Duy trì sĩ số học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

ĐẶT VẤN ĐỀ

          Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, thương yêu và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhận thức con người càng được đánh giá đúng đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai, thì ngay từ thủa ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện các mặt.
     
       Căn cứ số 5396/BGDDT-GDMN ngày 20/8/2012 của bộ giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2012-2013 đề ra nhiệm vụ phát triển quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, đẩy mạnh phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi với nội dung. Tăng tỷ lệ huy động trẻ đến các cơ sở giáo dục mầm non ở tất cả các độ tuổi, đảm bảo tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ  tăng từ 0,5-1%, và từ 2-3 % đối với trẻ mẫu giáo, phấn đấu tỷ lệ chung toàn quốc đạt ít nhất 22% trẻ độ tuổi nhà trẻ và 85% trẻ độ tuổi mẫu giáo ®Õn tr­êng.
     
         Để giúp trẻ em có thể đến trường được nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục phát triển toàn diện đối với một trường mầm non nông thôn thuộc xã Vĩnh Quỳnh huyện Thanh Trì Hà Nội là rất khó. Vì thực tế xã Vĩnh Quỳnh là một xã thuần nông và rất đông dân, đa số phụ huynh làm nông nghiệp, chợ búa, nhận thức của phụ huynh về nghành học còn hạn chế, chưa chú trọng việc nuôi dạy con theo khoa học, tỷ lệ học sinh ra lớp thấp, nhiều học sinh không đi học hoặc không ra lớp từ nhà trẻ, mẫu giáo 3-4 tuổi, nhiều học sinh bỏ học giữa chừng. Chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường chưa cao, các hoạt động cũng như các phong trào chưa thật sự nổi trội bên cạnh đó xung quanh địa bàn xã có nhiều trường điểm nổi trội của huyện và nhiều nhóm tư thục hoạt động. Khối cơ quan nằm trên địa bàn xã Vĩnh Quỳnh thuộc địa bàn xã Vĩnh Quỳnh quản lý nhưng không thuận đường giao thông và việc đưa đón trẻ hàng ngày nên nhiều phụ huynh cho con đi học trường khác.

     
         Nhận thức được vấn đề trên với cương vị là hiệu trưởng của trường mầm non Vĩnh Quỳnh tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để nhiều trẻ trên địa bàn xã được đến trường học tập, vui chơi và phát triển toàn diện. Làm thế nào để duy trì và phát triển số trẻ ra lớp đến trường ngày một đông đạt chỉ tiêu theo yêu cầu của thành phố, huyện, trường đề ra. Vì năm học 2012-2013 trường mầm non xã Vĩnh Quỳnh được xây mới một điểm trường và bàn giao đưa vào sử dụng tháng 9/2012 gồm 8 phòng học và các phòng chức năng với đầy đủ cơ sở vật chất và quy mô theo tiêu chí trường chuẩn Quốc Gia mức độ I. Cải tạo lại hai điểm trường Quỳnh Đô cũ, Vĩnh Ninh ở một số hạng mục như mở rộng các lớp, cải tạo, xây mới toàn bộ các nhà vệ sinh, nâng toàn bộ sân trường, lát gạch đỏ, quét vôi mới toàn trường. Vì thế tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu

“Một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển số lượng học sinh tại trường mầm non Vĩnh Quỳnh” 

Duy trì sĩ số học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non
Duy trì sĩ số học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non


làm sáng kiến kinh nghiệm mầm non của mình. Rất mong các bạn đồng nghiệp, đọc, trao đổi  đưa ra những kinh nghiệm quý báu.
* Mục đích của đề tài:
- Nhằm duy trì và phát triển số lượng học sinh trên địa bàn xã Vĩnh Quỳnh ra lớp.
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
- Đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng mọi mặt trong nhà trường nhằm thu hút trẻ từ 2-5 tuổi trên địa bàn xã Vĩnh Quỳnh ra lớp.
* Phạm vi áp dụng: Tại trường mầm non xã Vĩnh Quỳnh năm học 2012-2013.                    


