Giáo án khám phá các bộ phận trên cơ thể Mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Tên đề tài: Khám phá các bộ phận cơ thể.

Đối tượng: Trẻ mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi.

Thời gian: 25- 30 phút.

Người dạy:

I. Mục đích yêu câu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên gọi, chức năng các bộ phận trên cơ thể ( Mắt, mũi, miệng, tai, tay chân).

- Biết 1 số đồ dùng để bảo vệ các bộ phận trên cơ thể.

2. Kĩ năng:

-Trẻ nói và nhận xét được tên gọi, chức năng các bộ phận trên cơ thể và cách bảo vệ các bộ phận trên cơ thể.

- Luyện các cơ quan cảm giác của trẻ: sờ, nếm, ngửi, quan sát, nghe.

- Trẻ được chơi trò chơi về các bộ phận trên cơ thể.

- Hợp tác với bạn khi làm việc theo nhóm

3. Giáo dục:

- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động và phát biểu ý kiến của mình.

- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn bảo vệ các bộ phận trên cơ thể.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô

- 4 hộp quà đựng đồ dùng đồ chơi mầm non: thanh long, dưa hấu, lắp ghép, xắc xô, quả bóng, dầu gió, nước hoa, bông hoa, quả chín, túi đựng quà, hộp bánh….

- Nước đường, nước muối, đu đủ, dứa…

- Nhạc bài hát: Tập tầm vông, Cái mũi…

- Bảng cài hình ảnh

1. Đồ dùng của trẻ

- Đồ dùng hình ảnh gắn chức năng và cách bảo vệ các bộ phận cơ thể.

- Đồ dùng vật thật: găng tay, tất chân, kính, khẩu trang, bịt tai…

Giáo án khám phá các bộ phận trên cơ thể Mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi

III. Tiến hành.

Hoạt động của côHoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức gây hứng thú

Các bé ơi chúng mình lại đây bên cô nào, hôm nay có các cô giáo trong ban giám hiệu cùng toàn thể các cô ở trường mầm non đến thăm chúng mình đấy, các con hãy dành một tràng pháo tay thật lớn để chào đón các cô.

Trước khi bắt đầu bài học mới cô con mình cùng chơi một trò chơi nhé, ở trò chơi này cô sẽ hát một bài hát các bé hãy chú ý khi bài hát nhắc đến bộ phận nào trên cơ thể các bé hãy cùng chỉ hoặc sờ tay vào bộ phận đó,

- Mắt mồm tai – Mắt tai mồm tai >> mô hình hàm răng mầm non

- Mũi mồm tai – Mũi tai mồm tai

- Mắt đầu tay – Mắt tay đầu tay

- Mắt đầu chân – Mắt chân đầu chân

- Các con vừa chơi trò chơi nói về bộ phận nào?

- Cho trẻ kể tên và nêu tác dụng

2. Phương pháp hình thức tổ chức

a. Hoạt động 1: Khám phá các bộ phận trên cơ thể.

- Vừa rồi các bé chơi trò chơi rất giỏi sau đây cô có món quà tặng chúng mình cô mời 5 bạn của 5 nhóm lên nhận quà nào. Chúng mình hãy mang quà về nhóm và đoán xem bên trong món quà có gì nhé (chúng mình không được mở hộp quà ra nhé)

Nhóm 1:Tai để nghe

- Con nhận được món quà gì?

- Con thử lắc xem bên trong là cái gì?

- Tại sao con nghe được âm thanh đó? Âm thanh như thế nào/

- Muốn nghe được âm thanh con dùng bộ phận nào?

- Để biết các bạn đoán có đúng không cô và chúng mình cùng mở hộp quà nhé.

- Để bảo vệ đôi tai khi trời lạnh các bé phải làm gì?

Nhóm 2: Mũi để ngửi

- Các loại đồ dùng này con phát hiện ra điều gì?

- Vì sao con ngửi được các mùi đó?

- Các con dùng bộ phận nào để ngửi?

- Ngoài chức năng là ngửi thì mũi còn có chức năng gì nữa?

=> Cô kết luận: Ngoài chức năng là ngửi mũi còn để hít thở oxy để cung cấp cho cơ thể

Nhóm 3: Mắt để nhìn

- Nhóm chúng mình nhận được món quà gì?

- Vì sao chúng mình biết?

