Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp ở trường mầm non

ĐẶT VẤN ĐỀ

(thiết bị mẩm non) Đảng và nhà nước ta trong những năm qua đã quan tâm chú trọng tới các vấn đề giáo dục, đào tạo và giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường. Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay môi trường ngày càng bị ô nhiễm, bị suy thoái gây ảnh hưởng lớn tới sự sống, sự tồn tại của mỗi con người và cộng đồng. Vì vậy mỗi người trong cộng đồng phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường đó là nhiệm vụ rất cấp bách và cần thiết.

Đối với nghành giáo dục mầm non hiện nay việc đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các trường học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nghành giáo dục. Nhưng nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải đảm bảo tính giáo dục toàn diện. Trong đó đối với giáo dục mầm non cần cung cấp cho trẻ hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người nói chung và của bản thân nói riêng, biết sống tích cực trong môi trường, nhằm phát triển lành mạnh về cơ thể, tình cảm và trí tuệ.

Trong những năm học qua bậc học mầm non đã có nhiều chủ trương và các hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào bậc học như: xây dựng chương trình giáo dục giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non; chương trình bồi dưỡng về giáo dục bảo vệ môi trường cho giáo viên mầm non; biên soạn tài liệu tham khảo cho giáoviên mầm non, giáo sinh và các bậc cha mẹ về thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non; tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức môi trường; triển khai lồng ghép nôi dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục mầm non tại các cơ sở giáo dục mầm non trong cả nước.


Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp ở trường mầm non
Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp ở trường mầm non


trường mầm non Yên Mỹ những năm học trước đã thực hiện việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường  vào các môn học. Tuy nhiên kết quả đạt chưa cao. Giáo viên giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ chủ yếu còn mang tính tuỳ tiện, tự phát, thiếu tính chủ định, tính tập trung, giáo viên giáo dục trẻ bảo vệ môi trường còn qua loa, đại khái, chưa chú ý tới việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, chưa nghiên cứu một cách khoa học.

 Là một hiệu phó phụ trách về chuyên môn, bản thân tôi nhận thấy nhiệm vụ của mình là cần phải  bồi dưỡng cho giáo viên những kiến thức cần thiết để giáo viên hiểu được  tầm quan trọng, ý nghĩa của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ và cần phải nghiên cứu, thiết kế cải tạo sân chơi, xây dựng  mô hình cây xanh ở góc thiên tại các lớp và khu vườn trường để từ đó giáo viên tạo điều kiện cho trẻ quan sát học tập, giáo dục  trẻ gần gũi, thân thiện với môi trường, tạo khung cảnh môi trường xanh- sạch - đẹp nhằm giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” theo chỉ thị số 40 ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT.  Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: 

Xây dựng mô hình cây xanh  để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non Yên Mỹ”.

     *Mục tiêu của đề tài:

     - Nghiên cứu xây dựng mô hình cây xanh ở góc thiên nhiên của các lớp, góc vườn ở sân trường, cải tạo sân chơi tạo điều kiện cơ sở vật chất giúp giáo viên giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, giúp trẻ cảm nhận và tri giác sâu sắc về môi trường thiên nhiên. Đồng thời tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm qua các hoạt động quan sát, trồng và chăm sóc cây xanh, góp phần phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ cho trẻ.

     *Đối tượng nghiên cứu:

     - Một số giải pháp xây dựng mô hình cây xanh, cải tạo sân chơi để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non.

     *Phạm vị áp dụng:

     - Trường mầm non Yên Mỹ- Huyện Thanh Trì- Hà Nội, năm học 2015- 2016.


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lý luận:

Việc trồng cây xanh ở góc thiên nhiên của lớp, ngoài hành lang, ở sân trường,  góc vườn trong trường mầm non ngoài tác dụng xanh hóa môi trường, tạo bóng mát, tạo cảnh quan cho trường mầm non góp phần xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp còn tạo điều kiện cho giáo viên có đầy đủ cơ sở vật chất  và là phương tiện giúp giáo viên hướng dẫn, dạy trẻ giáo dục bảo vệ môi trường đạt kết quả cao.  Ngoài ra việc tạo môi trường  cây xanh ở vườn trường còn là điều kiện,  phương tiện  quan trọng để tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, là nơi vui chơi của trẻ và tạo điều kiện cho trẻ được phát triển về thể chất và tinh thần, trẻ được tự do vận động (chạy, nhảy...) và  tìm hiểu thế giới thiên nhiên (cây cỏ và các con côn trùng), trẻ hiểu biết về sự đa dạng của thế giới thực vật, về quá trình phát triển và nhu cầu sống của cây xanh, hình thành ở trẻ các kỹ năng trồng cây, chăm sóc cây xanh, ý thức bảo vệ cây trồng và yêu thích công việc trồng cây. Góp phần thực hiện ch­ương trình giáo dục mầm non, tạo môi trường để thực hiện các nội dung về phát triển thể lực, nhận thức, ngôn ngữ, cảm xúc, tình cảm, thẩm mĩ của trẻ.

