Một số trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Trò chơi dân gian từng là một trong những sản phẩm trân quý của nhiều thế hệ, là kỷ niệm vô giá trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, những trò chơi vốn quý nay ngày càng xuất hiện một cách thưa thớt. Câu hỏi đặt ra chính là: Liệu Trẻ em hiện nay có chơi trò chơi dân gian?



Vai trò của trò chơi dân gian với trẻ em:

Từ ngàn năm nay, trò chơi dân gian như một giá trị văn hóa mà sinh ra mỗi người đã tiếp nhận một cách rất tự nhiên. Đó là tấm gương phản ánh một nét phản ánh đời sống nhân văn của cộng đồng chủ nhân lưu giữ chúng. Trong hệ thống trò chơi dân gian của Việt Nam, thì trò chơi dành cho thiếu nhi chiếm một vị trí không nhỏ. Vì vậy, trò chơi dân gian đối với trẻ nhỏ là một hoạt động bản năng, tự nhiên, mà không thứ gì có thể thay thế được.

Những trò chơi dân gian khó quên khi nhắc tới đó chính là đánh trận giả, trốn tìm, kéo co, đồng dao, ô ăn quan, nhảy dây, thả diều…Trong trò chơi dân gian, trẻ tìm thấy nhiều niềm vui khi được cùng nhau thỏa thích vui đùa, điều này giúp hoàn thiện kỹ năng sống và thể nghiệm về mặt tâm lý cho trẻ vào đời. Thông qua trò chơi, trẻ em có thể phát triển được các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác, trí nhớ, tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ. Trò chơi mang đến cho trẻ sự nhanh nhẹn, dẻo dai, khéo léo khi tham gia vào nhiều kỹ năng vận động như chạy, nhảy, lăn… góp phần hình thành phẩm chất nhân cách dũng cảm, kỷ luật, kiên trì, tinh thần đồng đội, ý chí chiến thắng. Đối với trẻ em, trò chơi chính là cách rèn luyện trí tuệ, nhận thức thế giới xung quanh một cách tương đối hào hứng. Trò chơi dạy cho trẻ tính tập thể, cộng đồng cao trong việc phối hợp nhịp nhàng, thống nhất với các thành viên khác để đảm bảo đội chơi không thua, từ đó sẽ hình thành tinh thần đoàn kết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong tâm thức mỗi em nhỏ. Dù không có ý thức rõ rệt, song chính thông qua những hành động chơi vô tư ấy, các em đã truyền cho nhau một thứ di sản văn hóa dân tộc vô cùng quý giá.



Trẻ em hiện nay đang chơi gì?

Hiện nay, Những trò chơi như đánh chuyền, đánh bi, đánh đáo, đánh khăng, nặn tò he, bịt mắt bắt dê, ô ăn quan… đến các trò kết hợp với hát đồng dao như thả đỉa ba ba, nu na nu nống, dung dăn dung dẻ, rồng rắn… ta không còn bắt gặp các em chơi ở sân trường hay ở gia đình nữa. Thật kiếm gặp các em bám vai nhau dưới ánh trăng thu vừa đi vừa hát: Ông giẳng, ông giăng/ xuống chơi với tôi/ có bầu có bạn/ có ván cơm xôi/ có nồi cơm nếp… hoặc Dung dăng dung dẻ/ dắt trẻ đi chơi/ đến cửa nhà trời/ lạy cậu lạy mợ… để cuối cùng là: cho gà bới bếp/ ngồi xệp xuống đây!…

