Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ ở trường mầm non


A. PHẦN MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết đối với trẻ em nói chung và đặc biệt đối với trẻ em trong độ tuổi mầm non nói riêng việc đảm bảo an toàn cho trẻ là rất quan trong đang được gia đình, nhà trường và toàn xã hội quan tâm đặt lên hàng đầu. Do đó đòi hỏi những nhà quản lý giáo dục (Hiệu trưởng, hiệu phó), những người trực tiếp làm nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ như: Ông bà, Cha Mẹ, cô giáo, nhân viên y tế, nhân viên nuôi dưỡng phải nhận thức được rõ vai trò, trách nhiệm của mình để thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho trẻ.

Ở lứa tuổi đi nhà trẻ và mẫu giáo, các bé đã bắt đầu hiểu được một số điều diễn ra trong cuộc sống xung quanh. Tuy nhiên, lúc này trẻ cũng trở nên hiếu động hơn nên khả năng va chạm giữa các bé có thể xảy ra nhiều hơn. Chính vì thế mà trong thời gian này, trẻ cần được giám sát chặt chẽ hơn từ phía các cô giáo, để có thể tránh các tai nạn rủi ro.

Theo các chuyên gia, trẻ lứa tuổi càng nhỏ hiểm họa càng lớn. Dù ở bất cứ đâu, môi trường xung quanh cũng đều ẩn chứa những hiểm họa cho trẻ nếu trẻ không được chăm sóc, giáo dục tốt. Bản thân giáo viên, cán bộ công nhân viên được cung cấp những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ, tạo ra môi trường xung quanh trường an toàn cho trẻ.

Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ ở trường mầm non
Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ ở trường mầm non


Hiểm họa cho trẻ luôn có ở mọi nơi, nhưng làm cách nào để ngăn chặn những hiểm họa ấy phải là nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên y tế trong trường mầm non biết tạo ra môi trường an toàn cho trẻ. Ngoài ra cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non cần phải tự trang bị thêm những kiến thức và kỹ năng phòng tránh tai nạn - thương tích cho trẻ để tự bảo vệ mình trước những tai nạn nghề nghiệp không đáng xảy ra khi chúng ta những cán bộ giáo viên nhân viên trong trường mầm non yếu hoặc thiếu kiến thức và kỹ năng trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non.

Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên có kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ ở trường mầm non B xã Tứ Hiệp”.


* Mục đích nghiên cứu:

- Thực trạng kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ của cán bộ, giáo viên, nhân viên trường mầm non B xã Tứ Hiệp.

- Hạn chế các tai nạn nghề nghiệp cho CB-GV-NV nhà trường.

- Bảo toàn tính mạng cho học sinhgiúp trẻ hồi phục.

* Đối tượng nghiên cứu:

Tìm ra biện pháp tích cực giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên có kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ ở  trường mầm non B xã Tứ Hiệp.

* Phương pháp nghiên cứu:

Thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp kiểm tra - đánh giá.
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.

* Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:

- Áp dụng cho cán bộ giáo viên, nhân viên (CB-GV-NV) trường mầm non B xã Tứ Hiệp trong việc sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ .

- Thời gian nghiên cứu:

+ Tháng 9 năm 2012: Chọn đề tài.
+ Tháng 10 năm 2012: Xây dựng đề cương sáng kiến kinh nghiệm (SKKN).
+ Tháng 11 năm 2012: Xây dựng các biện pháp và lựa chọn các biện pháp.
+   Tháng 12 năm 2012: Viết nội dung các biện pháp.
+   Tháng 1,2 năm 2013: Viết nội dung SKKN.
+   Tháng 3,4 năm 2013: Sửa và thu thập tư liệu SKKN.
+ Tháng 5 năm 2013: Hoàn thiện và nộp SKKN.


B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Những định nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng.Vậy, Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.

Kiến thức là biết, là hiểu nhưng chưa bao giờ làm, thậm chí không bao giờ làm. Trong khi đó kỹ năng lại là hành động thuần thục trên nền tảng kiến thức. Vì không tác động vào thực tại khách quan nên kiến thức thường ít tạo ra những thành quả cụ thể cho cuộc đời. 
Nhiều học giả cho rằng chỉ có kiến thức suông thì chưa mạnh sử dụng kiến thức mới là sức mạnh. Nói một cách khác kỹ năng chính là sức mạnh. Kỹ năng được hình thành một cách có ý thức do quá trình luyện tập. Bất cứ một kỹ năng nào được hình thành nhanh hay chậm, bền vững hay lỏng lẻo đều phụ thuộc vào khát khao, quyết tâm, năng lực tiếp nhận của chủ thể, cách luyện tập, tính phức tạp của chính kỹ năng đó.