2. Cơ sở thực tiễn :

2.1. Đặc điểm tình hình chung của nhà trường.

Trường mầm non Yên Mỹ huyện Thanh trì nằm trên địa bàn ngoài đê ven dọc sông Hồng. Nhiều năm liền trường luôn đạt trường tiên tiến cấp huyện. Trường được cấp trên quan tâm đầu tư xây dựng ngôi trường mới khang trang, rộng rãi, đẹp đẽ và thoáng mát. Trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia. Năm học 2013-2014 trường được  thành phố công nhận « trường học thân thiện - Học sinh tích cực».   

Trường được sự chỉ đạo trực tiếp của phòng giáo dục đào tạo huyện Thanh Trì. Trường đã đón nhận 367 cháu được phân vào 10 lớp. Có 7 lớp mẫu giáo với 267cháu và có 3 lớp nhà trẻ với 100 cháu. Trường mầm non Yên Mỹ có tổng diện tích là 5.480m2, được chia làm bốn khu chính: Khu văn phòng, khu phòng học của trẻ, khu vực vườn và khu vực sân chơi.

* Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên là: 37 đồng chí.
Trong đó: 
+ Cán bộ quản lý: 3 đồng chí
 + Giáo viên: 22 đồng chí
 + Nhân viên: 12 đồng chí

Trình độ chuyên môn của cán bộ giáo viên nhân viên: Đại học= 9 đ/c chiếm 24,3%, cao đẳng= 8 đ/c chiếm 21,6%, trung cấp=17đ/c chiếm 45, 9%, 3 đ/c bảo vệ không có chuyên môn. Trong đó  có 1 đ/c  đang theo học lớp đại học chuyên tu.

2.2. Thuận lợi:

- Trường tập trung tại một khu nên thuận tiện cho công tác quản lý và chỉ đạo giáo viên  chăm sóc giáo dục trẻ.

-Trường có sân chơi, sân vườn rộng rãi thoáng mát có một số cây xanh cây cảnh  và được cán bộ viện khoa học giáo dục Việt Nam đầu tư kinh phí xây dựng trồng thảm  cỏ xanh, một số bồn hoa, cây xanh bóng mát, cây cảnh với diện tích 800 m2 tạo khu vực sân vườn  an toàn cho trẻ hoạt động.

- Phòng học các lớp rộng rãi  và có hiên chơi phía sau lớp rộng 20 m2, có mảnh đất ở vườn trường.

- Ban giám hiệu đoàn kết,  nhiệt tình, năng động, sáng tạo.

- Đội ngũ giáo viên trẻ khoẻ, có lòng yêu nghề, mến trẻ và ham học hỏi, luôn tự bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân.

- Trường được Đảng uỷ, HĐND, UBND xã luôn quan tâm, động viên các phong trào của nhà trường và được hội cha mẹ học sinh nhiệt tình ủng hộ, tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt công tác giảng dạy.

2.3. Khó khăn:

- Giáo viên chưa chú ý tới việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, chưa hiểu hết  ý  nghĩa, mục đích của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.

- Trình độ  của giáo viên  tuy đã đạt chuẩn và trên chuẩn nhưng còn hạn chế về chuyên môn đặc biệt là kiến thức về việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.

- Giáo viên chưa biết tận dụng các nguyên vật liệu phế thải để trồng cây xanh.

- Các lớp đã có hiên chơi rộng rãi, có mảnh vườn là khu đất rộng nhưng giáo viên chưa chú ý tới việc nghiên cứu, sắp xếp, bố trí trồng cây xanh cây cảnh để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ hoạt động.

- Sân chơi ở khu vực gần lớp học là sân gạch chưa có cây xanh, cây cảnh nên chưa tạo được khung cảnh sư phạm trong nhà trường.

