Chủ đề những con vật nuôi trong gia đình - Giáo án nhà trẻ 24-36 tháng

 Giáo án chủ đề những con vật nuôi trong gia đình, trò chuyện về các con vật nuôi trong gia đình, giáo án vật nuôi trong gia đình, giao an dong vat nuoi trong gia dinh 24-36 tuoi, giao an dong vat nuoi trong gia dinh 3 tuoi, giao an moi truong xung quanh chu de dong vat nuoi trong gia dinh, giao an kham pha khoa hoc chu de dong vat nuoi trong gia dinh, giáo án môi trường xung quanh quan sát con mèo, giáo án khám phá con mèo,

CHỦ ĐỀ:  NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU ( 4 tuần )

                      (Thời gian thực hiện: Từ ngày )

Tuần 13 nhánh 2: MỘT SỐ CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH

                    (Thời gian thực hiện 1tuần: Từ ngày )

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

ĐÓN TRẺ- THỂ DỤC SÁNG

ND HOẠT ĐỘNG

MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU

CHUẨN BỊ

1. Đón trẻ.

Trẻ chơi cùng bạn trong nhóm

2.  Thể dục sáng.

Tập bài: “ Chú gà trống”

3. Điểm danh.

4. Trò chuyện về những con vật nuôi trong gia đình bé.

5. Dự báo thời tiết

Trẻ biết chào cô, chào bố, mẹ, chào ông, bà, ....

Rèn luyện nề nếp ra vào lớp

- Trẻ cùng với bạn vui vẻ và đoàn kết, không tranh giành đồ chơi với bạn.

- Trẻ biết tập đúng các động tác trong bài tập phát triển chung cùng cô.

- Trẻ nhớ tên mình, tên các bạn trong lớp.

- Biết dạ khi cô gọi đến tên mình.

- Trẻ biết tên một số con vật nuôi trong gia đình có 2 chân, có mỏ (tên gọi, đặc điểm, ích lợi,...)

- Tập cho trẻ nhận biết được những dấu hiệu đơn giản về thời tiết.

- Trẻ biết yêu quý và chăm sóc các vật nuôi trong gia đình

- Cô đến sớm vệ sinh và thông thoáng phòng học

Đồ chơi sáng tạo ở các góc

- Phòng tập rộng rãi, đài đĩa.

- Sổ theo dõi lớp.

- Tranh, ảnh về những con vật nuôi trong gia đình.

- Bảng dự báo thời tiết.

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN

HĐ CỦA TRẺ

1.  đón trẻ với thái độ vui vẻ nhắc trẻ biết chào hỏi lễ phép. Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ hàng ngày

- Cho trẻ vào nhóm chơi với các bạn.  

2.  Thể dục sáng theo bài hát: “Chú gà trống”

- Cô kiểm tra sức khoẻ của trẻ.

* Khởi động: Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi nhanh, chậm, nhấc cao chân, cầm tay làm quả bóng tròn to để tập bài tập phát triển chung.

* Bài tập phát triển chung: “Chú gà trống”

- Động tác 1: Gà trống gáy (3 - 4 lần).

- Động tác 2: Gà vỗ cánh ( 3 - 4 lần).

- Động tác 3: Gà mổ thóc ( 3 - 4 lần).

- Động tác 4: Gà bới đất (3 - 4 lần).

* Hồi tĩnh: Trẻ làm chim con bay nhẹ nhàng theo cô.

3. Điểm danh:

- Cô gọi tên từng trẻ theo danh sách lớp.

- Đánh dấu trẻ đến lớp và những trẻ nghỉ học.

4. Trò chuyện với trẻ về những con vật nuôi trong gia đình: Cô và trẻ hát bài “một con vịt”. Hỏi trẻ chúng mình vừa hát bài hát nhắc đến con gì? Nhà chúng mình có nuôi con vịt không? Ngoài con vịt ra, nhà chúng mình còn nuôi những con gì nữa? Cho trẻ gọi tên con vật qua tranh và giáo dục trẻ.

5.Dự báo thời tiết:

-  Hôm nay các con thấy thời tiết nắng hay mưa?

- Mưa/nắng thì các con chọn ký hiệu nào

-  Trẻ lễ phép chào hỏi

- Trẻ chơi ở góc cùng bạn

- Trẻ thực hiện đi chạy và về đội hình vòng tròn.

- Trẻ tập thể dục sáng cùng cô.

- Trẻ đi nhẹ nhàng theo cô.

-  Trẻ dạ cô khi cô gọi đến tên mình

-  Trẻ hát cùng cô

- Nhắc đến covịt ạ

- Trẻ kể tên

- Gọi tên con vật qua tranh

- Trẻ quan sát, nhận xét và dự đoán về thời

tiết trong ngày.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

ND HOẠT ĐỘNG

MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU

CHUẨN BỊ

1. Hoạt động có chủ đích.

- Quan sát trò chuyện về nhóm gia cầm

- Quan sát trò chuyện về nhóm gia súc

Dạy trẻ làm con trâu từ lá cây

2. Trò chơi:

- Cáo và thỏ, Mèo đuổi chuột, bắt trước tiếng kêu của các con vật

3.Chơi tự do:

- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm nổi bật của một số gia súc và gia cầm

- Trẻ biết được điểm giống và khác nhau giữa gia súc và gia cầm.

- Trẻ biết được ích lợi của gia sức và gia cầm

- Biết cách chăm sóc và bảo vệ các vật nuôi trong gia đình.

- Trẻ có thể làm được một số đồ chơi từ vật liệu thiên nhiên.

- Rèn cho trẻ sự khéo léo của đôi bàn tay.

- Trẻ biết chơi trò chơi

- Luyện vận động chạy và phản ứng nhanh

- Rèn ngôn ngữ cho trẻ

- Giáo dục trẻ khi chơi không được xô đẩy nhau

- Trẻ biết cách chơi an toàn với những đồ chơi thiết bị mầm non ngoài trời.

- Phát triển vận động cho trẻ.

-  Địa điểm

- Tranh ảnh về nhóm gia súc và nhóm gia cầm

- Que chỉ

- Lá mít, dây buộc

- Sân chơi an toàn với trẻ

- Mũ cáo, thỏ, mèo, chuột.