Kỹ năng liên quan giữa các nghề nghiệp là những kỹ năng bạn đạt được từ quá trình làm việc và trong cuộc sống mà bạn có thể sử dụng chúng trong công việc hay nghề nghiệp mới.

Có rất nhiều khái niệm về sơ cấp cứu:

-  Sơ cấp cứu: Là những trợ giúp hay chữa trị ngay lúc ban đầu cho nạn nhân bị bất cứ chấn thương, sự cố hay bị một căn bệnh đột ngột nào đó trước khi có xe cấp cứu, bác sĩ hoặc người có chuyên môn đến chữa trị.Việc sơ cấp cứu là vô cùng cần thiết bởi vì thời gian chờ đợi bác sĩ hay những người cấp cứu đến có thể làm nạn nhân lâm vào tình trạng nguy hiểm hay không thể cứu được nữa cho dù được đưa đến bệnh viện. Tính mạng nạn nhân lúc đó có thể đo từng phút từng giây. Nói một cách khác đó là những lúc mà sự trợ giúp kịp thời của một người có thể cứu sống được một con người. Thực tế đã xảy ra những sự việc hết sức đau lòng và đáng tiếc không đáng xảy ra nếu những người xung quanh nạn nhân có kiến thức kỹ năng về sơ cấp cứu.

- Sơ cấp cứu: Là sự hỗ trợ và can thiệp ban đầu của người cấp cứu với người bị nạn, bị thương tích, bị bệnh cấp tính.

- Sơ cấp cứu: Là dùng phương tiện tại chỗ với những kỹ thuật, kiến thức được trang bị trước để giúp đỡ nạn nhân hiệu quả và chuyển đến trạm y tế hay bệnh viện gần nhất.

- Sơ cấp cứu: Là hành động can thiệp, trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn(bệnh nhân) ngay tại hiện trường, nơi xảy ra sự cố bằng phương tiện, dụng cụ có sẵn ngay tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Mục đích của sơ cấp cứu là:

-      Giảm thiểu các trường hợp tử vong.
-      Hạn chế các tổn thương thứ phát.
-      Tạo điều kiện cho nạn nhân hồi phục.

Có hai lý do cần phải thực hiện sơ cấp cứu: Tai nạn và thương tích.

- Tai nạn là một sự kiện xảy ra bất ngờ, có thể có hoặc không có nguyên nhân rõ ràng tác động đến mọi mặt về sức khỏe và đời sống của cá nhân và cộng đồng.

- Thương tích hay còn gọi là Chấn thương, không phải là tai nạn, mà là những sự kiện có thể dự đoán trước được và phần lớn có thể phòng tránh được. Thương tích gây ảnh hưởng đến mức độ khác nhau đến sức khỏe do những tác động từ bên ngoài như tác nhân cơ học, nhiệt, hóa chất hoặc phóng xạ,… với mức quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các thành phần cơ bản của sự sống như ôxy hoặc hạ thân nhiệt.

- Tai nạn thương tích có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ hoàn cảnh nào: Lao động, vui chơi, học tập, giải trí và ngay cả trong gia đình. Tai nạn thương tích gây ra tổn thương cho cơ thể tùy theo mức độ và sự nguy hiểm cũng tùy thuộc theo lứa tuổi, người lớn hay trẻ em hay mức độ nguy hiểm của môi trường xảy ra tai nạn với số người tại hiện trường.

- Tất cả các nạn nhân bị tai nạn thương tích cần phải được sơ cấp cứu trước khi chuyển đến cơ sở y tế.

Chính vì vậy, CB - GV - NV trong trường mầm non cần có kiến thức và kỹ năng trong việc sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ.


2. Cơ sở thực trạng:

2.1. Đặc điểm tình hình:

Trường mầm non B trên địa bàn xã Tứ Hiệp, lµ mét x· ven ®« ngo¹i thµnh Hµ Néi. Trường mầm non B xã Tứ Hiệp là 01/2 trường mầm non công lập trên địa bàn xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì. Trường mầm non B xã Tứ Hiệp có 3 điểm trường trên địa bàn thôn Cổ Điển A, Cổ Điển B, Đồng Trì, mỗi thôn cách xa từ 1,5- 3 km, trường có 11 lớp, trong đó có 02 lớp nhà trẻ và 09 lớp mẫu giáo.Đầu năm có 277 cháu ra lớp.
Toàn trường có 42 đồng chí (Đ/c) CB- GV- NV.

Trong đó:

- CBQL      : 03/03 đ/c trình độ trên chuẩn đạt tỷ lệ100%.
- Giáo viên : 26 đ/c, trong đó:

+ 14/26 đ/c trình độ trên chuẩn đạt tỷ lệ 53,8 %;
+ 12/26 đ/c trình độ chuẩn đạt tỷ lệ 46,2%.

