Bài thuyết trình làm đồ dùng đồ chơi tự tạo mầm non

 BẢN THUYẾT TRÌNH CUỘC THI “LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI SÁNG TẠO MẦM NON” TỔ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI.

Kính thưa Ban giám khảo!

Theo các chuyên gia: “Chơi là cách tự nhiên nhất, thú vị nhất giúp trẻ học và khám phá thế giới xung quanh mình. Đồng thời, chơi sẽ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất cũng như tinh thần”. Trẻ nhỏ cần rất nhiều cơ hội để học và khám phá thông qua việc chúng chơi hàng ngày. Chơi là cách học phù hợp nhất khi chúng ta muốn trẻ tìm tòi khám phá cho bản thân chúng. 

Đồ chơi là dụng cụ không thể thiếu cho việc chơi của trẻ. Mỗi món đồ chơi học tập đều có những tác dụng khác nhau, nó không chỉ là người bạn đồng hành giúp mang đến niềm vui cho trẻ, mà còn nhiều lợi ích khác mà có thể người lớn chúng ta chưa biết.

Bài thuyết trình làm đồ dùng đồ chơi tự tạo mầm non

Với sự phát triển hiện đại của xã hội ngày nay, việc chọn mua một đồ chơi cho trẻ là việc quá dễ dàng, nhưng việc sưu tầm các “Nguyên vật liệu mở”, thu thập lại các phế liệu để tái chế, sử dụng trở lại phục vụ cho cuộc sống không những góp phần vào việc bảo vệ môi trường mà còn tạo ra được những món đồ chơi độc đáo, đẹp, có ý nghĩa giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non.

Hưởng ứng phong trào thi đua  “làm đồ dùng đồ chơi tự tạo mầm non”, Tổ mẫu giáo 4 tuổi chúng tôi đã làm ra những đồ dùng đồ chơi có thể áp dụng vào các hoạt động cho trẻ mầm non ở tất cả các lứa tuổi như: Hoạt động góc, hoạt động khám phá, hoạt động làm quen với toán, Hoạt động tạo hình, Hoạt động âm nhạc...

1. Nguyên vật liệu, kích thước, màu sắc:

Xung quanh ta hàng ngày có biết bao những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương và những nguyên vật liệu tưởng chừng như đã bỏ đi, nhưng bằng sự sáng tạo của mỗi người, những nguyên vật liệu này được tái sử dụng và tạo ra những món đồ chơi thú vị, độc đáo tạo ra sự bất ngờ thích thú cho các cháu trong các giờ học, giờ chơi. 

Nguyên vật liệu, kích thước, màu sắc

Chúng tôi đã sử dụng những nguyên vật liệu thông dụng như: Vải vụn, bông của chăn gối cũ, ống hút, xốp, vải dạ, túi nilon, keo nến,… để sáng tạo ra nhiều loại đồ dùng, đồ chơi khác nhau phục vụ dạy và học hứng thú hiệu quả.

Căn cứ vào đặc điểm về cơ thể của trẻ độ tuổi mầm non chúng tôi đã cân đối về độ cao, độ rộng, trọng lượng của từng loại đồ dùng theo tỉ lệ phù hợp với độ rộng tay, trọng lượng cơ thể trẻ để khi sử dụng trẻ cầm, nắm, bưng, bê, di chuyển dễ dàng từ nơi này đến nơi khác đảm bảo an toàn .

Chúng tôi sử dụng những nguyên vật liệu có nhiều màu sắc tươi sáng, bền màu. Trong quá trình sáng tạo, chúng tôi lựa chọn, phối hợp các màu sắc đan xen phù hợp với từng loại đồ dùng, phù hợp với lứa tuổi trẻ mầm non.

2. Cách thực hiện:

Từ những tấm vải dạ, chúng tôi lựa chọn màu sắc phù hợp với đồ dùng mà chúng tôi dự định làm, sau đó cân đối kích thước và vẽ tạo hình. Sau khi tạo hình thành các loại củ quả, chúng tôi bắt đầu cắt và tiến hành may hoặc khâu tay theo hình, chừa lại một lỗ nhỏ để lột lại và nhồi bông vào bên trong. 

Cuối cùng, khâu kín miệng và gắn những chi tiết còn lại như: lá, cuống... Từ đó đã có thể tạo ra những loại củ quả đẹp mắt, lôi cuốn trẻ để cho trẻ thỏa sức tưởng tượng, sáng tạo.

Cách thực hiện

Từ những tấm xốp, chúng tôi cũng đã vẽ tạo hình, cắt, dán. Để tạo nên những món ăn quen thuộc đối với trẻ như: Đùi gà chiên, tôm, cua, bánh quy, bánh gối, kẹo mút, chả nem...

Ngoài ra, chúng tôi còn tạo ra những chiếc mũ múa rất dễ thương: Từ tấm vải dạ, chúng tôi vẽ tạo hình mặt chú chó dễ thương, chú mèo đáng yêu, những chú gà trống oai phong. Sau đó, dùng kéo cắt theo hình vừa vẽ, trang trí thêm mắt, mũi cho các con vật và làm đai mũ. Đai mũ có dán nhám dính có thể điều chỉnh được.

3. Sử dụng:

Những đồ dùng đồ chơi mầm non này có thể sử dụng cho hoạt động vui chơi của trẻ mầm non, phục vụ trong hoạt động giảng dạy của giáo viên, trong trang trí lớp và các hoạt động học, vui chơi, trải nghiệm của trẻ trong một số chủ điểm như: Gia đình, Bản thân, Thực vật, Động vật...

Những đồ dùng trên giúp trẻ phát triển các mặt sau: 

Những đồ dùng trên giúp trẻ phát triển các mặt sau

Phát triển trí tuệ, phát triển nhận thức

  • Luyện các giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác...), nhận biết môi trường xung quanh, so sánh đặc điểm, định hướng không gian, giải quyết vấn đề... 
  • Trẻ phân biệt được kích thước to - nhỏ, dài - ngắn, tính chất cứng - mềm, màu sắc của đối tượng… 
  • Phát triển trí thông minh cho trẻ, tư duy sáng tạo. 

Phát triển ngôn ngữ

  • Thông qua quá trình chơi trẻ cần có sự hợp tác giữa trẻ với bạn bè xung quanh, phát triển hành vi, ngôn ngữ giao tiếp trong nhóm  chơi …. 
  • Cung cấp vốn từ, kích thích trẻ nói, giúp cho trẻ làm quen với thơ truyện, chữ cái... 

Phát triển cảm xúc, tình cảm

Khi chơi, trẻ vui, tò mò, thích thú, thoải mái cười nói, gợi cho trẻ cảm xúc, tình cảm khác nhau. Những đồ dùng có màu sắc đẹp, đa dạng, có hình ảnh phong phú sẽ khắc sâu vào trí nhớ của trẻ và được trẻ tái hiện lại tạo thành sản phẩm mà trẻ yêu thích.

Những đồ dùng đồ chơi mầm non do chúng tôi sáng tạo ra đảm bảo tính an toàn: Được vệ sinh sạch sẽ, không sắc nhọn, không độc hại, dễ lau chùi, đảm bảo vệ sinh và an toàn khi trẻ sử dụng.

Trên đây là bản thuyết trình đồ dùng đồ chơi của Tổ mẫu giáo 4 tuổi, rất mong nhận được sự góp ý của Ban giám khảo và đồng nghiệp để sản phẩm của chúng tôi được hoàn thiện hơn.

Trân trọng cảm ơn!

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2