Giáo án nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông

Giáo án nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông, chủ đề phương tiện giao thông lớp nhà trẻ, giao an chu de phuong tien giao thong lop 24-36 thang, giao an hoat dong goc 24 36 thang tuoi chủ đề giao thông, kế hoạch tuần chủ đề phương tiện giao thông, giáo án phương tiện giao thông đường bộ, soạn nhận biết phương tiện giao thông trẻ 24_36 tháng, mục tiêu chủ đề giao thông nhà trẻ, giáo án chủ đề giao thông 24 36 tháng,

CHỦ ĐỀ: BÉ CÓ THỂ ĐI KHẮP MỌI NƠI BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG GÌ

                      (Thời gian thực hiện 3 tuần: Từ ngày)

Tuần 19: Nhánh 1:  PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

                    (Thời gian thực hiện1 tuần: Từ ngày)

Giáo án nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông

ĐÓN TRẺ -  THỂ DỤC SÁNG

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

CHUẨN BỊ

1. Đón trẻ, trao dổi với phụ huynh tình hình sức khoẻ của trẻ.

- Chơi theo ý thích

2. Thể dục sáng: Cho trẻ tập các động tác:.

- Động tác hô hấp: Làm còi tàu tu tu.

- Động tác tay : 2 tay đưa ra trước, lên cao.

- Động tác bụng: Đứng cúi người về phía trước

- Động tác chân: Nhún chân và bật tại chỗ.

3. Điểm danh:

4. Trò chuyện về phương tiện giao thông đường bộ

- Tạo cho trẻ cảm giác thích đến lớp, tạo tình cảm thân thiết giữa cô và trẻ.

- Trẻ lễ phép chào cô giáo, bố mẹ và cất đồ chơi mầm non sau khi chơi. Cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

- Trao đổ với phụ huynh nhắm nắm được tình hình sức khoẻ của trẻ ở nhà .

- Trẻ biết chơi theo ý thích và cất đồ chơi mầm non sau khi chơi.

- Tạo cho trẻ không khí thoải mái để bắt đầu một ngày hoạt động.

- Rèn cho trẻ một số cơ hô hấp, tay, chân.

- Trẻ biết dạ khi cô gọi tên.

- Trẻ biết tên gọi đặc điểm một số PTGT đường bộ

- Giáo dục trẻ nghe lời người lớn, không đi ra đường một mình. Đội mũ khi ngồi trên xe môtô...

- Tủ đựng tư trang

- Đồ chơi

- Các động tác tập thể dục

- Sổ theo dõi trẻ

- Hệ thống câu hỏi đàm thoại cùng trẻ.

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN

HĐ CỦA TRẺ

1. Đón trẻ: - Cô đến sớm, mở cửa thông thoáng phòng học và niềm nở đón trẻ. Nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ và cất đồ dùng đúng nơi quy định. Trao đổi với phụ huynh tình hình sức khoẻ của trẻ ở nhà và ở lớp

- Cho trẻ chơi tự do ở các nhóm góc.

- Cô bao quát và nhắc nhở trẻ chơi.

- Nhắc trẻ cất gọn gàng đồ dùng đồ chơi sáng tạo sau khi chơi

2. Cho trẻ tập thể dục sáng: Cho trẻ tập các động tác

- Khởi động: Cho trẻ đi, chạy (kết hợp các kiểu đi ) thành vòng tròn 1- 2 vòng. 

- Trọng động: Cho trẻ tập mỗi động tác 2  lần 4 nhịp

  + Động tác hô hấp: Làm còi tàu tu tu.

  + Động tác tay: 2 tay đưa ra trước, lên cao.

  + Động tác bụng: Đứng cúi người về phía trước.

  + Động tác chân: Nhún chân và bật tại chỗ.

- Hồi tĩnh : Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh lớp

- Cho trẻ chơi tự do.

3. Điểm danh: Cô lần lượt gọi tên trẻ. Cô nhắc trẻ dạ cô khi được gọi đến tên mình.

4. Trò chuyện về một số phương tiện giao thồng đường bộ

- Con hãy kể tên một số phương tiện giao thông đường bộ mà con biết?

- Các phương tiện giao thông đó có đặc điểm gì?

- Chúng dùng để làm gì?

- Chúng mình được đi (Xe đập, xe máy hay ô tô bao giời chưa?)

=> Giáo dục trẻ chấp hành luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông.

- Trẻ chào cô, chào bố mẹ.

- Trẻ cất đồ dùng dứng nơi quy định.

- Trẻ tham gia chơi cùng các bạn.

- Cất đồ chơi mầm non sau khi chơi xong.

- Trẻ khởi động cùng cô

- Trẻ tập cùng cô

- Trẻ chơi tự do

- Trẻ dạ khi cô gọi đêna tên mình

- Xe đạp, xe máy, ô tô...

- Trẻ trả lời

- Để trở người và hàng hoá

- Trẻ lắng nghe

        

TỔ CHỨC CÁC

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

CHUẨN BỊ

1.                                  Hoạt    1. Hoạt động có chủ đích:

- Quan sát xe đạp

- Quan sát xe máy

- Quan sát ô tô.

2. Hoạt động vui chơi

- Trò chơi: Bánh xe quay, ai nhanh nhất, mèo đuổi chuột.

3. Chơi tự do.

- Tổ chức cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời.

- Tạo cơ hội cho trẻ hít thở không khí trong lành.

- Trẻ biết tên gọi và đặc điểm của một số phương tiện giao thông đường bộ.

- Biết các hành vi đúng khi tham gia giao thông.

- Trẻ có ý thức chấp hành luật an toàn giao thông.

- Cung cấp và rèn cho trẻ những kỹ năng, phát triển óc sáng tạo, quan sát và ghi nhớ có chủ định về những kiến thức cơ bản về thế giới xung quanh trẻ.

- Trẻ biết thực hiện những yêu cầu cô giáo đưa ra.

- Tạo cho trẻ khả năng linh hoạt và nhanh nhẹn .

- Tạo cảm giác thoải mái cho trẻ.

- Trẻ biết chơi trò chơi đúng luật và đúng cách chơi.

- Tranh ảnh (vật thật) một số phương tiện giao thông đường bộ như: Xe đạp, xe máy, ô tô.

- Địa điểm cho trẻ quan sát

- Câu hỏi đàm thoai cùng trẻ

- Que chỉ

- Đia điểm cho trẻ chơi rộng, an toàn với trẻ

- Vòng thể dục

- Địa điểm chơi an toàn với trẻ

- Đồ chơi thiết bị mầm non ngoài trời

- Đồ dùng cá nhân cần thiết cho trẻ.

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN

HĐ CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức

- Cô cho trẻ xếp hàng kiểm tra sức khoẻ của trẻ, cho trẻ lấy đồ dùng cá nhân cần thiết.Cô cho trẻ vừa đi vừa hát “Em tập lái ô tô” đến địa điểm quan sát

2. Giới thiệu bài: Cô giới thiệu nội dung buổi hoạt động

3. Nội  dung.

a Hoạt dộng có chủ đích:

* Quan sát xe đạp (Vật thật)

- Các con có biết đây là gì không?

- Chiếc xe đạp này có những gì?(Cô cho trẻ lên chỉ)

+ Cô chỉ vào từng bộ phận để trẻ nói

- Xe đạp dùng để làm gì?

- Chúng kêu như thế nào?

- Xe đập là phương tiện giao thông đường gì?

- Chúng mình đã được bố me hay ông bà cho đi xe đạp bao giờ chưa?=> Giáo dụng trẻ ngồi ngay ngắn..

* Quan sát xe máy. (Vật thật)

- Đây là xe gì?

- Xe máy co những gì? Cô cho trẻ đếm số bánh của xe máy

- Xe máy dùng để làm gi?

-  Xe máy là phương tiện giao thông đường gì?

=> Giáo dục trẻ chấp hành nghiêm luật an toàn giao thông.

* Quan sát ô tô(Tranh vẽ)

- Đây là gì vậy các con?

- Chiếc ô tô này có nhừng gì? Có mấy bánh? Cô cho trẻ đếm số bánh xe.

- Ô tô dùng để làm gì? Ô tô là phương tiện giao thông đường gì?

- Khi ngồi trên ô tô chúng ta cần chú ý điều gì?

=> Giáo dục trẻ ngồi ngay ngắn khi đi ô tô.

b. Trò chơi: Bánh xe quay, ai nhanh nhất, mèo đuổi chuột.

- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi, nhận xét sau khi chơi, động viên trẻ chơi

c. Chơi tự do với thiết bị đồ chơi ngoài trời.

- Cô cho trẻ chơi và chú ý bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.

4. Củng cố- Giáo dục, Nhận xét- Tuyên dương

- Cô hơi lại nội dung buổi hoạt đông=> Giáo dục trẻ.

- Trẻ lấy đồ dùng cá nhân và vừa đi vừa hát đến địa điểm quan sát

- Xe đạp ạ

Tay lái, bánh xe, yên xe..

- Dùng để đi ạ

- Kêu kính coong ạ

- Đi rồi ạ

- Xe máy ạ

- Tay lái, yên xe, bánh xe...

- Dùng để đi và trở hàng hoá ạ

- Đường bộ ạ

- Xe ô tô ạ

Đầu xe, thùng xe, bánh xe..

- Trở người và hàng hoá ạ

- Ngồi ngay ngắn

- Trẻ lắng nghe

- Tre chơi trò chơi

- Trẻ chơi với đồ dùng đồ chơi thiết bị ngoài trời

                               

TỔ CHỨC CÁC

HOẠT ĐỘNG GÓC

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

CHUẨN BỊ

* Góc thao tác vai:

  - Gia đình đi du lịch bằng các phương tiện giao thông

* Hoạt động với đồ vật: 

  - Chơi xếp hình phương tiện giao thông

  - Xếp ga ra ôtô.