 - Nhân viên:

+   Cô nuôi: 06/06 đ/c có bằng trung cấp kỹ thuật nấu ăn đạt tỷ lệ 100%.

+   Kế toán: 01/01 đ/c trình độ trên chuẩn đạt tỷ lệ 100%.
+   Nh©n viªn y tÕ kiªm thñ kho: 01/01 đ/c trình độ đạt chuẩn đạt tỷ lệ 100%.
+   Nhân viên văn thư kiêm thủ quỹ: trình độ chuẩn đạt tỷ lệ 100%
+   Nh©n viªn b¶o vÖ: 01/04 ®/c cã tr×nh ®é chuÈn ®¹t tû lÖ 25%.

- Gi¸o viªn cao tui nht : 50 tui (01 đ/c).

- C« nu«i cao tui nht   : 54 tui (01 đ/c).

- Gi¸o viªn Ýt tui nht  : 22 tui (02 đ/c).

- C« nu«i Ýt tui nht : 27 tui (01 đ/c).


STT
Các tổ chức chính trị
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Chi bộ Đảng
18/42
42,8%
2
Công đoàn
42/42
100 %
3
Đoàn thanh niên
24/42
57,1 %

2.2. Thun li:
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện-Xã-Thôn-Phụ huynh học sinh đầu tư, hỗ trợ về cơ sở vật chất và các trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho các hoạt động CS-ND-GD trẻ và hoạt động sơ cấp cứu trong nhà trường.

- Cơ sở vật chất gồm 11 phßng häc/3 khu, 3/3 bÕp ¨n 1 chiÒu réng tho¸ng m¸t.
- §éi ngò c¸n bé gi¸o viªn nh©n viªn nhiÖt t×nh, cã tr×nh ®é chuyªn m«n, tinh thÇn tr¸ch nhiÖm vµ ®oµn kÕt nhÊt trÝ cao.

- Đồng chí nhân viên y tế có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, vững vàng trong việc xử trí ban đầu trong công tác sơ cấp cứu nói riêng và công tác y tế học đường nói chung.

- CB-GV-NV được tham gia các đợt tập huấn phòng tránh tai nạn thương tích do Phòng GD&ĐT Huyện và UBND xã Tứ Hiệp tổ chức.

- Với cương vị Hiệu trưởng kiêm Bí thư chi bộ tôi lãnh đạo - chØ ®¹o ph©n c«ng giao nhiÖm vô cô thÓ c«ng viÖc cña tr­êng cho c¸c thµnh viªn hoµn thµnh tèt nhiÖm vô cÊp trªn giao. Ngoài ra, bản thân tôi luôn tích cực học hỏi kinh nghiệm quản lý của đồng nghiệp v những kiến thức, kỹ năng về phòng tránh tai nạn thương tích và công tác sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ trong trường mầm non.

2.3. Khã kh¨n:

- Trường có nhiều điểm lẻ nên việc đầu tư cơ sở vật chất và các trang thiết bị còn bị nhỏ lẻ, dàn trải. 3/3 điểm trường đang trong tiến độ phê duyệt chuẩn bị đầu tư xây mới và cải tạo sửa chữa.

- Đại đa số phụ huynh chưa nhận thức sâu sắc trong công tác chăm sóc- nuôi dưỡng-giáo dục trẻ (CS-ND-GD) con trÎ nãi chung vµ hiểu biết về sơ cấp cứu ban đầu thông thường nói riêng còn hạn chế.

- Chưa có máy vi tính phục vụ chuyên biệt cho công tác y tế học đường.

- 01 đồng chí nhân viên y tế phụ trách công tác y tế của 3 điểm trường .

 - 01 đồng chí hiệu phó phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mới được bổ nhiệm tháng 5/2012  nên  kinh nghiệm trong công tác quản lý còn có hạn chế.

- Một số giáo viên mới vào trường nên kinh nghiệm chăm sóc trẻ và những kiến thức về sơ cấp cứu ban đầu cần được bồi dưỡng.

Trước tình hình thực tế trên, tôi đã áp dụng đạt hiệu quả: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên có kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ ở trường mầm non B xã Tứ Hiệp”

3. Các biện pháp:

3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch công tác sơ cấp cứu ban đầu trong nhà trường

Việc xây dựng kế hoạch là nhiệm vụ then chốt của người quản lý, kế hoạch là kim chỉ nam gồm những nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể đòi hỏi mỗi CB-GV-NV trong nhà trường phải phấn đấu đạt được kế hoạch đề ra. Với đặc thù nghề nghiệp của cấp học mầm non nói chung và trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp nói riêng việc chăm sóc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là việc làm quan trọng được đưa lên hàng đầu. Vì muốn chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tốt thì yêu cầu đầu tiên đặt ra trong mỗi chúng ta là: Trẻ phải tích cực tham gia các hoạt động tại lớp. Do đó yếu tố an toàn về thể chất và tinh thần của trẻ là điều kiện quan trọng nhất, việc giảm thiểu các nguy cơ mất an toàn là việc làm vô cùng quan trọng đối với mỗi cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường. 

