5 lưu ý tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ Mầm Non

 Hoạt động trải nghiệm là một trong những hoạt động giáo dục trẻ em theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm với nội dung: Tăng cường hoạt động vui chơi, tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, khám phá nhằm giáo dục và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Tổ chức cho trẻ trải nghiệm với đồ dùng đồ chơi ngoài sân trường

Sân chơi ngoài trời của trường mầm non có nhiều đồ dùng đồ chơi ngoài trời là nơi trẻ được đáp ứng nhu cầu được vui chơi, chạy nhảy, nô đùa, tha hồ cười nói thỏa thích… Nó sẽ khiến trẻ cảm thấy “chơi mà học – học mà chơi”, nâng cao hiểu biết và nhận thức của trẻ, hỗ trợ trẻ phát triển một cách toàn diện cả về thể chất, tinh thần, tình cảm và nhiều kĩ năng xã hội. 

Sân chơi ngoài trời ở tất cả các điểm trường Mầm non giáo viên đã làm rất nhiều đồ chơi và phân chia thành nhiều khu vực như: khu vận động, khu ao cá, khu vườn cổ tích, vườn rau sạch, khu chợ quê,  sân chơi chung…

Hằng ngày, giáo viên đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. Thông qua các hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. 

Tổ chức cho trẻ trải nghiệm với đồ dùng đồ chơi ngoài sân trường

Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy. Giáo viên thường xuyên tổ chức cho trẻ vui chơi, trải nghiệm với các đồ chơi ngoài trời đã giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi và phát triển toàn diện ở trẻ. Là một trong các hoạt động mà trẻ mầm non hứng thú nhất, và tích cực tham gia nhất. 

Đây là hoạt động không những mang lại cho trẻ nhiều niềm vui mà còn cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh. Khi tham gia các hoạt động ngoài trời trẻ nhận thức về thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, trò chuyện, khám phá những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình.

5 lưu ý tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ Mầm Non

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON

Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học, với mục tiêu nâng cao chất lượng thực hiện và phát triển chương trình giáo dục mầm non. Năm học 2022-2023 Trường mầm non Nà Sáy tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm với nội dung: Tăng cường hoạt động vui chơi, tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, khám phá nhằm giáo dục và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ. 

Để phát huy tối đa hiệu quả của việc học thông qua trải nghiệm, ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết để tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế cho trẻ như: thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ giữa cô và trẻ; thông qua các hoạt động tập thể có sự tham gia của cha mẹ trẻ, của cộng đồng như: bé tập gói bánh chưng ngày tết, bé cùng bố mẹ làm làm đồ chơi sáng tạo, tìm hiểu về phong tục, tập quán của dân tộc….

Xem thêm: Hoạt động trải nghiệm của trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON

trường mầm non có rất nhiều các hoạt động do đó giáo viên cần lựa chọn hoạt động phù hợp cho trẻ trải nghiệm.... bởi vì hoạt động trải nghiệm không những chỉ tạo cơ hội cho trẻ được giao lưu, học hỏi lẫn nhau mà còn là cơ hội để cha mẹ trẻ hiểu hơn về các hoạt động của trẻ khi đến trường, qua đó tạo ra sự gắn kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.

5 lưu ý tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ Mầm Non

Một là: Môi trường cho trẻ hoạt động phải đảm bảo an toàn cho trẻ cả về thể chất, tinh thần, phong phú, đa dạng, phù hợp với các mục đích, mục tiêu cần đạt của hoạt động trải nghiệm. Đặc biệt môi trường ở đây chính là cuộc sống thực tế của trẻ.

Hai là: Căn cứ vào chương trình giáo dục mầm non, giáo viên đưa ra các nội dung dạy trẻ cần hướng đến các mục tiêu phát triển đảm bảo theo các lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và giao tiếp, tình cảm và kỹ năng xã hội… phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ. 

Khi thực hiện, giáo viên phải tăng cường quan sát cá nhân trẻ để đặt ra các mục tiêu khác biệt cho từng trẻ trong hoạt động trải nghiệm.

Ba là: Hoạt động trải nghiệm có sự tương tác giữa giáo viên, trẻ, cha mẹ trẻ… để có thể học hỏi, trợ giúp lẫn nhau.

Bốn là: Các đồ dùng, đồ chơi mầm non, … trong hoạt động trải nghiệm phải chú ý tới kích cỡ vừa độ tuổi của trẻ, thật an toàn, không gây nguy hiểm cho trẻ.

Năm là: Kết thúc hoạt động trải nghiệm, trẻ thực sự có tâm trạng vui thích, phấn khởi, tích cực. Và mong muốn được tham gia các hoạt động tiếp theo.

5 lưu ý tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ Mầm Non

Như vậy, có thể nói rằng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non một cách linh hoạt phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường, của giáo viên và của trẻ là rất cần thiết.              

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đó chính là những cơ hội quý giá để trẻ làm giàu vốn kiến thức, kỹ năng từ những công việc thực tế được trẻ tự tay thực hiện. Ngoài ra, nó còn giúp trẻ thấu hiểu ý nghĩa của sự lao động, sáng tạo khi làm ra một sản phẩm nào đó.

Xem thêm: Vui hội trải nghiệm cho trẻ mầm non say mê tìm hiểu

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2