thế nào trong tuần tới.
|
- Phòng nhóm gọn gàng sạch sẽ.
- Tranh ảnh máy bay, kinh khí cầu
- Tranh thơ: Bé nằm mơ
- Sách tạo hình, sáp màu, bàn ghế...
- Đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi
- Một số trò chơi trẻ thích
- Các dụng cụ âm nhạc
- Đồ dùng vệ sinh: Chậu, khăn mặt...
- Bé ngoan.
|
HOẠT ĐỘNG
HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN
|
HĐ CỦA TRẺ
|
1.Trẻ vận động quà chiều theo bài hát “Em tập lái ô tô”
2. Ôn lại các nội dung đã học trong tuần.
* NBTN: Phương tiện giao thông đường hàng không
- Cô đưa ra câu đố về máy bay và cho trẻ đoán.
- máy bay là phương tiện giao thông đường gì?
- Chúng dùng để làm gì?
=> Giáo dục trẻ ngồi ngay ngắn khi tham gia giao thông.
* Thơ: Bé nằm mơ
- Cô cho cả lớp đọc thơ 1-2 lần
+ Các con vừa đọc bài thơ mầm non gì?
+ Bài thơ của tác giả nào?
- Bài thơ nói về điều gì?
=> Qua bài thơ các con học được gì?=> Giáo dục trẻ chấp hành nghiêm
luật an toàn giao thông
* Tạo Hình: Tô màu máy bay
- Cô cho trẻ quan sát mẫu của cố
- Cùng cô trò chuyện cùng tranh mẫu để trẻ có thể nhớ lại nội dung bài học
- Cô cho trẻ tiếp tục hoàn thiện bài của mình.
3. Chơi một số trò chơi trong chủ đề, chơi theo ý thích
- Cô giới thiệu một số trò chơi, luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi các
trò chơi trong chủ đề, cô chú ý bao quát trẻ.
4. Biểu diễn văn nghệ
- Cô cho trẻ lựa chọn các dụng cụ âm nhạc và lựa chọn cách biểu diễn
- Cô động viên tuyên dương trẻ
5. Vệ sinh cá nhân cho trẻ
- Cô cho trẻ đi rửa tay, rửa mặt, mặc quần áo gọn gàng trước khi ra về.
6. Nhận xét nêu gương bé ngoan cuối tuần
- Cô cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan
- Cô cho trẻ tự nhận xét
- Cô nhận xét chung và đề ra hướng phấn đấu cho tuân tới
- Cô phát bé ngoan cho trẻ
- Cho trẻ ra về.
|
- Trẻ vận động quà chiều
- Máy bay ạ
- Là PTGT đường hàng không ạ
- Trẻ đọc thơ
- Bài thơ “Bé nằm mơ”
- Bạn nhỏ đi chơi nhưng nhớ mẹ nên quay về ạ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
-Trò chuyện cùng cô
- Trẻ tô màu
- Trẻ chơi theo ý thích và chơi trò chơi
- Trẻ biểu diễn văn nghệ
- Trẻ đi vệ sinh..
- Đọc tiêu chuẩn bé ngoan
- Trẻ lắng nghe
|
Thứ 2 ngày 18 tháng 01 năm 2017
Hoạt động chính: Phát triển vận động:
BẬT QUA VẠCH KẺ
Hoạt động bổ trợ: Một số
bài hát trò chơi trong chủ đề.
I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết
bật qua vạch kẻ.
- Biết cách
chơi trò chơi cùng cô.
2. Kỹ năng:
- Rèn
phát triển khả năng vận động: Phát triển cơ chân cho trẻ .
- Rèn
phát triển khả năng tập trung, chú ý, ghi nhớ có chủ định cho trẻ
- Giúp
trẻ tự tin mạng dạn, có ý thức kỷ luật cao trong học tập và lao động.
3. Giáo dục:
- Giáo
dục trẻ chăm chỉ tập luyện và yêu thích môn học
- Giáo dục trẻ có ý thức tham gia giao
thông và chấp hành luật giao thông.
II- CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng - đồ chơi.
- Một số đồ dùng : Xắc xô, vạch
kẻ
- Một
số đồ chơi phương tiện giao thông cho trẻ chơi trò chơi:
- Sân tập an toàn với trẻ.
2. Địa điểm:
Cô tổ
chức cho trẻ hoạt động ở trong lớp học.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HĐ CỦA TRẺ
|
1. Ổn định tổ chức
- Cô cho trẻ
quan sát hình ảnh máy bay và trò chuyện cùng trẻ.
- Các con ơi
đây là gì nào?