Chính vì vậy tôi xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác phòng chống tai nạn thương tích (PCTNTT)cho trẻ trong đó đặc biệt chú ý đến công tác sơ cấp cứu ban đầu trong nhà trường để mỗi cán bộ-giáo viên-nhân viên nhận thức rõ mục đích yêu cầu của việc sơ cấp cứu, những việc cần làm ngay, làm khi sơ cấp cứu ban đầu trước khi đưa trẻ ra các cơ sở y tế.

Kế hoạch cụ thể như sau:

Thời gian
Nội dung kế hoạch
Người thực hiện
Tháng 9/2012
+ Xây dựng kế hoạch năm học về công tác bảo đảm an toàn & phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
+ Thành lập Ban chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn & phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
+ Chỉ đạo CBGVNV kiểm tra rà soát và loại bỏ các đồ dùng đồ chơi mầm non có yếu tố gây mất an toàn cho học sinh.
Hiệu trưởng





Hiệu trưởng
Ban chỉ đạo
Tháng10/2012

+ Khảo sát CB-GV-NV về kiến thức sơ đẳng về sơ cấp cứu ban đầu.
+ Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức cho CB-GV-NV về công tác sơ cấp cứu ban đầu.

Hiệu trưởng, NVYT
Tháng 11/2012

+ Tổ chức thi trắc nghiệm lý thuyết về công tác sơ cấp cứu ban đầu trong giáo viên, nhân viên.
+ Tổ chức lớp tập huấn thực hành về công tác sơ cấp cứu ban đầu cho CB-GV-NV.
BGH, NVYT


Hiệu trưởng, NVYT
Tháng 12/2012

+ Tổ chức thi thực hành sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ.
BGH, NVYT

Tháng 1/2013

+ Tích cực tham mưu các ban ngành của xã, Huyện sớm có kế hoạch xây dựng điểm trường thôn Đồng Trì.
+ Sơ kết học kỳ I về việc thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn cho trẻ, triển khai phương hướng học kỳ II.
Hiệu trưởng


Hiệu trưởng

Tháng 2/2013
+ Tiếp tục chỉ đạo CB-GV-NV rà soát, và loại bỏ các Đồ dùng tự làm của giáo viên mầm non  có yếu tố gây mất an toàn cho học sinh.
BGH, NVYT

Tháng 3/2013

+ Sửa chữa, thay thế những đồ dùng, đồ chơi ngoài trời bị hỏng kịp thời của 3/3 điểm trường.
+ Tham mưu đề xuất lãnh đạo các cấp có kế hoạch xây dựng điểm trường Cổ Điển A, cải tạo - xây thêm phòng học & các phòng chức năng khu Cổ Điển B.
Ban chỉ đạo, ban CSVC.


Hiệu trưởng

Tháng 4/2013

+ Tọa đàm, thảo luận về việc phối kết hợp giữa nhân viên y tế, giáo viên trong công tác sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ.
Tập thể
CB-GV-NV
Tháng 5/2013

+ Chỉ đạo CB-GV-NV đảm bảo an toàn cho trẻ, thực hiện tốt công tác sơ cấp cứu trẻ kịp thời trong những ngày nắng nóng.
+ Tổng kết công tác & khen thưởng các cá nhân có thành tích trong việc đảm bảo an toàn & phòng chống tai nạn thương tích trong nhà trường.
Ban chỉ đạo


Hiệu trưởng

Ban chỉ đạo


*Kết quả:  Sau khi thông qua trước tập thể CB-GV-NV về kế  hoạch trên. Tôi đã chỉ đạo mỗi CB-GV-NV phải xây dựng lồng ghép kế hoạch sơ cấp cứu ban đầu nói riêng và công tác đảm bảo an toàn và phòng tránh TNTT cho trẻ vào kế hoạch chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên, kế hoạch tháng đối với nhân viên nhà trường. Từ đó mỗi cá nhân đặt ra mục tiêu phấn đấu về kiến thức và kỹ năng trong công tác sơ cấp cứu ban đầu và phòng tránh tai nạn thương tích trong nhà trường theo nhiệm vụ và chức trách của mình.