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
       Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non có vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là bậc học đầu tiên và được xác định là: “Bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân”. Về mục tiêu giáo dục mầm non, văn bản mục tiêu kế hoạch giáo dục ban hành theo quyết định số 2957/GDTH ngày 14/10/1994 của Bộ trưởng bộ giáo dục  và đào tạo đã khẳng định: “Mầm non là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắn cho giáo dục quốc dân”. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ “Hình thành trong học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kỹ năng sống cơ bản” mà chỉ có ở môi trường giáo dục mới hình thành đầy đủ. Vì thế trẻ phải được đến trường, được sống, được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục một cách đầy đủ, tốt nhất theo khoa học tạo tiền đề, nền tảng vững chắc cho sự phát triển sau này của trẻ.
II. CƠ SỞ THỰC TÊ
1. Đặc điểm tình hình.
         Trường MN Vĩnh Quỳnh có 4 điểm trường nằm ở 3 thôn Quỳnh Đô, Vĩnh
Ninh, ích Vịnh, là một xã thuần nông và rất đông dân.
- Khu Vĩnh Ninh là khu trung tâm có 8 phòng học mỗi phòng rộng 65m2, bếp rộng 80 m2, có đủ các phòng chức năng, hiệu bộ.
- Khu Quỳnh Đô có 2 điểm trường được xây mới và cải tạo theo quy mô trường chuẩn quốc gia mức độ I gồm 8 phòng rộng 85m2, 4 phòng rộng 50m2 có đầy đủ các phòng chức năng, hiệu bộ. Điểm trường mới xây bàn giao đưa vào sử dụng tháng 9/2012, điểm trường cải tạo bàn giao đưa vào sử dụng tháng 12/2012.
- Khu ích Vịnh có 3 phòng học, mỗi phòng rộng 45 m2 và 1 phòng bếp.
- Năm học 2012-2013 trường mở dạy 23 lớp nhà trẻ mẫu giáo.
- Tổng số học sinh điều tra là 2385 cháu trong đó có 1166 cháu nhà trẻ và
1087 trẻ mẫu giáo.
        - Toàn trường có 97 cán bộ giáo viên nhân viên (CBGVNV) trong đó ban giám hiệu 3 đồng chí, giáo viên 67 đồng chí, nhân viên 27 đồng chí.
        - 35/97 CBGVNV có trình độ trên chuẩn đạt 36%.
2. Thuận lợi:
- 4/4 điểm trường đều được xây dựng khang trang, rộng rãi có đầy đủ các phòng chức năng, có sân chơi, nhiều cây xanh bóng mát và đồ chơi cho trẻ chơi
- 4/4 điểm trường cách nhau khoảng 1.000km, ở trung tâm của các thôn thuận tiện cho việc đưa đón con đi học của phụ huynh.
- Đội ngũ giáo viên trong trường trẻ, khoẻ, yêu nghề mến trẻ.
- 3/3 CBQL đều có trình độ trên chuẩn, có kinh nghiệm quản lý từ 3-5 năm, hoàn thành chứng chỉ quản lý đã và đang theo học lớp TCLLCT.
- 100% cán bộ, giáo viên nhân viên đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn.
- 23/23 được đầu tư đầy đủ đồ dùng, đồ chơi theo chương trình giáo dục mầm non mới.
      Bên cạnh những thuận lợi trên trường mầm non Vĩnh Quỳnh còn gặp một số khó khăn sau.
3. Khó khăn:
- Vĩnh Quỳnh là một xã thuần nông và rất đông dân, toàn xã có 21.300 nhân khẩu.
- Số trẻ từ 0-5 tuổi đông nhất huyện Thanh Trì gồm 2385 cháu.
- Trường có nhiều điểm trường (4 điểm) và chưa đạt chuẩn Quốc Gia.
- Tỷ lệ học sinh ra lớp hàng năm thấp.
- Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa cao, 10 giáo viên mầm non mới tuyển chưa có kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ.
- Vị trí điểm trường không thuận lợi cho việc đưa đón con hàng ngày của phụ huynh khối cơ quan.
- Trên địa bàn xã có nhiều nhóm lớp tư thục trong đó có 4 nhóm đã được cấp phép và 4 nhóm chưa được cấp phép.
- Đa số phụ huynh làm nông nghiệp, chợ búa, nhận thức về ngành học còn hạn chế, chưa chú trọng nuôi dạy con theo khoa học.
    Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp sau.
III. CÁC BIỆN PHÁP
1. Khảo sát.
a. Khảo sát, điều tra trẻ.
     Để có kế hoạch sắp xếp, bố trí lớp học, giao chỉ tiêu cụ thể, phù hợp cho các lớp thì bản thân người hiệu trưởng phải nắm được chính xác số liệu học sinh từ 0-5 tuổi trên địa bàn xã Vĩnh Quỳnh. Vì thế ngay từ buổi họp giao ban công tác tháng 6 với ủy ban nhân dân (UBND) xã Vĩnh Quỳnh tôi đã báo cáo kế hoạch tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh của phòng giáo dục để UBND xã được biết sau đó tham mưu với đồng chí chủ tịch xã, đồng chí phó chủ tịch phụ trách văn hóa xã.
Kết hợp cùng các cộng tác viên dân số ở các cụm dân cư trên địa bàn xã cùng phối hợp điều tra. Đây là việc vô cùng quan trọng bởi thực tế xã Vĩnh Quỳnh là xã lớn gồm 13 cụm dân cư và khối cơ quan nhiều giáo viên, nhân viên không phải người ở xã nên không nắm được hết địa bàn dân cư vì vậy việc điều tra gặp rất nhiều khó khăn.