- Địa điểm chơi râm mát.

HƯỚNG DẪN CỦA CÔ

HĐ CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức.

- Cô cho trẻ xếp hàng, lấy đồ dùng các nhân như đeo dép, đội mũ nón trước khi ra sân.

2. Giới thiệu bài.

- Cô giới thiệu nội dung của buổi hoạt động.

3. Nội dung.

a. Hoạt động 1: Quan sát trò chuyện về nhóm gia cầm

- Cô cho trẻ giả làm các chú gà đi ngủ và cho xuất hiện con gà(Con vịt, con ngan)

- Đố các con biết con gì đây?

+ Con gà có những gì? Chúng gáy như thế nào?

+ Con gà là con vật sống ở đâu?

+ Gà thích ăn gì?

+ Gà là con vật đẻ trứng hay đẻ con?

+ Ngoài con gà ra trong gia đình mình còn có con gì thuộc nhóm gia cầm nữa?

ð Giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ các con vật

b. Hoạt động 2: Quan sát trò chuyện về nhóm gia súc

- Cô cho trẻ quan sát con trâu

+ Các con ơi đây là con gì?

+ Con trâu có đặc điểm gì?

+ Bố mẹ các con nuôi con trâu để làm gì?

+ Con trâu là con vật để trứng hay đẻ con?

- Vậy con trâu thuộc nhóm gia súc, ngoài con trâu ra trong gia đình chúng mình còn có can vật nào thuộc nhóm gia súc nữa không?

=> Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ các con vật

c. Hoạt động 3: Dạy trẻ làm con trâu từ lá cây

- Cô cho trẻ quan sát con trâu mà cô đã làm mẫu từ trước.

- Các con có muốn làm con trâu giồng cô không?

- Cô hướng dẫn trẻ cách làm con trâu từ lá mít

+ Đầu tiên xé hoặc cất theo gân lá để làm sừng trâu

+ Sau đó cuộn hai bên mép là lại thành mình trâu

+ Cuối cùng là luồn dây thừng cho trâu.

- Cô cho trẻ làm

(Cô hướng dẫn, giúp đỡ, động viên trẻ làm con trâu)

d. Hoạt động 4: Trò chơi

- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi

- Cô hướng dẫn trẻ chơi và cho trẻ chơi

- Cô bao quát trẻ chơi, nhận xét sau khi chơi

e. Hoạt động 5: Chơi với thiết bị ngoài trời

4. Nhận xét – Tuyên dương

        - Trẻ xếp hàng và lấy đồ dùng cá nhân của trẻ

      - Trẻ lắng nghe

-         Con gà ạ

-         Sống trong gia đình ạ

-         Thích ăn thóc ạ

-         Đẻ trứng ạ

-         Con ngan, con ngỗng..

-         Con trâu ạ

-         Có sừng, chân, đuôi..

-         Đẻ con ạ

-         Con bò, con dê..

-         Trẻ chú ý quan sát cô

-         Trẻ làm con trâu

-         Trẻ chơi các trò chơi

-         Trẻ lắng nghe

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG GÓC

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU

CHUẨN BỊ

1. Góc thao tác vai:

-  Chơi bán hàng, người chăn nuôi giỏi.

2. Góc hoạt động với đồ vật: Lắp ghép, xây dựng các mô hình chuồng các con vật, xếp đường đi cho gà vịt về chuồng.

3. Góc nghệ thuật:

- Xếp, tô màu, dán tranh về các con vật.

- Hát, đọc thơ về các con vật nuôi.

- Xem tranh ảnh, truyện về các con vật nuôi trong gia đình có 4 chân.

4. Góc chơi với thiết bị đồ chơi vận động:

 - Chơi bắt chước vận động, tiếng kêu của các con vật nuôi trong gia đình

- Trẻ biết phân vai chơi bắt chước người lớn

- Rèn kĩ năng bắt chước, rèn khả năng linh hoạt, khéo léo

- Trẻ biết sử dụng những đồ ghép được các mô hình chuồng cho các con vật và dùng những viên sỏi để xếp đường đi.

- Trẻ biết xếp hình, tô màu và  dán tranh về các con vật.

- Ôn luyện cho trẻ về các bài thơ, bài hát về chủ đề.

- Trẻ nhận biết, phân biệt được tên gọi, ích lợi của các con vật nuôi trong gia đình có 4 chân.

- Trẻ biết bắt chước các hành động giống các vận động của các con vật nuôi.

- Trẻ vui vẻ, thỏa mái tham gia trò chơi.

- Chọn trẻ linh hoạt đóng vai người bán hàng. Một số đồ dùng phục vụ cho chăn nuôi

- Sỏi.

- Một số khối gỗ  để xây dựng mô hình

- Một số bài hát múa, thơ về một số con vật

- Bút màu để tô Tranh minh họa thơ mầm non về các con vật.

- Giấy màu

- Tranh truyện về các con vật.

- Không gian chơi rộng rãi.

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN

HĐ CỦA TRẺ

1. Ổn định lớp:

- Cô cho trẻ hát bài " Gà trống, mèo con và cún con"

- Trò chuyện về bài hát và chủ đề đang học.

- Cô giới thiệu với trẻ về chủ đề chơi ở các góc.

2. Nội dung.

a. Hoạt động 1: Thoả thuận chơi.

- Cô đưa trẻ đi tham quan các góc chơi, giới thiệu với trẻ về các đồ dùng cô chuẩn bị và trò chơi, cách chơi các trò chơi ở mỗi góc.

* Góc thao tác vai.

- Hôm nay các bác sẽ chơi gì?

- Người chăn nuôi các bác dự định sẽ nuôi co gì?

- Các bác sẽ chăm sóc chúng như thế nào?

* Góc hoạt động với đồ vật.

- Các bác định sẽ làm gì?

- Chúng mình sẽ lấy gì để xếp đường về nhà cho các bạn gà vịt.

* Góc nghệ thuật

- Hôm nay có rất nhiều các con vật chưa tô màu vậy các bác sẽ làm gì với các con vật này?