- Phụ huynh học sinh đa số làm nông nghiệp nên nhận thức về việc giáo dục bảo vệ môi trường còn hạn chế.

*Đứng trước những khó khăn và thuận lợi như trên, Tôi đã suy nghĩ và đề ra một số biện pháp sau:

3. Các biện pháp :

3.1. Biện pháp 1: Khảo sát đồ dùng dụng cụ ở góc thiên các lớp và lập kế hoạch chỉ đạo giáo viên thiết kế xây dựng mô hình cây xanh.

Để có được mô hình cây xanh tạo môi trường xanh sạch đẹp nhằm giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đạt kết quả tốt nhất. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát đồ dùng, dụng cụ trồng và chăm sóc cây ở góc thiên  
các lớp như sau:

Lớp
Đồ dùng dụng cụ trồng cây ở góc thiên các lớp
Chậu cảnh
Thùng xốp
Xô chậu nhựa hỏng
Ca cốc
bát nhựa
Thùng sơn
Chai lọ
các loại
A1
4 cái
2 Cái
2 cái
6 cốc, 3 bát
1 cái
2 cái
A2
3 cái
1  cái
1 cái
4 cốc
1cái
2 cái
B1
3 cái
2  cái
1 cái
5 cốc, 2 bát
0
2 cái
B2
4 cái
1  cái
2 cái
4 cốc, 3 bát
1 cái
3 cái
B3
5 cái
1 cái
1 cái
6 cốc, 3 bát
2 cái
2 cái
C1
6 cái
3 cái
1 cái
7 cốc, 2 bát
1 cái
3 cái
C2
3 cái
2 cái
1 cái
5 cốc
0
2 cái
D1
5 cái
1 cái
1 cái
3 bát, 5 cốc
0
2 cái
D2
3 cái
0
0
4 bát
0
1 cái
D3
4 cái
0
0
3 bát
0
1 cái
TC
40
13
10
65
6
20

*Với số lượng khảo sát như trên tôi thấy đồ dùng dụng cụ để trồng và chăm sóc cây còn thiếu nhiều. Do đó tôi đã nghiên cứu xây dựng kế hoạch để chỉ đạo giáo viên thực hiện,  cụ thể như sau:

- Tháng 8, 9 năm 2015: Chỉ đạo các lớp bổ sung, tìm kiếm nguyên vật liệu phế thải: Hộp xốp, thùng sơn, chai lọ,…

- Tháng 10, 11 năm 2015: Chỉ đạo giáo viên xây dựng góc thiên nhiên làm điểm  theo khối: Lớp A1(Mẫu giáo lớn), lớp B3 (mẫu giáo nhỡ), lớp C1(mẫu giáo bé), lớp D1 (nhà trẻ 24-36 tháng). chỉ đạo giáo viên sưu tầm hạt giống, cây non, cây xanh các loại, đổ đất vào đồ dùng  để trồng cây, gieo hạt và chăm sóc cây.

- Tháng 12 năm 2015 :  Tổ chức kiến tập cho giáo viên tham quan, kiến tập  làm điểm tại góp thiên nhiên lớp A1, B3,C1,D1.

- Tháng 1 năm 2016: Chỉ đạo giáo viên các lớp khác tiếp tục xây dựng góc thiên nhiên tại lớp và  bồi dưỡng  giáo viên về nội dung, hình thức giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ .

- Tháng 2,3 năm 2016: Chỉ đạo giáo viên cho trẻ trải nghiệm, hoạt động với cây trồng  môi trường cây xanh.

- Tháng 4, 5 năm 2016: Kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm.

*Kết quả:

- BGH chỉ đạo, phân công công việc cho giáo viên cụ thể, kịp thời.

- Kế hoạch đi sâu, đi sát với thực tế nên khi chỉ đạo giáo viên thực hiện công việc  nhanh gọn, nghiêm túc .

3.2. Biện pháp 2: Huy động mọi nguồn lực để xây dựng mô hình cây xanh và cải tạo sân vườn.

Việc xây dựng mô hình cây xanh để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non đòi hỏi phải được sự quan tâm, chú ý của Ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Để có môi trường xanh - sạch - đẹp và mang tính giáo dục đòi hỏi phải có thời gian, kinh phí và công sức của con người, đặc biệt là cần có sự tâm huyết của Ban giám hiệu và đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường. 

Dựa vào việc khảo sát như trên, tôi thấy cần phải bổ sung thêm một số đò dùng dụng cụ cần thiết cho việc xây dựng mô hình cây xanh tại các lớp.