- Máy bay là
phương tiện giao thông đường gì?
- Các con được
đi máy bay bao giờ chưa?
=>
Giáo dục trẻ ngồi ngay ngắn khi đi trên các phương tiện giao thông.
2. Giới thiệu bài.
- Các con có muốn làm chú phi công không?
- Muốn
làm chú phi công thi hôm nay cô con mình cùng thực hiện một vận động đó là “Bật
qua vạch kẻ”
Các
con có muốn tham gia cùng cô không?
3. Nội dung.
a. Hoạt động 1: Khởi động :
- Cô
kiểm tra sức khẻo của trẻ.
- Cho
trẻ khởi động theo bài “ Đoàn tàu nhỏ xíu", kết hợp các kiểu đi: Đi bằng
gót bàn chân, đi bằng mũi bàn chân, đi khom lưng, chạy nhanh, chạy chậm.
- Cho
trẻ về đứng thành 2 hàng ngang và dãn cách đều.
b. Hoạt động 2: Trọng động:
* Bài tập phát triển chung: Cho trẻ tập các động tác:
- Động tác tay: 2 tay
đưa ra phía trước, sang ngang.
- Động tác bụng: Đứng xoay người sang hai bên.
- Động tác chân: Đứng
co chân.
- Cho trẻ tập mỗi động
tác 4 lần 2 nhịp.
* Vận động cơ bản.
- Muốn làm được chú phi
công trước tiên chúng mình phải trải qua bài tập “Bật qua vạch kẻ” chúng mình
đã sẵn sàng chưa?
- Để các chú phi công
thực hiện thật tốt thì các chú phi công tí hon hãy quan sát cô làm trước nhé.
- Lần 1: Cô làm mẫu
không phân tích.
- Lần 2: Cô làm mẫu kết
hợp với phân tích các động tác.
+ TTCB: Hai tay thả
xuôi đứng trước vạch xuất phát
+ TH: Khi có hiệu lệnh
của cô là một tiếng xắc xô các con bắt đầu bật qua vạch kẻ sao cho chân không
chạm vào vạch, khi bật qua vạch kẻ rồi thì đi về cuối hàng đứng bạn tiếp theo
lên thực hiện cứ như thế cho đến bạn cuối cùng.
- Lần 3: Cô mời 1-2 trẻ
nhanh nhẹn lên thực hiện mẫu (Cô chú ý quan sát và sửa sai nếu có cho trẻ, động
viên khen ngợi trẻ kịp thời)
- Cô cho trẻ thực hiện
+ Cô chú ý quan sát, sửa
sai và động viên khen ngợi trẻ kịp thời.
- Cô cho mỗi trẻ thực
hiện 2- 3 lần
* Cho trẻ thi đua bật
qua vạch kẻ lên lấy các phương tiện giao thông.
- Cách chơi và luật chơi
như sau: Cô chi lớp thành hai đội chơi. Các thành viên của hai đội chơi thi
đua nhau bật qua vạch kẻ lên lấy phương tiện giao thông, mỗi thành viên lên
chỉ được lấy một phương tiện giao thông, trong thời gian một bản nhạc đội
chơi nào lấy được nhiều phương tiện giao thông hơn thì đội chơi đó thắng cuộc.
- Cô bật nhạc “Anh phi
công ơi” cho trẻ thi đua nhau
- Cô kiểm tra kết quả của hai đội chơi, động viện
khen ngợi trẻ.
c. Hoạt động
3: Hồi
tĩnh :
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2- 3 vòng quanh lớp học
làm máy bay bay.
4. Củng cố-
Giáo dục
- Hôm nay cô con mình cùng nhau tham gia vận động
gi?
- Với vận động “Bật qua vạch kẻ” của cô con mình
cô thấy các bạn nhỏ đều có thể trở thành những chú phi công tí hon rồi. Xin
chúc mừng các chú phi công tí hon.
- Giáo dục các chú phi công tí hon chấp hành luật
an toàn giao thông khi tham gia giao thông.
5. Nhận
xét- Tuyên dương.
- Cô nhận xét giờ học
- Động viên tuyên dương trẻ.
|
-
Trẻ quan sát
-
Máy bay ạ
-
PTGT Đường hàng không ạ
-
Trẻ lắng nghe
-
Có ạ
-
Có ạ
-
Trẻ khởi động
-
Trẻ tập bài tập phát triển chung
-
Rồi ạ
-
Trẻ quan sát và lắng nghe
-
Trẻ lắng nghe
-
Trẻ thực hiện mẫu
-
Trẻ thực hiện
-
Trẻ thi đua nhau
-
Trẻ hồi tĩnh
-
Bật qua vạch kẻ
-
Trẻ vỗ tay
-
Trẻ lắng nghe
|
Số trẻ nghỉ học(Ghi
rõ họ và tên):
.....……………………………………………………………......……………….