* Góc tạo hình:

- Xem tranh, tô màu các phương tiện giao thông đường bộ

- Kể chuyện về PTGT đường bộ.

*Kiến thức :

- Trẻ biết cách thể hiện vai chơi, biết các hành vi đúng, sai khi tham gia giao thông

- Biết cách dùng những khối hộp xếp cạnh, xếp chồng lên nhau tạo thành các phương tiện giao thông, hàng rào, lan can của ga ra ôtô...

- Biết các thao tác lật dở tranh và xem tranh. Biết tô màu các phương tiện giao thông.

*Kỹ năng :

- Trẻ có kỹ năng xếp cạnh, xếp trồng.Tập chơi thao tác vai.

- Rèn khả năng giao tiếp và phát triển tình cảm cho trẻ.

- Rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ.

- Rèn kỹ năng cầm bút tô màu cho trẻ.

*Giáo dục :

- Giáo dục trẻ giữ gìn bảo vệ đồ dùng đồ chơi.

- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

- Giáo dục trẻ chấp hành luật an toàn giao thông và các hành vi văn minh khi tham gia giao thông.

- Góc thao tác vai: Một số phương tiện gia thông.

- Góc hoạt động với đồ vật: Gạch xây dựng, cây xanh, que tính...

- Góc tạo hình: Sách báo có hình ảnh về phương tiện giao thông, các hình ảnh về phương tiện giao thông để trẻ tô màu.

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN

HĐCỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức lớp.

- Cô tập trung trẻ cho trẻ đi tham quan các góc chơi

2. Nội dung.

a. Thoả thuận chơi:

- Các con được đi tham quan các góc chơi rồi vậy với những đồ dùng đồ chơi đó thì chúng mình định chơi gì?

Xem Hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi mầm non

- Góc thao tác vai:  Đến với góc chơi này các con có muốn được cùng đi du lịch bằng các phương tiện giao thông không?

- Khi đi du lịch trên các phương tiện giao thông đó thì chúng mình phải chú ý điều gì?

- Góc hoạt động với đồ vật: Cô có rất nhiều khối hộp chúng mình hãy xếp chồng, xếp cạnh những khối hộp này để tạo thành các phương tiện giao thông, hàng rào xung quanh ga ra ôtô nhé.

-  Đến với góc chơi tạo hình: Các con sẽ cùng cô xem những cuốn sách về các phương tiện giao thông đi trên đường, ngoài ra các con có thể tô màu những phương tiện giao thông mà mình thích

- Vậy các con thích chơi ở góc chơi nào?

+ Cô cho trẻ nhận vai chơi mà trẻ thích

b. Quá trình chơi:

- Trẻ về góc chơi mà trẻ thích

- Cô đến từng góc chơi trò chuyện và giúp đỡ trẻ chơi

- Cô đóng vai chơi tham gia chơi với trẻ, đổi góc chơi cho trẻ nếu cần

- Liên kết các góc chơi.

 c. Nhận xét sau khi chơi.

- Cô cho trẻ đi tham quan các góc chơi và tập trung ở góc thao tác vai, trò chuyện về góc thao tác vai và thưởng cho trẻ một chuyến du lịch mà trẻ thích bằng các PTGT tự chọn

3. Kết thúc: Cô động viên tuyên dương trẻ chơi.

- Trẻ đi tham quan các góc chơi

- Trẻ trả lời

- Có ạ

- Ngồi ngay ngắn, không thò đầu thò tay ra ngoài....

- Vâng ạ

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ nhận góc chơi mà trẻ thích

- Trẻ về các góc chơi và tham gia chơi

- Trẻ đi tham quan các góc chơi..

- Trẻ lắng nghe

       

TỔ CHỨC CÁC

HOẠT ĐỘNG ĂN

Nội Dung

Mục đích – Yêu cầu

Chuẩn bị

- Trước giờ ăn:

+ Hướng dẫn trẻ kê bàn, xếp ghế

+ Vệ sinh cá nhân của cô và trẻ

- Trong khi ăn:

+ Cô giới thiệu tên món ăn và giá trị dinh dưỡng trong bữa ăn

- Sau khi ăn: Sắp xếp bàn ghế đúng nơi quy định và vệ sinh sau khi ăn

- Kê bàn đầy đủ hợp lý, đảm bảo đủ bàn ăn chỗ ngồi cho trẻ, đầy đủ đồ dùng chia cơm

- Rèn cho trẻ thói quen rửa tay, rửa mặt trước khi ăn

- Cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể trẻ

- Trẻ ăn ngon miệng hết xuất

- Rèn luyện thói quen văn minh trong ăn uống, biết mời cô và các bạn, ăn từ tốn không nói chuyện, không làm rơi cơm và thức ăn

- Trẻ biết vệ sinh sạch sẽ sau bữa ăn

- Giúp trẻ ngủ ngon không tè dầm

- Giáo dục trẻ vệ sinh sạch sẽ ăn ngon ăn hết xuất và biết mời cô và các bạn

- Bàn, ghế đủ cho trẻ

- Bát,  thìa

Cơm, canh, thức ăn mặt

- Đĩa đựng cơm rơi, khăn ướt

- khăn mặt, bàn trải đánh răng, kem đánh răng….

HOẠT ĐỘNG GỦ

- Trước khi trẻ ngủ: Sắp xếp chỗ ngủ hợp lý, yên tĩnh, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông

+ Cho trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ

- Trong khi trẻ ngủ: Cô quan sát, bao quát lớp, kịp thời giải quyết các tình huống xảy ra trong khi trẻ ngủ

- Sau khi trẻ ngủ dậy:  Cô động viên trẻ cất gối,  cô cất chăn, chiếu và cho trẻ đi vệ sin

- Chỗ ngủ yên tĩnh, đảm bảo

an toàn cho trẻ

- Trẻ biết đi vệ sinh trước khi ngủ

- Tạo nên sự cân bằng cho hệ thần kinh sau nửa ngày hoạt động

- Trẻ ngủ ngon giấc , không làm ồn mất trật tự

- Trẻ có ý thức sau khi ngủ dậy

- Phản ngủ, chiếu, gối…

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA CÔ

HĐ CỦA TRẺ

* Trước khi ăn:

- Cô hướng dẫn trẻ cùng kê bàn, ghế và chuẩn bị khăn lau tay, khăn lau mặt và đĩa đựng cơm rơi vãi chia đều ra các bàn.

- Cho trẻ xếp hàng vào rửa tay bàng xà phòng theo đúng quy trình. Khi rửa tay xong ra lau mặt

-> Cô bao quát và hướng dẫn trẻ, trẻ lau mặt xong cô cho trẻ về bàn.

- Cô đầu tóc gọn gàng, đeo găng tay, khẩu trang  giới thiệu món ăn và chia cơm. Cô giáo dục thói quen văn minh trong ăn uống

+ Cho trẻ mời cô và các bạn sau đó ăn, cô nhắc trẻ ăn hết xuất không rơi vãi và không nói chuyện xúc cơm sang bát của bạn.

* Trong khi ăn: Cô bao quát và cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong khi ăn, động viên trẻ ăn hết xuất

* Trẻ ăn xong cô cho trẻ đánh răng, lau miệng, uống nước vào giường ngồi chơi nhẹ nhàng chuẩn bị ngủ trưa

- Trẻ kê bàn và chuẩn bị khăn lau đia cơm rơi cùng cô

- Trẻ thực hiện

- Trẻ ngồi

- Trẻ nghe

- Trẻ mời và ăn

- Trẻ thực hiện

* Trước khi trẻ ngủ:- Hướng dẫn trẻ cùng cô kê phản, chiếu

- Cô sắp xếp chỗ ngủ cho trẻ, cho trẻ nằm theo giới tính, cô nhắc trẻ nằm đúng tư thế, Chú ý đến những trẻ khó ngủ, đi vệ sinh nhiều, tách những trẻ hay nói chuyện xa nhau để tiện theo dõi

- Cho trẻ đọc bài thơ” Giờ đi ngủ” rồi ngủ

* Trong khi trẻ ngủ:Trẻ ngủ cô thức trông trẻ ngủ, sửa tư thế ngủ cho trẻ, cô quan sát xử lý tình huống kịp thời

* Sau khi ngủ dậy

- Đến giờ dậy cho trẻ dậy cô cất phản, chiếu, gối sếp và đúng nơi quy định, sau đó cho trẻ vận động nhẹ nhàng bài “ Con gà trống” sau đó đi vệ sinh.

- Trẻ kể phản, giải chiếu cùng cô

- Trẻ vào giường nằm theo giới tính dưới sự hướng dẫn của cô

- Trẻ đọc

- Trẻ ngủ

- Trẻ thực hiện

- Trẻ vận động

                                                                 

TỔ CHỨC CÁC

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1. Vận động ăn quà chiều the bài hát “Em tập lái ô tô”

2. Ôn luyện các nội dung đã học trong tuần.

- NBTN: Ô tô -Xe máy

- Thơ: Đi chơi phố

- Tạo hình: Tô màu ô tô.

3. Chơi theo ý thích

- Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc theo ý thích.

- Cho trẻ chơi trò chơi dân gian.

4. Biểu diễn văn nghệ cuối ngày, cuối chủ đề

5. Vệ sinh cá nhân cho trẻ.

6. Nhận xét nêu gương bé ngoan cuối ngày, cuối tuần.

- Trẻ cảm thấy thoải mái sau giờ nghỉ trưa

- Trẻ nhớ lại các hoạt động đã học vào buổi sáng

- Trẻ tiếp tục hoàn thành các bài học còn chưa xong vào buổi sáng

- Trẻ được khắc sâu kiến thức về chủ đề.