Chính vì vậy tôi đã đề xuất với đồng chí hiệu trưởng đầu tư kinh phí mua một số cây xanh, xây cảnh, bổ sung cho các lớp một số chậu cảnh, dây thép,  tre gỗ ...và  mua sắm các dụng cụ trồng và chăm sóc cây.

Bản thân tôi chỉ đạo giáo viên sưu tầm, tìm kiếm các nguyên vật liệu phế thải như: Thùng xốp, chai la vi , chai cô ca, chai dầu ăn, hộp sữa, cốc nhựa…để trồng cây và chăm sóc cây.

          Vận động phụ huynh đóng góp hạt giống, cây trồng có sẵn ở địa phương, các đồ dùng để trồng và chăm sóc cây ( có thể là các đồ dùng đã qua sử dụng như  thùng xốp, hộp nhựa, chai nhựa....).

          Tuyên truyền, vận động các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương hỗ trợ kinh phí, cây trồng  để phát triển và duy trì vườn cây của trường.

*Kết quả:

- Giáo viên đã sưu tầm được các nguyên vật liệu như sau: 25 thùng xốp, 20 chai dầu ăn các loại, 40 chai la vi, 35 chai cô ca, 50 cốc nhựa...Giáo viên và phụ huynh học sinh đã tìm kiếm và đóng góp một số hạt giống các loại rau như: hạt ngô, hạt lạc, hạt đậu xanh, hạt bí ngô, hạt thóc, hạt rau rền, rau cải cúc, cải ngọt, hạt mướp….

- UBND xã đã đầu tư cho  trường  30 cây bóng mát để trồng vào khu vực xung quanh vườn trường.


- Nhà trường đã mua bổ sung cho mỗi lớp 10 chậu cảnh, một số cây xanh, cây cảnh, chậu cảnh trồng xung quanh sân trường, ngoài hành lang  khu vực lớp học của học sinh và khu làm việc của ban giám hiệu, mua 10 kg dây thép, một số dụng cụ trồng và chăm sóc cây xanh.

Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp ở trường mầm non


Một số dụng cụ trồng và chăm sóc cây

3.3 Biện pháp 3: Hướng dẫn gợi ý giáo viên lựa chọn, sắp xếp bố trí, thiết kế khu vực trồng các loại  cây tại góc thiên nhiên của lớp.

         Việc lựa chọn cây xanh trồng trong góc thiên nhiên tại các lớp cần phải tính đến  chủng loại cây và đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Các cây trồng trong góc thiên nhiên phải có nhiều màu sắc rực rỡ, cuốn hút và an toàn tuyệt đối với trẻ. 

Để mỗi lớp có một góc thiên nhiên đẹp, phù hợp với  địa thế của lớp, bản thân tôi đã đến từng lớp cùng với giáo viên nghiên cứu vị trí trồng cây, bố trí sắp xếp đồ dùng để trồng cây và gợi ý, hướng dẫn giáo viên cách lựa chọn các loại cây, trồng cây gì, trồng ở khu vực nào cho hợp lý.

Cụ thể: Với các lớp ở tầng 2  như các lớp nhà trẻ  tôi gợi ý giáo viên trồng các loại cây xanh, cây cảnh  gần gũi với trẻ  và có màu sắc rực rỡ như màu đỏ của cây hoa hồng, hoa mào gà, cây huyết dụ, cây trạng nguyên, hoa đồng tiền, màu vàng của cây hoa cúc,…và một số cây xanh khác.

Với 2 lớp mẫu giáo bé C1, C2 cũng ở tầng 2 và 2 lớp này chịu ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời  nhiều nhất tôi lại gợi ý, hướng dẫn giáo viên có cách thiết kế khác sao cho phù hợp với lớp mình như: Trồng các loại cây chịu nắng tốt, trồng một số cây rau theo mùa được trồng từ hạt như: Hạt ngô, hạt lạc, hạt đậu…; các loại cây trồng từ lá như: Cây rau muống, các loại cây trồng từ cành như: Cây rau ngót. Ngoài ra còn thiết kế giàn cây bằng dây thép   để trồng cây leo giàn dễ trồng  như cây Hoàng đế, cây su su… vừa để tạo môi trường vừa để che nắng cho trẻ.