Lý do: .....……………………………………………………………......……………….
Tình hình chung của trẻ trong ngày:
……………………………………………………………......…………………...
Rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động(đón
trẻ, hoạt động ngoài trời, ăn, ngủ…)
.....……………………………………………………………......……………….
Thứ 3 ngày 19 tháng 01 năm 2017
Hoạt động chính: NBTN
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Hoạt động bổ trợ: Câu đố về
phương tiện giao thông
I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật về phương tiện giao thông đường
hàng không
- Trẻ biết nơi hoạt động, ích lợi của phương tiện giao thông đường hàng
không.
2. Kỹ năng:
- Rèn khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
- Rèn ngôn ngữ mạch lạch cho trẻ
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ .
- Giáo dục trẻ biết giữ an toàn khi tham gia giao thông và ngồi trên các
ptgt ....
II- CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng - đồ chơi:
+ Tranh minh họa thơ mầm non : Máy bay, kinh khí cầu,
vú trụ
+ Tranh lô tô
phương tiện giao thông đường hàng không
+ Đồ chơi
phương tiện giao thông đường hàng không, rổ, đường hẹp
2. Địa điểm:
-
Cô tổ chức cho trẻ hoạt động ở trong lớp học
III - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HĐ CỦA TRẺ
|
1. Ổn định tổ chức.
- Cô
cho trẻ giải câu đố
Không phải là chim
Mà bay trên trời
Trở được nhiều người
Đi khắp mọi nơi.
- Đố
các con biết đó là phương tiện giao thông gì?
-
Ngoài máy bay ra các con còn biết phương tiện giao thông đường hàng không nào
nữa?
2. Giới thiệu bài
- Hôm
nay cô con mình cùng trò chuyện về phương tiện giao thông đường hàng không
nhé.
3. Nội dung
a. Hoạt động 1: Nhận biết tập nói “Máy bay”
- Các con có biết đây là gì không?
- Cô cho trẻ nói “Máy bay” theo tổ, nhóm, cá nhân
+ Cô chú ý động viên và sửa sai cho trẻ kịp thời.
- Chiếc máy bay này có màu gì?
- Vậy bạn nào giỏi hơn cho cô biết máy bay có những gì? (Khoang lái,
khoang chứa hành khác, đuối, cánh, bánh xe...
- Máy bay dùng để làm gì?
- Các con được đi máy bay bao giờ chưa?
- Khi ngồi trên máy bay các con chú ý điều gì?
- Vậy chúng mình có biết máy bay là phương tiện giao thông đường gì
không?
(Với mỗi câu hỏi cô có thể cho trẻ trải lời theo tổ, nhóm, cá nhân để
phát triển ngôn ngữ cho trẻ bên cạnh đó cô có thể động viên sửa sai cho trẻ kịp
thời)
=> Máy bay là phương tiện giao thông đường hàng không dùng để trở hành
khách và hàng hoá đi khắp mọi nơi, khi ngồi trên náy bay các con phải chú ý
ngồi ngay ngắn, thắt dây an toàn và không được chạy nhảy khi ngồi trên máy
bay.
b. Hoạt động 2: Nhận biết tập nói “Kinh khí cầu”
- Các con có biết đây là gì không?
- Đây chính là “Kinh khí cầu” đấy các con ạ
(Cô cho trẻ nói “Kinh khí cầu” theo tổ, nhóm, cá nhân, cô chú ý sửa sai
cho trẻ)
- Các con hãy nhìn xem kinh khí cầu có điều gì đặc biệt?
- Kinh khí cầu là phương tiện giao thông đường hàng không, nhưng không giống
các phương tiện giao thông khác có thể dùng xăng, dầu làm nhiên liệu để bay
lên còn kinh khí cầu bay lên được là nhờ đốt cháy khí hiđrô sinh ra khí nóng
từ đó làm kinh khí cầu bay lên
- Kinh khí cầu dùng để làm gì?
- Vậy các con được đi kinh khi cầu bao giờ chưa?
=> Giáo dục trẻ ngồi ngay ngắn khi tham gia giao thông.
- Ngoài máy bay và kinh khí cầu ra các con còn biết thêm phương tiện giao
thông đường hàng không nào nữa?
+ Cô giới thiệu thêm về vú trụ cho trẻ biết.
c. Hoạt động 3: Trò chơi.
