Biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non

Tôi sẽ kể cho các bạn về một câu chuyện có thực đã từng xảy ra tại trung tâm chăm sóc sức khỏe dành cho trẻ khuyết tật phát triển mà tôi hiện đang làm việc. Nhân dịp sinh nhật 10 tuổi của bé Ryo (tên giả), các nhân viên của trung tâm đã lên kế hoạch tổ chức sinh nhật cho cậu bé. Vốn dĩ mọi người làm điều này là vì muốn nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của cậu bé, nhưng đáng tiếc là việc này đã đem lại kết quả trái ngược.



giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non
giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non


Đầu tiên là bánh sinh nhật. Bình thường đồ ăn vặt của các học viên trong trung tâm là hoa quả hay các loại kẹo được làm từ đậu, nhưng ngày hôm đó, mọi người đã đổi thành bánh kem để chúc mừng. Thế nhưng, trong khi các bạn khác vui vẻ ăn bánh, bé Ryo lại chẳng hề động đậy chút nào vì “Con ghét kem tươi”. Bé còn bỏ ngay tấm thiệp sinh nhật mà mọi người đã kỳ công viết vào túi mà chẳng thèm liếc mắt một cái. Còn chiếc bút chì có hình nhân vật hoạt hình đang được yêu thích mà mọi người tặng thì bị bé đưa cho em “Con cho em rồi vì con không thích”.

Điều này hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của mọi người, bởi vậy nó khiến mọi người khá buồn. Thế nhưng sau đó mọi người lại lên tinh thần ngay lập tức vì nhận ra đây chính là lý do khiến bé Ryo đến với trung tâm.

Trẻ mắc khuyết tật phát triển thường nói thẳng điều mà bé nghĩ

kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật mầm non
kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật mầm non

Có thể nói không thể lý giải sự khách sáo trong giao tiếp là một trong những điểm đặc trưng của người mắc khuyết tật phát triển. Họ có thể nói thẳng “Chẳng hợp chút nào” với người bạn vừa cắt kiểu đầu mới, hay trả lời câu hỏi “Em có đẹp không?” của người yêu theo kiểu “Trông em chẳng khác gì mọi người cả”, hoặc thẳng thừng trả lời rằng “Tôi chả thấy có gì đặc biệt” khi nghe mọi người kể về cảm xúc của mình sau khi xem biểu diễn. Ngoài ra, còn có vô số ví dụ tương tự khác mà chúng ta có thể kể đến. Nhìn chung, người mắc khuyết tật phát triển thường có xu hướng nói thẳng những điều mà mình nghĩ.


Nói thẳng điều mình nghĩ là không tốt? - Biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non


Giống như trong trường hợp của bé Ryo, bản thân cậu bé không hề có ý xấu gì, nhưng vấn đề nằm ở thái độ và lời nói mà bé dùng khi bày tỏ ý nghĩ của mình. Một trong những điều mà trung tâm của chúng tôi đang làm là dạy cho bọn trẻ cách để hòa nhập vào xã hội thông qua việc dạy cho chúng cách cư xử phù hợp trong mọi trường hợp và cách để giao tiếp thuận lợi với những người xung quanh. Và trong trường hợp của bé Ryo, dù không vui mấy thì hành động nên làm là mỉm cười và nói cảm ơn với mọi người.

Thế nhưng, tôi tự hỏi “Những lời nói khách sáo có luôn đúng trong mọi trường hợp?!”. Khi nghĩ về điều này, tôi đã nhớ đến một câu chuyện cũ. Trước đây, gia đình tôi từng được tặng nguyên một con cá hồi và tôi đã khá vất vả mới làm xong con cá đó. Thế nhưng, tôi đã lỡ nói với người tặng con cá đó cho chúng tôi là “Gia đình mình rất thích ăn cá, cảm ơn cậu nhé”. Bởi vậy mà năm nào người bạn đó cũng gửi cho chúng tôi một con... 

Nếu tôi nói thật ngay từ đầu thì chuyện này chắc chắn sẽ không tiếp diễn rồi. Cá hồi thì cũng chẳng rẻ gì, bởi vậy tôi luôn cảm thấy thật có lỗi với người bạn đó.

Một trong những kỹ năng không thể thiếu khi hòa nhập vào xã hội là biết cách cư xử khách sáo khi cần thiết


giáo án giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
giáo án giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

Quay trở lại trường hợp của cậu bé Ryo, phải nói rằng mọi người rất khó có thể tán đồng cách cư xử của cậu bé. Xét cho cùng vấn đề nằm ở mức độ biểu hiện cũng như sự thể hiện ra bên ngoài, mà đây lại là một trong những yếu điểm của người mắc khuyết tật phát triển. Thế nhưng, việc học được “cách cư xử giống mọi người” lại khiến người mắc khuyết tật phát triển dễ hòa nhập vào xã hội và cộng đồng hơn.

Nếu ngay từ nhỏ, trẻ mắc khuyết tật phát triển được hướng dẫn rằng “Khi nói ... thì người nghe sẽ cảm thấy...” một cách tỉ mỉ và kiên trì, thì dần dần các bé sẽ hình thành được cách ứng xử này và cư xử như vậy với mọi người xung quanh.

Tác giả: KUMIKO Blog mầm non tổng hợp

Biết viết liên quan:
  • giáo án giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
  • đặc điểm của giáo dục hòa nhập
  • giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở tiểu học
  • giáo dục hoà nhập
  • biện pháp giáo dục trẻ khuyết tật
  • kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật mầm non
  • tính tất yếu của giáo dục hòa nhập
  • ưu điểm của giáo dục hòa nhập
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2