- Trẻ được chơi ở các góc chơi và được chơi các trò chơi trẻ thích

- Tăng cường thể lực cho trẻ.

- Trẻ thuộc các bài hát trong chủ đề.

- Trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong các hoạt động

- Trẻ được gọn gàng sạch sẽ trước khi ra về

- Trẻ biết trong ngày, trong tuần mình đã ngoan hay chưa và cần cô gắng như thế nào trong tuần tới.

- Phòng nhóm gọn gàng sạch sẽ.

- Tranh ảnh ô tô, xe máy

Tranh minh họa thơ mầm non: Đi chơi phố

- Sách tạo hình, sáp màu, bàn ghế...

- Đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi

- Một số trò chơi trẻ thích

- Các dụng cụ âm nhạc

- Đồ dùng vệ sinh: Chậu, khăn mặt...

- Bé ngoan.

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN

HĐ CỦA TRẺ

1.Trẻ vận động quà chiều theo bài hát “Em tập lái ô tô”

2. Ôn lại các nội dung đã học trong tuần.

* NBTN: Ô tô- Xe máy

- Đây là cài gì?

- Chúng có những gì? Cho trẻ đếm số bánh xe

- Chúng dùng để làm gì?

- Chúng là phương tiện giao thông đường gi?

=> Giáo dục trẻ chấp hành nghiêm luật an toàn giao thông.

* Thơ: Đi chơi phố

- Cô cho cả lớp đọc thơ 1-2 lần

+ Các con vừa đọc bài thơ gì?

+ Bài thơ của tác giả nào?

- Bài thơ nói về điều gì?

=> Qua bài thơ các con học được gì?=> Giáo dục trẻ chấp hành nghiêm luật an toàn giao thông

* Tạo Hình: Tô màu ô tô

- Cô cho trẻ quan sát mẫu của cố

- Cùng cô trò chuyện cùng tranh mẫu để trẻ có thể nhớ lại nội dung bài học

- Cô cho trẻ tiếp tục hoàn thiện bài của mình.

3. Chơi một số trò chơi trong chủ đề, chơi theo ý thích

- Cô giới thiệu một số trò chơi, luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi các trò chơi trong chủ đề, cô chú ý bao quát trẻ.

4. Biểu diễn văn nghệ

- Cô cho trẻ lụa chọn các dụng cụ âm nhạc và lựa chọn cách biểu diễn

- Cô động viên tuyên dương trẻ

5. Vệ sinh cá nhân cho trẻ

- Cô cho trẻ đi rửa tay, rửa mặt, mặc quần áo gọn gàng trước khi ra về.

6. Nhận xét nêu gương bé ngoan cuối tuần

- Cô cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan

- Cô cho trẻ tự nhận xét

- Cô nhận xét chung và đề ra hướng phấn đấu cho tuân tới

- Cô phát bé ngoan cho trẻ

- Cho trẻ ra về.

- Trẻ vận động quà chiều

- Ô tô, xe máy ạ

- Là PTGT đường bộ

- Trẻ đọc thơ

- Bài thơ “Đi chơi phố”

- Tác giả Triệu Thị Lê

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ quan sát

-Trò chuyện cùng cô

- Trẻ tô màu

- Trẻ chơi theo ý thích và chơi trò chơi

- Trẻ biểu diễn văn nghệ

- Trẻ đi vệ sinh..

- Đọc tiêu chuẩn bé ngoan

- Trẻ lắng nghe


>>>  Tranh mầm non chủ đề phương tiện giao thông

Thứ 2 ngày 4 tháng 01 năm .

Tện hoạt động: Thể dục

TRƯỜN VỀ PHÍA TRƯỚC    

                                                                        

Hoạt động bổ trợ: Bài hát “Em tập lái ô tô”

I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

  1. Kiến thức:

- Trẻ biết trườn về phía trước theo yêu cầu của cô.

                       - Trẻ biết phối kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trên cơ thể như: tay- chân- mắt

  1. Kỹ năng:

- Rèn phát triển khả năng vận động linh hoạt giữa các nhóm cơ tay, chân, bụng cho trẻ.

- Rèn cho trẻ khả năng tập trung chú ý và ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

- Giúp trẻ tự tin mạng dạn trong các hoạt động.

  1. Giáo dục:

- Giáo dục trẻ chăm chỉ tập luyện

                       - Giáo dục trẻ biết bảo vệ an toàn cho mình khi tham gia giao thông và ngồi trên các phương tiện giao thông.

II- CHUẨN BỊ

  1. Đồ dùng - đồ chơi.

- Một số đồ dùng : Xắc xô, vạch chuẩn, đồ chơi các phương tiện giao thông

- Sân tập an toàn với trẻ

  1. Địa điểm:

- Cô tổ chức cho trẻ hoạt động ở trong lớp học.

III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HĐ CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức

- Cho trẻ đứng quanh cô  hát bài: “ Em tập lái ôtô”

- Hôm nay gia đình nhà bạn búp bê có tổ chức một buổi giã ngoại rất thú vị các con có muốn cùng đi giã ngoại với gia đình nhà bạn búp bê không ?

- Cô và các con cùng tham gia buổi giã ngoại với gia đình bạn búp bê nhé !

2. Giới thiệu bài

- Trong buổi giã ngoại gia đình bạn Búp Bê tổ chức rất nhiều trò chơi các con có muốn tham gia các trò chơi cùng gia đình bạn không?

- Để tham gia tốt các phần chơi thì cô con mình cần có sức khoẻ

3. Nội Dung.

- Cô kiểm tra sức khoẻ của trẻ

a. Hoạt động 1:  Khởi động : Cô mời các con cùng lên đường để đến với  buổi giã ngoại đầy thú vị này nhé

- Cho trẻ khởi động theo bài “ Em tập lái ôtô" kết hợp các kiểu đi: Đi bằng gót bàn chân, đi bằng mũi bàn chân, đi khom lưng, chạy nhanh, chạy chậm.

- Cho trẻ về đứng thành 2 hàng ngang

b. Hoạt động 2: Trọng động:

* Bài tập phát triển chung:

- Động tác tay: 2 tay đưa ra trước, lên cao.

- Động tác bụng: Đứng cúi người về phía trước .

- Động tác chân: Nhún chân và bật tại chỗ.

- Cho trẻ tập mỗi động tác 2 lần 4 nhịp.

- Đã đến bãi cỏ thật đẹp rồi gia đình nhà bạn búp bê muốn tổ chức cho tất cả chúng ta tham gia một trò chơi thật thú vị các con cần trườn thật nhanh về phiá trước, các con đã  sẵn sàng tham gia chưa? Chúng ta bắt đầu cuộc vui thôi nào!

* Vận động cơ bản: “ Trườn về phía trước”

- Cho trẻ đứng hai hàng ngang đối diện nhau.

- Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích

- Cô làm mẫu lần 2: Kết hợp giải thích động tác: Cô nằm trước vạch xuất phát sao cho tay không chạm vào vạch chuần, khi có hiệu lệnh là một tiếng xắc xô cô bắt đầu trườn về phía trước, khi trường cô dùng lực của tay và

-         Trẻ hát cùng cô

-         Có ạ

-         Có ạ

-         Trẻ khởi động cùng cô

-         Trẻ tập bài tập phát triển chung

-         Trẻ quan sát

-         Trẻ lắng nghe và quan sát cô thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HĐ CỦA TRẺ

chân đẩy người tiến về phía trước cứ như vậy cho hết đoạn đường này thi về cuối hàng đứng bạn tiếp theo lên thực hiện cứ như thế cho đến bạn cuối cùng.

+ Cô mời 2 trẻ lên làm mẫu. Cho trẻ nhận xét bạn tập.

+ Cho trẻ ở hai hàng lần lượt lên thực hiện .Cô quan sát và sửa sai cho trẻ.(Cho trẻ thực hiện 2 lần)

+ Cô cho trẻ thi đua giữa hai đội chơi trườn và lấy đồ chơi phương tiện giao thông, sau một bản nhạc đội nào lấy được nhiều phương tiện giao thông hơn thì đội đó là đội thắng cuộc.(Cô cho trẻ thi đua 2 lần)

- Cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả chơi kết hợp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.

c. Hoạt động 3: Hồi tĩnh :

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2- 3 vòng quanh lớp học làm chim bay về tổ.

4. Củng cố - Giáo dục

- Chúng mình vừa tham gia  hoạt động  gì nhỉ?

- Hôm nay chúng mình đã cùng nhau tham gia một buổi giã ngoại thật tú vị và mang về những phương tiện giao thông thật đẹp đúng không?

- Vậy khi được bố mẹ cho đi chơi, đi học mà ngồi trên các phương tiện giao thông là ô tô, xe máy, xe đạp thì các con sẽ ngồi như thế nào?

=> Giáo dục trẻ khi ngồi trên các phương tiện giao thông thì ngồi ngay ngắn, không thò đầu thò tay ra ngoài.

5. Nhận xét- Tuyên dương

- Cô nhận xét giờ học

- Động viên tuyên dương trẻ học tốt.

-         2 trẻ làm mẫu

-         Trẻ thục hiện trườn

-         Trẻ thi đua giữa các tổ

-         Kiểm tra kết quả cùng cô

-         Trẻ đi vòng quanh lớp học

-         Trương về phái trước ạ

-         Ngồi ngay ngắn ạ

-         Trẻ lắng nghe

Số trẻ nghỉ học(Ghi rõ họ và tên):

……………………………………………………………………………………......…………………………………………………………………………………………….