* Trò chơi 1: "Giơ lôtô theo hiệu lệnh của cô"
- Cô nói tên phương tiện giao thông nào trẻ tìm nhanh phương tiện giao
thông đó giơ lên và gọi tên phương tiện giao thông đó.
* Trò chơi 2: “Thi xem đội nào nhanh”
- Cách chơi và luật chơi như sau: Cô chia lớp thành hai đội chơi, các
thành viên trong hai đội chơi lần lượt đi theo đường hẹp lên lấy phương tiện
giao thông, trong thời gian một bản nhạc đội chơi nào lấy được nhiều phương
tiện giao thông hơn thì đội chơi đó chiến
thắng.(Cô cho trẻ chơi 1-2 lần)
4. Củng cố- Giáo dục.
- Hôm nay cô con mình cùng nhau trò chuyện về phương tiện giao thông gì?
=> Giáo dục trẻ chấp hàng nghiêm luật an toàn giao thông.
5. Nhận xét- Tuyên dương.
- Cô nhận xét lớp học, động viên tuyên dương trẻ học tốt.
|
-
Trẻ lắng nghe
-
Máy bay ạ
-
Kinh khí cầu ạ
-
Trẻ lắng nghe
-
Máy bay ạ
-
Trẻ nói
-
Màu xanh ạ
-
Đầu, thân, đuôi, cánh
-
Dùng để trở người, hàng háo..
-
Chua ạ
-
Ngồi ngay ngắn
-
Trẻ lắng nghe
-
Kinh khí cầu ạ
-
Phần bên trên phình to..
-
Trẻ lắng nghe
-
Để đi ạ
-
Chưa ạ
-
Trẻ lắng nghe
-
Vú trụ ạ
-
Trẻ chơi và tìn lô tô theo yêu cầu của cô
-
Trẻ lên lấy phương tiện giao thông theo yêu cầu
-
Phương tiện giao thông đường hàng không ạ
-
Trẻ lắng ghe.
|
Số trẻ nghỉ học(Ghi rõ họ và tên):
.....……………………………………………………………......……………….
Lý do: ..………...…………………………………………………………………………
……………………………………………………………......………………….........
Rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động(đón
trẻ, hoạt động ngoài trời, ăn, ngủ…)
.....……………………………………………………………......……………….
Thứ 4 ngày 20 tháng 01 năm 2017
Hoạt động chính: PTNN
BÉ NĂM MƠ
Hoạt động bổ trợ: Một số bài
hát trong chủ đề.
I. Môc
®Ých - yªu cÇu:
1. kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên
tác giả, hiểu nội dung bài thơ.
- Trẻ thuộc và đọc biễn cảm
bài thơ
- Trẻ cảm nhận được âm điệu vần
điệu và nhịp điệu của bài thơ
2. kỹ năng
- Rèn khả năng đọc thơ diễn cảm
cho trẻ
- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng
vốn từ cho trẻ
- Phát triển tư duy cho trẻ
3. Giáo dục
- Trẻ hứng thú tham gia học
bài
- Giáo dục trẻ theo chủ đề
- Qua bài thơ giáo dục trẻ
theo chủ điểm
II. Chuẩn bị
a. Đồ dùng của cô
- Mô hình minh hoạ bài thơ
- Nh¹c bµi h¸t, que chØ,
b. Đồ dùng của trẻ
- Trang phục gọn gàng
III. TiÕn hµnh:
HOẠT ĐỘNG
CUẢ CÔ
|
HĐ CỦA TRẺ
|
1. Ổn định tổ chức lớp
- Chào mừng các con
đến với chơng trình “Bé làm thi sĩ” ngày hôm nay
- Đến với chương trình ngày hôm nay còn có các cô trong
ban giám hiệu nhà trường đền chúng mình cùng chào mừng các cô nào.
- Thay mặt ban tổ chức sau đây cô xin thông qua chưong
trình như sau: Chương trình gồm 3 phần
+ Phần thứ nhất: Vui cùng âm nhạc
+ Phần thứ hai: Cùng thưởng thức
+ Phần thứ ba: Thi tài thể hiện
- Bây giờ chúng mình sẽ bớc vào phần thứ nhất, phần vui
cùng âm nhạc, cô mời cả lớp mình cùng đứng dạy và hát cùng cô bài hát “Em đi chơi thuyền” nhé.
- Chúng mình vừa cùng cô hát bài hát gì?
- Trong bài hát nhắc chiếc gì?
- À! Nhắc đến chiếc thuyền đúng không nào?
- Vậy chúng mình có biết thuyền là PTGT gì không?
