Giáo án chủ đề những con vật sống dưới nước - Giáo án nhà trẻ 24-36 tháng

Giáo án chủ đề những con vật sống dưới nước, giao an hoat dong goc dong vat song duoi nuoc, giao an dong vat song duoi nuoc 5 tuoi, giao an dong vat song duoi nuoc 3 tuoi, giao an dong vat song duoi nuoc 4 tuoi, soan giao an hoat dong goc chu de dong vat, giao an dien tu dong vat song duoi nuoc, nhung bai tho ve dong vat song duoi nuoc, giao an dien tu dong vat song duoi nuoc 4 tuoi,

CHỦ ĐỀ V:  NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU ( 4 tuần )
(Thời gian thực hiện: Từ ngày 16/11/2017 đến 11/12/2017)Tuần 15: Nhánh 4:  NHỮNG CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC ( 1 tuần)(Thời gian thực hiện: Từ ngày 7- 11/12/2017)

Giáo án chủ đề những con vật sống dưới nước



ĐÓN TRẺ -  THỂ DỤC SÁNG

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
- Đón trẻ


- Chơi theo ý thích



- Điểm danh
- Trò chuyện:




* Thể dục sáng: Cho trẻ tập các động tác :
- Động tác hô hấp : Thổi bong bóng
- Động tác tay : Làm động tác cá bơi.
- Động tác bụng : Đứng cúi nguời về  phía trước.
- Động tác chân: Đứng co từng chân




- Tạo cho trẻ cảm giác thích đến lớp, tạo tình cảm thân thiết giữa cô và trẻ
* Kiến thức:- Trẻ biết về tên gọi, đặc điểm,ích lợi của một số con vật sống dưới nước
*Kĩ năng:- Trẻ có một số kiến thức kĩ năng đơn giản :Biết chăm sóc, bảo vệ các con vật sống dưới nước,tham gia các hoạt động do cô giáo hướng dẫn
- Rèn phát triển các giác quan và tính ham hiểu biết cho trẻ
*Giáo dục:- Giáo dục trẻ giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động.Rèn thói quen vệ sinh cho trẻ.Giáo dục trẻ bảo vệ các con vật sống duới nước....
*Kiến thức:- Trẻ biết tập các động tác cùng cô
- Biết lợi ích tác dụng của thể dục sáng
* Kỹ năng :- Rèn cho trẻ thói quen tập thể dục buổi sáng.
- Phát triển thể lực cho trẻ
* Giáo dục :- Giúp trẻ phát triển thể lực
- Giáo dục trẻ chăm  chỉ tập luyện
- Tủ đựng tư trang


- Sổ theo dõi trẻ



- Một số tranh ảnh về động vật sống dưới nước .








- Kiểm tra sức khoẻ trẻ

- Sàn tập
- Băng đài caset








HOẠT ĐỘNG
HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA TRẺ
- Cô đến sớm, mở cửa thông thoáng phòng học và niềm nở đón trẻ. Nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ và  cất đồ dùng đúng nơi quy định .
- Cho trẻ chơi tự do ở các nhóm góc, cô bao quát và nhắc nhở trẻ chơi
- Điểm danh: Cô lần lượt gọi tên trẻ .
- Trò chuyện với trẻ theo chủ đề:
- Cô hỏi từng cá nhân trẻ :
       + Cô có gì đây các con có biết không ?
       + Các con có biết đây là hình ảnh của con gì  không ?
       + Con cá này có màu gì?
       + Cá bơi như thế nào nhỉ?
       + Gia đình con có nuôi cá cảnh  không?
      + Hàng ngày các con phải làm gì để cá cảnh khoẻ mạnh và chóng lớn?
 - Cô liên hệ giáo dục trẻ biết cách căm sóc và bảo vệ các con vật .
*Cho trẻ tập thể dục sáng : Cho trẻ tập các động tác
 - Khởi động: Cho đi chạy làm đoàn tàu (kết hợp các kiểu đi ) thành vòng tròn 1- 2 vòng, sau đó đứng quay mặt vào trong. 
 - Trọng động: Cho trẻ tập mỗi động tác 2 lần 4 nhịp
  Tập kết hợp với cờ
  +Động tác hô hấp: Thổi bong bóng
  + Động tác tay: 2 tay đưa ra trước làm cá bơi.
  + Động tác bụng: Đứng cúi ngưòi về phía trước.
  + Động tác chân:  Đứng co từng chân
  + Động tác bật: Bật tại chỗ
- Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh lớp
- Cho trẻ chơi tự do
* Điểm danh: Cô lần lượt gọi tên từng trẻ.
- Trẻ chào cô, chào bố mẹ.
- Trẻ chơi
- Trẻ dạ cô




- Trẻ trả lời
- Con cá  ạ
- Màu vàng  ạ
- Trẻ làm động tác cá bơi
- Có ạ
- Phải cho ăn ạ

- Trẻ khởi động theo bài :  “ Cá vàng bơi"
- Trẻ tập cùng cô
- Trẻ tập 2 lần 4 nhip


- Trẻ dạ cô

                              TỔ CHỨC CÁC
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
1. Hoạt động có chủ đích.
- Quan sát con cá
- Quan sát con cua
- Quan sát con ốc






2. Hoạt động vui chơi
- Trò chơi Đánh cá, chi chi chành chành, đuổi bắt.








3. Hoạt động 3. Chơi tự do. Chơi với thiết bị đồ chơi ngoài trời

- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm nổi bật của một số con vật sống dưới nước
- Trẻ biết được ích lợi của một số con vật sống dưới nước
- Biết cách chăm sóc và bảo vệ và cách phòng tránh các vật sống dưới nước.

- Trẻ biết chơi một số trò chơi trong chủ đề.
- Trẻ biết chơi đoàn kết, chơi theo nhóm và rèn luyện tính tập thể cho trẻ.
- Luyện vận động chạy và phản ứng nhanh
- Rèn ngôn ngữ cho trẻ
- Giáo dục trẻ khi chơi không được xô đẩy nhau

- Trẻ biết cách chơi an toàn với những đồ chơi thiết bị ngoài trời.
- Phát triển vận động cho trẻ.

-  Địa điểm

- Tranh ảnh về nhóm con vật sống dưới nước


- Que chỉ



- Sân chơi an toàn với trẻ






- Địa điểm chơi râm mát.



HƯỚNG DẪN CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức.
- Cô cho trẻ xếp hàng, lấy đồ dùng dạy học mầm non các nhân như đeo dép, đội mũ nón trước khi ra sân.
2. Giới thiệu bài.
- Cô giới thiệu nội dung của buổi hoạt động.
3. Nội dung.
a. Hoạt động 1: Hoạt động có chủ đích
 * Quan sát con cá
- Đố các con biết con gì đây?
- Con cá này có màu gì?
+ Con cá có những gì? (Cô chỉ từng bộ phận cho trẻ nhận biết, cô tích cực cho trẻ nói nhiều để phát triển ngôn ngữ)
- Con cá là con vật sống ở đâu?
- Cá thường ăn gì?
- Mọi người nuôi cá để làm gì?
=> Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ các loài cá
* Quan sát con cua
- Cô đưa ra câu đố
           “Con gì tám cẳng hai càng
             Bò đi bò lại bò ngang thế này”
- Cô đưa ra hình ảnh con cua và cho trẻ nói “Con cua”
- Con cua có đặc điểm gì?
- Con cua là con vật sống ở đâu?
- Để nơi ở của con cua và các loài động vật ở dưới nước luôn sạch sẽ thì chúng mình phải làm gì?
=> Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường sống.
* Quan sát con Ốc
- Đây là con gì?
- Chúng có đặc điểm gì?
- Chúng sống ở đâu và thích ăn các loại thức ăn nào?
=> Giáo dục trẻ  biết chăm sóc bảo vệ các loại động vật sống dưới nước.
b. Hoạt động 2: Trò chơi
- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi
- Cô hướng dẫn trẻ chơi và cho trẻ chơi
- Cô bao quát trẻ chơi, nhận xét sau khi chơi
c. Hoạt động 3: Chơi với thiết bị ngoài trời
- Cô cho trẻ chơi với thiết bị đồ chơi ngoài trời
- Cô chú ý bao quát đẩm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.
4. Củng cố- Giáo dục
- Cô hỏi lại tên nội dung buổi hoạt động
5. Nhận xét- Tuyên dương
        - Trẻ xếp hàng và lấy đồ dùng cá nhân của trẻ
      - Trẻ lắng nghe