Lý do: ……………………………………………………………………………………......…………………………………………………………………………………...…......

Tình hình chung của trẻ trong ngày:

……………………………………………………………………………………......……………………………………………………………......………………..

Rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động(đón trẻ, hoạt động ngoài trời, ăn, ngủ…)

.....……………………………………………………………......……………….……………………………………………………………......…………………....

Thứ 3 ngày 5  tháng 01  năm

Hoạt động chính: NBTN

Ô TÔ- XE MÁY

Hoạt động bổ trợ:   Em tập lái ô tô

I- MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU

  1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết và gọi được tên ô tô, xe máy

- Nhận biết được một số đặc điểm của ô tô và xe máy

- Mở rông thêm vốn từ cho trẻ

  1. Kỹ năng:

- Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

- Rèn nề nếp lớp học

  1. Giáo dục - thái độ:

- Giáo dục cho trẻ biết chấp hành nghiêm trỉnh luật an toàn giao thông

- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.

II- CHUẨN BỊ

  1. Đồ dùng - đồ chơi cho cô và trẻ:

- Hộp quà đựng tranh ô tô, xe máy.

- Tranh  xe đạp, xích lô.

- Tranh lô tô quả cam, quả chuối.

  1. Địa điểm:

- Trong lớp học.

III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HĐ CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức

- Cô và trẻ hát, vận động bài “ Em tập lái ô tô”.

- Con vừa hát bài hát gì?

- Bài hát có nhắc tới phương tiện giao thông gì?

- Hàng ngày Bố Mẹ thường đưa con đi học bằng phương tiện giao thông nào?

=> Giáo dục trẻ ngồi ngay ngắn khi tham gia gia thông.

2. Giới thiệu bài.

- Hôm nay trên đường đến lớp có bạn nhỏ đẫ tặng cô một món quà các con có muốn cùng cô khám phá món quà đó khồng?

3. Nội Dung

a. Hoạt động 1: Nhận biết tập nói Ô tô- Xe máy

* Nhận biết, tập nói Ô tô

- Cô cho 1 trẻ lên cùng cô khám phá món quà.

- Đây là cái gì?

- Cái ô tô này có màu gì?

- Vậy bạn nào cho cô biết ô tô có những gì?(Cô cho 2-3 trẻ lên chỉ các bộ phận của ô tô)

- Ô tô dùng để làm gì?(Sau mỗi câu hỏi cô cho trẻ nhắc lại câu trả lời theo tổ, nhóm, cá nhân, cô chú ý sửa sai và động viên trẻ kịp thời)

+ Các con được đi ô tô bao giờ chưa?

+ Khi ngồi trên ô tô các con cần chú ý điều gì?

=> Ô tô là phương tiện giao thông đường bộ, dùng để trở khách, vận chuyển hàng háo và khi ngồi trên ô tô các con phải ngồi ngay ngắn, không thò đầu thò tay ra ngoài.

* Quan sát và nhận biết Xe máy

- Cô đưa ra câu đố

           “Xe hai bánh

             Chạy bon bon

             Máy nổ giòn

            Kêu píp píp” Đố các con đó là xe gì?

-  Xe gì đây nào?

- Chiếc xe máy này có những gì?

+ Cho trẻ chỉ các bộ phận của xe máy và cho trẻ đếm số lượng bánh xe.

- Các con đã được bố mẹ hay ông bà đưa đi học hay đi chơi bằng xe máy bao giờ chưa?

- Khi ngồi trên xe máy các con cần chú ý điều gì?

=> Xe má là phương tiện giao thông đường bộ, dùng để trở người và vận chuyển hàng hoá, khi ngồi trên xe thì các con phải ngồi ngay ngắn và để cho an toàn thì các con nhắc Bố Mẹ đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.

=> Vậy là xe ô tô và xe máy đều là phương tiện giao thông đường bộ và dùng để trở người, hành khác và vận chuyển hàng háo đấy các con ạ.

- Ngoài ô tô và xe máy ra thì phương tiện giao thông đường bộ gồm có cả xe đạp, xich lô, xe nam nữa đấy các con ạ.

+ Cô cho trẻ xem tranh các phương tiện giao thông đường bộ và cho trẻ nhận biết tên gọi của các phương tiện giao thông đó

* Giáo dục: Các phương tiện giao thông giúp cuộc sống của chúng ta được thuận tiện hơn, đi lại nhanh hơn nhưng khi ngồi trên các phương tiện giao thông này thì các con phải ngồi ngay ngắn, không thò đầu thò tay ra ngoài.

b. Hoạt động 2: Trò chơi củng cố:

* Trò chơi 1: Chọn phương tiện giao thông theo yêu cầu.

- Cô phát cho mỗi trẻ một rổ có xe ô tô, xe máy

- Yêu cầu trẻ tìm và giơ quả theo hiệu lệnh của cô, sau khi tìm được cho trẻ phát âm lại tên và màu sắc của phương tiện giao thông đó.

- Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần.

* Trò chơi 2: Chọn phương tiện giao thông theo yêu cầu

- Cô tổ chức cho trẻ chơi thành hai đội, lần lượt trẻ ở mỗi đội đi theo đường hẹp và lên chọn phương tiện giao thông theo yêu cầu, đội 1 sẽ chọn ô tô, đội 2 sẽ chon xe máy để vào rổ của đội mình sau thời gian là một bản nhạc đội nào lấy được nhiều phương tiện giao thông đúng theo yêu cầu của cô hơn thì đội đó sẽ là đội chiến thắng.(Cô cho trẻ chơi 1-2 lần)

- Cô nhận xét và khen ngợi trẻ sau khi chơi.

4. Củng cố - Giáo dục

- Cho trẻ nhắc lại tên bài học

- Cô nhắc lại, giáo dục trẻ qua nội dung bài.

5. Nhận xét- Tuyên dương.

- Nhận xét chung giờ học, động viên, khen trẻ.

- Trẻ hát vận động cùng cô

- Em tập lái ô tô

- Xe đạp, xe máy ạ

- Trẻ lắng nghe

- Có ạ

- Trẻ khám phá cùng cô

- Màu đỏ ạ

- Đầu xe, thùng xe, bánh xe..

- Trở đất đá...

- Được rồi ạ

- Ngồi ngay ngắn ạ

- Trẻ lắng nghe

- Xe máy ạ

- Xe máy ạ

- Tay lái, bánh xe, yên xe...

- Được rồi ạ

- Ngồi ngay ngắn ạ

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ xem tranh và gọi tên các phương tiện giao thông đường bộ

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi trò chơi theo yêu cầu c

- Trẻ lắng nghe

- Nhận biết ô tô- xe máy

- Trẻ lắng nghe

Số trẻ nghỉ học(Ghi rõ họ và tên):

.....……………………………………………………………......……………….

Lý do: .....……………………………………………………………......……………….……………………………………………………………......…………………..............……………………………………………………………......……………

Tình hình chung của trẻ trong ngày:

……………………………………………………………......…………………..............

Rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động(đón trẻ, hoạt động ngoài trời, ăn, ngủ…)

.....……………………………………………………………......……………….

          Thứ 4  ngày 6 tháng 01 năm

Tên hoạt động: Thơ.   

ĐI CHƠI PHỐ

                                                                                   Triệu Thị Lê

Hoạt động bổ trợ : Hát Em tập lái ôtô

I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

  1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ được tên bài thơ, tên tác giả

- Trẻ có thể hiểu được nội dung bài thơ

  1. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng nghe và đọc thơ diễn cảm.

- Rèn ngôn ngữ mạch lạc, khả năng phát âm chuẩn, chính xác cho trẻ.

  1. Giáo dục:

- Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ.

- Giáo dục trẻ biết vâng người lớn, biết giữ an toàn khi tham gia giao thông.

II- CHUẨN BỊ

  1. Đồ dùng - đồ chơi:

+ Tranh minh hoạ nội dung thơ.

+ Giấy để trẻ tô màu tranh đèn xanh đèn đỏ đèn vàng

- Nhạc “Nhớ lời cô dạy”

  1. Địa điểm:

-  Cô tổ chức cho trẻ hoạt động ở trong lớp học.

III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HĐ CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức

- Cho trẻ đứng quanh cô hát bài:" Em tập lái ôtô"

- Các con vừa hát bài hát gì?

- Hàng ngày bố mẹ có thường hay cho các con đi chơi không?

2. Giới thiệu bài.

- Tác giả Triệu Thị Lê đã sáng tác bài thơi “Đi chơi phố” rất hay đấy các con có muốn cùng cô tìm hiểu bài thơ này không?

3. Nội dung

a. Hoạt động 1: Cô  đọc diễn cảm bài thơ:

- Cô đọc diễn cảm lần một không tranh.

+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?

+ Bài thơ đó của tác giả nào?

- Bài thơ “Đi chơi phố” của tác giả Triệu Thị Lê nói về một chuyến đi chơi phố của bạn nhỏ, tuy đi chơi nhưng bạn không hề vội vàng gặp đèn đỏ bạn dừng lại và khi có đèn xanh thì bạn mới qua đường đấy các con ạ.

- Cô đọc thơi lần 2: Kết hợp với chỉ tranh.

+ Cô cho trẻ nói tên bài thơ, tên tác giả theo cô.

- Cho trẻ khám phá tranh .

- Cô chỉ vào tranh hỏi trẻ .

+ Đây là gì ?

+ Tranh có gì ?

- Cô làn lượt giở từng tranh thơ và giới thiệu với trẻ về nội dung tranh thơ.

- Cô đọc bài thơ lần 2: Kèm theo tranh.

b. Hoạt động 2: Đàm thoại, trích dẫn làm rõ ý.

- Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?

- Bài thơ của tác giả nào?

- Khi bạn nhỏ đi chơi phố bạn nhỏ đã gạp gì?

- Khi gặp đèn đỏ thì bạn nhỏ như thế nào? Thể hiện qua các câu thơ nào?

                       “Đi chơi phố

                        Gặp đèn đỏ

                        Dường lại thôi”

- Khi đi qua đường các bạn có vội qua đường không? Vì sao?

- Khi gặp đèn xanh thì các bạn như thế nào? Thể hiện qua câu thơ nào?

               “Tiếp đèn xanh

                 Nào nhanh nhanh

                 Qua đường nhé”

- Cô giải thích từ khó “Nhanh nhanh” đây là từ láy chỉ hành động cử chỉ nhanh nhẹn của con người.

- Các con đã nhìn thấy đèn xanh đèn đỏ bao giờ chưa?

- Khi gặp đèn đỏ thì các con sẽ làm thế nào? Gặp đèn xanh thì các con làm sao?

=> Khi đi qua đường các con cần phải đi cùng người lớn và khi gặp đèn đỏ thì các con dừng lại và khi có đèn xanh thì các con mới được qua đường các con nhớ chưa.

d. Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ

- Cô cho cả lớp đọc cùng cô 2-3 lần

- Cho thi đua giữa các tổ xem tổ nào thuộc hơn và đọc thơ diễn cảm hơn.

- Cô cho trẻ đọc thơ theo nhóm, đọc thơ theo hiệu lệnh, cá nhân trẻ đọc thơ

(Cô chú ý sửa sai động viên trẻ đọc thơ)

* Trò chơi: Tô màu đèn tín hiệu giao thông

- Cô chia lớp thành ba đội chơi một đội tô màu đèn xanh, một đội tô đèn đỏ đội còn lại tô đèn màu vàng, kết thúc bản nhạc đội nào tô đèn tín hiệu giao thông đẹp và hoàn trỉnh hơn thì đội đó là đội thắng cuộc. Các đội chơi đã sẵn sàng chưa?

- Trẻ hát cùng cô

- Bài “Em tập lái ô tô” ạ

- Có ạ

- Có ạ

- Trẻ lắng nghe cô đọc thơ

- Triệu Thị Lê ạ

- Trẻ lắng nghe

- Đi chơi phố

- Tác giả Triệu Thị Lê

- Bạn nhỏ ạ

- Nhà cao tầng, đèn tín hiệu giao thông

- Trẻ quan sát và lắng nghe cô đọc thơ

- Đi chơi phố ạ

- Triều Thị Lê ạ

- Đèn tín hiệu giao thông ạ

- Khi gặp đèn đỏ thì bạn dừng lại ạ

- “Gặp đèn đỏ

  Dường lại thôi”

- Không ạ

- Vì nếu vội vàng thì sẽ gây tai nạn ạ

- Bạn đi ạ

 - “Tiếp đèn xanh

     Nào nhanh nhanh

     Qua đường nhé”

- Trẻ lắng nghe

- Nhìn thấy rồi ạ

- Gặp đèn đỏ thì con dừng lại ạ..

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ đọc 

- Trẻ tô màu đèn tín hiệu giao thông

- Cô bật nhac “Nhớ lời cô dạy”

4. Củng cố- Giáo dục

- Hôm nay cô con mình vừa đọc bài thơ gì?

- Bài thơ đó của tác giả nào?

=> Thông qua bài thơ “Đi chơi phố” của tác giả Triệu Thị Lê nhắc nhở chúng ta rằng khi đi chơi hay qua đường thì chúng ta cần phải chú ý đèn tín hiệu giao thông, gặp đèn đỏ thì các con phải dừng lại, gặp đèn xanh các con mơi đi và khi đi ra đường các con cần đi cùng người lớn các con nhớ chưa.

- Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần

5. Nhận xét- Tuyên dương

- Cô nhận xét giờ học, động viên tuyên dương trẻ học tốt

- Đi chơi phố ạ

- Triệu Thị Lê

- Trẻ lắng nghe

- Cả lớp đọc lại bài thơ “Đi chơi phố”

- Trẻ lắng nghe

Số trẻ nghỉ học(Ghi rõ họ và tên):

.....……………………………………………………………......……………….……………………………………………………………......…………………...

Lý do: .....……………………………………………………………......……………….……………………………………………………………......…………………...

Tình hình chung của trẻ trong ngày:

……………………………………………………………......…………………..............……………………………………………………………......…………… ..………...…………………………………………………………………………Rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động(đón trẻ, hoạt động ngoài trời, ăn, ngủ…)

.....……………………………………………………………......……………….

   Thứ 5 ngày 7 tháng 1 năm

Hoạt động chính: Tạo Hình

TÔ MÀU Ô TÔ

(Tiết mẫu)

Hoạt động bổ trợ: Em tập lái ô tô.

I- MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU

  1. Kiến thức:

- Trẻ biết tô màu đỏ cho đầu xe, màu vàng cho thùng xe và bánh xe.

  1. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi học

- Rèn khả năng quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định

- Rèn cho trẻ đức tính kiên trì, cẩn thận.

  1. Giáo dục - thái độ:

- Biết chấp hành luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông.

- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động và biết quý trọng sản phẩm lao động.

II- CHUẨN BỊ

  1. Đồ dùng - đồ chơi cho cô và trẻ:

- Tranh mẫu ô tô đã tô màu và chưa tô của cô.

- Vở tạo hình, sáp màu, bàn ghế cho trẻ.

- Đĩa nhạc ghi bài hát “Em tập lái ô tô”

  1. Địa điểm:

- Trong lớp học.

III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HĐ CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức

- Cô và trẻ cùng hát và vận động minh họa theo bài hát “Em tập lái ô tô”.

+ Các con vừa hát vận động bài gì?

- Trong bài hát có nhắc tới gì?

- Ô tô là phương tiện giao thông đường gì?

=> Giáo dục trẻ khi đi ô tô thì ngồi ngay ngắn, không thò đầu thò tay ra ngoài.

2. Giới thiệu bài.

- Trường Mầm non Quảng Tân của chúng ta chuẩn bị mở hội thi triển lãm về những chiếc ô tô các con có muốn tham gia không?

- Cô cũng chuẩn bị cho mình một bức tranh để gủi đến triển lãm, các con có muốn xem thủ không?

3. Nội Dung

a. Hoạt động 1: Quan sát - đàm thoại tranh mẫu:

- Các con ơi đây là bức tranh vẽ gì đây?

- Chiếc ô tô này có những gì?

- Màu sắc của các bộ phận như thế nào?

+ Đầu xe có màu gì?

+ Thùng xe và bánh xe màu gì?

- Các con thấy bức tranh ô tô cô tô màu có đẹp không?

Cô nói bố cục, màu sắc và cách tô màu cho trẻ.

- Chúng mình có muốn cùng cô tô màu cho chiếc ô tô thật đẹp để gửi đển cuộc triển lãm không?

b. Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ tô

- Nếu cô muốn tô đầu chiếc ô tô màu đỏ thì cô chọn màu nào để tô?

- Cô cho trẻ chon màu đỏ giống cô để giơ lên

- Cô hướng dẫn trẻ cách cầm bút: Cầm bút bằng tay phải và bằng ba đầu ngón tay, ngón cái, cón trỏ và ngón giữa

- Cô tô nhẹ nhàng từ trái qua phải sao cho các nét màu không chờm ra ngoài cứ như thế cô tô nhẹ nhàng sao cho màu kín hết quả cam.

- Sau khi tô xong phần đầu xe thì cô có thể chọn màu vàng để tô cho thùng xe và bánh xe

- Các con có muốn tự tay mình tô được chiếc ô tô không?

c. Hoạt động 3: Trẻ tô màu.

- Cô cho trẻ tô màu chiếc ô tô vào vở tạo hình.

- Con sẽ chọn màu gì để tô

- Con sẽ cầm bút và tô như thế nào?

- Hướng dẫn trẻ cách ngồi tô đúng tư thế

- Cô cho trẻ tô màu chiếc ô tô

+ Cô chú ý bao quát và giúp đỡ trẻ tô.

- Trong khi trẻ tô, cô bật bài hát “ Em tập lái ô tô”

 d. Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm:

- Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày.

- Con thích bức tranh nào ?

- Vì sao con thích bức trnah đó ?

- Cô nhận xét bài đẹp và vì sao bài đó lại đẹp, bài chưa đẹp vì sao

4. Củng cố - Giáo dục

- Hôm nay cô con mình tô màu  cho cái gì?

=> Giáo dục trẻ biết bảo vệ và quý trọng sản phẩm của mình.

- Cô con mình sẽ cùng nhau gửi những bức tranh này đến cuộc triển lãm nhé.

5. Nhận xét-  Tuyên dương

- Nhận xét chung giờ học, động viên, khen trẻ.

- Trẻ  hát và vận động minh họa theo bài hát

- Ô tô ạ

- Phương thiện giao thông đường bộ ạ

- Có ạ

- Có ạ

- Ô tô ạ

- Đàu xe, thùng xe, bánh xa ạ

- Màu đỏ ạ

- Màu vàng ạ

- Đẹp ạ

- Có ạ

- Mầu đỏ ạ

- Trẻ chon màu đỏ

- Trẻ quan sát và lắng nghe

- Có ạ

- Màu đỏ ạ

- Cầm bút bằng ba đầu ngón tay

- Trẻ tô chiếc ô tô

- Trẻ chọn bức tranh mình thích

- Tô màu ô tô ạ

- Trẻ lắng nghe

Số trẻ nghỉ học(Ghi rõ họ và tên):

.....……………………………………………………………......……………….