- Ngoài ra các bác có thể xem tranh, ảnh về các con vật và với các dụng cụ âm nhạc thì các bác có thể hát các bài hát về chủ đề các con vật nhé.

* Góc chơi với thiệt bị đồ chơi vận động.

- Với những chiếc mũ các con vật thế này các bác định sẽ chơi gì?

- Vậy chúng mình cùng giả làm tiếng kêu của các con vật nhé.

b. Hoạt động 2: Quá trình chơi

- Trẻ đi về các góc chơi mà trẻ thích, trong khi trẻ chơi cô hướng dẫn và nhập vai với trẻ.

- Quan sát và bao quát các góc chơi, xử lý nhanh những tình huống xảy ra trong quá trình chơi, liện kết các góc.

- Cô chủ động tạo ra các tình huống đơn giản để trẻ giải quyết và chơi cùng trẻ.

Bước 3: Nhận xét sau khi chơi.

- Cô cho trẻ đi một vòng tham quan các góc chơi

- Cho trẻ dừng ở góc Hoạt động với đồ vật và nhận xét kỹ góc chơi, cho trẻ cất đồ dùng đồ chơi cùng cô

- Trẻ hát

- Đàm thoại cùng cô.

- Trẻ đi tham quan

-Làm người chăn nuôi, người bán hàng

- Xây chuồng cho các con vật ạ

- Tô màu các con vật và hát các bài hát về chủ đề

- Giả làm tiếng kêu của các con vật ạ

- Trẻ chọn góc chơi mình thích

- Trẻ chơi

- Trẻ đi tham quan các góc chơi

- Trẻ lắng nghe nhận xét các góc

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

ND HOẠT ĐỘNG

MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

CHUẨN BỊ

- Vận động - ăn quà chiều theo bài hát “Một con vịt”

- Trò chuyện về chủ    đề

- Nghe và biểu diễn các bài hát về chủ đề.

- Làm quen với hoạt động mới trong tuần.

- Chơi hoạt động theo ý thích ở các góc tự chọn

- Nhận xét nêu gương bé ngoan.

- Vệ sinh - trả trẻ

- Trẻ được vận động giúp tỉnh táo và ăn hết suất quà chiều

- Trẻ hiểu hơn về chủ đề của mình đang học

+ Trẻ biết được một số con vật xung quanh mình

+ Biết cách chăm sóc bảo vệ và phòng tránh chúng.

- Ôn lại cho trẻ các bài hát về chủ đề.

- Tích cực hưởng ứng theo bài hát.

- Giúp trẻ nhớ tên bài hát, thuộc các bài hát về chủ đề.

- Mạnh dạn biểu diễn các bài hát.

- Cung cấp kiến thức mới về hoạt động trong tuần

- Trẻ được chơi vui vẻ, thỏa mái ở các góc.

- Biết cùng cô nhận xét về các bạn và mình.

- Trẻ được vệ sinh sạch sẽ, chỉnh sửa đầu tóc, quần áo gọn gàng  trước khi về.

- Quà chiều

- Bàn ghế

- Tranh, ảnh đồ dùng, đồ chơi theo hoạt động.

- Đầu đĩa, đĩa nhạc về chủ đề, dụng cụ âm nhạc.

-Tranh truyện “quả trứng”, tranh về các con vật nuôi trong gia đình có bốn chân.

- Đồ chơi ở các góc.

- Bảng bé ngoan, cờ.

- Khăn ẩm.

- Đồ dùng cá nhân của trẻ.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ.

- Cho trẻ hát và vận động theo bài “Một con vịt”

- Cô cho trẻ ngồi vào bàn chuẩn bị ăn quà chiều cho trẻ, hướng dẫn trẻ mời cô và các bạn, nề nếp khi ăn.

- Cô và trẻ cùng nhau trò chuyện về chủ đề.

+ Trong gia đinh các con nuôi những con vật nào?

+ Chúng có đặc điểm gì?

- Ngoài các con vật đó ra con còn biết con gì nữa?

=> Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ các con vật

- Cô cho trẻ hát, múa các bài hát, điệu mùa trong chủ đề kết hợp với các ducngj cụ âm nhạc khác nhau

+ Cô đông viên khuyến khích trẻ.

- Cô cho trẻ làm quen với nội dung mới tròng tuần, bài thơ “ Rong và cá”

+ Cô giới thiệu quyển tranh thơ, cô đọc diễn cảm cho trẻ nghe

+ Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?

+ Trong bài thơ có nhắc đấn con gì?

- Cô cho trẻ đọc thơ cùng cô.

+ Cô chú rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, động vên trẻ kịp thời

- Cô cho trẻ chơi nhẹ nhàng ở các góc.

+ Cô chú ý bao quat đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi

+ Cô động viên và giúp đỡ trẻ khi chơi

- Nhẫn xét sua khi

- Cho trẻ xếp hàng và lần lượt cho trẻ vào rửa mặt, rửa tay sạch sẽ.

- Cô chải đầu tóc và chỉnh sửa quần áo gọn gàng cho trẻ.

- Nhận xét nêu gương bé ngoan cuối tuần

+ Co cho từng tổ nhận xét, cá nhân trong tổ nhận xét

- Trẻ hát và vận động

- Trẻ ngồi vào bàn ăn quà chiều.

- Con chơ, con mèo, con ngan , ngỗng, bò trâu....-

-Trẻ kể

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ hát máu các bài hát trong chủ đề.

- Trẻ lắng nghe

- Rong và cá ạ

- Con cá vàng ạ

- Trẻ đọc thơ cùng cô

- Trẻ chơi ở các gọc

- Trẻ nhân xét sau khi chơi

- Tre đọc tiêu chuẩn bé ngona

- Trẻ nhận xét

Hoạt động chính: Phát triển vận động:

CHẠY THEO HƯỚNG THẲNG

Hoạt động bổ trợ: Hát “Gà trống mèo con và cún con”

I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

  1. Kiến thức:

- Trẻ biết chạy theo hướng thẳng theo yêu cầu của cô.   

