GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Đề tài: Thổi và in màu tranh vườn hoa xuân
Thể loại: Đề tài
Lứa tuổi : Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi
Số trẻ: 20 - 25 trẻ
Thời gian: 25 - 30 phút
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách thổi và in màu để tạo thành bức tranh vườn hoa xuân.
- Trẻ biết cách sử dụng đồ dùng, phương tiện khác nhau để tạo bức tranh vườn hoa xuân.
2. Kỹ năng:
- Trẻ sử dụng các nguyên vật liệu: Tăm bông, ống hút, ngón tay để thổi, in, chấm tạo thành bức tranh vườn hoa xuân.
- Trẻ sắp xếp và thể hiện các đối tượng trong tranh theo ý tưởng của mình.
- Trẻ đặt tên cho sản phẩm.
3. Thái độ:
- Trẻ chăm chú, ngắm nhìn, biểu cảm bằng nét mặt, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ khi quan sát và thể hiện sản phẩm tạo hình.
- Trẻ biết giữ vệ sinh sạch sẽ và giúp cô thu dọn đồ dùng đồ chơi học tập .
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Tranh của cô: 3 tranh (Tranh 1: Hoa cẩm tú cầu. Tranh 2: Cây xanh. Tranh 3: Cỏ và hoa)
- Ống hút to, nhỏ, màu nước, tăm bông, …
- Giá treo sản phẩm
- Nhạc không lời, nhạc bài Chiken dace.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Giấy A4 đủ cho số trẻ.
- Bàn kỹ năng: 3 nhóm.
- Khay màu nước, cốc đựng màu nước, lọ màu
- Ống hút, tăm bông, khăn lau tay, giấy thấm…
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.

III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú: - Cô chơi trò chơi Thổi bong bóng. + Cô thổi bong bóng bằng ống hút. + Cô dùng ống hút thổi màu nước trong cốc tạo thành bong bóng và in vào trang giấy, khi bóng vỡ để lại những đốm màu hình tròn trên trang giấy => Ống hút và màu nước có thể tạo ra những bong bóng màu, vệt màu, đốm màu. Từ đó cô đã sáng tạo ra những bức tranh về vườn hoa xuân. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức * Quan sát, đàm thoại tranh: - Tranh 1: Hoa cẩm tú cầu Hỏi trẻ: + Cô có bức tranh gì đây? + Con có cảm xúc gì sau khi ngắm bức tranh này ? + Những bông hoa được tạo ra bằng cách nào? Có mấy bông hoa? Chúng được sắp xếp như thế nào? -> Cô lấy ống hút thổi nhẹ, thổi từ từ để màu nước tạo thành bong bóng nổi lên miệng cốc, tiếp theo cô úp tờ giấy vào chiếc cốc, bong bóng vỡ tạo thành những đốm màu trên giấy. Cô đã in ba đốm màu ở các vị trí khác nhau sao cho cân đối rồi sử dụng các nguyên liệu khác nhau để trang trí cho tranh thêm sinh động. - Tranh 2: Cây xanh + Còn đây là bức tranh gì? Con có cảm nhận gì về bức tranh này? + Cách thổi màu tạo cây có giống cách thổi màu tạo hoa không nhỉ? Cách thổi như thế nào? (thổi giọt màu từ dưới lên trên tạo thân, sang các ngả tạo cành, chú ý thổi dứt khoát) + Làm thế nào để tạo ra những bông hoa và tán lá như thế này? - Tranh 3: Cỏ và hoa + Các con thấy bức tranh này có gì đặc biệt? + Cành hoa cô thổi ở đâu, phía dưới bức tranh có gì? Để sáng tạo cho bức tranh them đẹp cô còn làm gì nữa? * Hỏi ý tưởng của trẻ: - Con thích làm bức tranh gì? Con làm bức tranh đó như thế nào? ( cô hỏi trẻ về nguyên liệu và cách thể hiện) - Cô hỏi 2-3 trẻ. Phát triển ý tưởng của trẻ. - Nhắc trẻ không làm đổ màu, làm rây bẩn ra bài, nhường nhịn nhau, không tranh giành đồ dùng của nhau. * Trẻ thực hiện: - Cô ổn định và bao quát trẻ trong các nhóm. - Cô quan sát, động viên, gợi mở ý tưởng, khích lệ trẻ sáng tạo; hỗ trợ, giúp đỡ trẻ khi cần thiết, gợi ý để trẻ đặt tên cho sản phẩm của mình. - Cô và trẻ cùng vận động bài Chicken dance và cho trẻ về đội hình để ngồi ngắm nhìn sản phẩm khoảng 1 phút. * Nhận xét sản phẩm: - Cô và trẻ trao đổi về sản phẩm của mình, của bạn: + Con thích bài nào? Vì sao? + Tranh của con đâu? Con giới thiệu về bức tranh của mình nhé! Con đặt tên cho bức tranh này là gì? - Cô nhận xét chung cả lớp. Động viên, khen ngợi trẻ, giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phảm của mình, của bạn. 3. Kết thúc: - Cô nhắc trẻ giúp cô thu dọn đồ dùng đồ chơi học tập. - Cô cho trẻ ra sân thổi bong bóng xà phòng. | Trẻ vỗ tay Cô Ngọc thổi bong bóng xà phòng 1-2 trẻ nhắc lại cách thổi Trẻ chú ý quan sát 1-2 trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ chú ý lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ trả lời Cô và trẻ vận động 1-2 Trẻ nhận xét Cô nhận xét chung cả lớp Trẻ giúp cô thu dọn đồ dùng đồ chơi học tập |