Giáo án chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên 4-5 tuổi

Giáo án chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên 4-5 tuổi
 

GIÁO ÁN THAM DỰ HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TỈNH  BẬC HỌC MẦM NON

Lĩnh vực phát triển nhận thức (KPKH) 

Đề tài: Tìm hiểu về gió 

Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên 

Đối tượng dạy: Trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi 

Thời gian dạy: 25 - 30 phút 

Ngày soạn: 

Ngày dạy: 

Người soạn và dạy: 

Đơn vị công tác: Trường Mầm non 

I. MỤC TIÊU  

1. Kiến thức:  

- Trẻ nhận biết được gió tự nhiên (do không khí chuyển động quanh trái đất tạo ra  gió, gió không thổi cùng một hướng mà thổi khắp mọi nơi) và gió nhân tạo (do  con người tạo ra).  

- Trẻ biết được đặc điểm, tính chất đặc trưng của gió: Không có màu, không mùi,  không nắm bắt được.  

- Trẻ nhận biết, phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa gió tự nhiên 

- gió  nhân tạo.  

- Trẻ biết được gió có nhiều ích lợi và những tác hại đối với đời sống con người,  động vật, thực vật.  

2. Kỹ năng:  

- Trẻ có khả năng nhận biết, phân biệt giữa gió tự nhiên và gió nhân tạo. 

- Trẻ có kỹ năng hợp tác với các bạn trong nhóm, biết thảo luận cùng nhau và  chia sẻ hiểu biết của mình về gió.  

- Trẻ có kỹ năng quan sát, phán đoán, khả năng tư duy qua hoạt động trải nghiệm  về gió và tham gia vào các trò chơi.  

3. Thái độ  

- Trẻ chú ý lắng nghe, hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động  

- Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, cảnh quan xanh- sạch- đẹp. Biết bỏ  rác vào thùng rác và đúng nơi quy định.  

- Trẻ biết tận hưởng những nguồn gió mát từ tự nhiên, biết sử dụng hợp lý các  nguồn gió mát từ nhân tạo. 

- Trẻ biết giữ gìn cơ thể của mình luôn khoẻ mạnh bằng cách: Mặc trang phục ấm  khi có gió lạnh; không chạy, nô đùa ngoài trời khi có gió bão.... 

II. CHUẨN BỊ 

1. Chuẩn bị của cô giáo: 

- Giáo án điện tử; bài giảng điện tử Powerpoint có các hình ảnh, video về gió, ích  lợi của gió, tác hại của gió. 

- Máy chiếu, máy tính, loa, que chỉ. 

- Trang phục “Bờm”, quạt mo, quạt điện. 

- Một số bài hát, bài đồng dao 

- Các loại đồ dùng đồ chơi chuẩn bị cho trẻ tham gia vào hoạt động và các trò  chơi. 

2. Đồ dùng của trẻ: 

- Quạt giấy, quạt mo, chong chóng bằng giấy (số lượng đủ cho trẻ tham gia hoạt  động học và các trò chơi). 

- Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cùng với cô giáo. 

3. Địa điểm, không gian tổ chức: Trong lớp học.  

4. Hoạt động tích hợp, giáo dục trong giờ học:  

-  Âm nhạc  

- Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục trẻ tiết kiệm điện…. 

III. CÁCH TIẾN HÀNH 

Hoạt động của cô giáo 

Dự kiến  

hoạt động của trẻ

  1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú, giới thiệu bài học 

- Cô đóng vai Bờm, cầm quạt mo và đi vào lớp (kết hợp  với nhạc bài đồng dao “Thằng Bờm” 

Thằng Bờm có cái quạt mo  

Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu  

Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu, 

Phú ông xin đổi ao sâu cá mè  

Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè,  

Phú ông xin đổi một bè gỗ lim,  

Bờm rằng: Bờm chẳng lấy lim,  

Phú ông xin đổi con chim đồi mồi  

Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi,  

Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười 

- Bờm chào trẻ bằng tiếng Anh 

- Trẻ chào Bờm bằng  Tiếng Anh 

- Hôm nay “Bờm” mang đến lớp mình rất nhiều điều kỳ  diệu.  

- Vậy các bạn đã sẵn sàng cùng Bờm khám phá những  điều kỳ diệu chưa? 

- Bờm không đổi quạt cho Phú Ông đâu, đố các bạn biết  chiếc quạt này Bờm dành tặng cho ai? 

- Chiếc quạt mo này Bờm sẽ dành tặng cho tất cả các  bạn lớp 4A1 trường Mầm non … đấy!  

- Cô cầm chiếc quạt mo, dùng tay quạt cho tất cả trẻ  trong lớp và hỏi cảm nhận của trẻ: 

- Trẻ chú ý 

- Trẻ trả lời 

- Trẻ trả lời 

- Trẻ vỗ tay 

- Các bạn cảm nhận được điều gì? 

- Con cảm thấy mát… 

- Vì sao các bạn cảm thấy mát? 

- Nhiều trẻ nói cảm  nhận, suy nghĩ của mình  

- Nhận xét và tuyên dương 

- Cô khái quát: Các bạn cảm thấy mát,…là do Bờm vừa dùng chiếc quạt mo để tạo ra gió. 