- Đúng rồi thuyền là PTGT đường thủy đấy các con ạ. Ngoài ra còn có ptgt đường
hàng không như vũ trụ, máy bay và ptgt đường bộ như ô tô, xe đạp đấy các con
ạ
- Vậy khi ngồi trên các
ptgt các con phải ngồi như thế nào?
- À! chúng mình sẽ ngồi ngoan, không được thò tay, đầu ra
ngoài các con nhớ chưa?
2. Giới thiệu bài
- Có nhà thơ đã sáng tác ra một bài thơ rất là hay nói về
một bạn nhỏ nằm mơ được lái con tàu vũ trụ đấy các con ạ, các con có muốn
biết đó là bài thơ gì không?
- Vậy bây giờ các con hãy cùng cô bước vào phần thứ hai
của chương trình, đó là phần hai: “cùng thưởng
thức” để nghe bài thơ nhé.
2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Cô đọc
thơ diễn cảm
* Cô đọc
lần 1: Cử chỉ điệu bộ
- Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ
nói một bạn nhỏ nằm mơ được lái con tàu vũ trụ bay lên trời rất thú nhưng bạn
nhỏ đó nhớ mẹ và quay về đấy các con ạ?
- Các con thấy bài thơ có hay
không?
- Vậy các con hãy lắng nghe cô đọc
bài thơ lần nữa nhé
* Cô đọc
lần 2: Tranh minh họa bài thơ
- Trò chuyện cùng trẻ qua tranh
bài thơ
- Cô đọc diễn cảm kết hợp tranh thơ
- Các con có thích bài thơ không?
* Hoạt động 2: Đàm thoại trích dẫn
- Cô vừa đọc cho chúng mình nghe
bài thơ gì? Tác giả?
- Trong bài thơ nhắc đến ai?
- Bạn nhỏ
đang làm gì? Thể hiện qua câu thơ nào?
“Đêm qua
bé nằm mơ”
- Bạn nhỏ nằm mơ được lái con tàu
gì?
“Lái con
tàu vũ trụ”
- Lái con tàu bay lên đâu các con
nhỉ?
“Bay lên
trời rất thú”
- Từ “Rất thú” có nghĩa là hứng
thú và thú vị đấy các con ạ
- Nhưng bạn nhỏ đó nhớ đến ai?
“Nhớ mẹ
phải quay về”
- Vậy bạn nhỏ đó làm gì nhỉ?
à Cô chốt lại: Bài thơ nói về bạn
nhỏ rất ngoan, trong giấc mơ bạn được lái con tàu vũ trụ bạn rất là vui nhưng
bạn nhớ đến mẹ bạn đó quay về với mẹ đấy các con ạ
*
Cô đọc thơ lần 3: Mô hình
- Vừa rồi cô thấy
các con học rất là ngoan vì thế ban tổ chức đó quyết định tặng cho lớp mình
một mòn quà, chúng mình có muốn cùng cô khám phá xem đó là món quà gì không?
- Cho trẻ đúng
quanh mô hình
- Trên mô hình có
hình ảnh gì đây?
- Những hình ảnh
này giống với nội dung bài thơ cô vừa đọc không?
- Cô đọc kết hợp
mô hình
- Vừa rồi các con vừa được nghe
bài thơ rất là hay mà ban tổ chức đã mang đến, bây giờ cô cháu mình sẽ sang
phần tiếp theo của chương trình, phần thứ ba “Thi tài thể hiện”
* Hoạt động 3: Dạy trẻ học thơ
-
Cô nói cách đọc: Bài thơ đọc với giọng điệu nhẹ nhàng tình cảm, vui tươi
-
Cho cả lớp đọc cùng cô 2-3 lần
-
Tổ đọc, nhóm đọc, cá nhân đọc
-
Bao quát, sửa sai cho trẻ
-
Cô động viên khuyến khích trẻ
4.
Củng cố- Giáo dục
-
Củng cố: Đến với tiết học ngày hôm nay các con đã được nghe bài thơ gì? Do ai
sáng tác?
-
Giáo dục: Các con ạ khi tham gia các phương tiện giao thông các con phải ngồi
ngoan, ngồi đúng tư thế và tham gia giao thông phải tuân theo luật giao thông
các con nhớ chưa?