-         Con cá ạ
-         Màu vàng ạ
-         Đầu, mình, đuôi..
-         Dưới nước ạ
-         Ăn giun, ăn các sinh vật nhỏ hơn
-         Trẻ lắng nghe




-         Con cua
-         Có càng, cẳng
-         Dưới nước ạ
-         Bảo vệ môi trường

-         Con ốc ạ

-         Vỏ ốc giầy..

-         Trẻ lắng nghe


-         Trẻ chơi trò chơi cùng bạn

-         Trẻ chơi với thiết bị đồ chơi ngoài trời

-         Trẻ trả lời

  TỔ CHỨC CÁC
HOẠT ĐỘNG GÓC

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
* Góc thao tác vai:
  - Cho cá ăn, bán hàng.
  - Nhà hàng hải sản: Chế biến các món ăn từ các loài động vật sống dưới nước
 



* Hoạt động với đồ vật: 
  - Xếp hình, nặn con vật sống dưới nước: Cá, tôm, cua, ốc
  - Xây bể cá, ao cá






* Nghệ thuật, tạo hình:
- Làm sách tranh: Dán thêm những bộ phận còn thiếu của các con vật, tô màu con vật sống dưới nước.
- Xem sách, tranh về các con vật sống dưới nước.
- Hát các bài hát về chủ điểm.










*Kiến thức :
-Trẻ biết cách thể hịên vai chơi, biết công việc của từng vai chơi.
- Biết cách cho cá  ăn, biết thao tác của người bán hàng...
- Biết cách dùng những khối hộp xếp cạnh nhau tạo thành bể, ao nuôi cá...
*Kỹ năng :
- Trẻ có kỹ năng xếp cạnh nhau.
- Trẻ có khă năng liên kết các vai chơi với nhau
- Rèn khả năng giao tiếp và phát triển tình cảm, ngôn ngữ cho trẻ
- Rèn cho trẻ cách cầm bút, tô màu
*Giáo dục :
- Giáo dục trẻ giữ gìn bảo vệ đồ dùng đồ chơi, chơi đoàn kết với bạn bè
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ các loài động vât sống dưới nước.


- đồ chơi cho trẻ mầm non, đồ chơi ở các góc: đồ chơi lắp ghép, đất nặn, giấy A4 vẽ sẵn các con vật ssoongs dưới nước.
- Đất nặn, sáp màu, bàn ghế đủ cho trẻ
- Các khối hộp
- Hoạ báo , tranh ảnh...
- Tranh truyện...
- Keo dán
- Nhạc các bài hát về chủ đề.















HOẠT ĐỘNG
HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA TRẺ
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Cô cho trẻ hát vận động bài Cá vàng bơi
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về con gì?
- Cá là con vật sống ở đâu?
=> Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ cá.
2. Nội dung:
a.   Hoạt động 1: Thoả thuận chơi:
- Cô cho trẻ đi tham quan các góc chơi, giới thiệu với trẻ về các đồ dùng cô chuẩn bị và trò chơi, cách chơi các trò chơi ở mỗi góc.
- Góc thao tác vai:  Đến với góc chơi này các con phải chăm sóc cá, cho cá ăn. Làm người bán hàng bán các sản phẩm từ các loài động vật sống dưới nước: Cá, tôm, cua...Ngoài ra các con còn chế biến các món ăn hải sản được làm từ một số động vật sống dưới nước.
- Góc hoạt động với đồ vật: Hôm nay cô con mình sẽ xếp hình, nặn các con vật sống dưới nước như cá, cua, tôm... Bên canh đó chúng mình dùng những khối gạch xây bể cá, ao cá làm nơi ở cho các con vật sống dưới nước các con có đồng ý không?
-  Đến với góc nghệ thuật tạo hình: Cô đã chuẩn bị rất nhiều tranh ảnh, các con hãy cùng nhau tìm hiểu về một số con vật sống dưới nước, tô màu các con vật sống dưới nước và các con hãy cùng nhau tham gia biểu diễn các bài hát về chủ điểm nhé. Các con có thể làm sách và dán những bộ phận còn thiếu của các con vật đó.
 - Cho  trẻ về góc chơi mà trẻ thích
 b. Hoạt động 2: Quá trình chơi
- Trong quá trình trẻ chơi cô quan sát đàm thoại, gúp đỡ, động viên, khen ngợi trẻ
- Cô đóng vai chơi tham gia với trẻ, đổi góc chơi cho trẻ khi trẻ không hứng thú với góc chơi  cũa.
c. Hoạt động 3: Nhận xét sau khi chơi.
 - Cô cho trẻ đi tham quan các góc chơi, và cho trẻ tập trung lại góc nghệ thuật cùng nhau hát vận động bài “Cá vàng bơi”
- Cô động viên tuyên dương trẻ.
- Trẻ đứng quanh cô hát vận động
- Cá vàng bơi ạ
- Dưới nước ạ
- Trẻ lắng nghe

- Trẻ đi tham quan các góc chơi


- Trẻ quan sát và lắng nghe




- Trẻ chọn góc chơi mà trẻ thích
- Trẻ tham gia chơi ở các góc
- Trẻ đi tham quan các góc chơi
- Hát vận động cá vàng bơi

TỔ CHỨC CÁC
HOẠT ĐỘNG ĂN
Nội Dung
Mục đích – Yêu cầu
Chuẩn bị
- Trước giờ ăn:
+ Hướng dẫn trẻ kê bàn, xếp ghế
+ Vệ sinh cá nhân của cô và trẻ
- Trong khi ăn:
+ Cô giới thiệu tên món ăn và giá trị dinh dưỡng trong bữa ăn



- Sau khi ăn: Sắp xếp bàn ghế đúng nơi quy định và vệ sinh sau khi ăn
- Kê bàn đầy đủ hợp lý, đảm bảo đủ bàn ăn chỗ ngồi cho trẻ, đầy đủ đồ dùng chia cơm
- Rèn cho trẻ thói quen rửa tay, rửa mặt trước khi ăn
- Cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể trẻ
- Trẻ ăn ngon miệng hết xuất
- Rèn luyện thói quen văn minh trong ăn uống, biết mời cô và các bạn, ăn từ tốn không nói chuyện, không làm rơi cơm và thức ăn
- Trẻ biết vệ sinh sạch sẽ sau bữa ăn
- Giúp trẻ ngủ ngon không tè dầm
- Giáo dục trẻ vệ sinh sạch sẽ ăn ngon ăn hết xuất và biết mời cô và các bạn
- Bàn, ghế đủ cho trẻ
- Bát,  thìa
Cơm, canh, thức ăn mặt
- Đĩa đựng cơm rơi, khăn ướt
- khăn mặt, bàn trải đánh răng, kem đánh răng….
HOẠT ĐỘNG NGỦ
- Trước khi trẻ ngủ: Sắp xếp chỗ ngủ hợp lý, yên tĩnh, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông
+ Cho trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ
- Trong khi trẻ ngủ: Cô quan sát, bao quát lớp, kịp thời giải quyết các tình huống xảy ra trong khi trẻ ngủ
- Sau khi trẻ ngủ dậy:  Cô động viên trẻ cất gối,  cô cất chăn, chiếu và cho trẻ đi vệ sinh
- Chỗ ngủ yên tĩnh, đảm bảo
an toàn cho trẻ