Phân công cán bộ giáo viên, nhân viên điều tra. Để thuận tiện cho việc điều tra được nhanh gọn, đầy đủ các thông tin chính xác, tôi nghiên cứu, sắp xếp phân công CBGVNV ở cụm nào thì phối hợp với cộng tác viên dân số ở cụm đó đi điều tra và tranh thủ điều tra vào khoảng thời gian từ 17h-20h hàng ngày. Trong khoảng thời gian này bố, mẹ trẻ mới có ở nhà và cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác.
- Lịch phân công cụ thể như sau. (Phụ lục 1)
- Phân công xong tôi hướng dẫn cán bộ, giáo viên, nhân viên điều tra đầy đủ các nội dung theo mẫu phiếu điều tra như sau. (Phụ lục 2)
- Sau khi có kết quả điều tra tôi giao cho văn thư tổng hợp số liệu, kết quả điều tra. Kết quả điều tra như sau. (Phụ lục 3)
       Qua số liệu điều tra trẻ từ 0-5 tuổi trên địa bàn xã để huy động trẻ ra lớp đông đạt chỉ tiêu phòng giáo dục phân thì việc khảo sát cơ sở vật chất để đáp ứng được số trẻ ra lớp là việc làm cần thiết.
b. Khảo sát cơ sở vật chất.
         Đây là một biện pháp vô cùng quan trọng vì với số lượng điều tra trẻ đông như vậy mà không đảm bảo được các điều kiện cơ sở vật chất sẽ dẫn đến không đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ vì thế ngay từ đầu năm học tôi tiến hành khảo sát các điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường như sau.
- Kiểm tra toàn bộ các phòng học, phòng chức năng, trần bên trong, ngoài các lớp học, rèm, cửa, các nhà vệ sinh ở các khu.
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện, nước, âm ly, loa đài, vô tuyến, máy tính, đèn, quạt.
- Kiểm tra toàn bộ môi trường, cảnh quan sư phạm ngoài trời.
- Kiểm tra, rà soát toàn bộ đồ dùng, đồ chơi ngoài trời, đồ dùng, đồ chơi các lớp theo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, đồ dùng, đồ chơi theo thông tư 02.
        Sau khi rà soát nhà trường lên  kế hoạch, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng và bổ sung kịp thời.
2. Tuyên truyền vận động trẻ ra lớp.
Đối với một xã thuần nông, đa số phụ huynh làm nông nghiệp, nhận thức của phụ huynh về ngành học còn hạn chế thì việc tuyên truyền vận động để phụ huynh nhận thức đúng về lợi ích, tầm quan trọng của việc cho trẻ đến trường mầm non là điều vô cùng cần thiết. Vì thế ngay từ đầu tháng 6 các năm học  tôi chỉ đạo hiệu phó chuyên môn viết bài, sưu tầm các bài tuyên truyền của các nhà báo có nội dung về giáo dục mầm non (lợi, ích, tầm quan trọng của việc cho trẻ đến trường mầm non…)
- Viết thông báo tuyển sinh, xây dựng kế hoạch tuyển sinh, phối hợp truyền thanh thôn, xã đọc hàng ngày để phụ huynh hiểu và nắm được.
- Tuyên truyền qua các buổi họp phụ huynh
- Tuyên truyền qua các hội nghị của xã như phụ nữ, mặt trận tổ quốc bằng cách báo cáo các kết quả đạt được của cô, trẻ, các hoạt động trong nhà trường, tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ của xã, thôn như hội nghị, hội làng…..Đặc biệt thông qua các hội nghị của xã như: Hội phụ nữ tôi tuyên truyền để các bà, các mẹ, các chị đang sinh sống ở khối cơ quan biết về sự khang trang, rộng rãi và đáp ứng được các điều kiện cơ sở vật, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường để phụ huynh yên tâm đưa con đến trường học mặc dù đi hơi xa một chút nhưng giao thông đảm bảo, quan trọng hơn trẻ được học ở  môi trường học tập có đầy đủ các điều kiện tốt nhất.
3. Xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu phù hợp.
         Xây dựng kế hoạch là tiền đề là khâu đầu tiên đặc biệt quan trọng trong việc giao chỉ tiêu tuyên truyền vận động học sinh ra lớp, nó được ví như chìa khóa, kim chỉ nam mở đường dẫn lối cho người thực hiện đi đến thành công. Xây dựng kế hoạch càng cụ thể, rõ ràng, càng đảm bảo công việc thuận lợi, giúp người thực hiện chủ động không bị lúng túng. Khi xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các lớp, các lứa tuổi tôi căn cứ công văn số 4229/SGD&ĐT-QLT ngày 20/4/2012 của sở giáo dục và đào tạo Hà Nội về việc hướng dẫn tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2012-2013 và công văn số 191/KH-PGD&ĐT huyện Thanh Trì ngày 30/5/2012 về kế hoạch tuyển sinh vào các trường mầm non lớp 1và lớp 6 năm học 2012-2013. Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, số phòng, nhóm lớp của nhà trường, căn cứ số trẻ điều tra tại xã đặc biệt ưu tiên bố trí lớp dành cho học sinh 5 tuổi. Tôi xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu như sau. Các cháu ở cơ quan nhập học tại điểm trường
Quỳnh Đô.
TT
Lớp
Điểm trường
Diện tích
Đã ra lớp
Chỉ tiêu giao
Tên giáo viên
TĐCM
SL
%
SL
%
1
A1
Quỳnh Đô
85m2
30


