Giáo án thi giáo viên giỏi cấp huyện khám phá xe đạp xe máy

 Chủ đề: Giao thông

Lĩnh vực: Phát triển nhận thức

Đề tài: Khám phá xe đạp xe máy

Loại tiết: Cung cấp kiến thức mới

Thời gian thực hiện: 25 phút

I/Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật của xe đạp, xe máy.

Trẻ biết được ích lợi, công dụng của xe đạp, xe máy.

Trẻ biết được xe đạp, xe máy là phương tiện giao thông đường bộ .

Biết được cách chơi, luật chơi của một số trò chơi.

Củng cố ôn luyện, tích hợp các môn học khác nh­ư: Toán, Âm nhạc.

2. Kỹ năng:

Phát triển kỹ năng quan sát, nhận xét và ghi nhớ có chủ đích cho trẻ

Trẻ có kỹ năng hợp tác nhóm.

Trẻ có kỹ năng trả lời rõ ràng, mạch lạc.

Trẻ so sánh được đặc điểm giống và khác nhau của xe đạp, xe máy.

3. Thái độ:

Trẻ có ý thức khi ngồi trên các phương tiện giao thông như: Ngồi ngay ngắn, khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm.

Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động.

III Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô:

Giáo án

Giáo án điện tử

Que chỉ, máy tính

Nhạc bài hát “Đi đường em nhớ” đi xe đạp, em đi qua ngã tư đường phố. Và một số bài hát khác trong chủ đề.

2. Đồ dùng của trẻ:

Hình ảnh xe đạp, xe máy để trẻ khám phá và thảo luận theo nhóm. Mỗi trẻ 1 rổ đựng lô tô xe đạp, xe máy, ô tô,trang phục gọn gàng,

Một số đồ dùng đồ chơi xe đạp 3 bánh mầm non, xe máy, ô tô để trẻ chơi trò chơi, bảng xoay 2 mặt.

Giáo án thi giáo viên giỏi cấp huyện khám phá xe đạp xe máy

III. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú ( 3 phút)

- Cô giới thiệu khách dự.

- Cô cho trẻ hát bài “Đi đường em nhớ”

- Cô và các con vừa hát bài hát gì?

- Bài hát nhắc nhở chúng mình điều gì?

- Sáng nay ai đưa các con đi học?

- Bố mẹ đưa các con đến trường bằng phương tiện gì?

- Bạn thì được bố mẹ đưa đi học bằng xe máy, bạn thì đi học bằng xe đạp và hôm nay cô sẽ cùng các con khám phá về xe đạp và xe máy.

2. Hoạt động 2: Bài mới ( 21 phút )

*. Khám phá xe đạp, xe máy.

* Tổ chức trẻ thảo luận 3 nhóm

- Cô bao quát và đến các nhóm hỏi trẻ về đặc điểm của xe đạp, xe máy.

- Cô mời đại diện các nhóm đưa ra ý kiến nhận xét về xe đạp, xe máy.

- Nhóm 1: Nhóm con có nhận xét gì về xe đạp.

+ Xe đạp có đặc điểm gì? Gồm có những bộ phận nào?

+ Nhóm 2 và nhóm 3 có ý kiển bổ sung gì khác không?

- Còn xe máy thì sao? Cô mời các bạn nhóm 2 có ý kiến nào?

+ Xe máy có những bộ phận nào?

+ Nhóm 3 và nhóm 1 có ý kiến bổ sung giúp các bạn nhóm 2 không nào?

+ Cô mời các bạn nhóm 3 nào?

- Vừa rồi cô thấy cả 3 nhóm đã rất tích cực cùng nhau thảo luận và đã đưa ra được một số đặc điểm của xe đạp, xe máy. Để giúp các con hiểu rõ hơn về đặc điểm của 2 phương tiện này, cô mời mỗi nhóm cử một bạn đại diện cất đồ dùng của nhóm mình đi giúp cô, các bạn còn lại chúng mình về chỗ ngồi để nhau khám phá và tìm hiểu kỹ hơn về xe đạp và xe máy nhé.

* Cô hướng dẫn trẻ khám phá

* Khám phá xe đạp.

+ Xe gì đây các con?

+ Xe đạp này có màu gì?

+Ai có nhận xét gì về đặc điểm của xe đạp? Xe đạp gồm có những bộ phận nào?

+ Đây là bộ phận nào của xe?

=> : Tay lái của xe giúp con người điều khiển xe đi theo các hướng theo ý của mình đấy các con ạ!

+ Đây là bộ phận nào?

+ Còn đây là bộ phận nào của xe?

+ Yên xe để làm gì?

=> Yên xe để người ngồi lên khi lái xe đấy các con ạ!

+ Đây là gì các con?

+ Xe đạp có mấy bánh xe?

+ Bánh xe đạp có dạng hình gì?