- Trẻ lắng nghe 

- Cô hỏi trẻ: Vậy có bạn nào biết gì về gió không? 

- Nhiều trẻ trả lời 

* Giới thiệu bài học: Hôm nay Bờm và các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu về gió nhé! 

  1. Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm “Tìm hiểu về gió” 

(Cô cho trẻ tự lấy quạt và ngồi theo 4 nhóm) 

- Trẻ thực hiện hiện  theo yêu cầu của cô 

  1. Gió nhân tạo 

- Cô cho trẻ tham gia trò chơi “Kết đôi bạn thân” 

- Cô yêu cầu trẻ tự kết đôi, 2 trẻ thành 1 đôi và quay  mặt vào nhau, mỗi trẻ sẽ cầm 1 chiếc quạt và quạt cho  bạn (Cô bao quát, gợi ý cho trẻ tự trao đổi, chia sẻ với  bạn về cảm giác thế nào khi được bạn quạt? Điều gì xảy  ra khi cả bạn 2 dùng quạt và quạt cho nhau?) 

- Trẻ hỏi: Tôi quạt  cho bạn, bạn cảm  thấy như thế nào?  Tóc bạn có bay  không? Vì sao tóc bạn lại bay? (Vì gió tạo ra từ quạt làm mát, tóc bay,…) 

> Cô khái quát lại các ý kiến của trẻ đã đưa ra: Khi các  con dùng tay cầm quạt và quạt cho nhau thì các con  cảm thấy mát, các sợi tóc bay là do các bạn tự tay tạo ra  gió từ những chiếc quạt mà Bờm tặng. 

- Cô hỏi trẻ: Khi các con ở trong nhà, không dùng tay  cầm quạt để quạt mà muốn có gió mát thì phải làm thế  nào? 

(Cô mời trẻ dùng tay bấm chiếc quạt điện, sau đó cô  cho trẻ trải nghiệm với chiếc quạt điện) 

- Sau khi chiếc quạt điện được bật lên, cô giáo hỏi trẻ: 

- Trẻ chú ý lắng nghe 

- Nhiều trẻ đưa ra ý  kiến của mình: Bật  quạt… 

- Trẻ thực hiện 

+ Đố các bạn biết, gió có từ đâu? 

- Từ chiếc quạt điện 

+ Các bạn có nhìn thấy gió không? 

- Không ạ 

+ Các bạn hãy đưa tay lên nắm gió nào? (Hỏi trẻ: Các  con có nắm được gió không?) 

+ Tương tự như vậy cô yêu cầu trẻ: Ngửi gió, sờ gió,  bắt gió (Cô hỏi trẻ: Các con có ngửi, sờ, bắt được gió  không? 

- Trẻ thực hiện và trả  lời câu hỏi của cô  giáo 

- Trẻ thực hiện và trả  lời câu hỏi của cô  giáo 

+ Bạn nào quan sát và cho biết gió có màu gì? Hình gì? 

- Trẻ quan sát và trả  lời câu hỏi của cô giáo 

- Ai có ý kiến nhận xét khác bạn? (Cô gọi nhiều trẻ  tham gia trả lời câu hỏi của cô giáo) 

> Cô chốt lại đặc điểm, tính chất của gió nhân tạo: Gió  nhân tạo không nhìn thấy được, không có màu, không  có mùi, không sờ được, không nắm được … nhưng gió  lại mang những hương thơm của các loài hoa.... toả đi  khắp nơi. 

- Vậy bạn nào cho Bờm và các bạn biết gió từ chiếc  quạt mo, gió từ chiếc quạt điện được gọi là gió gì? 

> Cô khái quát lại: Gió nhân tạo có được là dùng sức  người, dùng điện để tạo ra (Cô có thể cho trẻ xem thêm  một số hình ảnh trên màn hình máy chiếu về gió nhân  tạo) 

- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ 

  1. Gió tự nhiên

- Nhiều trẻ quan sát  và nhận xét 

- Trẻ chú ý lắng nghe 

- Gió nhân tạo 

- Trẻ chú ý 

- Bây giờ Bờm mời các bạn lớp 4A1 cùng du lịch qua  màn ảnh nhỏ (Cô cho trẻ xem hình ảnh, video: Lá cờ tổ  quốc đang bay phấp phới, lá cây đung đưa theo gió,  chong chóng quay,…ở ngoài trời 

- Sau khi xem một số hình ảnh, video cô hỏi trẻ: 

- Trẻ chú ý 

+ Các bạn đã nhìn thấy gì? 

- Trẻ kể 

+ Vì sao lá cờ bay phấp phới, lá cây đung đưa theo gió,  chong chóng lại quay được? 

- Trẻ trả lời 

+ Ngoài ra các bạn có nghe thấy tiếng gì không? - Tiếng ù…ù… 

+ Đó là âm thanh gì? 

- Âm thanh của gió 

> Cô khái quát lại: Lá cờ bay phấp phới, lá cây đung  đưa, chong chóng quay được là nhờ có gió… 

- Trẻ lắng nghe 

- Vậy các bạn có nhìn thấy gió không? Vì sao? 