59.2
20



100

Trần Minh Hiếu
ĐHSPMN
Nguyễn Thị Ngân
TCSPMN
Nguyễn Thị Hiền
TCSPMN
2
A2
Quỳnh Đô
85m2
30
20
Dương Tuyết Chinh
ĐHSPMN
Phan Lưu Hương
TCSPMN
Nguyễn Thị Thu
CĐSPMN
3
A3
Quỳnh Đô
85m2
20
15
Ng Thanh Thủy
ĐHSPMN
Nguyễn Kiều Oanh
ĐHSPMN
4
A4
Vĩnh Ninh
65m2
35



77
10



100

Đỗ Thị Hạnh
ĐHSPMN
Nguyễn Bích Điệp
ĐHSPMN
Trần Thị Mỹ
TCSPMN
5
A5
Vĩnh Ninh
65m2
32
10
Trần Thị Thảo
CĐSPMN
Ng Phương Hoa
TCSPMN
Trần Phương Hòa
TCSPMN
6
A6
Ích Vịnh
45m2
27
72.9
10
100
Nguyễn Thị Loạt
ĐHSPMN
Phạm Thị Hiền
CĐSPMN
7
B1
Quỳnh Đô
85m2
35



45.8


20



72
Lê Thanh Loan
ĐHSPMN
Vũ Thị Uyển
TCSPMN
Ng Thị Dung B
TCSPMN
8
B2
Quỳnh Đô
85m2
35
20
Ng Quỳnh Trang
ĐHSPMN
Ng Thúy Hường
ĐHSPMN
Đỗ Thị Thảo
TCSPMN
9
B3
Quỳnh Đô
85m2
35
20
Ng Thị Dung A
CĐSPMN
Nguyễn Thị Thu
TCSPMN
Nguyễn Phương B
TCSPMN
10
B4
Vĩnh Ninh
65m2
35


58
15



75
Nguyễn Thị Tâm
TCSPMN
Nguyễn Thu Phong
ĐHSPMN
Nguyễn Thị Hòa
TCSPMN
11
B5
Vĩnh Ninh
65m2
35
15
Nguyễn Thu Hiền
ĐHSPMN
Nguyễn Thị Tuyết
TCSPMN
Nguyễn Thị Minh
TCSPMN
12
B6
Vĩnh Ninh
65m2
35
10
Nguyễn Hoài Thu
TCSPMN
Đỗ Thanh Phương
TCSPMN
Ng Minh Chuyên
ĐHSPMN
13
B7
Ích Vịnh
45m5
26
55.3
10
76.6
Nguyễn Thị Tuyền
ĐHSPMN
Nguyễn Thị Cúc
TCSPMN
Nguyễn Diệu Hà
TCSPMN
14
C1
Quỳnh Đô
85m2
30


47.3
15


71
Nguyễn Phương A
ĐHSPMN
Hoàng Thị Thu
TCSPMN
Ng Lan Phương
TCSPMN
15
C2
Quỳnh Đô
85m2
30
15
Vũ Thị Loan
ĐHSPMN
Ng Kim Nhung
TCSPMN
Nguyễn Thị Lựu
TCSPMN
16
C3
Quỳnh Đô
50m2
20
10
Nguyễn Bích Thảo
ĐHSPMN
Đỗ Thị Toan
TCSPMN
17
C4
Vĩnh Ninh
65m2
40


37
15


55.5
Trần Thu Thủy
ĐHSPMN
Nguyễn Thị Hà
TCSPMN
Nguyễn Thị Nhị
TCSPMN
18
C5
Vĩnh Ninh
65m2
40
15
Nguyễn Thị Nhung
ĐHSPMN
Phạm Thị Nhíp
TCSPMN
Nguyễn Hồng Hà
TCSPMN
19
NT1
Quỳnh Đô
50m2
0

35



37
Nguyễn Thị Thấp
TCSPMN
Đỗ Thị Uyên
ĐHSPMN
Nguyễn Thị Thủy
TCSPMN
20
NT2
Quỳnh Đô
50m2
0

35
Nguyễn Thị Hằng
TCSPMN
Nguyễn Thị Ngọc
TCSPMN
Lưu Hồng Trang
ĐHSPMN
21
NT3
Quỳnh Đô
50m2
0

35
Vũ Thị Oanh
TCSPMN
Nguyễn Hồng Thu
TCSPMN
Dương Thị Thơm
ĐHSPMN
22
NT4
Vĩnh Ninh
65m2
0

60
24
Nguyễn Thị Việt
TCSPMN
Nguyễn Thị Thoa
ĐHSPMN
Bùi Xuân Cường
ĐHSPMN
Nguyễn Thị Hoa
TCSPMN
23
NT5
Ích Vịnh
45m2
0

30
35.7
Bùi Thị Gái
TCSPMN
Nguyễn Thị Lương
TCSPMN
Nguyễn Thị Thơm
ĐHSPMN
T

4 điểm trường
1.535m2
570

450

67 giáo viên
ĐH:25          CĐ:4, TC:38
4. Xây dựng cảnh quan sư phạm, trường, lớp đẹp thu hút trẻ đến lớp.
Xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường là một trong những yếu tố quan trọng nhằm thu hút trẻ yêu trường, yêu lớp và thích được đến trường, lớp học. Nhận thức được vấn đề này tôi lên kế hoạch xây dựng, cải tạo, sửa chữa cảnh quan sư phạm nhà trường như sau.
Điểm trường
Môi trường bên ngoài lớp học
1. Điểm trường Quỳnh Đô 1 (Khu mới xây bàn giao cho trường đưa vào sử dụng tháng 9/2012 được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất theo quy mô trường chuẩn Quốc Gia)
- Đầu tư đầy đủ hệ thống các bảng biểu các phòng, nhóm lớp để phụ huynh, trẻ dễ quan sát, các khẩu hiệu phát động các phong trào thi đua trong nhà trường.
- Sắp xếp các đồ chơi ngoài trời rải rác xung quanh sân gần chỗ có cây xanh mát, không ảnh hưởng đến lối đi lại và việc tổ chức các hoạt động trong nhà trường.
- Hợp đồng với công ty sữa cô gái Hà Lan vẽ hình ảnh có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, trò chơi dân gian…xung quanh trường.
- Đổ đất giao cho mỗi lớp một khu làm vườn rau của trẻ quan sát.
- Tham mưu tài chính, ủy ban nhân dân xã Vĩnh Quỳnh đầu tư làm khu vui chơi vườn cổ tích cho trẻ.
- Chỉ đạo giáo viên chọn những sản phẩm tạo hình của trẻ tiêu biểu làm khung treo ở cầu thang lên xuống phòng năng khiếu, sơn hình ảnh các bàn chân, các chữ cái ở cầu thang lên xuống lớp học của trẻ giúp trẻ biết đi lên xuống cầu thang đúng chiều vừa đi vừa được nhìn, đọc các chữ cái, chữ số đã học.
- Xã hội hóa với phụ huynh, phát động phụ huynh ủng hộ kinh phí mua chậu cây cảnh để xung quanh trường.