- Trẻ biết đi vệ sinh trước khi ngủ
- Tạo nên sự cân bằng cho hệ thần kinh sau nửa ngày hoạt động
- Trẻ ngủ ngon giấc , không làm ồn mất trật tự


- Trẻ có ý thức sau khi ngủ dậy
- Phản ngủ, chiế, gối…
HOẠT ĐỘNG
HƯỚNG DẪN CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
* Trước khi ăn:
- Cô hướng dẫn trẻ cùng kê bàn, ghế và chuẩn bị khăn lau tay, khăn lau mặt và đĩa đựng cơm rơi vãi chia đều ra các bàn.
- Cho trẻ xếp hàng vào rửa tay bàng xà phòng theo đúng quy trình. Khi rửa tay xong ra lau mặt
-> Cô bao quát và hướng dẫn trẻ, trẻ lau mặt xong cô cho trẻ về bàn.
- Cô đầu tóc gọn gàng, đeo găng tay, khẩu trang  giới thiệu món ăn và chia cơm. Cô giáo dục thói quen văn minh trong ăn uống
+ Cho trẻ mời cô và các bạn sau đó ăn, cô nhắc trẻ ăn hết xuất không rơi vãi và không nói chuyện xúc cơm sang bát của bạn.
* Trong khi ăn: Cô bao quát và cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong khi ăn, động viên trẻ ăn hết xuất
* Trẻ ăn xong cô cho trẻ đánh răng, lau miệng, uống nước vào giường ngồi chơi nhẹ nhàng chuẩn bị ngủ trưa
- Trẻ kê bàn và chuẩn bị khăn lau đia cơm rơi cùng cô


- Trẻ thực hiện


- Trẻ ngồi


- Trẻ nghe


- Trẻ mời và ăn
- Trẻ thực hiện
* Trước khi trẻ ngủ:- Hướng dẫn trẻ cùng cô kê phản, chiếu
- Cô sắp xếp chỗ ngủ cho trẻ, cho trẻ nằm theo giới tính, cô nhắc trẻ nằm đúng tư thế, Chú ý đến những trẻ khó ngủ, đi vệ sinh nhiều, tách những trẻ hay nói chuyện xa nhau để tiện theo dõi
- Cho trẻ đọc bài  thơ mầm non hay nhất” Giờ đi ngủ” rồi ngủ
* Trong khi trẻ ngủ:Trẻ ngủ cô thức trông trẻ ngủ, sửa tư thế ngủ cho trẻ, cô quan sát xử lý tình huống kịp thời
* Sau khi ngủ dậy
- Đến giờ dậy cho trẻ dậy cô cất phản, chiếu, gối sếp và đúng nơi quy định, sau đó cho trẻ vận động nhẹ nhàng bài “ Con gà trống” sau đó đi vệ sinh.
- Trẻ kể phản, giải chiếu cùng cô
- Trẻ vào giường nằm theo giới tính dưới sự hướng dẫn của cô
- Trẻ đọc
- Trẻ ngủ
- Trẻ thực hiện
- Trẻ vận động
                                                                                  TỔ CHỨC CÁC

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Vận động quà chiều
- Ôn luyện các nội dung đã học trong tuần.


+ Trò chuyện về một số con vật sống dưới nước

+ Thơ: “Rong và cá”

+ Tô màu các con vật sống dưới nước
- Chơi ở các góc
- Hát múa các bài hát trong chủ đề.
- Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối  tuần.



- Vệ sinh trả trẻ.



- Trẻ tỉnh táo sau giờ ngủ trưa và ăn quà chiều ngon miệng hơn.
- Trẻ nhớ được các bài thơ, bài hát, các nội dung đã học trong tuần
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nội bật của một số con vật sống dưới nước
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả
- Trẻ có thể thuộc bài Thơ mầm non Lời chào của hoa
- Trẻ biết chơi ở các góc chơi, chơi theo nhóm và đoàn kết trong khi chơi.
- Trẻ thuộc các bài hát trong chủ đề
- Trẻ mạnh dạn tự tin trong các hoạt động.
- Trẻ có thói quen gọn gàng sạch sẽ.
- Biết chào cô, chào bố mẹ


-         Tranh ảnh một số con vật sống dưới nước

-         Truyện tranh minh hoạ bài thơ Rong và cá
-         Tranh các con vật sống dưới nước cho trẻ tô màu
-         Đồ dùng đồ chơi các góc, dụng cụ âm nhạc
-         Bé ngoan

- Đồ dùng vệ sinh
HOẠT ĐỘNG
HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA TRẺ
- Cô cho trẻ vận động quà chiều theo bài hát “ Một con vịt”
- Ôn lại các nội dung đã học trong tuần.
* Trò chuyện về một số con vật sống dưới nước
- Cô cho trẻ quan sát tranh và hỏi
+ Con hãy kể cho cô một số con vật sống dưới nước mà con biết?
+ Chúng có đặc điểm gì?
+ Chúng thích ăn gì?
+ Chúng là con vật có ích hay có hại?
=> Giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ môi trường sống của động vật sống dưới nước.
* Ôn thơ “Rong và cá”
- Có bài thơ rất hay của tác giả Phạm Hổ nói về con cá cô đố các con đó là bài thơ gì?
- Cô cho trẻ đọc lại bài thơ “Rong và cá”
+ Các con vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ đó của tác giả nào?
+ Bài thơ đó nói về gi?
=> Giáo dục trẻ đoàn kết thương yêu bạn bè..
- Cô cho trẻ đọc thơ, cô chú ý sửa sai cho trẻ.
* Tô màu các con vật sống dưới nước
- Cô cho trẻ xem tranh một số con vật sống dưới nước
- Cô cho trẻ tô màu các con vật sống dưới nước theo ý thích của trẻ.
* Chơi ở các góc.
- Cô cho trẻ lựa chọn góc chơi mà trẻ thích, cô chú ý bao quát, giúp đỡ trẻ chơi, động viên trẻ chơi.
* Hát, múa các bài hát về chủ đề
- Cô cho trẻ sử dụng các dụng cụ âm nhạc biểu diễn các bài hát về chủ đề.
- Cô động viên tuyên dương trẻ
* Nhận xét, nêu gương bé ngoan cuối tuần, cuối ngày
- Cô cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan
- Cô nhận xét từng tổ, từng cá nhân trẻ trong ngày, trong tuần đã ngoan hay  chưa ngoan
- Động viên trẻ cố gắng ngoan hơn ở những ngày sau
- Phát bé ngoan cuối tuần cho trẻ
* Vệ sinh trả trẻ.
- Cô cho trẻ đi vệ sinh
- Lấy đồ dùng cá nhân cho trẻ chuẩn bị ra về.
- Trẻ hát vận động cùng cô


- Con cá vàng, con cua, con tôm..
- Chúng sống ở dưới nước
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe

- Trẻ doán tên bài thơ

- Trẻ đọc thơ cùng cô
- Rong và cá ạ
- Tác giả Phạm Hổ ạ
Về con cá vàng và cô Rong xanh ạ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc thơ

- Trẻ tô màu các con vật sống dưới nước

- Trẻ chơi ở các góc


- Trẻ hát máu..