  1. Kỹ năng:

          - Rèn phát triển khả năng vận động cho trẻ: phát triển cơ chân cho trẻ

          - Rèn phát triển khả năng chú ý linh hoạt cho trẻ

         - Giúp trẻ tự tin mạng dạn

  1. Giáo dục:

           - Giáo dục trẻ chăm chỉ tập luyện, rèn luyện sức khoẻ

           - Giáo dục trẻ yêu thương, lễ phép với cô giáo và mọi người xung quanh.

II- CHUẨN BỊ

  1. Đồ dùng - đồ chơi

           - Một số đồ dùng : Xắc xô, các vật chuẩn, đường chạy cho trẻ

           - Một số loại hoa cho trẻ chơi trò chơi

           - Sân tập

          

  1. Địa điểm:

       Cô tổ chức cho trẻ hoạt động ở trong lớp

III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HĐ CỦA TRẺ

1. Tổ chức lớp :

  - Cho trẻ đứng quanh cô hát bài : “Cô và mẹ”

+ Con vừa hát bài gì ?

+ Các con có yêu cô giáo của mình không?

    + Hàng ngày các con được học rất nhiều bài hát ở trên lớp, Vậy ai đã dạy các con ?

 - Loa Loa Loa Loa Trường Mâm Non Quang Tân mở hội “Bé mầm non vui khoe” Bé nào muốn tham gia thì nhanh tay đăng ký.

- Các con có muốn tham gia hội thi không?

2. Giới thiệu bài.

- Để tham gia hội thì thì cầm có sức khoẻ. Vậy hôm nay cô con mình cùng tập và “chạy theo hướng thẳng” bạn nào tập tốt nhất bạn đó sẽ được thi “Bé mầm non vui khoẻ “ của toàn trường. Các con có đồng ý không?

3. Nội dung.

 a) Hoạt động 1:  Khởi động : Để có sức khoẻ tốt nhất cô mời các con khởi động cùng cô nhé

- Cho trẻ khởi động theo bài “Đi nhà trẻ ”, kết hợp các kiểu đi: Đi bằng gót bàn chân, đi bằng mũi bàn chân, đi khom lưng, chạy nhanh , chạy chậm

- Cho trẻ về đứng thành 2 hàng ngang và dãn cách đều.

b) Hoạt động 2: Trọng động

* Bài tập phát triển chung: Cho trẻ tập các động tác:

 - Động tác tay: Hai tay đưa ra trước, lên cao

 - Động tác bụng: Xoay người sang 2 bên

 - Động tác chân: Đứng co từng chân

 - Động tác bật: Cho trẻ bật tại chỗ.

 - Cho trẻ tập mỗi động tác 2 lần 4 nhịp

 - Các con thấy mình đã khoẻ hơn chưa?

 - Vậy cô con mình cùng nhau tập để tìm ra bạn tập đẹp nhất và khoẻ nhất để đi thi nhé.

* Vận động cơ bản: “ Chạy theo hướng thẳng ”

- Cho trẻ đứng hai hàng ngang đối diện nhau.

- Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích

- Cô làm mẫu lần 2: Kết hợp giải thích động tác

+ TTCB: Đứng chân trước chân sau trước vạch xút phát

+ TH: Khi có hiệu lệnh của cô là một tiếng xắc xô các con bất đầu chạy theo hướng thẳng về phía trước sao cho chân không dẫm vào đường chạy, chạy hết đoạn đường đó thì về cuối hàng đứng bạn tiết thao lên thực hiện, cứ như thế cho đến bạn cuối cùng.

+ Cô mời 2 trẻ lên làm mẫu. Cho trẻ nhận xét bạn tập

- Cho trẻ ở hai hàng lần lượt lên thực hiện .Cô quan sát và sửa sai cho trẻ.

- Cho trẻ thi đua xem đội nào mang quà về nhiều hao hơn đội đó sẽ là đội thắng cuộc.

- Cô hỏi một vài trẻ :

 + Con vừa làm gì ?

- Cô liên hệ cho trẻ khi đi đường phải cẩn thận không được đi một mình, và luôn phải quan sát thật kĩ trước khi đi.

- Cô liên hệ giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng trong lớp học,giáo dục trẻ giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi

* Trò chơi: " Ai đoán giỏi"

- Cô và mẹ ạ

- Có ạ

-  Cô giáo ạ

- Vâng  ạ

- Có ạ

- Trẻ lắng nghe

- Có ạ

- Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô

 Trẻ đứng 2 hàng ngang dãn cách đều

- Trẻ tập theo hiệu lệnh của cô.

- Trẻ tập cùng cô

- Trẻ quan sát và lắng nghe

- 2 trẻ lên tập mẫu

- Trẻ thục hiện

- Trẻ thi đua

- Chạy theo hướng thẳng ạ

- Trẻ lắng nghe

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HĐ CỦA TRẺ

- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi (2-3lần)

- Cô tham gia chơi cùng trẻ ,bao quát trẻ chơi

c)Hoạt động 3: Hồi tĩnh :

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2- 3 vòng quanh lớp học

4. Củng cố - Giáo dục

- Chúng mình vừa tham gia  hoạt động  gì nhỉ?

- Hôm nay cô con mình đã cùng nhau tìm ra được rất nhiều bạn khoẻ mạnh và nhanh nhẹn đủ điều kiện để tham gia cuộc thi “Bé mầm non vui khoẻ” đấy.

- Các con có muốn được tham gia vào cuộc thi “Bé mầm non vui khoẻ không”?

- Vậy chúng mình hãy ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và thường xuyên tập thể dục nhé.

5.   Nhận xét- Tuyên dương

- Cô nhận xét lớp học

- Động viên tuyên dương trẻ

- Cô cho trẻ cất dọn đồ dùng đồ chơi cùng cô

- Trẻ chơi trò chơi.

- Chạy theo hướng thẳng

- Có ạ

- Vâng ạ

- Trẻ lắng nghe

Số trẻ nghỉ học(Ghi rõ họ và tên):

………………………………………………………………………………......

Lý do: ……………………………………………………………......

Tình hình chung của trẻ trong ngày:

……………………………………………………………......

Rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động(đón trẻ, hoạt động ngoài trời, ăn, ngủ…)

……………………………………………………………......

Hoạt động chính: NBTN

MỘT SỐ CON VẬT SỐNG TRONG GIA ĐÌNH

Hoạt động bổ trợ:  Hát “Gà trống mèo con và cún con”

I- MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU

  1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên một số con vật sống trong gia đình như: Con chó, con mèo, gà, vịt

- Biết được đặc điểm đơn giản của con chó, con mèo là động vật nuôi trong gia đình, có 4 chân và đẻ con.

- Biết được ích lợi của chúng.

  1. Kỹ năng :

- Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

- Rèn nề nếp học tập cho trẻ

  1. Thái độ:

- Trẻ yêu mến và chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình

II- CHUẨN BỊ

  1. Đồ dùng - đồ chơi cho cô và trẻ:

- Tranh con chó, con mèo, con gà, con vịt.

- Mô hình trang trại chăn nuôi

- 2 ngôi nhà: 1 ngôi nhà dán hình con chó, 1 ngôi nhà dán hình con mèo.

- Đài đĩa bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”.

  1. Địa điểm :

- Tổ chức trong lớp học

III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HĐ CỦA TRẺ

1: Ổn định tổ chức.

- Hôm nay có rất nhiều các cô giáo trong trường về dự giờ với lớp mình, cô con mình cùng đứng lên hát vận động bài “Một con vịt” để tặng cho các cô nào.

- Vâng ạ

 - Trẻ hát

- Con Gà, con chó, con mèo, con

tên các con vật trên mô hình(Con chó, con mèo, con gà, con vịt..)

2. Giới thiệu bài

- Các con thấy những con vật này có đáng yêu không?

- Hôm nay cô con mình cùng tìm hiều về “Một số con vật sống trong gia đình nhé”

3. Nội dung.

a. Hoạt động 1: Quan sát tranh.

* Con chó:

- Cô hỏi : Chúng mình vừa được cô giáo cho đi đâu về?

- Ở đó các con thấy những con vật gì ?

- Chúng mình xem cô giáo có bức tranh về hình ảnh con vật gì đây nhé?

- Cô đưa bức tranh con chó ra và hỏi trẻ:

+ Đây là con gì? Con chó màu gì?

+ Cho cả lớp đọc từ : Con chó (Cho từng nhóm, tổ, cá nhân đọc)

+ Con chó có những bộ phận nào đây? (Cô cho trẻ nói theo tổ, nhóm, cá nhân từng bộ phận của con chó)

+ Con chó có mấy chân?

+ Cô cho trẻ đếm số chân của con chó

 - vậy đố các con biết con chó đẻ con hay đẻ trứng?

+ Con chó thích ăn gì đây?

+ Chúng mình có biết nuôi chó để làm gì không?

+ Khi có người lạ đến nhà, chó sủa thế nào?

+ Cô cho cả lớp giả làm tiếng chó sủa.

* Con mèo:

- Con gì kêu meo! meo!

- Cô có tranh con gì đây?

- Con mèo có những bộ phận nào? Mèo có mấy chân?

- Mèo đẻ ra trứng hay đẻ ra con?

- Nhà chúng mình nuôi mèo không?

- Bố mẹ chúng mình nuôi mèo để làm gì?

- Chúng mình có biết Mèo thích ăn gì không?

(Sau mỗi câu hỏi cô có thể cho trẻ nói theo tổ, nhóm, cá nhân và chú ý sửa sai và động viên trẻ kịp thời)

- Chó và mèo là động vật nuôi trong gia đình, chúng thuộc nhóm gia súc, có 4 châm và đẻ con. Giáo dục trẻ yêu quý chăm sóc và bảo vệ chó, mèo.

* Mở rộng.

- Ngoài con chó và con mèo ra trong gia đình ta còn có con gì nữa?

- Cô giới thiệu thêm con gà, con vịt

+ Đây là con gì?

+ Chúng có đặc điểm gì?

+ Chúng đẻ con hay đẻ trứng?

+ Bố mẹ chúng mình nuôi chúng để làm gì?

=> Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật sống trong gia đình.

b. Hoạt động 2: So sánh điểm giống và khác nhau giữa con chó và con mèo:

- Chúng mình hãy xem con chó và con mèo giống nhau ở điểm gì?

+ Cùng có mấy chân?

+ Chúng đẻ trứng hay đẻ con?

- Vậy con chó khắc con mèo ở điểm gì nào? Cô gợi ý cho trẻ thấy điểm khác nhau giữa hai con vật.

c) Trò chơi “Ai về nhà nấy”

- Hôm nay cô thấy các con học rất giỏi, cô thưởng cho chúng mình trò chơi: “Ai về nhà nấy” nhé.

- Cô hướng dẫn luật chơi, cách chơi.

- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần

Cô động viên giúp đỡ trẻ

4: Củng cố - Giáo dục

- Hôm nay cô con mình tìm hiều về con gì? Chơi trò chơi gì?

- Giáo dục trẻ biết yêu mến con vật nuôi trong gia đình

5. Nhận xét- Tuyên dương
- Cô nhận xét chung giờ học, tuyên dương, khen ngợi trẻ.

Vịt, con Lợn, con Trâu, con Bò....

- Vâng ạ

- Thăm trang trại ạ

- Trẻ kể

- Con chó ạ, màu vàng ạ

- Trẻ đọc

-  Con chó có đầu, mình chân và đuôi ....

- Trẻ đếm số chân

- Xương ạ

- Trẻ giả làm tiếng cho sủa

- Con mèo ạ

- Trẻ kể tên các bộ phận trên con mèo.

- Để bắt chuột ạ

- Thích ăn cá ạ

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Con gà, con vịt, con trâu, con bò...

- Con gà

- Đẻ trứng ạ

- Trẻ so sánh điểm giống và khác nhau giữa hai con vậy

- Có 4 chân

- Đẻ con ạ

- Méo nuôi để bắt chuột, chó nuôi để trông nhà

- Trẻ chơi trò chơi “Ai về nhà nấy

- Con chó, con mèo, trò chơi ai về nhà lấy.