Điểm trường Quỳnh Đô 2 (mới được cải tạo lại bàn giao cho trường sử dụng tháng 12/2012)

- Phân công giáo viên có năng khiếu tạo hình sơn, vẽ lại các bức tranh đã cũ, vẽ thêm một số bức tranh mới.
- Phân công bảo vệ mua sơn, sơn lại toàn bộ những đồ chơi ngoài trời đã cũ.
Điểm trường Vĩnh Ninh (cải tạo lại toàn bộ nhà vệ sinh, nâng sân lát gạch đỏ, quét vôi lại các lớp xong tháng 8/2012)
- Xây bể cá.
- Làm khu vui chơi các con vật.
- Đổ đất giao các lớp trồng rau làm vườn rau cho trẻ quan sát.
- Chỉ đạo giáo viên có năng khiếu tạo hình  sơn, vẽ lại toàn bộ các bức tranh đó cũ.
- Phân công bảo vệ kiểm tra, sơn sửa toàn bộ đồ chơi ngoài trời đã cũ.
- Chỉ đạo giáo viên trang trí các cột bê tông, phía trên treo những bức tranh kết hợp hình ảnh có nội dung giáo dục trẻ.
- Kêu gọi các chủ hàng cung ứng thực phẩm cho trường mua tặng ghế đá để xung quanh 3 điểm trường.
Điểm trường Ích Vịnh
- Trường mua vôi, phân công bảo vệ quét lại toàn bộ mặt ngoài của trường, lớp học.
- Thay thế toàn bộ cờ tổ quốc, cờ đuôi nheo.
- Mua bổ xung thêm cây xanh.

5. Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhằm thu hút trẻ đến lớp.
      Đây là một biện pháp vô cùng quan trọng vì như chúng ta đều biết hiện nay mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 đến 2 con, các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc chọn trường, chọn lớp cho con em mình vì thế việc không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút trẻ đến trường lớp, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tốt thì phụ huynh yên tâm cho con em mình đến học nếu chất lượng không tốt phụ huynh sẽ chọn trường khác chất lượng tốt hơn, hoặc đi tư thục hay ở nhà học chữ. Vì thế ngay từ đầu năm học trong buổi học tập nhiệm vụ năm học của ngành, của trường tôi luôn nhấn mạnh để cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường nắm được để nêu cao tinh thần đoàn kết, nhất trí mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia tích cực các hoạt động trong nhà trường, phấn đấu nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tạo uy tín tới phụ huynh giúp phụ huynh yên tâm gửi gắm con em mình đến trường. 
a. Nâng cao chất lượng giáo dục.
- Chỉ đạo hiệu phó chuyên môn triển khai kế hoạch chuyên môn cụ thể, rõ ràng tới 100% giáo viên trong trường, phối hợp với tổ trưởng tổ chuyên môn các khối xây dựng phiên chế chương trình phù hợp lứa tuổi, nhận thức, điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp mình.
- Phân công mỗi lớp 1 giáo viên có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn vững vàng với 1 giáo viên mới vào ngành hoặc có trình độ chuyên môn hạn chế để kèm cặp, học hỏi, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Chỉ đạo hiệu phó chuyên môn tổ chức sinh hoạt định kỳ mỗi tháng 2 lần đi sâu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về cách soạn bài, lựa chọn hình thức, trò chơi, truyền tải nội dung kiến thức ngắn gọn, dễ hiểu sao cho trẻ hứng thú nắm được kiến thức theo yêu cầu của bài đặc biệt lưu ý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mới tuyển.
- Tăng cường dự giờ kiểm tra các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
- Xây dựng 4 lớp điểm ở 4 khối và làm điểm các chuyên đề mà giáo viên còn hạn chế sau đó chỉ đạo hiệu phó chuyên môn phối hợp giáo viên các lớp điểm xây dựng, lên tiết cho 100% giáo viên trong trường kiến tập, học hỏi, rút kinh nghiệm. 
- Tổ chức các buổi hội thảo các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên như: 
+ Hội thảo về cách soạn và trình bày  giáo án và các loại hồ sơ sổ sách nhóm lớp.
+ Hội thảo về cách quản lý, dạy trẻ khi tách lớp.
+ Hội thảo về nghệ thuật thu hút trẻ và nghệ thuật sử lý các tình huống sư phạm.
+ Hội thảo cách lựa chọn, sáng tạo những hình thức lên lớp, lồng ghép tích hợp nội dung hợp lý.
- Tổ chức tốt chuyên đề tạo hình, âm nhạc, bảo vệ môi trường, giáo dục tình yêu biển đảo...vv
- Tổ chức tốt chuyên đề viết SKKN (Mời cô Dương Thuý Quỳnh giảng viên trường đào tạo CBQL về hướng dẫn giáo viên cách viết SKKN)
- Tổ chức tốt chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học và quản lý giáo dụ