- Trẻ lắng nghe






- Trẻ vệ sinh cá nhân lấy đồ dùng của mình.

Hoạt động chính: Thể dục
VĐCB: ĐI BƯỚC QUA DÂY KÊ CAO
Hoạt động bổ trợ: Hát cá vàng bơi  
I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức:
    - Trẻ thực hiện được vận động đi bước qua dây kê cao theo hướng dẫn của cô.
    - Trẻ biết chơi trò chơi theo yêu cầu của cô.
2. Kỹ năng:
    - Rèn phát triển khả năng quan sát cho trẻ .
    - Rèn phát triển khả năng chú ý linh hoạt cho trẻ .
    - Giúp trẻ tự tin mạng dạn.
3. Giáo dục:
     - Giáo dục trẻ chăm chỉ tập luyện, yêu thích môn học
     - Giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ các con vật sống dưới nước.
II- CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng - đồ chơi.
  - Một số đồ dùng : Xắc xô, các vật chuẩn, dây
  - Một số con vật sống dưới nước cho trẻ chơi trò chơi, rổ đựng đò chơi
  - Bài hát “Cá vàng bơi”.
  - Lớp học gọn gàng sạch sẽ, an toàn với trẻ
2. Địa điểm:
  - Cô tổ chức cho trẻ hoạt động ở trong lớp học.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
1.  Ổn định tổ chức.
  - Cho trẻ đứng quanh cô hát bài : “ Cá vàng bơi”
+ Con vừa hát bài gì ?
+ Bài hát nói về con vật gì?
+ Cá vàng đang làm gì nhỉ?
+ Gia đình các con có nuôi cá cảnh không?
    + Hàng ngày các con thấy bố mẹ các con chăm sóc cho cá như thế nào?
2. Giới thiệu bài
  -  Cô liên hệ  hôm nay cô sẽ tổ chức cho các con đến tham quan một hồ cá có rất nhiều cá đẹp,các con có muốn tới đó cùng cô không?
- Đường đến bể cá phải đi qua rất nhiều các trướng ngại vật như dây các con có đi được không?
3. Nội dung
 a) Hoạt động 1:  Khởi động:
- Cô kiểm tra sức khoẻ của trẻ.
- Cô mời các con cùng lên đường để đến với  chuyến pícníc này nhé!
  - Cho trẻ khởi động theo bài “ Cá vàng bơi ”, kết hợp các kiểu đi: Đi bằng gót bàn chân, đi bằng mũi bàn chân, đi khom lưng, chạy nhanh, chạy chậm
  - Cho trẻ về đứng thành 2 hàng ngang và dãn cách đều.
b) Hoạt động 2: Trọng động “ Cùng trổ tài”
  * Bài tập phát triển chung: Cho trẻ tập các động tác:
- Động tác tay: 2 tay dưa ra phía trước làm cá bơi.
- Động tác bụng:  Đứng cúi người về phía trước
- Động tác chân: Đứng co một chân
- Động tác bật: Bật tại chỗ.
- Cho trẻ tập mỗi động tác 2 lần 4 nhịp
- Đã đến hồ Baican rồi chúng mình có muốn lại gần hơn để quan sát các đàn cá đang bơi không?
- Để dến được gần hồ hơn thì chúng mình cần bước qua những sợi dây này, để làm được thì chúng mình cùng quan sát cô thực hiện mẫu trước nhé.
* Vận động cơ bản: “Đi bước qua dây kê cao”
- Cho trẻ đứng hai hàng ngang đối diện nhau.
- Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích
- Cô làm mẫu lần 2: Kết hợp giải thích động tác
+ TTCB: Hai tay chống hông đứng trước vạch xuất phát
+ TH: Khi có hiệu lệnh của cô là một tiếng xắc xô các con bắt đầu bước, khi gặp trướng ngại vật là các dây kê cao các con phải nhấc cao chân sao cho chân không chạm vào dây, cứ như vậy cho đến hết đoạn đường này và các con sẽ về cuối hàng đứng bạn tiếp theo lên thực hiên, cứ như thế cho đến bạn cuối cùng.
- Cô mời 2 trẻ lên làm mẫu. Cho trẻ nhận xét bạn tập, cô nhận xét bạn tập và sửa sai nếu có.
- Cho trẻ ở hai hàng lần lượt lên thực hiện .Cô quan sát và sửa sai cho trẻ.
- Do biến đổi khí hậu nên Hồ Baican đã cạn nước, cô con mình cùng thi đua nhau giải cứu các chú cá đến nơi có nhiều nước hơn các con có đồng ý không?
- Cô cho các tổ thi đua nhau bước qua đay kê cao giải cứu các chú cá.( Cô bật nhạc bài “Cá vàng bơi” cho trẻ chơi)
+ Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả chơi và nhận xét trẻ chơi.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường sống, yêu quý các con vật gần gũi với trẻ.

-         Trẻ hát cùng cô
-         Con Cá ạ
-         Đang bơi ạ
-         Có ạ
-         Cho cá ăn ạ

-         Có ạ








-         Vâng ạ

-         Trẻ khởi động





-         Trẻ tập bài tập phát triển chung


-         Có ạ


-         Trẻ lắng nghe

-         Trẻ lắng nghe và quan sát cô thực hiện mẫu


-         Trẻ làm mẫu và nhận xét
-         Trẻ thục hiện

-         Trẻ thi đua giữa hai tổ

-         Trẻ lắng nghe

* Trò chơi vận động : " Chuột và nhà kho"
- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi ( 2 - 3 lần)
- Cô tham gia chơi cùng trẻ, bao quát trẻ chơi
c)Hoạt động 3: Hồi tĩnh :
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2- 3 vòng quanh lớp học
4. Củng cố- Giáo dục
- Chúng mình vừa tham gia hoạt động  gì nhỉ?
- Hôm nay chúng mình đã cùng nhau tới tham quan hồ Baican ở đó có rất nhiều cá.... cô nhắc lại tên vận động cơ bản, trò chơi và cho trẻ nói theo cô.
- Giáo dục trẻ bảo vệ sức khoẻ của bản thân
5. Nhận xét- Tuyên dương
- Cô nhận xét lớp học
- Động viên tuyên dương trẻ học tốt
-         Trẻ lắng nghe