3.2.Biện pháp 2: Thành lập Ban chỉ đạo công tác sơ cấp cứu ban đầu trong nhà trường

Việc thành lập Ban chỉ đạo công tác sơ cấp cứu ban đầu trong nhà trường là vô cùng quan trọng. Vì thành lập ban chỉ đạo đồng thời là giao nhiệm vụ trọng trách cho các thành viên trong ban. Do đặc thù trường có 03 điểm trường nhưng chỉ có 01 đồng chí nhân viên y tế, nên các thành viên trong ban phải có giáo viên  - nhân viên của 03 điểm trường để khi nhà trường triển khai kế hoạch công tác theo tháng các thành viên có trách nhiệm truyền đạt, phổ biến lại những nội dung và kế hoạch của trường.

*Kết quả:  Ban chỉ đạo công tác PTTNTT và sơ cấp cứu nhà trường gồm đầy đủ các thành viên các đoàn thể chính trị trong trường, đủ thành viên của 03 điểm trường và có đ/c trạm trưởng trạm y tế xã làm phó ban.

1.    Đ/c Nguyễn Thu Hường (HT, BTCB) Trưởng ban chỉ đạo: Phụ trách chung.
2.    Đ/c Trần Thị Chung (NVYT) Phó ban phụ trách điểm trường Cổ Điển B.
3.    Đ/c Nguyễn Văn Thành (TTYT xã) Phó ban.
4.    Đ/c Chử Thị Bảo Ngọc (HPPTND) Phó ban phụ trách điểm trường Cổ Điển A.
5.    Đ/c Nguyễn Thị Hải Yến (HPCM, CTCĐ) Phó ban phụ trách điểm trường Đồng Trì.
6.    Đ/c Trương Thị Ngọc Chinh (BTĐTN, TTCM) ủy viên điểm trường Cổ Điển B.
7.    Đ/c Phạm Thị Nga (Trưởng khu - TBTTND - GV khu Đồng Trì) ủy viên.
8.    Đ/c Hoàng Thị Hà (TT tổ nuôi - NVND khu Cổ Điển A) ủy viên.
9.    Đ/c Nguyễn Phương Nam (Trưởng khu - GV khu Cổ Điển A) ủy viên.

Các thành viên trong ban chỉ đạo đã giúp đỡ BGH nhà trường trong việc tuyên truyền, hướng dẫn và đôn đốc chị em GV-NV tại 3/3 điểm trường thực hiện tốt nhiệm vụ theo đúng thẩm quyền, chức trách và nhiệm vụ được giao.



Họp Ban chỉ đạo triển khai kế hoạch Trường học an toàn và phòng chống tai nạn thương tích.

3.3. Biện pháp 3: Thực hiện tốt kế hoạch họp giao ban trong ban chỉ đạo và bàn giao nhiệm vụ của CB-GV-NV trong nhà trường

Thực hiện tốt kế hoạch họp giao ban trong ban chỉ đạo và bàn giao nhiệm vụ của CB-GV-NV trong nhà trường là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Nếu người cán bộ quản lý xây dựng kế hoạch nhưng kế hoạch đó không triển khai không thực hiện thì cũng như chưa có kế hoạch.Vì vậy, đã xây dựng kế hoạch nhưng phải thực hiện tốt kế hoạch theo năm tháng quý thể hiện trong các kỳ cuộc họp giao ban đầu tháng là rất cần thiết, trong các đợt họp giao ban tôi triển khai đánh giá việc thực hiện kế hoạch của tháng trước và triển khai kế hoạch mới trong tháng, tiếp theo là thảo luận đóng góp ý kiến và đề xuất các kế hoạch phát sinh của các đồng chí trong ban theo nhiệm vụ phụ trách các điểm trường.

3/3 điểm trường tôi đã phân công giao nhiệm vụ đối với các đ/c trong ban giám hiệu trực các điểm lẻ có trách nhiệm triển khai, phổ biến và chỉ đạo tập thể giáo viên, nhân viên thực hiện. Có sự bàn giao nhiệm vụ rõ ràng đối với các đồng chí CB-GV-NV thể hiện qua sổ phân công trực ban của BGH, sổ nhật ký nhóm lớp của giáo viên, sổ theo dõi sức khỏe học sinh của nhân viên y tế nhà trường. Từ đó quy rõ trách nhiệm trực ban, trực lớp, đón trả trẻ, chăm sóc sức khỏe cho trẻ của giáo viên và nhân viên y tế tạo điều kiện thuận lợi cho Ban giám hiệu trong công tác quản lý, kiểm tra và đánh giá thi đua đối với CB-GV-NV.

* Kết quả: Do thực hiện tốt lịch họp giao ban và bàn giao nhiệm vụ giữa các thành viên tại 3/3 điểm trường thường xuyên, tôi và ban chỉ đạo đã rút kinh nghiệm được kịp thời trong công tác quản lý và chỉ đạo tập thể CB-GV-NV, từ đó đề ra phương hướng nhiệm vụ sát đúng với thực tế của 3/3 điểm trường. Bên cạnh đó tập thể CB-GV-NV nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trước tập thể, trước học sinh. Bản thân tôi là Hiệu trưởng cũng đã nhìn nhận đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm cho tập thể CB-GV-NV công khai, đảm bảo công bằng khách quan trong nhà trường.