Hình ảnh nhà trường đang tổ chức hội nghị phát huy 
sáng kiến kinh nghiệm cấp thành phố

b. Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng.
         Đối với trẻ mầm non chăm sóc nuôi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm phát triển cơ thể khỏe mạnh làm tiền đề cho sự phát triển toàn diện sau này. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ  rất phức tạp bởi cơ thể trẻ còn non nớt, sức đề kháng kém, vì vậy thực hiện chế độ chăm sóc, ăn uống của trẻ như thế nào để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Là hiệu trưởng của trường mầm non Vĩnh Quỳnh tôi luôn chú trọng đi sâu chỉ đạo, kiểm tra công tác chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường bằng những biện pháp sau.
- Ký hợp đồng với các chủ hàng cung ứng thực phẩm cho trường đảm bảo nguồn gốc, chất lượng, tươi ngon, giá cả phù hợp, không để ngộ độc thực phẩm xảy ra trong nhà trường.
- Kiểm tra, rà soát toàn bộ đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc giáo dục, bổ sung, thay thế đầy đủ, thường xuyên kiểm tra hệ thống bếp ga, điện, nước, phòng cháy, chữa cháy của nhà trường
- Chỉ đạo hiệu phó nuôi, kế toán, nhân viên tổ nuôi thực hiện đầy đủ, chính xác các loại sổ sách quản lý theo dõi công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Chỉ đạo hiệu phó nuôi kết hợp kế toán, tổ nuôi xây dựng thực đơn theo mùa, theo tuần chẵn, lẻ, đảm bảo thực đơn đầy đủ cân đối tỷ lệ calo các chất, đặc biệt tỷ lệ, ca, b1 trong bữa ăn của trẻ.
- Chỉ đạo hiệu phó nuôi tổ chức sinh hoạt tổ nuôi định kỳ mỗi tháng một lần, cử cô nuôi lên thăm lớp để nắm được tình hình ăn của trẻ và có biện pháp thay đổi, điều chỉnh kịp thời.
- Tăng cường kiểm tra việc giao nhận thực phẩm, chất lượng bữa ăn và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm 
- Chỉ đạo 100% cán bộ giáo viên nhân viên làm tốt công tác vệ sinh môi trường vào thứ 2, thứ 6 hàng tuần, không để dịch bệnh xảy ra.
- Ký hợp đồng phun muỗi, diệt dán, phòng chống dịch bệnh cho trẻ 1 năm 2 lần vào  mùa xuân, mùa thu.
- Tổ chức tập huấn cho 100 % cán bộ, giáo viên, nhân viên biết cách phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
- Bố trí, sắp xếp cử 100% giáo viên, nhân viên đi tập huấn về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Liên hệ, phối hợp với trạm y tế xã khám sức khỏe cho trẻ 1 năm 2 lần vào tháng 10, tháng 3, cho trẻ uống thuốc giun.
- Chỉ đạo y tế cân đo, theo dõi trẻ trên biểu đồ tăng trưởng theo định kỳ một năm 4 lần vào tháng 9,12,2,4.
- Chỉ đạo 100% giáo viên các lớp rèn nề nếp thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ, động viên trẻ ăn hết xuất.
- Tăng cường kiểm tra đột xuất, báo trước việc thực hiện quy trình giao nhận, sơ chế, chế biến thực phẩm, thành phẩm của tổ nuôi.
- Chỉ đạo giáo viên các lớp phối hợp với phụ huynh cùng chăm sóc nuôi trẻ, đặc biệt những trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, béo, ph


Hình ảnh đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng đang họp tổ nuôi xây dựng thực đơn mới

6. Tổ chức tốt ngày hội, ngày lễ và các phong trào thi đua nhằm thu hút trẻ đến lớp.
a. Ngày hội, ngày lễ.
        Tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ trong trường mầm non là một hoạt động vô cùng quan trọng và có ý nghĩa. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu tình cảm cho trẻ mà còn mở rộng cho trẻ sự hiểu biết về xã hội, thiên nhiên, cuộc sống con người, giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, hình thành và phát triển nhân cách toàn diện sau này của trẻ. Tổ chức ngày hội, ngày lễ còn có tác dụng tuyên truyền với các bậc phụ huynh và cộng đồng về các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đó lên kế hoạch từng tháng như sau.
- Liệt kê các ngày hội, ngày lễ cần tổ chức trong năm như, ngày khai giảng, ngày tết trung thu, ngày hội của các thầy, cô giáo 20/11, ngày tết Noel, ngày tết cổ truyền của dân tộc, ngày quốc tế phụ nữ 8/3, tổng kết năm học, tết thiếu nhi 1/6.
- Triển khai kế hoạch tổ chức ngày hội, ngày lễ tới 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường nắm được.
- Chỉ đạo hiệu phó chuyên môn lên kế hoạch, dàn ý, nội dung chương trình. 
- Chỉ đạo 100% các lớp trang trí lớp,  tập luyện các tiết mục văn nghệ tạo không khí vui tươi, phấn khởi mong chờ đến ngày hội, ngày lễ.
- Phân công công việc phù hợp với khả năng từng người như trang trí phông, tập luyện kịch bản, đến ngày hội, ngày lễ nào tôi lên kế hoạch phân công, công việc cụ thể tới phù hợp với khả năng của từng người như tập luyện, kịch bản, tập hát múa, dẫn chương trình, mời, đón tiếp khách mời, chịu trách nhiệm các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đạo cụ phù hợp với từng ngày hội, ngày lễ.
- Huy động sự ủng hộ, đóng góp của các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể đến dự, các bậc phụ huynh, các nhà hảo tâm giành cho nhà trường và các cháu.
- Khi tổ chức các ngày hội, ngày lễ chúng tôi mời nhiều thành phần đến dự như đại biểu phòng giáo dục, đại biểu xã, thôn, các bậc phụ huynh qua đó tuyên truyền với mọi tầng lớp trong xã hội hiểu được tầm quan trọng, lợi ích của việc cho trẻ đến trường mầm non.
- Tổ chức các ngày hội, ngày lễ đầy đủ trang trọng, hấp dẫn, thu hút nhiều phụ huynh và trẻ hưởng ứng tạo không khí vui tươi, phấn khởi từ đó luôn yêu quý trường lớp, cô giáo và thích được đến trường lớp hàng ngày.