-         Trẻ tham gia chơi

-         Đi bước qua dây kê cao ạ



-         Trẻ lắng nghe


Số trẻ nghỉ học(Ghi rõ họ và tên):
………………………………………………………………………………........
Lý do: ……………………………………………………………......…………………...……………………………………………………………......…………………...
Tình hình chung của trẻ trong ngày:
……………………………………………………………......…………………...……………………………………………………………......…………………...
Rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động(đón trẻ, hoạt động ngoài trời, ăn, ngủ…)
...……………………………………………………………......…………………...……………………………………………………………......…………………..
Hoạt động chính: NBTN
                           MỘT SỐ CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
Hoạt động bổ trợ:  Một số trò chơi trong chủ đề.
I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
  1. Kiến thức:
    - Trẻ nói và gọi tên đươc một số con vật sống dưới nước.
    - Trẻ miêu tả một số đặc điểm nổi bật của con cá, con tôm, con cua.
    - Trẻ lợi ích của các con vật đó.
  2. Kỹ năng:
    - Rèn phát triển các giác quan và khả năng ghi nhớ cho trẻ.
    - Rèn và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
    - Rèn nề nếp học tập cho trẻ.   
  3. Giáo dục
    - Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi và giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với chúng
II- CHUẨN BỊ
   1. Đồ dùng - đồ chơi:
   - Bình thuỷ tinh màu trắng đựng riêng các con vật: Cá, tôm, cua
   - Băng ghi hình ảnh một số con vật sống dưới nước.
   - Đồ chơi cho trẻ chơi trò chơi “bịt mắt bắt cá”
   2. Địa điểm:
   -  Cô tổ chức cho trẻ hoạt động ở trong lớp học.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
1. Tổ chức lớp :
 - Cho trẻ cùng đứng quanh cô chơi trò chơi: "Bịt mắt bắt cá"
 - Cách chơi: Con hãy bịt mắt và tìm xem trong rổ của cô giáo có gì, khi trẻ tìm được con vật gì thì giơ lên và các bạn cùng nói tên con vật đó.
- Cô cho trẻ chơi 2 lần
- Cô liên hệ giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, bảo vệ nơi ở của các con vật
2. Giới thiệu bài
- Hôm nay cô con mình cùng đi tìm hiểu về một số con vật sống dưới nước nhé.
3. Nội dung.
 a) Hoạt động 1: Nhận biết, tập nói con cá, con tôm, con cua.
* Nhận biết tập nói “Con Cá”
 - Hôm nay thuỷ cung mở hội mời muôn loài cùng về tụ hội. Cá rất háo hức bơi đén nhà bạn Tôm rủ bạn Tôm cùng đi. Hai bạn cùng  nhau đến rủ bạn Cua cùng đi tham dự hội.
 - Ở hội thi bạn Cá là người dũng cảm và bước ra thi tài trước:
 - Các con thấy bạn Cá có dũng cảm không? Các con cùng hô vang bạn Cá để cổ cũ cho bạn ấy nào?
 - Chúng mình có biết đây là cá gì không? (Cô cho trẻ nói Cá chép theo tổ, nhóm, cá nhân)
 - Cá là con vật sống ở đâu?
 - Các con nhìn xem bạn cá của chúng ta hôm nay có màu gì?
 - Bạn cá có những bộ phận gì nhỉ?
 - Bạn cá bơi được là nhờ có gì nhỉ?
Chúng mình cùng làm động tác giống bạn cá đang bơi nào!
+ Sau mỗi lần nhận biết cô cho trẻ nói theo tổ, nhóm, cá nhân và sửa sai cho trẻ.
- Ở gia đình các con có nuôi cá không?
- Gia đình con nuôi cá để làm gì?
- Hàng ngày các con chăm sóc cá như thế nào?
- Cô giáo dục trẻ phải chăm sóc và bảo vệ vật nuôi để chúng làm cảnh cho ngôi nhà của chúng ta thêm đẹp hơn
* Nhận biết tập nói “Con Cua”
- Các con nhìn xem cô làm động tác của con gì đây các con có biết không?
Vậy chúng mình cùng quan sát xem tiếp theo là đến lượt ai lên thi tài nhé !
- Đây là con gì các con nhỉ?
- Chúng mình cùng cổ vũ cho bạn cua nào?
- Cô và trẻ cùng gọi tên bạn cua.
+ Cua là con vật sống ở đâu?
+ Các con nhìn xem bạn cua có gì đặc biệt, cô chỉ từng bộ phận và trẻ đọc theo: Mai cua, càng cua, cẳng cua...
+ Cô cho trẻ đếm số càng cua
+ Bạn cua bò như thế nào các con có biết không?
- Chúng mình cùng làm vận động của bạn cua đang bò nào!
- Cô liên hệ giáo dục trẻ giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với con cua vì chúng có cái càng rất to và khoẻ có thể cắp đứt tay nên các con không nên lại gần khi con cua còn sống và đang bò.
* Nhận biết tập nói “Con Tôm”
- Còn bạn nào chưa được thi tài nhỉ?
- Chúng mình cùng gọi bạn tôm ra thi tài nào!
(Cô vớt tôm ra khỏi bình nước)
- Bạn tôm đang biểu diễn một tiết mục rất thú vị các con cùng quan sát xem bạn tôm có những bộ phận gì?
- Cô chỉ từng bộ phận và cho trẻ nói và cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Tôm bơi như thế nào nhỉ?
- Cô liên hệ những con vật trên đều là động vật sống dưới nước và chúng chứa rất nhiều chất đạm rất tốt cho sức khoẻ của con người vì thế khi bố mẹ hay ở trên lớp mua tôm, cá, cua về nấu các con phải ăn hêt suất của mình.
- Gia đình nhà bạn nào nuôi cá cảnh hàng ngày chúng ta phải thay nước và cho cá ăn đẻ chúng mau lớn và khoẻ mạnh.
b) Hoạt động 2: Cho trẻ chơi trò chơi: "Tìm bóng cho vật "
- Cô hướng dẫn trẻ cách chơi và luật chơi:
- Cô tổ chức cho trẻ chơi:
+ Trẻ chơi dưới sự giúp đỡ của cô giáo
- Cô liên hệ giáo dục trẻ những con vật đó rất đáng yêu .Các con hãy chăm sóc và bảo vệ chúng .
4.Củng cố- Giáo dục
 - Cô hỏi một vài trẻ:
 - Cô con mình vừa tìm hiểu về gì?
 - Cô liên hệ giáo dục trẻ cùng chăm sóc và bảo vệ các con vật sống dưới nước.
 5. Nhận xét-Tuyên dương:
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ học tốt
- Chuyển trẻ sang hoạ động khác.



-         Trẻ chơi trò chơi

-         Trẻ lắng nghe













-         Có ạ

-         Cá Chép ạ

-         Dưới nước ạ

-         Màu vàng ạ

-         Đầu cá, mình cá, đuôi cá và vây cá.

-         Có ạ

-         Cho cá ăn

-         Trẻ lắng nghe

-         Trẻ quan sát


-         Con cua ạ
-         Trẻ vỗ tay

-         Ở dưới nước ạ

-         Trẻ nói

-         Trẻ đếm

-         Trẻ làm động tác cua bò

-         Trẻ lắng nghe


-         Con tôm ạ


-         Trẻ quan sát






-         Trẻ nói tên từng bộ phận của  con tôm
-         Trẻ lắng nghe

-         Trẻ chơi trò chơi cùng cô



-         Con tôm, con cá, con cua ạ




-         Trẻ lắng nghe.