Lý do: .....……………………………………………………………......……………….

Tình hình chung của trẻ trong ngày:

……………………………………………………………......…………………..............……………………………………………………………......…………… ..………...…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………….

Rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động(đón trẻ, hoạt động ngoài trời, ăn, ngủ…)

.....……………………………………………………………......……………….……………………………………………………………......…………………..............……………………………………………………………......…………… ..………...…………………………………………………………………………

                                                                      Thứ 6 ngày 8 tháng 01  năm

Tên hoạt động: Âm nhạc:

NDTT: Vận động: EM TẬP LÁI Ô TÔ.

                                                               NDKH: Nghe hát “Nhớ lời cô dạy”   


Hoạt động bổ trợ: Một số trò chơi, câu đố trong chủ đề.     

I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

  1. Kiến thức:

- Trẻ vận động được theo lời ca của bài “Em tập lái ô tô”

- Chú ý nghe cô hát và hưởng ứng theo bài hát “Nhớ lời cô dạy”

  1. Kỹ năng:

 - Rèn phát triển khả năng vận động linh hoạt cho trẻ.

- Giúp trẻ tự tin mạnh dạn.

  1. Giáo dục:

 - Giáo dục trẻ yêu thích môn nghệ thuật này.

 - Giáo dục trẻ  giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ, giữ an toàn khi tham gia giao thông.

II- CHUẨN BỊ

  1. Đồ dùng - đồ chơi:

- Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, phách tre, trống lắc…

-  Vòng tròn giả làm vô lăng ô tô

  1. Địa điểm:

 - Cô tổ chức cho trẻ hoạt động ở trong lớp học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HĐ CỦA TRẺ

1.Tổ chức lớp :

- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi. " Lộn cầu vồng"

- Chúng mình vừa chơi trò chơi gì?

2.Giới thiệu bài

- Thấy lớp mình rất giỏi cô thưởng cho các con một câu đố:          

                              “Xe bốn bánh

                                Chạy bon bon

                                Máy nổ giòn

                                Kêu píp píp”      Đố các con biết đó là xe gì?

- Ô tô là phương tiện giao thông đường gì?

- Hôm nay cô con mình cùng vận động bài “Em tập lái ô tô” của tác giả Nguyễn Văn Tý nhé.

3. Nội dung.

a. Hoạt động 1: Ôn hát “Em tập lái ô tô”

- Cô cho cả lớp hát 1-2 lần.

- Cô cho các nhóm hát 1-2 lần và chú ý sửa sai cho trẻ.

+ Cô con mình vừa hát bài hát gì?

+ Bài hát đó của của giả nào?

- Các con có muốn cùng cô vận động minh hoạ cho bài hát “Em tập lái ô tô” của tác giả Nguyễn Văn Tý không?

b. Hoạt động 2: Dạy vận động.

- Cô vừa hát vừa vận động mẫu cho trẻ quan sát.

+ Các con thấy cô vừa hát vừa vận động có đẹp không?

+ Chúng mình có muốn vận động đẹp như cô không?

- Cô dạy trẻ vận động từng động tác một.

+ Từ đầu cho đến cuối bài hát các con sẽ đưa hai tay về phía trước giả động tác cầm chiếc vô lăng ô tô đầu chúng ta hơi nghiêng về phía phải đồng thời chân phải dậm nhẹ, khi đầu chúng ta nghiêng về phía trái đồng thời chân trái dậm nhẹ.

- Cô cho trẻ vận động không hát (Cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên trẻ tập)

- Khi trẻ đã thành thạo các động tác cô cho trẻ vận động kết hợp với hát(1-2 lần)

- Cô cho cả lớp vận động kết hợp với nhạc 1-2 lần

- Cô cho trẻ vận động thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân với nhau.

+ Cô chú ý sửa sai cho trẻ và có thể cho trẻ nhận xét bạn tập từ đó trẻ có thể rút kinh nghiệm cho bản thân mình để trẻ có thể tập vận động được tốt hơn.

c. Hoạt động 3: Nghe hát “Nhớ lời cô dạy” tác giả Hoàng Văn Yến

- Cô giới thiệu tên bài hát tên tác giả

- Cô hát thể hiện tình cảm của bài hát(Không nhạc)

+ Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?

+ Bài hát đó của tác giả nào?

- Cô tóm tắt nội dung bài hát: Bài hát là lời căn dặn của cô giáo đối với các bạn nhỏ là khi đi trên đường phố không được chạy, khi thấy đèn đỏ các con phải dừng và đèn xanh thì các con mói được đi, các bạn nhỏ cùng nhau thực hiện tốt an toàn giao thông góp phần làm cho thành phố và đường phố đẹp hơn đấy.

- Cô hát kết hợp với nhạc và động viên trẻ hưởng ứng theo nhạc và lời ca của bài hát.

- Các con vừa được nghe cô hát bài hát gì?

- Bài hát đó của tác gỉa nào?

4. Củng cố- Giáo dục.

- Hôm nay cô con mình đã được học gì?

- Các con còn được nghê cô hát bài hát gì?

- Bài hát đó của tác giả nào?

=> Giáo dục trẻ chấp hành luật an toàn giao thông khi tham gì giao thông.

- Cô cho cả lớp hát và vận động lại bài “Em tập lái ô tô”

5. Nhận xét- Tuyên dương

- Cô nhận xét lớp học, động viên tuyên dương trẻ học tốt.

- Trẻ chơi dưới  sự hướng dẫn của cô

- Xe ô tô ạ

- Phương tiện giao thông đường bộ ạ

- Trẻ hát cùng cô

- Em tập lái ô tô ạ

- Có ạ

- Trẻ quan sát và lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ vận động cùng cô

- Trẻ hát vận động

- Trẻ có thể nhận xét bạn tập

- Trẻ lắng nghe

- Bài hát “Nhớ nhớ cô dạy”

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ hưởng ứng cùng cô

- Vận động êm tập lái ô tô

- Trẻ hát vận động

- Trẻ lăt nghe.

Số trẻ nghỉ học(Ghi rõ họ và tên):

.....……………………………………………………………......……………….

Lý do: .....……………………………………………………………......……………….

Tình hình chung của trẻ trong ngày:

……………………………………………………………......…………………..............……………………………………………………………......……………

Rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động(đón trẻ, hoạt động ngoài trời, ăn, ngủ…)

.....……………………………………………………………......……………….……………………………………………………………......…………………..............

  Những nội dung, biện pháp cần quan tâm

để tổ chức hoạt động trong tuần tiếp theo

..................................................................................................................................................................................................................................................................

>>  Giáo án nhà trẻ cả năm

Hoạt động chính:     Nhận biết phương tiện giao thông có số lượng một và nhiều.

                               - Hát:  Em tập lái ôtô, lái ôtô...                              

Hoạt động bổ trợ:    - Phát triển nhận thức.

                                 - Phát triển ngôn ngữ.

                                 - Phát triển thể chất.

                                 - Phát triển tình cảm - thẩm mĩ.

I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

  1. Kiến thức:

    - Trẻ nhận biết, gọi tên một số phương tiện giao thông đường bộ.

    - Trẻ biết đặc điểm, phạ vi hoạt động của những phương tiện giao thông đường bộ.

    - Trẻ biết tác dụng và lợi ích của chúng .

  1. Kỹ năng:

    - Rèn phát triển các giác quan và khả năng ghi nhớ cho trẻ.

    - Rèn phát triển khả năng phát âm cho trẻ.

    - Củng cố kiến thức cho trẻ.        

  1. Giáo dục:

   - Giáo dục trẻ biết giữ an toàn khi tham gia giao thông và khi ngồi trên các hương tiện giao thông. .  

II- CHUẨN BỊ

  1. Đồ dùng - đồ chơi:

   -  Đồ dùng của cô: Một số phương tiện giao thông đường bộ: xe đạp, xe máy, ôtô.....

   - Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ một rổ đựng một số lô tô về các phương tiện giao thông.

  1. Địa điểm:

    Cô tổ chức cho trẻ hoạt động ở trong lớp học.

III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HĐ CỦA TRẺ

1. Tổ chức lớp :

 - Cho trẻ cùng đứng quanh cô và hát bài: " Lái ôtô". Cô cùng trẻ  đi tới cửa hàng bán các loại phương tiện giao thông. Cô đàm thoại cùng trẻ.

  - Hôm nay các con và cô sẽ cùng nhau tìm hiểu về một số phương tiện giao thông mà hàng ngày chúng mình thấy ở trên đường nhé. Cô và trẻ nhặt lôtô vẽ phương tiện giao thông và về ngồi hình chữ u.

2. Giảng bài :           

 a) Hoạt động 1: Cô và trẻ đàm thoại về những phwowng tiện giao thông mà trẻ và cô mang về được:

- Cho trẻ ngồi hình chữ u và hỏi trẻ:

 + Con vừa mang về được  gì? + Chiếc xe đạp này có màu gì?

 + Cô hỏi nhiều trẻ với nhiều cách hỏi khác nhau về chiếc xe đạp.

- Hôm nay cô cũng mang được về đây một  chiếc xe đạp thật đẹp để giới thiệu với chúng mình đấy!

- Các con nhìn xem trên tay cô cầm chiếc xe đạp có đẹp không?

- Bạn nào mang về được chiếc xe đạp giống như chiếc xe đạp cô đang cầm trên tay thì giơ lên nào!

- Cô hỏi trẻ về chiếc xe đạp trẻ cầm trên tay.

 + Con đan cầm trên tay cái gì?

 + Chiếc xe đạp con đang cầm có màu gì?