b. Phong trào thi đua.
        Như chúng ta đều biết phong trào thi đua có tác dụng tuyên truyền sâu rộng đến các bậc phụ huynh và cộng đồng về chăm sóc giáo dục mầm non theo khoa học. Nhận thức đúng tầm quan trọng đó ngay từ đầu năm học tôi liệt kê các hội thi mà trong năm sẽ tổ chức như: Hội thi chấm lớp nào đẹp nhất, hội thi giáo viên nhân viên giỏi cấp trường, hội thi làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, và các phong trào thi đua, các cuộc vận động cần phát động như: Phong trào văn nghệ, phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, phong trào tham gia tập thể dục buổi sáng…cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Trước mỗi hội thi tôi đều chỉ đạo hiệu phó chuyên môn xây dựng nội, dung kế hoạch hội thi sau đó triển khai tới 100% cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường. Thành lập ban thi đua gồm các đồng chí trong ban giám hiệu, chủ tịch công đoàn nhà trường, trưởng ban thanh tra nhân dân và tổ trưởng chuyên môn các khối. Tổ chức chấm chọn, đánh giá công bằng, công khai đảm bảo đúng thực chất. Sau mỗi hội thi và kết thúc các phong trào đều đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời.

Duy trì sĩ số học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non


IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 
        Sau khi triển khai và áp dụng những biện pháp trên vào công tác duy trì và phát triển số lượng học sinh tại trường cùng với sự nỗ lực đoàn kết, nhất trí không ngừng phấn đấu của toàn bộ tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Năm học 2012-2013 nhà trường đã thu được kết quả đáng mừng.
* Về phía nhà trường.
- Chi bộ đảng đạt trong sạch, vững mạnh.
- Trường đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện.
- Công đoàn đạt công đoàn vững mạnh xuất sắc.
- Văn nghệ đạt giải nhất.
- Y tế xếp loại tốt.
- Hội khỏe măng non đạt giải khuyến khích trò chơi vận động, giải phong cách đồng diễn thể dục.
- Trường đạt trường tiên tiến thể dục, thể thao cấp huyện.
- Tổ chức đầy đủ, trang trọng các ngày hội, ngày lễ của trường, có tác dụng tuyên  truyền tốt tới các bậc phụ huynh.
- Tỷ lệ học sinh ra lớp đông, đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên được nâng lên vì thế họ yên tâm công tác.
* Về phía cô giáo.
- 100% giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của ngành, của trường đề ra.
- 100% giáo viên, nhân viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
- 100% giáo viên biết xây dựng môi trường lớp học đẹp, có nhiều góc mở cho trẻ hoạt động, thu hút trẻ thích đến trường lớp.
- 100% giáo viên, nhân viên tham gia hội các đợt hội giảng 20/11, hội giảng mùa xuân đạt kết quả tốt.
- 5 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp huyện.
- 25 giáo viên được phòng giáo dục thanh tra đều xếp loại tốt.
- 100% giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp. 
- 100% giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh qua đó tạo mối quan hệ tình cảm, thân thiện giữa cô, trẻ và phụ huynh.
* Về phía trẻ.
- Năm học 2012-2013 trường huy động được 1020 trẻ ra lớp tăng 231 trẻ so với năm học trước.
             với năm học trước.
                HS                
     