Trong sự phát triển của xã hội hiện đại, trẻ em có điều kiện tốt hơn nên hoạt động vui chơi đóng vai trò không kém phần quan trọng so với các hoạt động thiết yếu khác như bổ sung dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe… Tuy nhiên, cái chơi của trẻ vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Trên thực tế, trẻ chẳng còn lúc nào để vui chơi khi lịch học của các em quá dày đặc đã. Trẻ em sao có thể hứng thú, vui chơi các trò khi mà bị khóa trong những căn nhà kín cổng cao tường, không có bạn chơi, sự giao tiếp bị giới hạn… Để chơi các trò chơi dân gian cần phải có không gian, trong khi đó xã hội phát triển nhanh chóng, đất chật người đông nên sân chơi cho trẻ ngày càng bị thu hẹp. Ta có thể thấy rất rõ vấn đề này khi nhìn vào thực tế xã hội, nhất là các thành phố lớn, nơi tập trung nhiều dân, với số lượng trẻ em đông. Ví như Hà Nội, số lượng điểm vui chơi dành cho trẻ em cũng chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay như: cung Thiếu nhi, Công viên Nước Hồ Tây, Công viên Thủ Lệ, Công viên Thống Nhất… Cũng vì điểm vui chơi hạn chế như vậy mà vào những dịp nghỉ cuối tuần hay ngày lễ chỗ nào cũng quá tải, không gian trở nên chật chội, khó chịu. Hơn nữa, các trò chơi dành cho trẻ không nhiều, trang thiết bị lại cũ do sử dụng lâu ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nhưng có lẽ điều làm cho trẻ không hứng thú, đó là việc phải đến quá nhiều lần tại địa điểm quen và chơi những trò cũ, đơn điệu, nhàm chán.

Trên những con phố chuyên bán hàng cho trẻ em, ta thường gặp những đồ chơi hiện đại với màu sắc bắt mắt được bày bán với đầy đủ mẫu mã và chủng loại. Thậm chí, những đồ chơi có tính bạo lực, sát thương lớn như súng, cung, đao, kiếm,… được bày bán công khai. Trong khi đó, thật khó để tìm mua những đồ chơi truyền thống có giá trị giáo dục cao. Đối với trẻ em, do tuổi còn nhỏ, việc nhận diện cuộc sống còn non nớt, chưa có được nhận thức sâu sắc về những tác hại xấu của đồ chơi, do vậy các em lựa chọn dựa trên sở thích.

Nhiều trẻ em còn say mê với trò chơi điện tử, trang mạng xã hội… đã lấy đi của trẻ em thời gian cho các hoạt động vui chơi khác, cũng như thời gian dành cho gia đình. Khi trẻ tiếp xúc nhiều với đồ chơi công nghệ, lâu dần chính sự vô tình dẫn đến việc hình thành những thói quen và tác động không tốt đến trẻ nhỏ, dẫn đến trẻ tự cô lập mình trong thế giới của công nghệ, thậm chí nguy hại hơn, trẻ sinh ra những ảo giác và coi mình là một nhân vật của trò chơi. Do không làm chủ được bản thân nên các em dễ gây ra nhiều vấn đề nhức nhối cho xã hội như đánh nhau trong trường, xúc phạm thầy cô, bỏ học hoặc trốn học tụ tập thành băng nhóm…

Có thể kết luận rằng với những nguyên nhân vô tình hay hữu ý, trẻ em hiện đại đang mất dần cơ hội được chơi trò chơi dân gian và xa dần với những trò chơi có giá trị quý giá này.



Tham khảo một trò chơi dân gian cho trẻ em tại đây

Giải pháp kịp thời:

Không chỉ có trẻ em mà những bậc cha mẹ cần có thái độ đúng đắn trong việc hướng đến những hoạt động vui chơi của trẻ. Tạo cơ hội để con được tìm hiểu và trải nghiệm với những trò chơi dân gianTrong vài năm trở lại đây, nhiều trường đã đưa một số trò chơi dân gian vào chương trình học. Ở  những tiết học ngoại khóa, các thày cô đã lồng ghép trò chơi vào để tạo cho học sinh tự tin, mạnh dạn, hứng thú học tập. Bên cạnh đó, các em cũng được chơi nhiều trò chơi truyền thống ngoài sân vào những giờ ra chơi, sinh hoạt tập thể… tạo sự thoải mái để các em học các tiết học mới. Việc tái hiện những sân chơi, trò chơi dân gian, sẽ giúp cho trẻ tiếp cận với những giá trị văn hóa truyền thống, không những lưu giữ được những giá trị truyền thống mà còn góp phần thúc đẩy nó phát triển, tránh nguy cơ bị mai một. Đây cũng là cơ sở để trẻ có lập trường vững vàng để bảo vệ các trò chơi dân gian đúng bản sắc, loại bỏ những biến tướng không hay khiến trò chơi dân gian trở thành {trở nên|phát triển thành|vươn lên} nơi tổ chức cơ bạc, cá độ một cách trá hình.

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2