Các lớp ở tầng 1 là lớp mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn các cháu lớn hơn đã biết gieo hạt  trồng cây vì vậy tôi lại gợi ý hướng dẫn giáo viên thiết kế, xây dựng mô hình trồng cây  với nhiều hình thức, nội dung  phong phú khác nhau như trồng các lọai cây xanh, cây cảnh có màu sắc sặc sỡ, lạ mắt. Gợi ý cho giáo viên cách bố trí phân chia các loại cây theo chủng loại và theo khu vực như: Các loại cây leo giàn, các loại cây cảnh, các loại cây rau, các loại cây hoa, các loại cây lá có màu sắc rực rỡ…

Khi các lớp đã bố trí, thiết kế xây dựng được các mô hình trồng cây rồi, tôi chỉ đạo giáo viên  trồng cây  và gieo  hạt  vào các chậu cảnh mà nhà trường bổ sung, vào thùng xốp, chai la vi, chai cô ca, chai dầu ăn, cốc, ca… mà giáo viên sưu tầm được.
        
  Với các lớp mẫu giáo tôi chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ cùng tham gia trồng cây, gieo hạt cùng cô giáo.

*Kết quả:  

          - 10/10 lớp đã xây dựng được góc thiên thiên tại lớp phù hợp với địa thế  và phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

- Giáo viên biết tận dụng từ những phế thải tái sử dụng để trồng cây, gieo hạt
.-Giáo viên biết lựa chọn cây trồng phù hợp và bố trí sắp đặt hợp lý.

Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp ở trường mầm non
Các loại cây cảnh, cây rau  giáo viên trồng  vào  các đồ dùng khác nhau
ở góc thiên nhiên các lớp

3.4 Biện pháp 4: Hướng dẫn gợi ý giáo viên sắp xếp, bố trí xây dựng khu vục trồng cây theo mùa ở  sân vườn.
Khu vực sân vườn của trường còn có một khoảng đất trống rất rộng. Nếu bỏ hoang cho cỏ dại mọc thì rất phí và khung cảnh môi trường lại không được đẹp mắt. Vì vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên cùng nghiên cứu, thiết kế mô hình trồng các loại cây rau ngắn ngày theo mùa và gần gũi với trẻ tại địa phương.

Tôi phân chia cho mỗi lớp 1 khu đất, giáo viên sẽ hót đất tạo thành từng luống nhỏ rồi lấy những viên gạch để lát vào các rãnh tạo thành đường đi sạch sẽ cho cô và trẻ chăm sóc cây và hướng dẫn trẻ hoạt động. Mỗi  khối lớp chịu trách nhiệm gieo  trồng một loại cây rau ngắn ngày theo mùa  gần gũi với trẻ tại đại phương v à  phải chọn lựa các giống cây khác nhau  rồi viết tên cho biển cây của lớp mình.

Ví dụ:  Khối mẫu giáo lớn: Chịu trách nhiệm trồng cây leo giàn và các loại cây rau  như cây cà chua, cây đậu xanh, rau mồng tơi, rau cải

- Khối mẫu giáo nhỡ : Trồng cây rau lấy quả như cây cà pháo, cây cà chua, cây cà tím …

- Khối mẫu giáo bé: Trồng cây rau ăn lá như rau cải, rau muống, dọc mùng…

- Khối nhà trẻ: Trồng các loại cây lấy củ như Củ su hào, cây khoai lang, cây khoai sọ…

- Đoàn thanh niên: Chịu trách nhiệm trồng các loại rau gia giảm có  mùi thơm như: Cây húng láng, cây tía tô, cây kinh giới, cây mùi tàu, cây sả…
Khi các khối lớp đã có khu đất  rồi, tôi chỉ đạo giáo viên trong khối, lớp tự tìm kiếm sưu tầm hạt giống, cây con để gieo trồng và  phân công nhau cùng chăm sóc  bảo vệ cho cây, cùng hướng dẫn trẻ hoạt động với luống rau của lớp mình.

*Kết quả:

- Sân vườn của trường đã có một khu vực trồng cây theo mùa  với nhiều các loại cây rau ngắn ngày khác nhau.

- Giáo viên các khối lớp đã tận dụng thời gian để gieo trồng đươc nhiều loại cây rau khác nhau và có ý thức trách nhiệm với luống rau của lớp mình. Từ đó giáo viên cùng chăm sóc cho cây tươi tốt đồng thời cũng đã hướng dẫn trẻ tham gia vào một số hoạt động giúp cô chăm sóc, tưới cây, nhặt lá vàng… và từ những luống rau đó giáo viên đã cải thiện thêm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non hàng ngày .