=> Bánh xe đạp có rất nhiều những thanh nhỏ này gọi là nan hoa đấy các con ạ! Các con chú ý khi ngồi trên xe đạp không được cho chân vào nan hoa xe, sẽ bị kẹp chân đấy.

+ Đây là gì?

=> Chân trống giúp cho xe đứng được mà không bi đổ đấy các con ạ!

+ Xe đạp có gì nữa đây?

Cô: Bàn đạp giúp con người làm cho xe di chuyển được đấy.

- Vừa rồi cô và các con đã khám phá về xe đạp, bạn nào giỏi nhắc lại cho cô, xe đạp có những bộ phận nào?

Cô khái quát lại: Xe đạp gồm có: Tay lái, khung xe, yên xe, bánh xe, chân trống, bàn đạp.

+ Xe đạp muốn đi được phải làm gì?

=> Đúng rồi các con ạ! Xe đạp muốn đi được phải nhờ vào sức người dùng đôi bàn chân để đạp đấy.

- Cô cho trẻ quan sát video người đang đạp xe trên đường.

+ Xe đạp đi ở đâu các con?

+ Xe đạp đi trên đường nên được gọi là phương tiện giao thông đường gì?

+ Xe đạp dùng để làm gì?

+ Khi ngồi trên xe đạp các con phải ngồi như thế nào?

Mở rộng: Cô cho trẻ quan sát các kiểu xe đạp khác nhau.

- Cô cho trẻ vận động theo lời bài hát “Đi xe đạp”

+ Cô và các con vừa làm động tác gì?

* Khám phá xe máy

+ Khi ngồi trên xe nào chúng mình phải đội mũ bảo hiểm các con?

+Và đáp án của cô đó là xe gì đây?

+ Xe máy này có màu gì?

+Xe máy gồm có những bộ phận nào?

+ Đây là gì?

+ Đầu xe có bộ phận nào đây?

+ Tay cầm hay còn gọi là tay lái giúp con người điều khiển xe đi theo các hướng theo ý muốn.

+ Đầu xe còn có gì nữa đây?

+ Còn đây là bộ phận nào của xe?

+ Đây là gì?

+ Yên xe để làm gì?

+ Còn đây là gì các con ?

+ Xe máy có mấy bánh?

+ Bánh xe máy có dạng hình gì?

+ Xe máy đang đứng được là nhờ bộ phận nào đây?

=>À đúng rồi đấy, nhờ có chân trống giữ cho xe không bị đổ khi đỗ đấy các con ạ!

+ Cô và các con vừa khám phá về xe gì đây?

Cô khái quát lại: Xe máy gồm có đầu xe, khung xe, yên xe, bánh xe, chân trống.

+ Để xe máy đi được phải làm gì?

=> Cô khái quát lại: Xe máy chạy bằng động cơ, nên khi đi phải đổ xăng.

- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh xe máy đang chạy trên đường.

+ Xe máy đang đi ở đâu đây?

+ Xe máy đi trên đường nên gọi là PTGT đường gì?

+ Khi đi xe máy phải đội gì?
+ Xe máy dùng để làm gì?


+ Khi ngồi trên xe máy phải chú ý điều gì các con?

Mở rộng: Cô cho trẻ quan sát một số loại xe máy khác nhau trên máy tính.

*So sánh xe đạp và xe máy.

* Giống nhau.

+ Xe đạp, xe máy giống nhau ở điểm nào?

=>Cô khái quát lại: Xe đạp và xe máy giống nhau là đều có tay lái, khung xe, yên xe, bánh xe, chân trống và đều là phương tiện giao thông đường bộ.

* Khác nhau: xe đạp 3 bánh mầm non và xe máy khác nhau ở điểm nào?

=> Cô khái quát lại: Xe đạp và xe máy khác nhau là: Xe đạp có bàn đạp, xe máy không có bàn đạp. Xe đạp khi đi dùng chân để đạp, xe máy chạy bằng động cơ, muốn đi được phải đổ xăng.

* Trò chơi.

- T/C 1: Ai tinh mắt.

+ L1: Cô nói tên PTGT

+ L2: Cô nói đặc điểm của xe.

- T/C2: Thi đội nào nhanh:

+ Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi, tổ chức trẻ thi đua giữa 2 đội lên lấy PTGT theo yêu cầu

3. Hoạt động 3: Kết thúc: (1 phút)

- Trong giờ học ngày hôm nay cô và các con đã khám phá về phương tiện nào?

- Cô cùng trẻ hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”

- Trẻ hưởng ứng

- Trẻ hát cùng cô

- Cả lớp trả lời. Con thưa cô bài hát đi đường em nhớ ạ”

- Cả lớp trả lời: Đi bên phải đường ạ!

- 2-3 trẻ trả lời: Con thưa cô bố mẹ ạ!