5. Nhận xét- Tuyên dương
-
Nhận xét, tuyên dương
|
- Cả lớp vỗ tay
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát và trò chuyện cùng cô
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe cô đọc thơ, giảng nội dung bài thơ
- Có ạ
- Quan sát tranh thơ và trũ chuyện cựng cô
- Bài thơ bé nằm mơ ạ
- Lái tàu vũ trụ ạ
- Nhớ đến mẹ ạ
- Bạn nhỏ đó quay về ạ
- Có ạ
- Trẻ quan sát và trả lời
- Có ạ
- Cả lớp đọc cùng cô
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc
- Trẻ trả lời
|
Số trẻ nghỉ học(Ghi rõ họ và tên):
..………...…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Tình hình
chung của trẻ trong ngày:
……………………………………………………………......………………….........
Rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động(đón
trẻ, hoạt động ngoài trời, ăn, ngủ…)
.....……………………………………………………………......……………….
Thứ 5 ngày 21 tháng 1 năm 2017
Hoạt động chính: Tạo Hình
TÔ MÀU MÁY
BAY
(Tiết mẫu)
Hoạt động bổ trợ: Nghe hát “Anh
phi công ơi”
I- MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tô
màu sắc theo yêu cầu của cô
2. Kỹ năng:
-
Rèn cho trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi học
-
Rèn khả năng quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định
-
Rèn cho trẻ đức tính kiên trì, cẩn thận.
3. Giáo dục - thái độ:
- Biết chấp hành
luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông.
- Trẻ hứng thú
tham gia vào các hoạt động và biết quý trọng sản phẩm lao động.
II- CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng - đồ chơi cho cô
và trẻ:
-
Tranh mẫu máy bay đã tô màu và chưa tô của cô.
- Vở
tạo hình, sáp màu, bàn ghế cho trẻ.
-
Đĩa nhạc ghi bài hát “Anh phi công ơi”
2. Địa điểm:
- Trong lớp học.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HĐ CỦA TRẺ
|
1. Ổn định tổ chức
- Cô hát cho
trẻ nghe và cho trẻ đứng lên hưởng ứng bài hát “Anh phi công ơi”
+ Các con vừa
vận động cùng cô bài gì?
- Trong bài
hát có nhắc tới gì?
- Máy bay là
phương tiện giao thông đường gì?
=> Giáo dục
trẻ khi đi ô tô thì ngồi ngay ngắnkhi tham gia giao thông.
2. Giới thiệu bài.
- Trường Mầm
non Quảng Tân của chúng ta chuẩn bị mở hội thi triển lãm máy bay các con có
muốn tham gia không?
- Cô cũng chuẩn
bị cho mình một bức tranh để gửi đến triển lãm, các con có muốn xem thử
không?
3. Nội Dung
a. Hoạt động 1: Quan sát - đàm thoại
tranh mẫu:
- Các con ơi
đây là bức tranh vẽ gì đây?
- Chiếc máy
bay này có màu gì?
- Vậy chiếc cửa
sổ cô tô mày gì đây?
- Các con thấy
bức tranh máy bay cô tô màu có đẹp không?(Cô nói bố cục, màu sắc và cách tô
màu cho trẻ)
- Chúng mình
có muốn cùng cô tô màu cho chiếc máy bay này thật đẹp để gửi đển cuộc triển
lãm không?
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ tô
- Nếu cô muốn
tô chiếc máy bay nay màu xanh thì cô chọn màu nào để tô?
- Vậy khi cô
tô của sổ thì cô sẽ chọn màu gì?
- Cô cho trẻ
chon màu xanh giống cô để giơ lên
- Cô hướng dẫn
trẻ cách cầm bút: Cầm bút bằng tay phải và bằng ba đầu ngón tay, ngón cái,
cón trỏ và ngón giữa
- Cô tô nhẹ
nhàng từ trái qua phải sao cho các nét màu không chờm ra ngoài cứ như thế cô
tô nhẹ nhàng sao cho màu kín hết quả cam.
- Các con có muốn tự tay mình tô được chiếc máy
bay không?
c. Hoạt động
3: Trẻ tô màu.
- Cô cho trẻ tô màu chiếc ô tô vào
vở tạo hình.
- Con sẽ chọn màu gì để tô
- Con sẽ cầm bút và tô như thế nào?
- Hướng dẫn trẻ cách ngồi tô đúng tư thế
- Cô cho trẻ tô màu chiếc máy bay
+ Cô chú ý bao quát và giúp đỡ trẻ tô.
- Trong khi trẻ tô, cô bật bài hát “ Anh phi
công ơi”
d. Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm:
- Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày.
- Con thích bức tranh nào ?
- Vì sao con thích bức tranh đó ?
- Cô nhận xét bài đẹp và vì sao bài đó lại đẹp,
bài chưa đẹp vì sao
4. Củng cố
- Giáo dục
- Hôm nay cô con mình tô màu cho cái gì?
=> Giáo dục trẻ biết bảo vệ và quý trọng sản
phẩm của mình.