Độ tuổi
Tổng số học sinh cũ chuyển lên
Tổng số học sinh tuyển mới
Tổng số học sinh năm học 2012-2013
TS
NT
3T
4T
5T
TS
NT
3T
4T
5T
TS
NT
3T
4T
5T
Tổng số
570
0
160
236
174
450
195
70
100
85
1020
195
230
336
259
- 100% trẻ yêu quý trường lớp, thích được đến trường lớp học.
        - Tỷ lệ học sinh ra lớp đông, bình quân 45 cháu /lớp.
- Mẫu giáo lớn đạt 259/259 đạt 100%
- Mẫu giáo nhỡ 336/456 đạt 73.7%
- Mẫu giáo bé 230/327 đạt 61.8%
- Nhà trẻ 195/618 đạt 31.5%.
- Tỷ lệ chuyên cần.  + Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi đạt 90 %.
                                + Mẫu giáo 4-5 tuổi đạt 87.5 %.
                                + Mẫu giáo bé 3-4  tuổi đạt 86 %.
                                + Nhà trẻ  đạt 84.5 %.
- Tỷ lệ bé ngoan đạt 85%.
- 96% trẻ đạt yêu cầu phát triển thể chất.
- 98% trẻ đạt yêu cầu phát triển nhận thức.
- 97% trẻ đạt yêu cầu phát triển ngôn ngữ.
- 97% trẻ đạt yêu cầu phát triển tình cảm xã hội.
- 96% trẻ đạt yêu cầu phát triển thẩm mỹ.
* Về phía phụ huynh
- 95% phụ huynh nhận thức được lợi ích tầm quan trọng của việc cho trẻ đến trường mầm non từ đó cho con đến trường lớp khi đủ tuổi và ngay từ đầu năm học.
- Phụ huynh phấn khởi khi cho con em mình nhanh nhẹn, khỏe mạnh, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, nắm được kiến thức theo yêu cầu độ, có một số kỹ năng sống cơ bản …vv.
- Phụ huynh yên tâm, tin tưởng chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại trường và cho con học tại trường không cho trẻ đi học trường khác nữa.
- Phụ huynh ủng hộ nhiệt tình trong công tác phối kết hợp với nhà trường , cô giáo cùng chăm sóc giáo dục trẻ như: Cho con đi học đều, thường xuyên xem bảng thông tin của trường, bảng tuyên truyền phụ huynh ở các lớp nắm bắt kịp thời các thông tin cùng phối hợp giáo dục trẻ, xã hội hóa lắp điều hòa, mua xốp trải nền cho các cháu,  mua chậu cây cảnh để xung quanh trường tạo môi trường xanh, sạch, đẹp thu hút trẻ đến lớp.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận 
        Để đạt được kết quả trên đòi hỏi người hiệu trưởng trong nhà trường xác định rõ công việc, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị.
- Cập nhật, nắm bắt các công văn chỉ đạo của các cấp kịp thời chính xác.
- Xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường cụ thể rõ ràng, từng nội dung, có kế hoạch dài hạn, có kế hoạch ngắn hạn.
- Nắm vững đặc điểm tình hình cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên về mọi mặt qua đó sắp xếp, phân công giao việc phù hợp khẳ năng từng người nhằm phát huy, nhân rộng những mặt mạnh.
- Làm tốt công tác tham mưu lãnh đạo các cấp đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ công tác chăm sóc giáo dục và các hoạt động trong nhà trường.
         - Làm tốt công tác tuyên truyền vận động, xã hội hoá giáo dục góp phần xây dựng có sở vật chất cho trường, lớp ngày càng khang trang hiện đại hơn..
         -  Bản thân người quản lý phải nói được, làm được. Biết sắp xếp các công việc, xây dựng kế hoạch cụ thể rõ ràng, phân công phù hợp với từng giáo viên, điều kiện của nhà trường để dễ thực hiện.
         - Phải nắm vững đặc điểm tình hình đội ngũ về tư tưởng, tình cảm, chuyên môn nghiệp vụ, trên cơ sở đó có biện pháp bồi dưỡng, điều chỉnh kịp thời.
- Động viên, giúp đỡ tạo mội điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên theo học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Đánh giá CBGVNV trong trường đúng thực chất, đảm bảo công bằng, khách quan, kích thích được tinh thần phấn đấu của tập thể và từng cá nhân.
- Tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ, các phong trào thi đua, không ngừng nâng cao chất lượng mọi mặt trong nhà trường.
- Thường xuyên chăm lo đến quyền lợi CBGVNV để họ yên tâm công tác.
- Bố trí lịch tiếp phụ huynh và làm hòm thư góp ý để lắng nghe ý kiến phụ huynh, giải đáp, sửa đổi các ý kiến của phụ huynh kịp thời tạo sự uy ín, tin tưởng của phụ huynh.
       - Bản thân người hiệu trưởng phải thực sự gương mẫu đi đầu trong mọi việc, phải tạo uy tín trong gia đình, nhà trường và xã hội, có khả năng sáng tạo, linh hoạt, nhạy bén trong công tác quản lý, tập hợp được đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường được đội ngũ tin tưởng, yêu quý.
       Những biện pháp tôi đã áp dụng trên đây đã đem lại những kết quả đáng mừng và trở thành kinh nghiệm của bản thân trong công tác quản lý. Vì thế trong những năm tiếp theo tôi sẽ tiếp tục phát huy, đi sâu, đi sát trong công tác chỉ đạo quản lý, không ngừng nâng cao chất lượng mọi mặt trong nhà trường, tạo uy tín tới phụ huynh giúp phụ huynh yên tâm, tin tưởng tuyệt đối khi gửi con em mình đến trường. Rất mong các bạn đọc và đồng nghiệp cùng đọc, tham khảo để cùng tìm ra những biện pháp tốt nhất nhằm duy trì và phát triển số lượng trẻ tại đơn vị mình.
2. Đề xuất và khuyến nghị:
 Những nhà quản lý phải có tầm nhìn, tâm huyết với nghề và hết lòng vì thế hệ tương lai của đất nước.
        Kính mong các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa, triển khai xây sớm điểm trường Vĩnh Ninh, Ích Vịnh.
        Trên đây là “Một số giải pháp nhằm duy trì và phát lượng số lượng học sinh tại trường mầm non Vĩnh Quỳnh ”. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, nhận xét của ban thi đua Phòng giáo dục và các bạn đồng nghiệp cho bản Sáng kiến kinh nghiệm này, để bản thân tôi có được những kinh nghiệm quý báu nhằm duy trì và phát triển số lượng trẻ đến trường ngày một tốt hơn.
    
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2