- Trẻ lắng nghe

Số trẻ nghỉ học(Ghi rõ họ và tên):

………………………………………………………………………………......

Lý do: ……………………………………………………………......

Tình hình chung của trẻ trong ngày:

……………………………………………………………......

Rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động(đón trẻ, hoạt động ngoài trời, ăn, ngủ…)

……………………………………………………………......

Hoạt động chính: Văn học

TRUYỆN : “QUẢ TRỨNG”

Hoạt động bổ trợ: Trò chơi: “Đưa trứng về ổ”

I- MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU

  1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện và hiểu nội dung truyện

- Trẻ biết được gà, lợn và vịt là động vật nuôi trong gia đình.

- Trẻ biết cách chơi trò chơi: “Đưa trứng về ổ”

  1. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.

- Rèn ngôn ngữ mạch lạc và tập kể truyện cùng cô.

- Qua trò chơi phát triển vận động cho trẻ.

  1. Giáo dục - thái độ:

- Giáo dục trẻ có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi, giữ gìn vệ sinh thân thể khi tiếp xúc với vật nuôi.

- Trẻ hứng thú, vui vẻ tham gia vào hoạt động.

II- CHUẨN BỊ

  1. Đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ:
  2. a) Đồ dùng cho cô:

- Phần mềm giáo án điện tử truyện “Quả trứng”.

- San bàn dối, dối tay theo nội dung truyện.

- Nhạc bài hát “Một con vịt”

  1. b) Đồ dùng, đồ chơi cho trẻ:

- 2 ổ rơm, 2 đoạn đường hẹp có các chướng ngại vật trên đường.

- Trứng được làm bằng xốp.

III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HĐ CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức.

- Cô và trẻ cùng hát và vận động minh họa theo nhạc bài hát “Một con vịt”.

- Trò chuyện với trẻ về bài hát và chủ đề:

- Cô giáo dục trẻ yêu quý các con vật nuôi trong gia đình.

2. Giới thiệu bài.

- Chúng mình có biết đây là gì không?

- Quả trứng này ở đâu ra nhỉ?

- Để biết được quả trứng này ở đâu ra hôm nay cô con mình cùng nhau tìm hiểu nội dung truyện “Quả trứng” của tác giả Đặng Như Quỳnh nhé.

3: Nội dung

a. Hoạt động 1: Kể truyện diễn cảm.

- Cô kể lần 1: Cô kể diễn cảm không tranh

+ Hỏi trẻ lại tên truyện?

+ Câu chuyện của tác giả nào?

+ Cô tóm tắt nội dung truyện: Câu chuyện do nhà văn Đặng Như Quỳnh biên soạn đã kể về một quả trứng bị đánh rơi trên đường, gà trống, lợn con đã nhìn thấy nhưng không biết đó là quả trứng gì? Và sau đó gà trống, lợn con rất vui mừng khi thấy một chú vịt con rất xinh xắn nở ra từ trong quả trứng đấy.

- Cô kể lần 2: Kết hợp với hình ảnh minh họa + Máy chiếu

+ Cô giới thiệu với trẻ  về các hình ảnh trong các slide.

+ Cô kể kết hợp chỉ hình ảnh.

b. Hoạt động 2: Đàm thoại - trích dẫn

+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?

+ Trong truyện có những con vật nào?

+ Truyện kể về quả gì? Quả trứng bị làm sao?

+ Khi nhìn thấy quả trứng Gà trống đã hỏi thế nào? ( Cô đọc trích dẫn lời của gà trống cho trẻ nhác theo, cho trẻ bắt chước tiếng gọi của gà trống)

+ Tiếp theo là con gì nhìn thấy quả trứng?

+ Lợn con chạy đến và bảo thế nào?(Cô cho trẻ nhác lại lời của Lợn con và cho trẻ bắt chước tiếng gọi của Lợn)

- Cô giải thích từ “ngắm ngía”. Có nghĩa là người cẩn thận và để ý đến vẻ bề ngoài của mình.

+ Sau đó quả trứng đã làm sao? Rồi con gì đã nở ra từ trong quả trứng? Vịt con kêu thế nào?

Gà trống và lợn con có ngoan không nào?

- Cô khái quát lại và giáo dục trẻ qua nội dung truyện.

- Cô kể truyện lần 3 kết hợp với dối tay.

+ Cô cho trẻ đi một vòng xung quanh lớp để đến xứ sở kỳ diệu và cho trẻ ngồi vào chỗ để nghe cô kể truyện.

c. Hoạt động 3: Dạy trẻ kể truyện cùng cô:

- Cô cho cả lớp kể truyện cùng cô: Cô là người dẫn truyện, học sinh nói lời nhân vật.

- Mời các tổ, cá nhân trẻ lên kể truyện theo hình thức tiếp nối theo sự hướng dẫn của cô.

Cô gợi ý, hướng dẫn trẻ kể cùng cô. Động viên, khen ngợi trẻ sau khi kể xong.

d. Trò chơi: “Đưa trứng về ổ”

- Cô giới thiệu tên trò chơi, phổ biến cách chơi và luật chơi.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi, quan sát và động viên trẻ trong khi chơi.

- Nhận xét và khen ngợi sau khi trẻ chơi xong.

4. Củng cố- Giáo dục.                           

- Hỏi trẻ nhắc lại tên câu chuyện và tên trò chơi?

- Cô chính xác lại, giáo dục trẻ qua nội dung bài học.

5. Nhận xét –Tuyên dương

- Nhận xét chung giờ học, tuyên dương những trẻ ngoan và nhắc nhở những trẻ chưa tích cực trong giờ học.

- Trẻ hát và vận động theo bài hát.

- Trẻ trò chuyện cùng cô

- Quả trứng ạ

- Nghe cô kể truyện

- Vâng ạ

- Truyện quả trứng ạ

- Đặng Nhưng Quỳnh.

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chú ý

- Nghe cô kể kết hợp quan sát tranh

- Truyện quả trứng ạ

- Quả trứng bị đánh rơi

- Trẻ kể tên nhân vật

- Lợn con ạ

- Trẻ trả lời và bắt chước

- Trẻ lắng nghe

- Quả trứng lúc lắc, nở ra con vịt ạ. Kêu vít! vít!