- Cô con mình sẽ cùng nhau gửi những bức tranh
này đến cuộc triển lãm nhé.
5. Nhận
xét- Tuyên dương
- Nhận xét chung giờ học, động viên, khen trẻ.
|
|
-
Trẻ vận động minh họa theo bài hát
- Máy
bay ạ
-
Phương thiện giao thông đường hàng không ạ
-
Có ạ
-
Có ạ
-
Máy bay ạ
- Màu
xanh ạ
-
Màu vàng ạ
-
Đẹp ạ
-
Có ạ
-
Mầu xanh ạ
- Chọn
màu vàng ạ
-
Trẻ quan sát và lắng nghe
-
Có ạ
-
Màu xanh ạ
-
Cầm bút bằng ba đầu ngón tay
-
Trẻ tô chiếc máy bay
-
Trẻ chọn bức tranh mình thích
-
Tô màu máy bay ạ
- Trẻ
lắng nghe
|
Số trẻ nghỉ học(Ghi rõ họ và tên):
.....……………………………………………………………......……………….
Lý do: .....……………………………………………………………......……………….
Tình hình
chung của trẻ trong ngày:
……………………………………………………………......
Rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động(đón
trẻ, hoạt động ngoài trời, ăn, ngủ…)
.....……………………………………………………………......……………….
Thứ 6
ngày 22 tháng 1 năm 2017.
Hoạt động chính: Âm nhạc:
BIỂU
DIỄN VĂN NGHỆ CUỐI CHỦ ĐỀ
Nghe hát: Anh phi công ơi
Hoạt động bổ trợ: Một số
trò chơi, bài hát trong chủ đề.
I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc một số bài hát trong
chủ đề phương tiện giao thông
- Biết cách thể hiện một số bài
hát
- Biết chơi các
trò chơi cùng cô.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ sự mạnh dạn tự tin
khi đứng trước đám đông
- Rèn cho trẻ kỹ năng biểu diễn
- Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
3. Giáo dục:
- Giáo dục
trẻ yêu thích môn học và chấp hàng luật an toàn giao thông.
- Giáo dục
trẻ giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, chơi đoàn kết với bạn
bè.
II- CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng - đồ chơi:
- Các dụng cụ âm
nhạc: trống, xắc xô, phách tre, nơ hoa.
- Loa, nhạc các
bài hát trong chủ đề.
- Tranh ảnh về
phương tiện giao thông
2. Địa điểm:
- Cô tổ chức cho trẻ hoạt động ở trong lớp học
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔ
|
HĐ CỦA TRẺ
|
1.Ổn định
tổ chức
- Cô cho trẻ quan sát
tranh phương tiện gia thông.
+ Các con nhìn thấy gì trong bức tranh?
- Hãy kể tên cho cô phương tiện giao thông đường
bộ?
- Phương tiện giao thông đường thuỷ gồm có những
phương tiện nào?
=> Giáo dục trẻ biết chấp hành luật an toàn
giao thông khi tham gia giao thông.
|
- Trẻ quan sát
- Xe đạp, xe máy, ô tô, tàu thuyền...
- Trẻ lắng nghe
|
2.Giới
thiệu bài :
- Hôm nay trương MN Quảng Tân mở hội thi hát về
Một số phương tiện giao thông xung quanh chúng mình có muốn tham gia không?
- Cô chia lớp thành 3 đội chơi( Đội hoa cúc, Đội
hoa hồng và Đội hoa mai)
- Cô sẽ là người dẫn chương trình của chúng ta
ngày hôm nay
3. Nội
dung.
*Hoạt động
1: Biểu
diễn văn nghệ.
- Mở đầu cho chương trình văn nghệ là tiết mục vận
động “Đoàn Tàu nhỏ xíu” của cả ba đội chơi.
+ Cô cho cả 3 đội chơi hát, biểu diễn bài “Đoàn
Tàu nhỏ xíu” kết hợp với nhạc.
-Tiếp theo sẽ là câu hỏi dành cho cả 3 đội chơi,
đội nào có câu trả lời nhanh và chính xác đội đó được nhận 1 đồ chơi là các
phương tiện giao thông, cuối cuộc thi đội nào nhận được nhiều phương tiện
giao thông hơn thì đội đó là đội chiến thắng.
+ Các bạn vừa biểu diễn bài gì?
+ Bài đó của tác giả nào?
+ Trong bài hát có nhắc tới phương tiện giao
thông gì?