- 1-2 trẻ trả lời: Xe máy, xe đạp ạ!

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ về 3 nhóm cùng nhau thảo luận về đặc điểm của xe đạp, xe máy.

- Trẻ trả lời câu hỏi theo ý hiểu.

- Đại diện 1-2 trẻ của các nhóm đưa ra ý kiến nhận xét.

- 1-2 trẻ trả lời: Có yên xe, bánh xe ạ!

 

- 1-2 trẻ trả lời: Con thưa cô có khung xe ạ!

- Đại diện trẻ nhóm 2 trả lời.

- 2-3 trẻ trả lời: Con thưa cô có đầu xe ạ!

- 1-2 trẻ trả lời: Con thưa cô có yên xe ạ!

- Đại diện 3 bạn của 3 nhóm cất đồ dùng đi.

- Trẻ về chỗ ngồi theo hình chữ u

- 1-2 trẻ trả lời: Xe đạp ạ!

- Cả lớp trả lời: Màu xanh ạ!

- Trẻ nhận xét theo gợi ý của cô.

- 2-3 trẻ trả lời: Tay lái ạ!

- Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát.

- 2-3 trẻ trả lời: Khung xe ạ!

- 1-2 trẻ trả lời: Yên xe ạ!

- 2-3 trẻ trả lời: Để ngồi ạ!

- Trẻ chú ý lắng nghe.

- 2-3 trẻ trả lời: Bánh xe ạ!

- 2-3 trẻ trả lời: Xe đạp có 2 bánh ạ!

 - 1-2 trẻ trả lời: Bánh xe đạp có dạng hình tròn ạ!

- Trẻ lắng nghe

- 1-2 trẻ trả lời: Chân trống ạ!

- Trẻ chú ý lắng nghe.

- 1-2 trẻ TL: Bàn đạp ạ!

- Trẻ chú ý lắng nghe

- 3-4 trẻ trả lời: Có tay lái, khung xe, bánh xe, yên xe.

- Trẻ chú ý lắng nghe.

- 1-2 trẻ trả lời: Phải dùng chân đạp ạ!

- Trẻ chú ý lắng nghe.

- Trẻ quan sát.

- 1-2 trẻ trả lời: Đi trên đường ạ!

- 2-3 trẻ trả lời: PTGT đường bộ ạ!

- 1-2 trẻ trả lời: Để chở người, chở hàng

- 1-2 trẻ trả lời: Ngồi ngay ngắn ạ!

- Trẻ quan sát

- Trẻ vừa đi vừa hát và làm động tác đi xe đạp cùng cô.

- Cả lớp trả lời: Đi xe đạp ạ!

- 1-2 trẻ trả lời: Ngồi trên xe máy ạ!

- Trẻ trả lời: Xe máy ạ!

- Cả lớp trả lời: Màu đỏ ạ!

- Trẻ quan sát và nhận xét.

- Đầu xe ạ!

- 1-2 trẻ trả lời: Tay cầm ạ!

- Trẻ chú ý lắng nghe.

- 1-2 trẻ trả lời: Gương xe ạ!

- 2-3 trẻ trả lời: Khung xe ạ!

- 1-2 trẻ  lời: Yên xe ạ!

- 1-2 trẻ lời: Để ngồi ạ!

- 2-3 trẻ trả lời: Bánh xe ạ!

- 1-2 trẻ trả lời: Xe máy có 2 bánh ạ!

- 2-3 trẻ trả lời:  Bánh xe máy có dạng hình tròn ạ!

- 1-2 trẻ trả lời: Chân trống ạ!

- Trẻ lắng nghe

- Cả lớp trả lời: Xe máy ạ!

- Trẻ chú ý lắng nghe.

- 1-2 trẻ trả lời: Phải đổ xăng ạ!

- Trẻ chú ý lắng nghe.

- Trẻ quan sát

- Cả lớp trả lời: Trên đường ạ!

- 2-3 trẻ trả lời: PTGT đường bộ ạ!

- 1-2 trẻ trả lời: Đội mũ bảo hiểm ạ!

- 1-2 trẻ trả lời: Dùng để chở người, hàng hóa ạ!

- 1-2 trẻ trả lời: Phải ngồi ngăn ngắn và đội mũ bảo hiểm ạ!

- Trẻ quan sát.

- 2-3 trẻ trả lời: Có khung xe, yên xe, bánh xe,..

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời: Trẻ trả lời theo ý hiểu.

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lấy PTGT theo yêu cầu của cô.

- Trẻ trả lời câu đố của cô và lấy phương tiên giao thông theo câu đố.

- 2 đội thi đua nhảy lò cò lên lên lấy xe đạp, xe máy theo yêu cầu.

- Cả lớp trả lời: Xe đạp, xe máy ạ!

- Trẻ hát và ra ngoài.

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2