- Ngoan ạ

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ đi một vòng xung quanh lớp và ngồi xuống nghe cô kể cùng với dối tay.

- Lớp kể cùng cô

- Các cá nhân trẻ kể nối tiếp theo câu chuyện.

- Trẻ chơi trò chơi

- Truyện Quả trứng , trò chơi đưa trứng về tổ ạ.

- Chú ý lắng nghe

Số trẻ nghỉ học(Ghi rõ họ và tên):

……………………………………………………………......

Lý do: ……………………………………………………………......

Tình hình chung của trẻ trong ngày:

……………………………………………………………......

Hoạt động chính: Nhận biết tập nói :

TÔ MÀU CON VỊT

( Tiết mẫu)

Hoạt động bổ trợ: Bài hát “Một con vịt”

I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

  1. Kiến thức:

- Trẻ biết tô màu con vịt theo yêu cầu của cô.

- Trẻ nhận biết được màu vàng

  1. Kỹ năng:

 - Rèn cho trẻ kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi học

 - Rèn cho trẻ khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định

 - Rèn nề nếp lớp học cho trẻ

  1. Giáo dục:

 - Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình.

 - Giáo dục trẻ biết giữu gìn sản phảm và quý trọng sản phẩm do mình làm ra

II- CHUẨN BỊ

  1. Đồ dùng - đồ chơi:

 -  Tranh mẫu của cô: 01 Tranh con vịt đã tô màu và 01 tranh con vịt chưa tô màu

 - Que chỉ, giá trung bày sản phẩm, bàn ghế, màu cho trẻ tô, sách tạo hình của trẻ.

  1. Địa điểm:

      Cô tổ chức cho trẻ hoạt động ở trong lớp

III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HĐ CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức.

  - Cho trẻ đứng quanh cô hát bài:" Một con vịt"

    + Các con vừa hát bài gì?

    + Bài hát nói về con gì?

- Ngoài con vịt ra trong gia đình chúng mình còn có con gì nữa?

=> Giáo dục trẻ yêu quý chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình.

-         Trẻ hát

-         Một con vịt ạ

-         Con vịt ạ

-         Trẻ lắng nghe

2. Giới thiệu bài.

- Hôm nay cô con mình cùng tô màu con vịt nhé

3. Nội dung.

a. Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại theo tranh

* Quan sát tranh con vịt

- Cô cho cả lớp giả làm các chú gà đi ngủ

- Các con nhìn xem gì đây

+ Cô cho trẻ nói từ “Con vịt”

- Các con thấy con vịt có những gì?

+ Cô cho trẻ chỉ và nói từng bộ phận của con vịt

- Bộ lông của con vịt có màu gì?

+ Cô cho trẻ nói màu vàng

- Các con thấy con vịt này có đẹp không?

- Chúng mình có muôn tô màu cho con vịt giống như cô không?

- Chúng mình hãy ngồi đẹp xem cô làm mẫu trước nhé.

b. Hoạt động 2: Cô làm mẫu.

- Để tô được thì cô sẽ cầm bút bằng tay nào?

- Cầm bút bàng mấy đầu ngón tay?

(Cô hướng dẫn trẻ cách cầm bút tô màu)

+ Cô sẽ cầm bút băng tay phải và bằng 3 đầu ngón tay, ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa và bắt đầu tô, tô từ từ từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.

+ Đầu tiên cô tô gì trước?

+ Sau đó cô tô đến gì?

- Cô tô nhẹ nhàng, cẩn thận không dể màu chờm ra ngoài

- Vậy là cô đã tô xong con vịt rồi

- Các con có muốn tự tay mình tô được con vịt đẹp như cô không?

- Vậy cô mời chúng mình nhẹ nhàng về bàn ngồi để tô con vịt nào.

b. Hoạt động 2: Trẻ thực hiện

- Cô hỏi 2-3 trẻ

+ Con sẽ tô con vịt màu gì?

+ Con sẽ chọn màu gì để tô cho con vịt?

+ Con sẽ cầm bút bằng tay nào? Bằng mấy đầu ngón tay?

- Cô hướng dẫn trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi tô bài.

- Cô cho trẻ tô.

- Cô chú ý bao quát, động viên, giúp đỡ trẻ tô.

c. Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm

- Cô thu bài của trẻ mang lên trưng bày

- Cô hỏi  2-3 trẻ

+ Con thích bức tranh nào?

+ Vì sao con thích bức tranh đó?

- Cô chọn ra 2-3 bức tranh đẹp và 1-2 bức tranh chưa đẹp để nhận xét và rút kinh nghiệm cho trẻ.

4. Củng cố- Giáo dục.

- Hôm nay cô con mình đã tô màu con gì??

=> Giáo dục trẻ biết quý, chăm sóc các con vật và biết quý trọng sản phẩm cảu mình.

5. Nhận xét- Tuyên dương.

- Cô nhận xét giờ học.

- Động viên tuyên dường trẻ học tôt.

-         Vâng ạ

-         Giả làm các chú gà đi ngủ

-         Con vịt ạ.

-         Có đầu, chân cánh..

-         Màu vàng ạ

-         Đẹp ạ

-         Tay phải ạ

-         Ba đầu ngón tay ạ

-         Trẻ quan sát và lắng nghe

-         Tô đầu vịt ạ

-         Có ạ

-         Trẻ về bàn ngồi

-         Màu vàng ạ

-         Tay phải ạ

-         Trẻ tô bài

-         Trẻ trưng bày sản phẩm

-         Trẻ lắng nghe

-         Con vịt ạ

- Trẻ lắng nghe

Số trẻ nghỉ học(Ghi rõ họ và tên):

……………………………………………………………......

Lý do: ……………………………………………………………......

Tình hình chung của trẻ trong ngày:

……………………………………………………………......

Rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động(đón trẻ, hoạt động ngoài trời, ăn, ngủ…)

……………………………………………………………......

Hoạt động chính: Âm nhạc

Dạy hát:  RỬA MẶT NHƯ MÈO

     TCÂN: “Bạn nào hát?”