- Bây giờ chúng mình nhắm mắt lại nào?

- Chúng mình nhìn thấy gì không?

- Vậy mắt có tác dụng gì?

- Để đôi mắt luôn nhìn và quan sát được mọi vật xung quanh chúng mình phải làm gì?

Nhóm 4: Miệng để ăn và uống

- Con được nếm những loại nước gì?

- Nước có vị gì? Quả có vị gì?

- Các con được nếm rất nhiều vị, mỗi loại có nhiều vị khác nhau, để nhận biết các vị con dùng bộ phận nào?

- Ngoài chức năng phân biệt các vị thì miệng có chức năng gì nữa?

*Nhóm 5: Tay và chân

- Món quà đó là gì?

- Con thấy nó như thế nào?

- Món quà đó nhẵn hay sù sì? Mềm hay cứng?

- Chúng mình sờ được các đồ vật là nhờ bộ phận nào?

- Tay giúp chúng mình làm gì?

- Đố các bé biết chân để làm gì?

- Vậy các bé có biết làm thế nào để bảo vệ và giữ gìn các bộ phận trên cơ thể?

=> Kết luận: Mỗi người ai cũng có các bộ phận giống nhau: 2 con mắt, 2 cái tai, 1 cái mũi, 1 cái mồm, 2 cánh tay, 2 cái chân. Các bộ phận đó quan trọng nếu một trong các bộ phận đó đau thì cả cơ thể bị mệt. Vì vậy chúng mình phải biết bảo vệ giữ gìn, giữ vệ sinh sạch sẽ nhé không chơi ở những chỗ bẩn những đồ chơi gây nguy hiểm, ăn uống đủ chất để cho cơ thể luôn khỏe mạnh.

c. Hoạt động 3:Trò chơi củng cố

Hôm nay cô thấy các bé học giỏi và trả lời câu hỏi rõ ràng cô thưởng cho các bé một trò chơi

*Trò chơi 1: “ Thi xem ai nhanh”

Cách chơi như sau các bé chú ý nghe cô nói

Cô gọi tên bộ phận trên cơ thể các bé nói chức năng của bộ phận đó.

Trò chơi 2: Chọn hình ảnh đúng sai

- Cách chơi- Luật chơi: Mời các bé đến với trò chơi Chọn hình ảnh đúng sai ở trò chơi này cô đã chuẩn bị cho mỗi bạn một hình ảnh. Nhiệm vụ của các bé là gắn hình ảnh đúng với chức năng và cách bảo vệ các bộ phận trên cơ thể . Thời gian dành cho trò chơi này là 5 phút đội nào gắn đúng là chiến thắng.

*Trò chơi 3: Ai chọn đồ đúng

- Cách chơi- Luật chơi: Cô chia các bạn làm 2 đội: đội các bạn trai và đội các bạn gái. Nhiệm vụ của đội bạn trai là chọn các đồ dùng bảo vệ khi mùa đông còn đội bạn gái chọn các đồ dùng bảo vệ khi đi ra đường thời gian được tính là một bản nhạc, đội nào chọn đúng là giành chiến thắng.

3. Kết thúc:

- Hôm nay cô cho các bé khám phá các bộ phận nào trên cơ thể?

Đúng rồi mỗi người ai cũng có các bộ phận giống nhau: 2 con mắt, 2 cái tai, 1 cái mũi, 1 cái mồm, 2 cánh tay, 2 cái chân. Vì vậy chúng mình phải biết bảo vệ giữ gìn, giữ vệ sinh sạch sẽ ăn uống đủ chất để cho cơ thể luôn khỏe mạnh.

Buổi học đến đây là hết rồi cô chúc các bé chăm ngoan học giỏi vâng lời ông bà bố mẹ xin chào tạm biệt các con. Trẻ hát “Cái mũi”.



- Trẻ chào khách




- Trẻ chơi trò chơi




- Trẻ trả lời





- Trẻ lên nhận quà và thảo luận



- Trẻ trả lời





- Trẻ trả lời







- Trẻ trả lời







- Trẻ trả lời






- Trẻ trả lời








- Trẻ lắng nghe







- Trẻ chơi trò chơi


















- Trẻ trả lời





- Trẻ hát: “Cái mũi”.

Xem thêm: Giáo án theo mô hình 5E Hoạt động: Các bộ phận trên cơ thể
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2