 
Số trẻ nghỉ học(Ghi rõ họ và tên):
……………………………………………………………......…………………...……………………………………………………………......…………………...………………………………………………………………………………........
Lý do: ……………………………………………………………......…………………...……………………………………………………………......…………………...
……………………………………………………………......…………………...……………………………………………………………......…………………...
Rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động(đón trẻ, hoạt động ngoài trời, ăn, ngủ…)
Hoạt động chính : Thơ
                                              RONG VÀ CÁ                     (Phạm Hổ)
Hoạt động bổ trợ : Hát Cá vàng bơi         
I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- Giúp trẻ phát triển t­ư duy, ghi nhớ có chủ định.
- Rèn nề nếp học tập cho trẻ
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý chăm sóc và bảo vệ môi trường sống của các con vật
II- CHUẨN BỊ
1.Đồ dùng - đồ chơi:
- Tranh minh hoạ bài thơ
- Mô hình, que chỉ...
2. Địa điểm:
-  Cô tổ chức cho trẻ hoạt động ở trong lớp học
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
1. Ổn định tổ chức:
  - Cô tổ chức cho trẻ đứng quanh cô hát vận động bài:" Cá vàng bơi "
- Cô con mình vừa hát với nhau bài hát gì?
- Trong bài hát có nhắc tới con vật gì?
- Cá là con vật sống ở đâu?
- Ngoài con cá ra con còn biết con vật nào sống dưới nước nữa?
=> Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật sống dưới nước
2. Giới thiệu bài
- Có một bài thơ rất hay nói về cây rong và con cá các con có biết đó là bài thơ gì không?
- Hôm nay cô và các con cùng đi tìm hiểu về bài thơ “Rong và Cá” nhé
3. Nội dung
 a. Hoạt động 1:  Đọc thơ diễn cảm
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ cho trẻ nghe.
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
+ Bài thơ đó của tác giả nào?
- Chúng mình thấy bài thơ có hay không?
- Lần 2: Cô đọc thơ kết hợp với tranh minh hoạ.
+ Cô giới thiệu quyển tranh minh hoạ, cho trẻ đọc tên bài thơ, tên tác giả
+ Cô hướng dẫn trẻ cách lật tranh
+ Cho trẻ khám phá nội dung các bức tranh( cô cho 1-2 trẻ lên khám phá tranh)
+ Cô đọc thơ kết hợp với chỉ tranh.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Bài thơ đó của tác giả nào?
- Cô nói nội dung bài thơ: Bài thơ  Rong và cá nói về tình cảm của cô rong xanh và chú cá vàng cùng chung sống với nhau dưới lòng hồ và hai người bạn này chơi với nhau rất thân đấy các con ạ.
b. Hoạt động 2: Đàm thoại, trích dẫn.
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ đó của của giả nào?
- Bài thơ nói về ai?
- Trong bài thơ tác giả “Phạm Hổ” ví cô rong xanh đẹp như cái gì?
- Thể hiện qua câu thơ nào?
                               “Có cô rong xanh
                                Đẹp như tơ nhuộm”
- Cô giải thích từ “Tơ nhuôm” ý muốn nói cô rong mềm nại như tơ và có màu xanh như nhuộm.
- Tác giả đã miêu tả đàn cá như thế nào?
                              “Một đàn cá nhỏ
                              Đuôi đỏ lụa hồng”
- Tình cảm của cô rong xanh và những chú cá nhỏ được tác giả miêu tả ra sao?
                            “Quanh cô rong đẹp
                              Múa làm văn công”
(Sau mỗi câu thơ trích dẫn cô cho trẻ nhắc lại câu thơ vừa trích dẫn lên)
c. Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ.
- Cô cho cả lớp đọc cùng cô 2-3 lần
- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc thơ cùng cô.
+ Cô chú ý sửa sai, động viên trẻ đọc thơ.
4. Củng cố - Giáo dục
- Hôm nay cô con mình cùng nhau đọc bài thơi gì?
- Bài thơ đó của tác giả nào?
- Cô cho cả lớp đọc lạo bài thơ 1 lần
=> Giáo dục trẻ: Biết yêu quý chăm sóc, bảo vệ môi trường sống của các loài động vật
5. Nhận xét- Tuyên dương.
- Cô nhận xét lớp học, động viên tuyên dương trẻ.

- Trẻ hát và vận động cùng cô
- Cá vàng bơi ạ
- Con cá ạ
- Dưới nước ạ
- Con cua, con ốc, con rùa...
- Trẻ lắng nghe



- Bài thơ Rong và cá ạ




- Trẻ lắng nghe
- Bài thơ Rong và cá ạ
- Tác giả Phạm Hổ ạ
- Có ạ



- Rong và cá
- Phạm Hổ
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ lên chỉ tranh


- Trẻ quan sát và lắng nghe

- Phạm Hổ ạ

- Trẻ lắng nghe






- Rong và cá ạ
- Phạm Hổ ạ

- Con cá và Rong ạ

- Đẹp như tơ nhuộm ạ

- Có cô rong xanh
- Đẹp như tơ nhuộm



- Trẻ lắng nghe



-“Một đàn cá nhỏ
Đuôi đỏ lụa hồng”


“Quanh cô rong đẹp
Múa làm văn công”



- Trẻ đọc thơ cùng cô







- Rong và cá ạ
- Phạm Hổ


- Cả lớp đọc thơ
- Trẻ lắng nghe





Số trẻ nghỉ học(Ghi rõ họ và tên):
……………………………………………………………......…………………...
Lý do: ……………………………………………………………......…………………...
Tình hình chung của trẻ trong ngày:
……………………………………………………………......…………………...……………………………………………………………......…………………...
Rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động(đón trẻ, hoạt động ngoài trời, ăn, ngủ…)
...……………………………………………………………......…………………...……………………………………………………………......…………………...……………………………………………………………......…………………
Hoạt động chính: Tạo Hình.
TÔ MÀU CON CÁ VÀNG
(Tiết mẫu)
Hoạt động bổ trợ: Hát bài “Một con vịt”                      
I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức:
  - Trẻ tô màu cho con cá theo yêu cầu của cô.
  - Trẻ biết đặc điểm,cấu tạo của con cá. 
2. Kỹ năng:
  - Rèn kỹ năng cầm bút, cách tô màu, tư thế ngồi học cho trẻ.
  - Rèn sự khéo léo cẩn thận cho trẻ
3. Giáo dục:
  - Giáo dục trẻ biết yêu quý giữ gìn bảo vệ con vật
  - Giáo dục trẻ giữ gìn bảo vệ đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của mình.
II- CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng - đồ chơi:
   - Bút sáp màu, sách vở
   - Bàn ghé đủ cho trẻ.
   - Tranh mẫu, que chỉ
2. Địa điểm:
   - Cô tổ chức cho trẻ hoạt động ở trong lớp họ

III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
1. Ổn định lớp
- Cô cho trẻ đứng quanh cô hát vận động bài “ Một con vịt”
 + Con  vừa làm gì ?
 + Con vịt có máy cánh nào ?
 + Vịt kêu như thế nào?
 + Các con có biết con vịt sống ở đâu không ?
- Dưới nước còn có rất nhiều con vật khác nữa vậy bạn nào kể tên các con vật sống ở dưới nước mà con biết cho cô và các bạn cùng nghe nào ?
2. Giới thiệu bài.
- Cô có bức tranh vẽ về con gì đây?
- Con cá này đã đẹp chưa? Hôm nay trường MN Quảng Tân mở hội thi “Hoạ sĩ tí hon” tô màu cho con các các con có muốn cùng cô tham gia cuộc thi này không?
3. Nội dung
 a) Hoạt động 1: Phần thi “Cảm nhận” (Quan sát đàm thoại về tranh mẫu)
+ Trên đây cô có gì đây?
+ Các con thấy tranh có đẹp không ?
+ Con cá này màu gì đây?
+ Con cá có những gì nào ?(Cô cho trẻ lên chỉ và nói các bộ phận của con cá)
- Các hoạ sĩ tí hon đã dùng những nét gì để vẽ con cá đây?
- Để cho bức tranh đẹp các hoạ sĩ tí hon đã sắp xếp bố cục rất hợp lý, con cá được vẽ vào giữa của bức tranh và tô màu sắc rất hài hoà, không bị chờm màu ra ngoài...
- Để tô màu được đẹp thì các con hãy chú ý quan sát cô tô mãu trước nhé.
b)Hoạt động 2: Phần thi “Cùng thưởng thức” Cô tô mẫu:
 - Cô hướng dẫn trẻ cách cầm bút: Cô cầm bút sáp màu bằng tay phải và bằng ba đầu ngón tay. Cô đặt bút nhẹ nhàng xuống giấy để tô, tay trái cô giữ vở để vở không bị xô đi. Cô tô nhẹ nhàng sao cho các nét màu trùng khít lên nhau và màu không bị chờm ra ngoài.
- Các con thấy cô tô màu có đẹp không? Các con hãy cùng cô tô những con cá thật đẹp nhé.
c)Hoạt động 3: Phần thi “Cùng trổ tài”  Trẻ tô màu
- Cô phát cho mỗi trẻ một quyển vở và sáp màu.
- Cô hỏi trẻ
+ Con sẽ tô con cá màu gì?
+ Con sẽ cầm bút như thế nào, ngồi tô bài như thế nào?
+ Con  tô bộ phận gì trước ?
- Trẻ thực hiện tô màu con cá
- Cô chú ý sửa cách cầm bút và tư thế ngồi cho trẻ, động viên trẻ tô và giúp đỡ trẻ yếu khi cần thiết.
d) Hoạt động 4: Phần thi “Ai giỏi nhất” Tổ chức cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình và nhận xét sản phẩm:
- Cô cho trẻ mang sản phẩm của mình lên trưng bày
- Cô cho trẻ quan sát và nhận xét xem sản phẩm
+ Con thấy những bức tranh này có đẹp không? Con thích bức tranh nào? Vì sao con thích.
- Cô nhận xét về màu sắc, cách tô màu và rút kinh nghiêm chi trẻ.
4. Củng cố- Giáo dục
- Các con vừa làm gì?
+ Con tô như thế nào ?
- Cô liên hệ giáo dục trẻ  giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, bảo vệ sản phẩm mình tạo ra.
5. Nhận xét- Tuyên dương.
- Cô nhận xét lớp học, động viên tuyên dương trẻ

