Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường mầm non

Tổ chức hoạt động tạo hình giáo dục thẩm mỹ là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục toàn diện đối với trẻ nhỏ. Ở lứa tuổi mầm non, trẻ thể hiện một cách tự nhiên và trong sáng những ý nghĩ và cảm xúc của mình về cái đẹp. Do vậy, năng khiếu nghệ thuật cũng thường được nảy sinh từ lứa tuổi này.

Trong hoạt động tạo hình cô giáo cần để trẻ tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật, trẻ muốn được lựa chọn: trẻ muốn làm gì, làm thế nào để đạt được và sản phẩm đó sẽ như thể nào?

Xem thêm: Giáo Án Hoạt Động Tạo Hình 20 Đề Tài Mọi Lứa Tuổi Mới Nhất

Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường mầm non

Mong muốn của trẻ cần được thể hiện với những phương tiện tạo hình khác nhau. Sự thể hiện mang tính cá nhân, bởi vì trẻ luôn tiếp cận theo đặc tính riêng của mình. Cô giáo nên tăng cường các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, tìm cách giải quyết vấn đề của trẻ. Hãy để tự trẻ miêu tả những gì trẻ biết và có thể làm. trẻ được tự do phát triển khả năng của mình, vẽ theo ý tưởng, tư duy ở nhiều góc độ. 

Ví dụ: Khi cho trẻ vẽ động vật sống dưới nước, cô giáo có thể cho trẻ xem tranh ảnh, xem clip, chuẩn bị 1 bể nước nhỏ có cá, cua, tôm., đang bơi lội tung tăng; sau đó cô giáo gợi ý cho trẻ và cuối cùng để cho trẻ tự lựa chọn cách của riêng mình và sáng tạo bức tranh theo ý tưởng của trẻ.

Chính vì thế chúng ta không nên lạm dụng các sản phẩm mẫu và làm mẫu, cô giáo làm mẫu càng ít và càng ít sử dụng vật mẫu sẽ càng kích thích trẻ tư duy và tìm kiếm cách thể hiện. Thực tế cho thấy các sản phẩm mẫu sẽ làm tê liệt các cảm xúc đã có trước của trẻ, làm giảm tính tích cực hoạt động trí tuệ của trẻ, vì các hoạt động cần thiết để tạo hình đã được làm mẫu đầy đủ, trẻ luôn ghi nhớ, bắt chước. 

Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường mầm non

Nếu có trường hợp yêu cầu làm mẫu, phải gợi ý chứ đừng nên làm ngay, cần tạo tình huống để trẻ làm giúp: Bắt đầu xé từ đâu, xé hình gì, xé như thế nào,...Khi trẻ làm cô nên cất mẫu đi đế trẻ được sáng tạo theo suy nghĩ và cảm xúc của riêng trẻ. Trong khi làm mẫu, cô luôn coi trọng quan điểm của trẻ, mẫu của cô chỉ gợi ý cho các ý tưởng của trẻ.

Để trẻ có được những ý nghĩ trong sáng, những cảm xúc vui tươi, sự sáng tạo đó các cô giáo đã nỗ lực trong việc tìm tòi các phương pháp, cách thức tiếp cận trẻ, bên cạnh đó các cô giáo cũng rất quan tâm đến việc bổ sung các nguyên vật liệu đặc biệt là các nguyên vật liệu sẵn có và tái sử dụng. Từ đó, trẻ sáng tạo ra những tác phẩm thân thiện với thiên nhiên và môi trường.

Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường mầm non

Mục đích chính của việc cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình là nhằm giúp trẻ tăng trí thông minh, khả năng ghi nhớ, nhận biết môi trường, hình khối và màu sắc trong tự nhiên. Không những thế, qua những bài tập, tác phẩm, trẻ còn có cơ hội được khám phá thế giới, học hỏi về những kiến thức căn bản, trả lời cho vô số câu hỏi của trẻ ở lứa tuổi này. Một số tính cách của trẻ như sự kiên trì, nhẫn nại, ham học hỏi cũng dần được hình thành, duy trì hay phát triển

Xem thêm: Biện pháp nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2