Hoạt động có chủ đích: Quan sát con mèo

 Hoạt động có chủ đích: Quan sát con mèo

Hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. Thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, khám phá quan sát thế giới xung quanh giúp trẻ tăng thêm vốn sống, biết nhiều điều mới lạ từ thiên nhiên. 

Không những vậy hoạt động ngoài trời còn giúp trẻ rèn luyện tính tập thể và tinh thần đồng đội, sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với mọi người. Từ ý nghĩa đó Giáo Viên trường mầm non luôn đổi mới, không ngừng sáng tạo hình thức tổ chức hoạt động ngoài trời để để hoạt động dạy và học ngày một hiệu quả hơn.

Khi tổ chức hoạt động ngoài trời đặc biệt là hoạt động có mục đích, giáo viên nhà trường thường xuyên cho trẻ được tham gia tìm hiểu thế giới xung quanh, thông qua việc quan sát các sự vật, hiện tượng thiên nhiên, cây cối, hoa lá, con vật, tham quan dã ngoại ngoài khu vực trường học. 

Với tiêu chí áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm thì giờ hoạt động ngoài trời của chúng tôi luôn diễn ra một cách sôi nổi và hào hứng. Trẻ đưa ra rất nhiều các câu hỏi vì sao? tại sao? Cô giáo chỉ cung cấp thêm thông tin cho trẻ, trẻ là trung tâm trong quá trình quan sát. 

Để từ đó trẻ được phát triển tư duy, được khám phá, được hít thở không khí trong lành, thỏa mãn tính tò mò khơi gợi sự thích thú, sự mạnh dạn tự tin của trẻ.

Hoạt động có chủ đích: Quan sát con mèo

B. CHƠI  NGOÀI TRỜI

1. Hoạt động có chủ đích: Quan sát con mèo.

- Cô cùng trẻ hát “Rửa mặt như mèo”

- Các con vừa hát bài hát gì?

- Bài hát nói về con gì?

- Hôm nay cô con mình cùng nhau quan sát con mèo nhé.

- Con mèo có đặc điểm gì?

- Nó có những bộ phận nào? Ích lợi của mèo là gì?

=> Chúng mình sẽ là gì để cho mèo nhanh lớn.

2. Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ

Luật chơi: Khi nghe thấy tiếng còi kêu: "bim, bim" trẻ phải nhảy tránh sang hai bên kia đường.

Cách chơi:

Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị 1 hoặc 2 vòng tròn nhỏ đường kính khoảng 20cm.

Giáo viên hướng dẫn quy định chỗ chơi ở giữa sân chơi ngoài trời, vẽ hai cạnh đường giới hạn làm đường ô tô, hai bên là vỉa hè.

Giáo viên hướng dẫn cầm vòng tròn xoay xoay giả làm động tác lái "ô tô", trẻ giả làm "chim sẻ".

Các con "chim sẻ" phải nhảy kiếm ăn trên mặt đường, vừa nhảy vừa thỉnh thoảng ngồi xuống giả vờ mổ thóc ăn.

Giáo viên hướng dẫn giả tiếng ô tô kêu "bim bim" và chạy đến.

Chim sẻ (trẻ chơi) phải nhanh chân bay (chạy) nhanh lên các vòm cây bên đường (ra ngoài lằn kẻ đường chạy ô tô).

Kho "ô tô" đã chạy qua rồi, "chim sẻ" lại xuống đường vừa nhảy vừa mổ thóc ăn.

Sau khi trẻ đã chơi quen, giáo viên hướng dẫn chọn khoảng hai em nhanh nhẹn làm "ô tô".Chú ý: Để trẻ không bị luống cuống khi né tránh, giáo viên hướng dẫn cần phải kêu "bim bim" cho to và chạy chầm chậm khi đến gần bên trẻ.Giáo viên hướng dẫn cần phải nhắc nhở các em không được xô đẩy nhau trong khi chơi. Để cho trò chơi vui nhộn, khi trẻ nhảy khoảng 30 giây thì ô tô nên xuất hiện và kêu "bim bim".

3. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời có sẵn trên sân trường.

- Cô giới thiệu khu vực chơi, giới thiệu đồ chơi, phân khu vực chơi cho từng nhóm trẻ và cho trẻ chơi.

- Cô bao quát trẻ.

- Cô cho trẻ tự chọn đồ chơi trẻ thích.

- Cô chú ý đảm bảo an toàn tinh mạng cho trẻ. Nhắc trẻ không xô đẩy bạn không tranh dành đồ chơi với bạn

* Kết thúc: Cô ra hiệu lệnh cho trẻ tập trung, kiểm tra sĩ số trẻ, chuyển hoạt động  khác

C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC:

Nội dung chơi:

  • Góc phân vai: Chơi trò chơi: Bán hàng, nấu ăn, bác sỹ
  • Góc xây dựng – lắp ghép: Xây dựng nhà, đường đi….
  • Góc nghệ thuật – tạo hình: tô màu, vẽ các con vật
  • Góc học tập và sách: Xem sách về các con vật

D. CHƠI,HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:

1.Ôn bài thơ “Thỏ bông bị ốm”

- Cô cho trẻ đọc bài thơ 3 – 4 lần

- Tổ nhóm, cá nhân đọc

- Cô chú ý sửa sai cho trẻ

2. Trò chơi vận động “Tập tầm vông”

Cách chơi:

Trò chơi này cần 2 người hoặc 3, 4 người chơi. Một người nắm một đồ vật nhỏ trong một

 bàn tay, trái hoặc phải (vd: viên sỏi) và giấu vào sau lưng. Sau đó, người đó đọc to bài đồng dao

“Tập tầm vông

Tay không tay có

Tập tầm vó

Tay có tay không

Tay không tay có

Tay có tay không?”

Và nắm chặt lòng bàn tay và đưa hai tay ra.

Những người chơi còn lại sẽ đoán xem tay nào có nắm viên sỏi.

* Luật chơi:

Nếu người chơi bị đoán trúng tay nắm viên sỏi hoặc những người chơi còn lại không đoán được tay nào nắm viên sỏi thì tùy vào quy định của cuộc chơi có thể bị phạt khác nhau.

E. VỆ SINH – TRẢ TRẺ

* Vệ sinh

- Cô hướng dẫn trẻ lau mặt, rửa tay, sửa sang quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ

- Trong khi chờ bố mẹ đón cô cho trẻ chơi tự do những đồ chơi dễ cất hoặc xem tranh chuyện , đọc thơ, kể chuyện, các trò chơi dân gian….

* Trả trẻ

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày để buổi sau trẻ tham gia các hoạt động tốt hơn.

- Trả trẻ tận tay phụ huynh, không  giao trẻ cho người lạ đón.

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2