- Trẻ  hát vận động

- Con hát, múa ạ
- Có hai cánh ạ.
- Trẻ giả làm tiếng kêu của vịt.
-Trẻ kể tên...



- Con cá ạ

- Có ạ





- Tranh con cá ạ.
- Có ạ
- Màu vàng ạ
- Đầu cá, mình cá và đuôi cá
- Nét cong...

- Trẻ quan sát và lắng nghe


- Trẻ quan sát





- Trẻ quan sát và lắng nghe.






- Màu vàng ạ
- Cầm bút bằng tay phải và cầm bằng ba đầu ngón tay..
- Con tô đầu cá trước
- Trẻ tô màu cho con cá.




- Trưng bày sản phẩm
- Quan sát và nhận xét sản phẩm

- Trẻ lắng nghe.

- Tô màu cho con cá ạ
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe


Số trẻ nghỉ học(Ghi rõ họ và tên):
……………………………………………………………......…………………...
Lý do: ……………………………………………………………......…………………...
Tình hình chung của trẻ trong ngày:
……………………………………………………………......…………………...……………………………………………………………......…………………...
Rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động(đón trẻ, hoạt động ngoài trời, ăn, ngủ…)
...……………………………………………………………......…………………...……………………………………………………………......…………………...……………………………………………………………......…………………
                                    
Hoạt động chính:   Âm nhạc:
                             BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ CUỐI CHỦ ĐỀ
                             Nghe hát: Tôm cá cua thi tài.
Hoạt động bổ trợ: Một số trò chơi, bài hát trong chủ đề.
I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc một số bài hát trong chủ đề
- Biết cách thể hiện một số bài hát
- Biết chơi các trò chơi cùng cô.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ sự mạnh dạn tự tin khi đứng trước đám đông
- Rèn cho trẻ kỹ năng biểu diễn
- Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
3. Giáo dục:
 - Giáo dục trẻ yêu thích môn nghệ thuật này.
 - Giáo dục trẻ giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, chơi đoàn kết với bạn bè.
- Trẻ biết yêu quý bảo vệ và phòng tránh các con vật nguy hiểm.
II- CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng - đồ chơi:
- Các dụng cụ âm nhạc: trống, xắc xô, phách tre, nơ hoa.
- Loa, nhạc các bài hát trong chủ đề.
- Tranh ảnh về thế giới động vật
 2. Địa điểm:
 - Cô tổ chức cho trẻ hoạt động ở trong lớp học
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
1.Ổn định tổ chức
- Cô cho trẻ quan sát tranh thề giới động vật
+ Các con nhìn thấy gì trong bức tranh?
- Chúng là con vật sống ở đâu?
- Chúng là con vật hiền lành hay hung giữ?
=> Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ và phòng tránh một số con vật nguy hiểm.
- Trẻ quan sát

- Cô giáo, cô y tế, bác cấp dưỡng, cô lao công..

2.Giới thiệu bài :
- Hôm nay trương MN Quảng Tân mở hội thi hát về Một số con vật sống xung quanh chúng mình có muốn tham gia không?
- Cô chia lớp thành 3 đội chơi( Đội Mèo mướp, Đội Cá vàng và Đội Báo hoa mai)
- Cô sẽ là người dẫn chương trình của chúng ta ngày hôm nay
3. Nội dung.
*Hoạt động 1: Biểu diễn văn nghệ.
- Mở đầu cho chương trình văn nghệ là tiết mục múa tập thể “Một con vịt” của cả ba đội chơi.
+ Cô cho cả 3 đội chơi hát, múa biểu diễn bài “Một son vịt” kết hợp với nhạc.
-Tiếp theo sẽ là câu hỏi dành cho cả 3 đội chơi, đội nào có câu trả lời nhanh và chính xác đội đó được nhận 1 bông hoa, cuối cuộc thi đội nào nhận được
nhiều hoa hơn thì đội đó là đội chiến thắng.
+ Các bạn vừa biểu diễn bài gì?
+ Bài đó của tác giả nào?
+ Trong bài hát có nhắc tới con vật gì?
+ Con vịt là con vật nuôi ở đâu?
=> Giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình.
* Biểu diễn bài hát “Cá vàng bơi”
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh con cá vàng.
- Khi nhìn hình ảnh này các con liên tưởng đến bài hát gì?
+ Cô cho trẻ đoán tên bài hát tên tác giả.
=> Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ các loài cá và môi trường sống của chúng.
- Cô mời các đôi tự chọn dụng cụ âm nhạc lần lượt lên biểu diễn
- Cô nhận xét trẻ biểu diễn và tặng hoa cho các đội
* Biểu diễn bài hát “Voi làm xiếc”
- Cô cho các đội chon ra 1 đội văn nghệ của đội mình để lên tham gia thi múa “Voi làm xiếc”
- Cô cho lần lượt các đội lên biểu diễn
- Cô nhận xét, động viên trẻ.
b. Hoạt động 2. Nghe hát “Tôm cá cua thi tài”
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
- Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe không có nhạc
+ Cô giảng nội dung bài hát: Bài hát nói về các bạn tôm cá cua rủ nhau cùng đi thi tài đấy
- Lần 2: Cô hát kết hợp với nhạc
- Lần 3: Cô cho 3 đội đứng lên hưởng ứng cùng cô
4. Củng cố- Giáo dục
- Hôm nay cô con mình cùng tham gia cuộc thi gì?
- Vậy chúng mình cúng nhau kiểm tra kết quả của 3 độ chơi nhé.
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả chơi
=> Đưa ra bài học giáo dục trẻ.
5. Nhận xét- Tuyên dương
- Cô nhận xét giờ học, động viên tuyên dương trẻ học tốt.
- Chủ đề các cô các bác trong trường mầm non
- Bài cô và me, mời bạn ăn, biết vâng lời mẹ..