Hoạt động bổ trợ:  Trò chuyện về chủ đề

I- MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU

  1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả sáng tác và hiểu nội dung bài hát.

- Trẻ biết hát bài rửa mặt như mèo.

- Biết chơi trò chơi âm nhạc “Bạn nào hát?”

  1. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kỹ năng hát vận động nhịp nhàng theo nhạc.

- Rèn cho trẻ ngôn ngữ mạch lạc, sự mạnh dạn tự tin khi đứng trước đám đông.

- Phát triển thính giác cho trẻ qua trò chơi.

  1. Giáo dục - thái độ:

- Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc các con vật nuôi.

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào trò chơi.

II- CHUẨN BỊ

  1. Đồ dùng - đồ chơi cho cô và trẻ:

- Nhạc bài hát “Rửa mặt như mèo”

- Tranh về con mèo, mũ chóp

- Đầu đĩa, tivi, đĩa nhạc có bài hát “Rửa mặt như mèo”

  1. Địa điểm:

- Trong lớp học

III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HĐ CỦA TRẺ

1: Ổn định tổ chức.

- Cô cho trẻ giả làm các chú gà đi ngủ và cho bức tranh “Con mèo” xuất hiện

+ Cô có bức tranh con gì đây?

+ Con mèo đang làm gì?

+ Nhà chúng mình có nuôi mèo không? Thế các con chăm sóc mèo như thế nào?

- Giáo dục trẻ yêu quý chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình

2. Giới thiệu bài.

- Có một bài hát rất hay nói về chú mèo lười biếng không chịu rủa mặt nên đã bi đau mắt, chúng mình có biết đó là bài hát gì không?

- Hôm nay cô con mình cùng hát bài “Rửa mặt như mèo” nhé

3. Nội dung

a. Hoạt động 1: Dạy hát “Rửa mặt như mèo”

- Lần 1: Cô hát trẻ nghe không có nhạc

+ Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?

+ Bài hát của tác giả nào?

+ Bài hát nói về bạn mèo vì lười rửa mặt nên mặt bạn rất bẩn nên bị đau mắt và không ai yêu đấy.

=> Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

+ Các con có muốn nghe cô hát nữa không?

- Lần 2: Cô hát kết hợp với nhạc

- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?

- Bài hát của tác giả nào?

- Chúng mình có muốn hát cùng cô không?

- Cô dạy trẻ hát 2-3 lần: Cô hát cùng trẻ từ đầu cho đến cuối bài hát.(Cô hát chậm để trẻ có thể hát được cùng cô, với những câu khó cô có thể cho trẻ hát đi hát lại câu khó đó)

+ Cô cho trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân (Cô chú ý sửa sai và động viên trẻ kịp thời)

- Cô cho cả lớp đứng lên hát và hưởng ứng theo bài hát.

- Cô thấy các con học rất ngoan nên cô tặng cho các con một trò chơi, trò chơi có tên là “Bạn nào hát”

b) Trò chơi âm nhạc: “Bạn nào hát”

- Cô giới thiệu tên trò chơi.

- Phổ biến cách chơi và luật chơi

+ Cách chơi: Cho 1 trẻ lên đội mũ chóp và mời 1 trẻ đi lên gần bạn hát, khi trẻ hát xong trẻ đội mũ sẽ phải đoán tên bạn hát.

+ Luật chơi: Nếu trẻ đội mũ đoán tên bạn hát sai thì sẽ phải hát một bài.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần. Sau mỗi lần chơi, cô nhận xét, khen ngợi trẻ chơi.

4. Củng cố - Giáo dục

- Cô con mình vừa hát bài gì?

- Bài hát đó của tác giả nào?

- Cô và các con đã chơi trò chơi gì?

=> Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

5. Nhận xét- Tuyên dương

- Nhận xét chung giờ học, tuyên dương, khen ngợi trẻ.

- Trẻ quan sát bức tranh

- Tranh con mèo ạ

- Đang bắt chuột

- Trẻ trả lời theo suy nghĩ

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ quan lắng nghe

- Rủa mặt như mèo ạ

- Rửa mạt như mèo ạ

- Trẻ lắng nghe

- Có ạ

- Bài hát Rửa mặt như mèo ạ

- Có ạ

- Trẻ hát cùng cô.

- Trẻ hát

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi trò chơi cùng cô.

- Trẻ chơi trò chơi

- Bài hát Rửa mặt như mèo ạ

Trò chơi Bạn nào hát ạ

- Trẻ lắng nghe.

Số trẻ nghỉ học(Ghi rõ họ và tên):

………………………………………………………………………………......

Lý do: ……………………………………………………………......

Tình hình chung của trẻ trong ngày:

……………………………………………………………......

Rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động(đón trẻ, hoạt động ngoài trời, ăn, ngủ…)

……………………………………………………………......…………………

   Những nội dung, biện pháp cần quan tâm

để tổ chức hoạt động trong tuần tiếp theo

.................................................................................................................................


Chú ý: Đây là bản xem thử online, xin hãy chọn download Chủ đề những con vật nuôi trong gia đình miễn phí bên dưới để xem bản đẹp dạng doc

Cũng như các thư viện tài liệu giáo án nhé trẻ Chủ đề những con vật nuôi trong gia đình khác được thành viên giới thiệu hoặc do tìm kiếm lại và giới thiệu lại cho các bạn với mục đích nghiên cứu , chúng tôi không thu phí từ thành viên, nếu như phát hiện nội dung vi phạm bản quyền hoặc vi phạm pháp luật xin thông báo cho website, Ngoài thư viện tài liệu này, bạn có thể download tài liệu giáo án nhà trẻ cả năm, bài tập lớn phục vụ học tập Một số tài liệu tải về mất font không xem được, có thể máy tính bạn không hỗ trợ font củ, bạn tải các font .vntime củ về cài sẽ xem được.
. Bạn có thể Tải về giáo án Chủ đề những con vật nuôi trong gia đình này , hoặc tìm kiếm các giáo án khác tại đây : tìm kiếm giáo án Chủ đề những con vật nuôi trong gia đình

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2