3.4. Biện pháp 4: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng CB-GV-NV nhà trường về kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng CB-GV-NV nhà trường về kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ là nhiệm vụ then chốt trong việc cung cấp tới đội ngũ CB-GV-NV những kiến thức cơ bản về việc sơ cấp cứu ban đầu (SCCBĐ) cho trẻ, hình thành cho họ kỹ năng SCCBĐ cho trẻ là nhiệm vụ không thể thiếu được. Chính vì vậy, ngoài những đợt tập huấn của Phòng giáo dục Huyện,Trung tâm y tế huyện, với cương vị nhà quản lý đứng đầu trong nhà trường tôi nhận thức sâu sắc việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng CB-GV-NV nhà trường về kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ là điều kiện cần và đủ trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ rất cấp bách hiện nay. Tôi đã xác định những điểm yếu của CB-GV-NV trong nhà trường: 

Họ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử trí ban đầu khi xảy ra đối với trẻ tại lớp. Do đó tôi họp bàn thống nhất trong BGH, đ/c NVYT về thời gian, địa điểm, nội dung tập huấn và bồi dưỡng nghiệp vụ xử trí ban đầu, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho đội ngũ CB-GV-NV và ai là người hướng dẫn họ. Trường tôi có đ/c NVYT có kinh nghiệm và nghiệp vụ vững vàng nên tôi đã chỉ đạo đ/c NVYT trao đổi về kiến thức, kinh nghiệm và tập huấn thực hành thao tác khi SCCBĐ cho trẻ.

Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ ở trường mầm non
*Kết quả: Sau buổi tập huấn đã giúp CB-GV-NV trong trường nắm vững  về lý thuyết và các bước về SCCBĐ một số bệnh thông thường để ứng dụng trong công tác chăm sóc sức khỏe (CSSK) của trẻ tốt hơn.
3.5. Biện pháp 5: Xây dựng phác đồ xử trí sơ cấp cứu ban đầu giúp CB-GV-NV dễ nhớ và thực hiện thành thạo các thao tác

Thông thường các phác đồ xử trí SCCBĐ thường có nhiều nội dung, chưa cụ thể hóa theo các bước và đa số chưa có hình ảnh các phác đồ xử trí. Vì vậy, tôi đã chỉ đạo đ/c NVYT cùng tôi xây dựng các phác đồ xử trí SCCBĐ một số bệnh thông thường tóm tắt theo quy trình các bước cụ thể và chụp lại hình ảnh cụ thể. Từ đó bất kể giáo viên hay nhân viên nhìn hình ảnh cũng biết những việc cần phải làm khi thực hiện SCCBĐ cho trẻ. Nếu không có hình ảnh mà khi vội cần SCC cho trẻ nếu GV hay NV do mất bình tĩnh mà không nhớ được các bước, thì chỉ cần nhìn ảnh chụp sẽ giúp họ bình tĩnh tự tin hơn để xử trí SCC cho trẻ.

Tôi và đ/c NVYT xây dựng được một số phác đồ xử trí SCCBĐ một số bệnh thông thường sau:

QUY TRÌNH SƠ CỨU TRẺ BỊ THƯƠNG TÍCH


QUY TRÌNH SƠ CẤP CỨU ÉP TIM THỔI NGẠT

Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ ở trường mầm non
Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ ở trường mầm non

Cách tiến hành như sau:

Để cấp cứu được trẻ tốt nhất là ngay từ khi có cơn ngừng thở đầu tiên tức là trong vòng 1- 4 phút đầu tiên khi trẻ bị ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn

* Bước 1: Đặt trẻ nằm trên 1 mặt phẳng, đồng thời gọi người trợ giúp, gọi cấp cứu
* Bước 2: Kiểm tra các dấu hiệu của việc ngừng tuần hoàn, ngừng hô hấp: Áp mặt vào ngực trẻ, bắt động mạch cảnh (cổ),... móc dị vật nếu có.

- Ngửa mặt trẻ tối đa, 1 tay giữ cầm trẻ, ngón trỏ và ngón cái của bàn tay còn lại bịt mũi trẻ, hốc bàn tay giữ ở đầu trẻ để miệng trẻ mở ra.

* Bước 3: Sử dụng phương pháp thổi ngạt miệng - miệng: 2 lần thổi hít thở sâu để cung cấp được nhiều ôxy cho trẻ.

* Bước 4:     Ép tim ngoài lồng ngực tiến hành ngay khi thổi ngạt xong.