- Những buổi hoạt động ngoài trời và hoạt động ngoại khoá trẻ được trực tiếp quan sát cây, chăm sóc cây, theo dõi sự phát triển của cây tạo thêm niềm thích thú và phấn khởi cho trẻ

- Có khu vực trồng cây theo mùa tạo cho nhà trường có một môi trường xanh- sạch- đẹp hơn .

Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp ở trường mầm non
Các luống rau của các lớp đã trồng và chăm sóc tạo thành vườn rau xanh
ở vườn trường.

3.5. Biện pháp 5. Nghiên cứu thiết kế cải tạo sân chơi,  làm tiểu cảnh tạo môi trường thân thiện.

Trường mầm non Yên Mỹ có 2 khu vực sân chơi. Sân ngoài là thảm cỏ xanh với nhiều cây xanh, cây cảnh tạo môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ vui chơi. Sân trong  gần khu vực các lớp học được lát gạch toàn bộ vì vậy sân rất nắng và không có cây xanh, cây cảnh.

Do kinh phí nhà trường có hạn nên tôi cùng các đồng chí trong BGH họp bàn bạc và đi đến thống nhất triển khai họp phụ huynh toàn trường để kêu gọi huy động phụ huynh đóng góp kinh phí từ nguồn xã hội hoá giáo dục và phụ huynh nhất trí đồng tình ủng hộ.
         
 Tôi cùng BGH trao đổi, bàn bạc, nghiên cứu thiết kế mô hình để cải tạo sân gạch thành khu vực trồng cỏ, trồng cây xanh, cây cảnh tạo môi trường  thân thiện gần gũi trẻ.

Từ nguồn kinh phí đóng góp của phụ huynh từ công tác xã hội hoá  giáo dục và kinh phí của nhà trường, BGH chúng tôi đã phối hợp với Ban phụ huynh toàn trường để cùng mua nguyên vật liệu, thuê thợ đổ đất, thuê thợ xây cải tạo sân gạch thành khu vực trồng hoa, trồng cỏ, cây xanh, cây cảnh  và  xây đắp tạo thành tiểu cảnh tháp nước, guồng quay gió cho trẻ vui chơi, hoạt động với môi  trường thân thiện và gần gũi trẻ.

* Kết quả :

- Phụ huynh  đã đóng góp  kinh phí từ công tác xã hội hoá giáo dục với tổng số tiền là 26.500.000đ       

- Nhà  trường đã cải tạo được sân gạch thành sân chơi có tiểu cảnh tháp nước, sân cỏ, cây hoa, cây cảnh rất đẹp mắt.

- Giáo viên và học sinh rất phấn khởi hàng ngày được tham quan, ngắm nhìn,  được vui chơi hoạt động với những thảm cỏ xanh, cây hoa, cây cảnh.

- Phụ huynh học sinh rất yên tâm, phấn khởi mỗi khi thấy các cháu đến trường được vui chơi ngắm nhìn thích thú với những cảnh đẹp ở sân trường  và rất tin tưởng vào sự chỉ đạo của nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ và đưa trẻ tới học ngày càng đông.

Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp ở trường mầm non
Trẻ vui chơi, hoạt động rất thích thú và phấn khởi ở sân  đã cải tạo

3.6. Biện pháp 6: Bồi dưỡng kiến thức để giáo viên hướng dẫn tổ chức cho trẻ hoạt động với môi trường cây xanh.

Các  lớp đã có góc  thiên nhiên đẹp, có luống rau riêng tại góc vườn, sân trường  đã cải tạo. khung cảnh sân trường rất xanh, rất đẹp  để trẻ vui chơi và hoạt động tốt. Nhưng  nếu không  đi sâu đi sát để nhắc nhở giáo viên cho trẻ hoạt động với môi trường cây xanh đó thì thật là uổng công, vô ích bởi vì giáo viên rất ngại mỗi khi tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động phải sử nhiều dụng cụ, đồ dùng lỉnh kỉnh như xô đựng nước, bình tưới cây,..cho nên giáo viên thường tự làm các công việc như chăm sóc, tưới cây… và  chỉ để cho trẻ ngắm nhìn những cây đẹp, xem cô chăm sóc, tưới cây sẽ  không  phát huy được tính tích cực cho trẻ , không  phát triển thẩm mỹ, tư duy cho trẻ.