=> Giáo dục trẻ chấp hành luật khi tham gia
giao thông
* Biểu diễn bài hát “Em đi chơi thuyền”
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh Cái thuyền
- Khi nhìn hình ảnh này các con liên tưởng đến
bài hát gì?
+ Cô cho trẻ đoán tên bài hát tên tác giả.
- Cô mời các đôi tự chọn dụng cụ âm nhạc lần lượt
lên biểu diễn
- Cô nhận xét trẻ biểu diễn và tặng hoa cho các
đội
* Biểu diễn bài hát “Em tập lái ô tô”
- Cô cho các đội chon ra 1 đội văn nghệ của đội
mình để lên tham gia thi múa “Em tập lái ô tô”
- Cô cho lần lượt các đội lên biểu
diễn
- Cô nhận xét, động viên trẻ.
b. Hoạt động 2. Nghe hát “Anh phi công ơi”
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác
giả
- Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe không
có nhạc
+ Cô giảng nội dung bài hát: Tình
yêu bầu trời của anh phi công và ước mơ được làm phi công của bạn nhỏ
- Lần 2: Cô hát kết hợp với nhạc
- Lần 3: Cô cho 3 đội đứng lên hưởng
ứng cùng cô
4. Củng cố-
Giáo dục
- Hôm nay cô con mình cùng tham gia cuộc thi gì?
- Vậy chúng mình cúng nhau kiểm tra kết quả của
3 độ chơi nhé.
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả chơi
=> Đưa ra bài học giáo dục trẻ.
5. Nhận xét- Tuyên dương
- Cô nhận xét giờ học, động viên tuyên dương trẻ học tốt.
|
- Trẻ lắng nghe
-
Cả ba đội hát vận động
-
Trẻ lắng nghe
-
Đoàn tàu nhỏ xíu
-
Tàu hoả ạ
-
Trẻ lắng nghe
-
Em đi chơi thuyền ạ
-
Trẻ biểu diễn
-
Trẻ biểu diễn bài em tập lái ô tô
-
Trẻ lắng nghe
-
Trẻ hưởng ứng cùng cô
-
Trẻ cùng cô kiểm tra kết quả
-
Trẻ lắng nghe.
|
Số trẻ nghỉ học(Ghi rõ họ và tên):
..………...…………………………………………………………………………
Lý do: ..………...…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………......
Tình hình
chung của trẻ trong ngày:
……………………………………………………………......………………….........……………………………………………………………......……………….
Rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động(đón
trẻ, hoạt động ngoài trời, ăn, ngủ…)
.....……………………………………………………………......……………….……………………………………………………………......
Những nội dung, biện pháp cần
quan tâm
để tổ chức
hoạt động trong tuần tiếp theo
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Cũng như các thư viện tài liệu Chủ đề nhánh phương tiện giao thông đường hàng không giáo án 24-36 tháng khác được thành viên giới thiệu hoặc do tìm kiếm lại và giới thiệu lại cho các bạn với mục đích nghiên cứu , chúng tôi không thu phí từ thành viên ,nếu phát hiện nội dung phi phạm bản quyền hoặc vi phạm pháp luật xin thông báo cho website ,Ngoài thư viện tài liệu này, bạn có thể download tài liệu, bài tập lớn phục vụ học tập
Một số tài liệu tải về mất font không xem được, có thể máy tính bạn không hỗ trợ font củ, bạn tải các font .vntime củ về cài sẽ xem được.
. Bạn có thể Tải về giáo án này , hoặc tìm kiếm các giáo án khác tại đây : tìm kiếm giáo án Mỹ thuật 6
giáo án 24 36 tháng tuổi, giáo án nhà trẻ 24-36 tháng tuổi, giáo án mầm non độ tuổi 24 36 tháng, giáo án nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề trường mầm non, giao an mam non 24-36 thang chu de gia dinh, giáo án mầm non lứa tuổi nhà trẻ, giao an mam non 24-36 thang nhan biet tap noi, giáo án nhà trẻ 24-36 tháng trọn bộ, giao an mam non 24-36 thang chu de dong vat
. Bạn có thể Tải về giáo án này , hoặc tìm kiếm các giáo án khác tại đây : tìm kiếm giáo án Mỹ thuật 6
giáo án 24 36 tháng tuổi, giáo án nhà trẻ 24-36 tháng tuổi, giáo án mầm non độ tuổi 24 36 tháng, giáo án nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề trường mầm non, giao an mam non 24-36 thang chu de gia dinh, giáo án mầm non lứa tuổi nhà trẻ, giao an mam non 24-36 thang nhan biet tap noi, giáo án nhà trẻ 24-36 tháng trọn bộ, giao an mam non 24-36 thang chu de dong vat