- Cô hỏi trẻ về các bộ phận của xe đạp và nơi hoạt động của nó.

- Cô khái quát lại cho trẻ nghe về chiếc xe đạp.

- Các con đoán xem cô mua được thêm món quà gì về dây nhé.

- Cô cùng trẻ đàm thoại về xe máy.

- Trẻ hát cừng cô

- Có ạ

- Trẻ ngồi hình chữ u

- Trẻ trả lời cô

- Màu đỏ ạ

- Có ạ

- Trẻ giơ chiếc xe mình mang về được lên và nói tên,màu sắc.

- Xe đạp ạ

- Màu đỏ ạ

- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu về chiếc xe đạp.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HĐ CỦA TRẺ

- Các con có biết đây là gì không?

- Đúng rồi đây là chiếc xe máy đấy các con nói cùng cô: xe máy nhé.

- Bạn nào biết chiếc xe máy này có màu gì nhỉ?

- Cả lớp cùng nói xe máy màu vàng.

- Các con có biết ai mới được điều khiển xe máy không? Các con có được trèo lên xe máy khi không có bố mẹ ở đó không?

 + Khi đi xe máy mọi người phải làm gì?

 + Khi ngồi trên xe máy bố mẹ chở đi các con phải ngồi như thế nào?

- Cô cùng trẻ làm tiếng còi xe bip bip.

- Mọi người thường đi trên chiếc xe chở được rất nhiều người và không phải đội mũ bảo hiểm đó là loaij xe gì các con có biết không?

- Cô  trò chuyện cùng trẻ về chiếc xe ôtô.

 + Đây là phương tiện giao thông có tên là gì các con có biết không?

 + Chiếc ôtô này có màu gì?

 + Con có biết chiếc ôtô này có màu gì không?

 + Chiếc ôtô này đi ở đâu?

- Cô giới thiệu chiếc xe ôtô với trẻ và các bộ phận, phạm vi hoạt động của xe ôtô.

c) Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: "Giơ lôtô theo hiệu lệnh của cô"

3.Củng cố :

 - Cô hỏi trẻ: + Con vừa được làm gì?

 - Cô liên hệ giáo dục trẻ an toàn khi tham gia giao thông và ngồi trên các phương tiện giao thông....

 IV.Kết thúc :

- Cô hướng dẫn trẻ hát bài: Em tập lái ôtô...

- Xe máy ạ

- Trẻ trả lời cô

- Trẻ nói theo cô

- Đội mũ bảo hiểm ạ

- Trẻ làm tiếng còi xe máy cùng cô.

- Trẻ đoán

- Trẻ trả lời cô: ôtô,...

- Màu vàng ạ

- Trẻ trả lời cô

- Dưới lòng đường ạ

- Trẻ chơi theo sự hướng dẫn của cô.

- Trẻ trả lời cô

- Trẻ hát cùng cô

          Thứ 4  ngày23 tháng 03 năm 2011

Hoạt động chính :    Dạy trẻ đọc thơ: Đi chơi phố.

                                 - Hát: Lái ôtô, Em tập lái ôtô

Hoạt động bổ trợ :     - Phát triển ngôn ngữ.

                                  - Phát triển nhận thức.

                                  - Phát triển thể chất.

                                  - Phát triển tình cảm xã hội - thẩm mĩ.

I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

  1. Kiến thức:

    - Trẻ chú ý nghe cô đọc bài thơ,hiểu nội dungbài thơ:Đi chơi phố

    - Biết kể đọc thơ cùng cô ,đọc đúng lời.

    - Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình .

  1. Kỹ năng:

    - Giúp trẻ rèn , phát triển  khả năng phát âm chuẩn ,chính xác cho trẻ.

    - Giúp trẻ phát triển t­ư duy, óc sáng tạo và ghi nhớ có chủ định.

    - Rèn phát triển các giác quan cho trẻ.

    - Cung cấp vốn từ mới cho trẻ. 

  1. Giáo dục:

   - Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn ,bảo vệ sức khoẻ.

   - Giáo dục trẻ biết vâng người lớn, biết giữ an toàn khi tham gia giao thông.

II- CHUẨN BỊ

  1. Đồ dùng - đồ chơi:

+ Tranh minh hoạ nội dung thơ.

+ Giấy để trẻ tô màu tranh các loại xe.

  1. Địa điểm:

     -  Cô tổ chức cho trẻ hoạt động ở trong lớp học.

III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Tổ chức lớp :

  - Cho trẻ đứng quanh cô hát bài:" Em tập lái ôtô"

  - Cô cùng trẻ đàm thoại về nội dung bài hát và giới thiệu vào bài: Hôm nay chuún mình đã được tìm hiểu về những phương tiẹn giao thông đường bộ rồi và bây giờ cô có một bài thơ rất hay muốn giới thiệu với các con đấy các con có muốn tìm hiểu xem bài tơ đó nói về gì không ?

2.Giảng bài :

a) Hoạt động 1:  Cô  đọc diễn cảm bài thơ:

      - Cô  đọc lần một :

       + Tóm tắt nội dung bài thơ.

       + Cho trẻ đoán tên bài thơ.

       + Cô nói tên bài thơ,cho trẻ nói theo cô.

      - Cho trẻ khám phá tranh .

      - Cô chỉ vào tranh hỏi trẻ .

       + Đây là gì ?

       + Tranh có gì ?

      + Trang ngoài được gọi là trang gì của tập thơ.

      - Cô làn lượt giở từng tranh thơ và giới thiệu với trẻ về nội dùng tranh thơ.

      - Cô chỉ vào chữ giới thiệu với trẻ đó là tên bài thơ,cho trẻ đọc cùng cô, cô cho trẻ biết tranh chữ minh hoạ nội dung bài thơ

      - Cô đọc bài thơ lần 2: Kèm theo tranh.

      - Vừa đọc thơ cô vừa chỉ tranh và đàm thoại trên tranh thơ.

- Trẻ hát cùng cô

- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu

- Trẻ lắng nghe cô đọc bà thơ.

- Trẻ nói tên bài thơ theo cô

- Quyển tranh thơ ạ

- Trẻ trả lời cô

- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu về tranh thơ.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HĐ CỦA TRẺ

b) Hoạt động 2: - Giảng giải làm rõ ý

         - Cô giải thích nội dung bài thơ giảng giải từ khó,cho trẻ đọc thơ cùng cô

c)Hoạt động 3:

 - Cô đặt câu hỏi với từng cá nhân trẻ

  + Con vừa nghe cô  đọc bài thơ có tên là gì ?

  + Bài thơ nói về  gì?

 - Cho trẻ nhắc lại câu trả lời của các bạn

 - Cô liên hệ trong lớp học bạn nào cũng ngoan, bạn nào cũng đáng yêu .Giáo dục trẻ phải nghe lời người lớn khi ra đường không được đi một mình và khi ngồi trên các phương tiện giao thông phải ngồi yên không được nhổm lên, quay ngang quay dọc....

d)Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ

    -  Cô cho cả lớp đọc theo cô

    -  Cho thi đua giữa các tổ xem tổ nào thuộc hơn và đọc thơ diễn cảm hơn.

    -  Cô mời cả lớp đọc lại bài thơ theo tranh.

3.Củng cố :

  - Cô hỏi một vài trẻ:

   + Con vừa đọc cho các con nghe bài thơ có tên là gì ?

   + Bài thơ nói về  gì?

  - Cô liên hệ giáo dục trẻ giữ gìn bảo vệ sức  khoẻ, giáo dục trẻ ý thức khi tham gia giao thông.

IV.KẾT THÚC:

- Cô hướng dẫn trẻ đọc thơ theo hiệu lệnh của cô.

- Trẻ nghe cô

-  Đi chơi phố  ạ

-  Trẻ trả lời cô

- Trẻ lắng nghe cô

-Trẻ đọc thơ cùng cô

-  Đi chơi phố ạ

- Trẻ trả lời

Trẻ đọc thơ theo hiệu lệnh của cô

                                                                    

Thứ 5  ngày24  tháng 03 năm 2011

Hoạt động chính:    Kể chuyện: Bé Mai đi công viên...

Hoạt động bổ trợ:    Phát triển ngôn ngữ.

                                 Phát triển nhận thức.

                                 Phát triển thể chất.

                                 Phát triển tình cảm xã hội - thẩm mĩ.       

           

I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

  1. Kiến thức:

    - Trẻ hiểu nội dung câu chuỵên : Bé Mai đi công viên.

    - Biết bắt chước giọng điệu của các nhân vật trong câu truyện.

    - Trẻ biết ý nghĩa của câu truyện ...

  1. Kỹ năng:

    - Rèn và phát triển  khả năng phát âm cho trẻ.

    - Giúp trẻ phát triển t­ư duy, óc sáng tạo và ghi nhớ có chủ định.

    - Rèn phát triển các giác quan cho trẻ

    - Cung cấp biểu tượng cho trẻ .

  1. Giáo dục:

   - Giáo dục trẻ biết giữu an toàn khi ngồi trên các phương tiện giao thông.

   - Giáo dục trẻ biết lắng nghe và nghe lời người lớn...

II- CHUẨN BỊ

  1. Đồ dùng - đồ chơi:

+ Mô hình truyện .

+ Tranh minh hoạ truỵên.

+ Đĩa bài hát về chủ điểm.

  1. Địa điểm:

     -  Cô tổ chức cho trẻ hoạt động ở trong lớp học.

III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HĐ CỦATRÎ

1. Tổ chức lớp :

  - Cho trẻ đứng quanh cô hát bài:" Lái ôtô"

  - Cô cùngt trẻ đàm thoại về nội dung bài hát và giới thiệu về chủ đề: Hôm nay cô và các con hãy cùng nhau đến với khu rừng bí ẩn và xem ở đó có món quà gì dang chờ chúng mình nhé ?