Chính vì vậy, tôi tranh thủ thời gian đến từng lớp để chỉ đạo, nhắc nhở, động viên giáo viên thường xuyên tổ chức hướng dẫn cho trẻ hoạt động tích cực  với các môi trường cây xanh, mặt khác tôi còn bồi dưỡng thêm kiến thức cần thiết để giúp giáo viên hiểu và nắm vững phương pháp, hình thức tổ chức  cho trẻ hoạt động với cây xanh , phát thêm tài liệu của cán bộ ở Viện khoa học giáo dục Việt Nam đã cho tôi mượn với nội dung “Hướng dẫn GV tổ chức các hoạt động của trẻ tại vườn trường và góc thiên nhiên theo từng độ tuổi: để giáo viên viên tham khảo và áp dụng vào dạy trẻ hoạt động với môi trường cây xanh một cách tự nhiên với niềm thích thú và phấn khởi của trẻ.

Ngoài ra tôi còn tổ chức kiến tập, thăm lớp dự giờ tới giáo viên để xem xét, theo dõi, kiểm tra, đánh giá giáo viên và từ đó giúp giáo viên có trách nhiệm, ý thức tự giác hơn với vườn cây mà mình tạo nên.

*Kết quả:

- Giáo viên đã chủ động tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động với môi trường cây xanh bằng nhiều nội dung và hình thức khác nhau như: Hoạt động trồng cây, gieo hạt, chăm sóc cây tưới cây, nhặt cỏ, nhặt lá.., theo dõi sự phát triển của cây.

- Giáo viên có ý thức, trách nhiệm và tự giác trong việc tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động với môi trường cây xanh.

- Trẻ hoạt động  tích cực, thích thú, phấn khởi say mê với môi trường cây xanh thông qua việc thực hành, trải nghiệm, khám phá thế giới xung quanh bằng nhiều hình thức và hoạt động khác nhau như: Trồng cây, gieo hạt chăm sóc cây, quan sát cây tại góc thiên nhiên của lớp và ở luống rau ở khu vực vườn rau của trường; trẻ vui chơi, tự do chạy nhảy ở sân cỏ vườn trường để trẻ tiếp cận, khám phá về thế giới cây xanh với niềm thích thú phấn khởi.

Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp ở trường mầm non
4. Kết quả đạt được:

Môi trường cây xanh không chỉ là một trong những phương tiện giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non, mà còn là một bộ phận trong môi trường vật chất của trường mầm non. Môi trường cây xanh là điều kiện và phương tiện quan trọng để tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập, nghệ thuật, lao động của trẻ trong trường mầm non, góp phần thực hiện giáo dục trẻ toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ và thẩm mỹ.

Qua một năm thực hiện  việc nghiên cứu và xây mô hình cây xanh  ở trường mầm non Yên Mỹ , đến nay khung cảnh của  nhà trường đã  thật sự thay đổi với một môi trường cây xanh phong phú  ở khắp mọi nơi: Xung quanh sân trường, vườn trường,  ngoài hành lang, lan can, góc thiên nhiên của các lớp. Môi trường cây xanh của nhà trường đã trở nên môi trường thân thiện hơn, gần gũi hơi, tạo khung cảnh xanh - sạch - đẹp và  mát mẻ.

Việc tạo ra môi trường cây xanh không những để làm đẹp môi trường mà còn góp phần tích cực trong việc giáo dục và bảo vệ môi trường cho trẻ.
Qua mội thực hiện những biện pháp trên bản thân tôi nhận thấy đã đạt kết quả như sau:

*Về phía nhà trường:

- Ban giám hiệu nhà trường phối kết hợp và tham mưu tốt với các cấp các nghành, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động được nhiều nguồn lực hỗ trợ kinh phí và đóng góp như: Viện khoa học giáo dục Việt Nam, UBND xã, và hội phụ huynh học sinh.

- Nhà trường đã cải tạo sân gạch thành sân chơi tạo môi trường thân thiện gần gũi với trẻ góp phần xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp trong trường nhà trường.

*Về phía giáo viên :

- Giáo viên các lớp đã tích cực sưu tầm tìm kiếm vật  liệu phế  thải để xây dựng được góc thiên nhiên với nhiều loại cây khác nhau tạo môi trường thân thiện gần gúi trẻ và làm đẹp thêm cho lớp học.

- Giáo viên đã hiểu biết  thêm được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ  và có ý thức và trách nhiệm  cao trong việc  trồng và chăm sóc cây ở góc thiên nhiên để giữ gìn và bảo vệ cây xanh  ở lớp mình luôn xanh tốt.