+ Vị trí ép tim: một phần hai dưới xương ức hay một khoát ngón tay trên mũi ức.
+ Đối với trẻ nhỏ dùng gót bàn tay của một tay ép lên vị trí ép tim

+ Đối với trẻ lớn dùng cả hai tay ép

+ Tần số ép tim 100 lần /phút. Phương pháp một người cấp cứu thì cứ 30 lần ép tim, 2 lần thổi ngạt. Nếu có 2 người cấp cứu thì 15 lần ép tim, 2 lần thổi ngạt

                     - Trẻ có biểu hiện hô hấp, tuần hoàn trở lại, da không tím tái

                     - Lau khô, ủ ấm khẩn trương chuyển đến bệnh viện gần nhất. Trên đường đi chú ý theo dõi hô hấp, tuần hoàn.

QUY TRÌNH SƠ CẤP CỨU CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG CẲNG TAY

Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ ở trường mầm non
Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ ở trường mầm non

Quy trình cố địch tạm thời gãy xương chi tiết (Đối với     gãy xương kín xương cẳng tay)

Mục đích:

- Giảm đau, phòng ngừa sốc.

- Giảm bớt nguy cơ gây thêm các thương tổn mạch máu, thần kinh, cơ, da…

1: Chuẩn bị dụng cụ: (Khẩn trương và gọi người trợ giúp) 2 nẹp:

                - 1 nẹp dài từ nếp gấp khuỷu tay xuống bàn tay
                - 1 nẹp dài quá khuỷu tay đến quá bàn tay
                - Băng vải
                - Khăn tam giác hoặc gạc cuộn
                - Bông gạc

2: Tiến hành (nhẹ nhàng, chính xác tránh tổn thương thêm)

                - Đưa trẻ đến nơi an toàn, động viên, dỗ dành trẻ
                - Để cẳng tay trẻ vuông góc với cánh tay về phía trước mặt
                * Bước 1 :   - Đặt 1 nẹp phía trên từ nếp gấp khuỷu tay đến bàn tay
                                    - Đặt 1 nẹp phía dưới từ quá khuỷu tay đến quá bàn tay
                * Bước 2 :   - Lót bông mỡ vào các đầu nẹp, chỗ xương nhô ra
                * Bước 3 :   - Buộc 1 dây cố định trên ổ gãy
                                    - Buộc 1 dây cố định dưới ổ gãy
                                    - Thường xuyên quan sát sắc mặt trẻ

* Bước 4 :   - Dùng khăn tam giác hoặc gạc cuộn buộc đỡ cẳng tay vuông góc với thân, bàn tay cao hơn khuỷu và úp vào thân.

* Bước 5 :  - Dùng giấy đỏ, hoặc vải đỏ kẹp vào trước ngực trẻ (Tình huống ưu tiên cấp cứu số 2 sau cấp cứu đứt mạch máu khi đưa đến cơ sở y tế)

3: Đánh giá: Trẻ được cố định đúng quy trình, không tổn thương thêm và đưa đến bệnh viện an toàn trong thời gian nhanh nhất.


3.6. Biện pháp 6: Tổ chức cho GV-NV thực hành sơ cấp cứu ban đầu
Nếu như chỉ tổ chức tập huấn và bồi dưỡng về kiến thức và quy trình các bước tiến hành khi SCCBĐ thì chỉ giải quyết được 50% nội dung của việc rèn luyện về kỹ năng SCCBĐ của CB-GV-NV trong nhà trường..Nếu không được thực hành thì coi như chỉ là học lý thuyết mà không vận dụng được lý thuyết. Do đó tôi tổ chức thực hành SCCBĐ cho CB-GV-NV.Vì người sơ cấp cứu là người:

- Được huấn luyện, thực tập tốt.

- Được kiểm tra và thường xuyên được tái kiểm tra.

- Có kiến thức và chuyên môn luôn được cập nhật.

Chính vì vậy, tôi đã tổ chức cho GV-NV thực hành các kiến thức SCCBĐ đơn giản để giúp họ có nghiệp vụ vững vàng khi chăm sóc trẻ tại lớp, nâng cao ý thức nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp cần có của GV-NV trong nhà trường.