2.Giảng bài :

 a) Hoạt động 1:  Cô kể chuyện lần 1 cho trẻ nghe kết hợp cử chỉ điệu bộ: 

 - Cô kể câu chuyện:" Bé Mai đi công viên" cho trẻ nghe kết hợp điệu bộ, cử chỉ.

- Kể xong cô tóm tắt nội dung truyện.

- Chúng mình cùng đến với khu vườn bí ẩn xem bạn búp bê có món quà gì tặng lớp mình nhé.

b) Hoạt động 2: Cô kể cho trẻ nghe truyện: "Bé Mai đi công viên " kết hợp với tranh minh hoạ.

- Cô giới thiệu tập tranh cho trẻ quan sát.

+ Cô có gì đây?

+ Đây là trang gì của tập tranh

+ Trang bìa có những nhân vật gì đây?

+ Phía dưới tranh có gì nhỉ?

+ Các con cùng đọc tên truyện với cô nào!

- Cô lật từng tranh truyện và giới thiệu với trẻ:

 + Tranh vẽ gì đây?

- Trẻ hát cùng cô

- Lắng nghe cô giới thiệu truyện.

- Trẻ lắng nghe cô kể chuyện.

- Trẻ đi cùng c

- Tranh truyện ạ

- Trang bìa ạ

- Trẻ trả lời cô

- Có chữ ạ

- Trẻ đọc tên truyện cùng cô

- Trẻ quan sát tranh và đàm toạicùng cô

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

 - Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện : " Bé Mai đi công viên" kết hợp với chỉ tranh minh hoạ.

- Cô và trẻ cùng đàm thoại về nội dung câu chuỵên.

 + Bạn nhỏ trong câu truyện tên là gì?

 + Bạn ấy mặc chiếc áo màu gì nhỉ?

 + Bạn Mai đi đâu chơi các con có biết không?

- Khi đi chơi chúng mình phải đi với ai?

- Cô giáo dục trẻ giữu an toàn khi ngồi trên các phương tiện giao thông....

 Cô thấy chúng mình rất giỏi bây giờ cô thưởng cho chúng mình một bài thơ cả lớp mình đọc cùng cô nhé!

Cô cùng trẻ đọc bài thơ:

c) Hoạt động 3: Cô kể chuyện bằng mô hình cho trẻ nghe.

- Cô kể cho trẻ nghe bằng mô hình và cho trẻ bắt chước giọng điệu cuả các nhân vật trong truyện.

3.Củng cố :

  - Cô hỏi trẻ:

   + Các con vừa được nghe cô kể câu chuyện gì?

   + Câu chuyện kể về ai?

   + Câu chuyện diễn biến như thế nào?

   - Cô liên hệ giáo dục trẻ nghe lời người lớn, giữu an toàn khi tham gia giao thông và khi ngồi trên các phương tiện giao thông..

IV.KẾT THÚC:

- Cô tổ chức cho trẻ tô màu các phương tiện giao thông.

- Trẻ lắng nghe cô kể

- Bạn ấy tên là Mai ạ

- Mặc áo màu đỏ ạ

- Đi công viên ạ

- Bé Mai đi công viên ạ

- Trẻ trả lời cô

- Trẻ tô màu cùng cô

                                                                      Thứ 6 ngày 25tháng 03  năm 2011

Hoạt động chính:   Âm nhạc:

                               Day trẻ hát bài: Đoàn tàu nhỏ xíu.

                                                              

Hoạt động bổ trợ:   Phát triển thẩm mỹ.

                               Phát triển ngôn ngữ.

                               Phát triển nhận thức.

                               Phát triển tình cảm xã hội - thể chất.                                   

I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

  1. Kiến thức:

 -Trẻ  chú ý nghe cô hát biết hát cùng cô , cảm nhận được giai điệu bài hát,hiểu nội dung bài hát: Đoàn tàu nhỏ xíu, Em tập lái ôtô...

 - Trẻ có hiểu biết về nội dung bài hát, và vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát.

 - Biết cách chơi trò chơi cùng cô đúng cách chơi.

  1. Kỹ năng:

 - Rèn phát triển khả năng phát âm chuẩn chính xác cho trẻ.

 - Rèn phát triển các giác quan và thể lực  cho trẻ .

 - Giúp trẻ tự tin mạnh dạn.

  1. Giáo dục:

 - Giáo dục trẻ yêu thích môn nghệ thuật này.

 - Giáo dục trẻ  giữ gìn ,bảo vệ sức khoẻ, giữ an toàn khi tham gia giao thông.

II- CHUẨN BỊ

  1. Đồ dùng - đồ chơi:

 - Tranh- ảnh về các đồ chơi thân yêu của bé.

 - Xắc xô, phách tre…

  1. Địa điểm:

 - Cô tổ chức cho trẻ hoạt động ở trong lớp học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HĐ CỦA TRẺ

1.Tổ chức lớp :

- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi. " Lộn cầu vồng"

- Đàm thoại hướng trẻ vào bài  :

Hôm nay Trường mầm non Hoa Hồng tổ chức cuộc thi ca sĩ tí hon cả lớp mình có muốn cùng tham gia không?

2.Giảng bài :

*Hoạt động 1: Dạy hát bài :" Đoàn tàu nhỏ xíu"

  - Cô hát cho trẻ nghe bài hát 1-2 lần bài hát :  "Đoàn tàu nhỏ xíu "

 -  Hát xong cô tóm tắt nội dung bài hát.

 - Cô giới thiệu nhạc sĩ sáng tác bài hát.

 - Cô hát kết hợp  vỗ tay.

*Hoạt động 2: Thử tài hiểu biết của bé

- Cô hỏi từng cá nhân trẻ

 + Bài hát nói gì ?

 + Đoàn tà nhỏ xíu được di chuyển như thế nào?

 + Các con có muốn trở thành những chú lái tà tí hon giống các bạn nhỏ trong bài át này không?

 + Vậy chúng mình phải làm thế nào?

- Giáo dục trẻ chăm ngoan lễ phép, biết chơi đoàn kết cùng các bạn.

*Hoạt động 3: Xem ai hát hay hơn

 - Cô bắt nhịp cho cả lớp hát cùng cô 2-3 lần

 - Cho tổ, nhóm, cá nhân hát

 - Khi trẻ hát cô sửa sai ,động viên khen ngợi trẻ

 - Cho trẻ hát cùng cô bài :" Đoàn tàu nhỏ xíu "

- Tóm tắt nội dung bài hát:

- Trẻ chơi dưới  sự hướng dẫn của cô

- Trẻ lắng nghe cô hát

- Trẻ vỗ tay theo

- Đoàn tàu nhỏ  ạ

- Trẻ trả lời cô

- Phải chăm ngoan và nghe lời nguời lớn ạ

- Trẻ hát ùng cô- Tổ, nhóm, cá nhân hát bài hát : " Đoàn tàu nhỏ xíu"

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

- Đàm thoại cùng trẻ  về nội dung bài hát

  + Bài hát nói về gì ?

  + Các bạn nhỏ trong bài hát đang làm gì?

  + Đoàn tàu đi như thế nào?

 - Cô liên hệ giáo dục trẻ nghe lời người lớn. Khi đi ra đường phải đi cùng người lớn không được đi một mình, và ngồi yên khi ngồi trên các phương tiện giao thông...

*Hoạt động 4: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi : “Tai ai tinh”

 - Cô hướng dẫn cách chơi ,luật chơi

 - Tổ chức cho trẻ chơi, cô chơi cùng trẻ

 - Cô hỏi cá nhân trẻ

  + Các con vừa được chơi trò chơi gì ?

 - Cô liên hệ  giáo dục trẻ tham gia các hoạt động để cơ thể khoẻ mạnh và linh hoạt...

3.Củng cố :

- Cô hỏi một vài trẻ  :

 + Con vừa hát bài gì ?

 + Bài hát nói về  gì  ?

- Cô liên hệ giáo dục trẻ giữ an toàn khi tham gia giao thông và ngồi trên các phương tiện giao thông.

IV.KẾT THÚC:

- Cô hướng dẫn trẻ hát vận động theo bài: Đoàn tàu nhỏ xíu

- Đoàn tàu nhỏ xíu ạ

- Làm đoàn tàu ạạ

- Trẻ trả lời cô

- Trẻ lắng nghe cô nói

- Trẻ lắng nghe cô giới tiệu luật chơi, cách chơi.

- Tham gia chơi dưới sự giúp đỡ của cô.

- Đoàn tàu nhỏ xíu ạ

- Các bạn cùng làm đoàn tàu ạ

- Trẻ hát vận động cùng cô

                                                                                   

Chú ý: Đây là bản Giáo án nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông xem thử online, xin hãy chọn download miễn phí bên dưới để xem bản đẹp dạng doc

Cũng như các thư viện tài liệu Giáo án nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông khác được thành viên giới thiệu hoặc do tìm kiếm lại và giới thiệu lại cho các bạn với mục đích nghiên cứu , chúng tôi không thu phí từ thành viên, nếu phát hiện nội dung phi phạm bản quyền hoặc vi phạm pháp luật xin thông báo cho website, Ngoài thư viện tài liệu này, bạn có thể download tài liệu, bài tập lớn phục vụ học tập Một số tài liệu tải về mất font không xem được, có thể máy tính bạn không hỗ trợ font củ, bạn tải các font .vntime củ về cài sẽ xem được.

. Bạn có thể Tải về Giáo án nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông này , hoặc tìm kiếm các giáo án mầm non khác tại đây : tìm kiếm Giáo án nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2