- Giáo viên biết chủ động , tự giác trong việc hướng dẫn trẻ hoạt động với môi trường cây xanh và giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đạt kết quả tốt.

*Về phía học sinh :
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động  gieo trồng và chăm sóc cây ở lớp, ở vườn rau của vườn trường,

          - Trẻ  rất thích thú vui chơi hoạt động với môi trường thiên nhiên  đã giúp trẻ hiểu biết rõ hơn về sự đa dạng của thế giới thực vật, về quá trình phát triển và nhu cầu sống của cây xanh, hình thành ở trẻ các kỹ năng chăm sóc cây xanh, ý thức bảo vệ cây và yêu thích công việc trồng cây góp phần thực hiện ch­ương trình giáo dục mầm non, tạo môi trường để thực hiện các nội dung về phát triển thể lực, nhận thức, cảm xúc, tình cảm, thẩm mĩ... của trẻ. 

Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp ở trường mầm non
KẾT THÚC VẤN ĐỀ

1.     Kết luận:

           Trong điều kiện hiện nay  môi trường bị ô nhiễm, việc xây dựng môi trường cây xanh ở trường mầm non để tạo ra môi trường - xanh - sạch - đẹp là việc làm rất cần thiết và quan trọng. Đòi hỏi  tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường cùng quyết tâm cố gắng phấn đấu và tâm huyết với nghề nghiệp. Mỗi người đều có ý thức và trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ môi trường.

Việc xây dựng môi trường cây xanh trong nhà trường được tiến hành cụ thể, thường xuyên, liên tục, sát với tình hình thực tế đã đem lại một số hiệu quả nhất định trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.

 Môi trường thiên nhiên ở trường có xanh - sạch - đẹp  sẽ  là môi trường thân thiện nhất, tạo điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất để giáo viên hướng dẫn tổ chức cho trẻ vui chơi, hoạt động tích cực với  thế  giới thiên nhiên cây xanh qua đó hình thành và phát triển thể chất, tinh thần cho trẻ.

Môi trường thiên nhiên xanh mát sẽ tạo  cho con người sống khoan khoái thoải mái và làm việc đạt kết quả cao.

Trong nhữug năm học tiếp theo, nhà trường cần duy trì giữ gìn  môi trường cây xanh   và tiếp tục  đẩy mạnh hơn nữa trong  công tác giáo dục và bảo vệ môi trường cây xanh ở trường mầm non.

2. Nguyên nhân thành công:

- Có sự giúp đỡ tạo điều kiện của cấp trên đã đầu tư xây dựng ngôi trường nới khang trang và đẹp đẽ. Có sự quan tâm, giúp đỡ và sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp, các nghành và phụ huynh toàn trường.

- Có sự đoàn kết nhất trí cao trong Ban giám hiệu và tập thể giáo viên trong trường để cùng nhau hoàn thành tốt công việc đượnc giao.

- Biết lắng nghe  ý kiến và học hỏi kinh nghiệm của cán bộ Viện khoa học giáo dục Việt Nam, của các cấp lãnh đạo để đạt hiệu quả cao trong công tác chỉ đạo giáo viên thực hiện nhiệm vụ.

- Bản thân là người tâm huyết với nghề và chịu khó tích cực học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp và biết tận dụng cơ hội, thời gian để xây dựng môi trường cây xanh  làm đẹp môi trường.


3. Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình thực hiện tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
- Người cán bộ quản lý phải luôn gương mẫu trong mọi công việc,  nói đi đôi với  làm, luôn suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, đổi mới  trong công tác chỉ đạo nhà trường.
- Bản thân luôn đi sâu đi sát tới giáo viên và phải tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần, về thời gian, động viên, gần gũi giáo viên, giúp đỡ nhau cùng  trao đổi và học hỏi kinh nghiệm để  cùng tiến bộ.

- Cán bộ quản lý phải biết tham mưu  tốt và phối kết hợp chặt chẽ với các cấp các nghành đặc biệt là  hội phụ huynh toàn trường để thực hiện công việc đạt hiệu quả cao.  
Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Rất mong sự đóng góp ý
   kiến của các cấp lãnh đạo, chị em đồng nghiệp  để giúp tôi  có thêm kinh 
   nghiệm chỉ đạo chuyên môn nhà trường đạt kết quả cao hơn.
Xin chân thảnh cảm ơn!
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

1 Nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2