- Có ạ
- Trẻ lắng nghe







- Trẻ lên hát hợp ca





- Bài hát cô và mẹ ạ

- Cô giáo và mẹ ạ




- Bìa hát “Mời bạn ăn ạ”

- Trẻ lắng nghe


- Trẻ các đội chơi lần lượt chọn dụng cụ âm nhạc lên biểu diễn

- Các đội chơi cử ra 1 đọi múa để biểu diễn cùng đội bạn
- Trẻ lắng nghe



- Trẻ nghe cô hát




- Hội thi hát ạ
- Trẻ cùng cô kiểm tra kết quả chơi

- Trẻ lắng nghe
Số trẻ nghỉ học(Ghi rõ họ và tên):
……………………………………………………………......…………………...……………………………………………………………......…………………...……………………………………………………………......…………………...
Lý do: ……………………………………………………………......…………………...……………………………………………………………......…………………..……………………………………………………………......…………………...
Tình hình chung của trẻ trong ngày:
...……………………………………………………………......…………………...……………………………………………………………......…………………...……………………………………………………………......……………….
Rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động(đón trẻ, hoạt động ngoài trời, ăn, ngủ…)
...……………………………………………………………......…………………...
  Những nội dung, biện pháp cần quan tâm
để tổ chức hoạt động trong tuần tiếp theo
.................................................................................................................................

Hoạt động chính:  Phát triển thẩm mỹ:
                             Dạy trẻ hát bài:           Cá vàng bơi
                             Nghe hát : Tiếng hát vịt con.
Hoạt động bổ trợ: 
                             - Phát triển thẩm mỹ.                                 
I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức:
 -Trẻ  chú ý nghe cô hát biết hát cùng cô, cảm nhận được giai điệu bài hát,hiểu nội dung bài hát:Cá vàng bơi.
 - Trẻ có hiểu biết về nội dung bài hát, và vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát.
2. Kỹ năng:
 - Rèn cho trẻ kỹ năng nghe,quan sát ,ghi nhớ có chủ định .
 - Rèn phát triển các giác quan và thể lực cho trẻ .
 - Giúp trẻ mạnh dạn tự tin.
3. Giáo dục:
 - Giáo dục trẻ yêu thích môn nghệ thuật này.
- Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc các con vật, giữ gìn ,bảo vệ sức khoẻ ,giữ gìn đồ dùng .
II- CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng - đồ chơi:
- Xắc xô, phách tre…
 2. Địa điểm:
 - Cô tổ chức cho trẻ hoạt động ở trong lớp học.

III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐCỦA TRẺ
1.Tổ chức lớp :
- Cô tổ chức cho trẻ đến thăm nhà bạn tôm (đi theo đường ngoằn ngèo )
- Cô hỏi cá nhân trẻ
 + Con thấy ở nhà bạn Tôm có gì ?
- Cô đàm thoại cùng trẻ :
 + Nhà bạn Tôm có rất nhiều rong rêu sau còn có một trang trại thât rộng cô và các con cùng đến xem nhé!
  + Các con nhìn xem con vật gì đang bơi quanh rông rêu dây ?
  + Con các này có màu gì nào ?
 + Con cá vàng này có đẹp không các con?
 -  Có một bài hát rất hay nói về con cá vàng đấy,các con có muốn cùng cô hát bài hát này không ?
- Vậy hôm nay cô và các con hãy cùng hát tặng bạn Tôm bài “ Cá vàng bơi ” nhé.
2.Giảng bài :
*Hoạt động 1: Dạy trẻ hát bài :" Cá vàng bơi"
 - Cô hát cho trẻ nghe 1-2 lần bài hát : "Cá vàng bơi"
 -  Hát xong cô tóm tắt nội dung bài hát
 - Cô giới thiệu tác giả của bài hát:
 - Cô hát kết hợp vỗ tay
*Hoạt động 2:Thử tài hiểu biết của bé
- Cô hỏi từng cá nhân trẻ
 + Cô vừa hát bài hát gì ?
 + Bài hát nói gì ?
 + Con cá vàng trong bài hát bơi như thế nào?
 + Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ cá ...


- Trẻ đi theo sự hướng dẫn của cô

- Nhiều rong rêu ạ


- Vâng ạ



- Con cá ạ.

- Có ạ.

- Trẻ trả lời


- Trẻ lắng nghe



- Trẻ lắng nghe



- Cá vàng bơi.


- Trẻ trả lời.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
* Hoạt dộng 3: Ai hát hay hơn.
- Cô đọc lời bài hát và dạy trẻ hát từng câu.
- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát cùng cô 2-3 lần
 - Cho tổ, nhóm, cá nhân hát
 - Khi trẻ hát cô sửa sai ,động viên khen ngợi trẻ
 - Cô hát trẻ nghe bài :" Tiếng hát vịt con" của tác giả Bùi Anh Tôn.
 - Tóm tắt nội dung bài hát:
 - Đàm thoại cùng trẻ  về nội dung bài hát
  + Bài hát nói về gì ?
  + Các chú vịt như thế nào ?
  + Thích chí các chú kêu ra sao ?
- Cô liên hệ giáo dục trẻ phải yêu thương, chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi..
- Trẻ hát cùng cô bài hát " Tiếng hát vịt con"
*Hoạt động 4: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi :“ Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng”
 - Cô hướng dẫn cách chơi ,luật chơi
 - Tổ chức cho trẻ chơi, cô chơi cùng trẻ
 - Cô hỏi cá nhân trẻ
  + Các con vừa được chơi trò chơi gì ?
 - Cô liên hệ  giáo dục trẻ giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ ,yêu thương, lễ phép với người lớn và giữ gìn, bảo vệ đồ dùng của gia đình mình.
3.Củng cố :
- Cô hỏi một vài trẻ  :
 + Con vừa hát bài gì ?+ Bài hát nói về  gì  ?
- Cô liên hệ giáo dục trẻ yêu thương, chăm sóc và bảo vệ vật
IV.KẾT THÚC:
Cô hướng dẫn trẻ hát vận động bài : Tiếng hát vịt con

- Trẻ đọc lời bài hát cùng cô
- Trẻ hát cùng cô


- Trẻ lắng nghe.
- Đàn vịt xuống tắm dưới ao...






- Trẻ tham gia chơi dưới sụ hướng dẫn của cô








- Trẻ trả lời.




- Trẻ hát cùng cô



Bạn có thể quan tâm:


Chú ý: Đây là bản xem Giáo án chủ đề những con vật sống dưới nước thử online, xin hãy chọn download Giáo án chủ đề những con vật sống dưới nước miễn phí bên dưới để xem bản đẹp dạng doc
Cũng như các thư viện giáo án mầm non khác trên Blog mầm non được thành viên giới thiệu hoặc do tìm kiếm chia sẻ lại, và giới thiệu lại cho các cô giáo hay những phụ huynh quan tâm với mục đích nghiên cứu , Blog mầm non không thu phí từ thành viên, nếu phát hiện nội dung vi phạm bản quyền hoặc vi phạm pháp luật xin thông báo cho website, Ngoài thư viện tài liệu giáo án mầm non  này, bạn có thể download tài liệu khác như sáng kiến kinh nghiệm mầm non, bài tập lớn phục vụ học tập. Một số tài liệu giáo án mầm non tải về mất font không xem được, có thể máy tính bạn không hỗ trợ font củ, bạn tải các font .vntime củ về cài sẽ xem được.
. Bạn có thể Tải về Giáo án chủ đề những con vật sống dưới nước này , hoặc tìm kiếm các giáo án khác tại đây : tìm kiếm giáo án mầm non

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2