Giáo án quá trình phát triển của cây lúa - Chủ điểm: Thực vật - Tết và mùa xuân

Giáo án quá trình phát triển của cây lúa -  phát triển nhận thức

Hoạt động khám phá khoa học

Chủ điểm: Thực vật- Tết và mùa xuân

Đề tài : Quá trình phát triển của cây lúa

Đối tượng : Trẻ  5-6 tuổi

Người soạn:

Đơn vị: Trường mầm non Bông Sen

I.Mục đích yêu cầu

1.Kiến thức

-Trẻ biết được quá trình phát triển của cây lúa. Biết các thực phẩm được chế biến từ lúa, gạo.

2. Kỹ năng

- Trẻ có kỹ năng trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc, 

- Trẻ có khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.

-Trẻ nhớ và kể lại được các công đoạn của nghề trồng lúa.

- Trẻ chơi trò chơi  thành thạo.

3. Thái độ

Giáo dục trẻ biết quý trọng hạt gạo, hạt thóc và người làm ra hạt gạo.

- Trẻ hứng thú tham gia tiết học.

II. Chuẩn bị 

-  Đồ dùng của trẻ:

+ Tranh có chữ số và hình hình học cắt rỗng.

+ Tranh vẽ về các giai đoạn phát triển của cây lúa và 3 sắc xô.

-  Đồ dùng của cô:

+ Powerpoint bài giảng giáo án mầm non

+ Mô hình thử nghiệm về quá trình phát triển của cây lúa.

+ Bảng nam châm, que chỉ, bài hát: “Tía má em”; “Lớn lên cháu lái máy cày

Giáo án quá trình phát triển của cây lúa - Chủ điểm: Thực vật - Tết và mùa xuân

III. Tiến trình hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1.Gây hứng thú

Cô mở nhạc bài hát “Em đi giữa biển vàng”, Trẻ vừa nghe nhạc vừa đi tới chơi trong siêu thị.

- Trẻ đến siêu thị, trong siêu thị có rất nhiều loại lương thực.

- Trẻ cùng quan sát và sờ vào hạt gạo. Cô và trẻ cùng trò chuyện về tầm quan trọng của hạt gạo.

+ Hạt gạo từ đâu mà có?

+ Nghề gì đã làm ra hạt lúa?

=> Các con muốn biết cây lúa lớn lên như thế nào thì bây giờ cô cháu mình cùng nhau khám phá về quá trình phát tiển của cây lúa.

2. Nội dung

*Hoạt động 1: Bé cùng nhau khám phá

- Chia số trẻ thành 2 nhóm, nhiệm vụ của mỗi nhóm sẽ dùng những mãnh cắt rời để ghép thành bức tranh rồi cùng nhau thảo luận về nội dung tranh.

-> Nếu đội nào thảo luận xong trước thì được khám phá trước.

* Cho trẻ xem slide về quá trình phát triển của cây lúa

- Các con nhìn xem cô có hình ảnh gì đây?

+ Khi đem gieo hạt lúa xuống đất thì điều gì xảy ra?

-> Cho trẻ quan sát hạt lúa nảy mầm qua thử nghiệm.

+ Muốn cho cây lúa tốt hơn thì bác nông dân phải làm những công việc gì nữa?

- Sau một thời gian nhờ sự chăm sóc, bón phân, phun thuốc thì cây lúa lại trổ bông.

-> Cho trẻ quan sát cây lúa trổ bông và cây lúa chín vàng.

- Sau khi lúa chín vàng thì bác nông dân lại làm gì?

- Bác nông dân phải làm thế nào để có hạt gạo?

+ Vậy gạo dùng để làm gì? Trong hạt gạo chứa chất dinh dưỡng nào?

-> Cho trẻ xem slide về các món ăn được chế biến từ gạo, hình ảnh về dụng cụ và những con vật giúp bác nông dân ra đồng

=> Vậy quá trình phát triển của cây lúa phải trải qua các giai đoạn: Cày ruộng -> Gieo lúa -> Bón phân -> Phun thuốc -> Gặt lúa -> Phơi lúa

- Các con có suy nghĩ gì về những công việc của bác nông dân?

-> Để tỏ lòng biết ơn cô bác nông dân thì các con phải như thế nào?

- Cô cháu cùng đọc ca dao:

“Chúng ta có đủ cơm ăn

Ấy là nhờ bác nông dân cấy cày

Nắng mưa bác chẳng ngừng tay

Làm việc suốt ngày, bác vẫn vui tươi”

* Hoạt động 2: Củng cố

Trò chơi 1: Xem ai chọn đúng

+ Cách chơi: Chia lớp làm 3 đội ngồi vòng tròn. Cháu quan sát các hình ảnh trên máy vi tính, sau đó bàn bạc và thảo luận xem những hình ảnh nào có liên quan về bác nông dân.

+ Luật chơi: Hết thời gian thảo luận đội nào có tín hiệu trước thì được quyền trả lời.

Trò chơi 2: Bác nông dân tài ba

+ Cách chơi: Chia số trẻ thành 2 đội . Sau đó lần lượt từng trẻ ở mỗi đội chạy lên xếp tranh theo đúng thứ tự quá trình phát triển của cây lúa.

+ Luật chơi: Đội nào xếp nhanh và đúng thì chiến thắng.

-> Cho trẻ chơi 2 - 3 lần

- Sau mỗi lần chơi, cô cháu cùng kiểm

3. Kết thúc

- Cô nhận xét tiết học, khuyến khích động viên trẻ

- Cả lớp hát bài “ Lớn lên cháu lái máy cày”

- Trẻ hát



- Trẻ đi sieu thị




- Trẻ trả lời



- Trẻ thảo luận



- Trẻ quan sát



- Trẻ trả lời



- Trẻ quan sát



- Trẻ trả lời



- Trẻ lắng nghe



- Trẻ đọc



- Trẻ chơi



- Trẻ chơi






- Trẻ hát


Xem thêm: Giáo viên mầm non phải học quản lý cảm xúc bản thân khi dạy trẻ
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2