- Trẻ trả lời 

- Làm thế nào để các bạn biết ngoài trời có gió? 

- Quan sát sự chuyển  động của các sự vật  

- Các bạn có biết gió đó gọi là gì? 

- Gió tự nhiên 

- Vì sao? 

- Nhiều trẻ đưa ra ý  kiến của mình 

> Cô chốt lại: Gió tự nhiên là một hiện tượng tự nhiên. Gió tự nhiên hình thành là do không khí chuyển động quanh trái đất tạo ra gió, gió không thổi cùng một hướng mà thổi khắp mọi nơi. 

- Trẻ chú ý lắng nghe 

- Nhận xét và tuyên dương trẻ 

  1. So sánh gió tự nhiên và gió nhân tạo 

- Bạn nào có nhận xét gì về điểm giống và khác nhau giữa gió tự nhiên - gió nhân tạo (Cô gọi nhiều trẻ đưa ra ý kiến nhận xét) 

- Nhiều trẻ nhận xét 

- Cô khái quát lại: 

- Trẻ chú ý lắng nghe 

+ Điểm giống nhau: Đều được gọi là gió, không màu,  

không nhìn thấy được, không sờ, nắm được, không bắt được. 

+ Điểm khác nhau: Gió tự nhiên hình thành là do không khí chuyển động quanh trái đất tạo ra gió, gió không thổi cùng một hướng mà thổi khắp mọi nơi; Gió nhân tạo là do con người tạo ra và tuỳ chỗ. 

- Nhận xét và tuyên dương trẻ 

  1. Ích lợi và tác hại của gió 

* Ích lợi của gió 

- Gió có ích lợi gì đối với đời sống con người, động vật, 

- Trẻ suy nghĩ và trả 

thực vật...? lời  (Cô gọi nhiều trẻ nói về lợi ích của gió

- Cô khái quát: 

Gió có nhiều lợi ích đối với đời sống con người, động vật, thực vật...

Gió làm mát khi nóng;  gió làm khô đồ khi phơi; gió giúp thuyền buồm di  chuyển được trên sông, biển; có gió các bạn nhỏ mới đi  thả diều…  

(Cô kết hợp cho trẻ xem các hình ảnh, video về ích lợi  của gió) 

* Tác hại của gió 

- Trẻ chú ý lắng nghe 

- Trẻ quan sát 

- Khi gió thổi mạnh, kèm mưa lớn thì điều gì xảy ra? 

- Trẻ phán đoán, suy  nghĩ và trả lời 

(Cô gọi nhiều trẻ nói về tác hại của gió) 

- Cô khái quát: Khi gió thổi mạnh, kết hợp với mưa lớn  sẽ tạo thành bão nên có những tác hại đối với đời sống  con người, động vật, thực vật...Gió bão gây đổ nhà, đổ  gãy cây cối thiệt hại về người và tài sản. Ngoài ra, gió  to sẽ cuốn những chiếc lá cây rụng, các vật bay lên, gây  bụi và ô nhiễm môi trường. 

(Cô kết hợp cho trẻ xem các hình ảnh, video về tác hại  

- Trẻ chú ý lắng nghe của gió) 

- Trẻ quan sát 

- Khi thấy gió mạnh và bão các con phải làm như thế  nào? 

- Nhiều trẻ trả lời 

> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ phải biết giữ gìn cơ  thể của mình luôn khoẻ mạnh bằng cách: Mặc trang  phục ấm khi có gió lạnh, đeo khẩu trang, đội mũ khi đi  đường; không chạy, nô đùa ngoài trời khi có gió bão.... 

- Nhận xét và tuyên dương trẻ 

Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố 

a. Trò chơi 1: Gió tự nhiên, gió nhân tạo 

- Cô nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi: Lớp mình  được chia thành 3 nhóm, phía trên có rất nhiều các đồ  dùng, đồ chơi mầm non, nguyên vật liệu khác nhau. Nhiệm vụ  của các nhóm sẽ tự lựa chọn các đồ dùng, đồ chơi,  

- Trẻ chú ý lắng nghe nguyên vật liệu để tạo ra gió. 

- Trẻ chú ý lắng nghe 

- Cho trẻ tham gia chơi (cô bao quát, định hướng trẻ trong quá trình chơi

- Trẻ tham gia chơi  theo nhóm 

- Nhận xét và tuyên tương

> Cô tổng quát lại: Cô hỏi lại trẻ về bài học (gió tự  nhiên, gió nhân tạo, ích lợi và tác hại của gió

b. Trò chơi 2: Chong chóng quay 

- Đến với lớp mình ngày hôm nay Bờm mang tặng cho  tất cả các bạn những chong chóng nhiều màu sắc khác  nhau. Bây giờ Bờm và các bạn sẽ cùng chơi với những  chiếc chong chóng này.  

- Trẻ lắng nghe 

- Bờm chơi cùng trẻ 

- Trẻ tham gia chơi 

* Kết thúc: 

Trò chơi chong chóng quay cũng là lời chào của Bờm dành cho các bạn lớp 4A1 - Trường Mầm non  

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2