Bản thân tôi xây dựng các bài trắc nghiệm về SCCBĐ một số bệnh thông thường nhằm kiểm tra lại kiến thức mà bản thân GV-NV đã được tấp huấn, từ đó bổ sung, bồi dưỡng thêm kỹ năng cho họ. Qua đó bản thân GV-NV thấy được bản thân họ đã có kỹ năng SCCBĐ đến đâu, từ đó bản thân GV-NV phải tích cực học tập nâng cao nghiệp vụ cho mình vì trường tôi có 3 điểm trường nên không phải lúc nào đ/c NVYT cũng trực đủ 3/3 điểm trường cùng một lúc được. Bản thân tôi yên tâm trong công tác quản lý và tập thể CB-GV-NV bình tĩnh tự tin vào bản thân hơn khi xử trí SCCBĐ cho trẻ giảm tải tai nạn cho bản thân mình và cho học sinh thân yêu.
* Bài trắc nghiệm giúp CB-GV-NV ghi nhớ các thao tác theo quy trình khi xử trí SCCBĐ:
TRƯỜNG MNB XÃ TỨ HIỆP      
BÀI TRẮC NGHIỆM
VỀ QUY TRÌNH XỬ TRÍ SƠ CẤP CỨU BAN ĐẦU CHO TRẺ
NĂM HỌC 2012 - 2013
(Các đồng chí đánh dấu hoa thị đáp án dúng)
1.       Quy trình xử trí sốt gồm mấy bước:
a. 5 bước.                                    
b.  6 bước *
c. 7 bước.
d. 4 bước.
2.       Quy trình xử trí khi bị thương tích gồm những bước nào sau đây:
a. 6  bước.                                   
b.  5 bước *
c. 4 bước.
d. 3 bước.
3.       Quy trình xử trí khi bị chảy máu cam gồm bao nhiêu bước:
a. 3  bước.                                   
b.  4 bước.
c. 5 bước.
d. 6 bước *
4.       Quy trình xử trí khi bị chấn thương phần mềm không có chảy máu gồm:
a. 3  bước.                                   
b.  4 bước *
c. 5 bước.
d. 6 bước.
5.       Quy trình xử trí khi bị chấn thương phần mềm có xước da chảy máu gồm:
a. 3  bước *                              
b.  4 bước.
c. 5 bước.
d. 6 bước.
6.       Quy trình ép tim hà hơi thổi ngạt cho gồm các bước sau:
a. 3  bước.                                   
b.  4 bước.
c. 5 bước *
d. 6 bước.
7.       Quy trình xử trí khi bị hạ đường huyết gồm:
a. 3  bước *                                  
b.  4 bước.
c. 5 bước.
d. 6 bước.
8.       Quy trình xử trí khi bị ong đốt gồm các bước sau:
a. 6 bước.                                   
b.  7 bước.
c. 8 bước *
d. 9 bước.
9.       Quy trình xử trí khi gãy xương gồm:
a. 6  bước *                                
b.  5 bước
c. 4 bước.
d. 3 bước.

10.  Sơ cứu khi chi bị gãy gồm mấy bước:
a. 5 bước.                                   
b.  6 bước *
c. 7 bước.
d. 8 bước.
11.  Sơ cứu khi trẻ bị ngộ độc gồm:
a. 3  bước *                                  
b.  4 bước.
c. 5 bước.
d. 6 bước.
12.  Sơ cứu điện giật gồm:
a. 3  bước *                                  
b.  4 bước.
c. 5 bước.
d. 6 bước.
13.  Sơ cứu bỏng:
a. 3  bước                                    
b.  4 bước
c. 5 bước.
d. 6 bước *
14.  Sơ cứu  dị vật đường thở gồm các bước:
a. 3  bước *                             
b.  4 bước.
c. 5 bước.
d. 6 bước
15.  Sơ cứu đuối nước gồm các bước:
a. 3  bước *                             
b.  4 bước.
c. 5 bước.
d. 6 bước
16.  Sơ cứu khi bị vật nhọn đâm:
a. 3  bước *                             
b.  4 bước.
c. 5 bước.
d. 6 bước
17.  Sơ cứu khi bị động vật cắn:
a. 2  bước *                             
b.  3 bước.
c. 4 bước.
d. 5 bước
18.  Sơ cứu  hóc dị vật gồm các bước:
a. 3  bước *                             
b.  4 bước.
c. 5 bước.
d. 6 bước
19.  Sơ cứu say nắng gồm:
a. 2  bước                          
b.  3 bước.
c. 4 bước.
d. 5 bước *
20.  Sơ cứu say nóng gồm:
a. 2  bước                          
b.  3 bước *
c. 4 bước.
d. 5 bước
4. Kết quả đạt được:
Sau khi vận dụng những kinh nghiệm trong công tác quản lý và áp dụng hữu hiệu các biện pháp trên trong năm học 2012 - 2013 tập thể CB-GV-NV đã xử trí SCCBĐ cho 32 trẻ cụ thể như sau:
Người
thực hiện
Xử trí
trẻ sốt
Xử trí trẻ
chảy máu cam
Xử trí vết thương ngoài da cho trẻ
Xử trí trẻ hạ đường huyết
CB-GV-NVYT
2
0
0
0
NVYT
12
04
5
2
GV
4
02
2
0
CỘNG
18
05
07
02
Qua các đợt Kiểm tra liên  ngành y tế của Thành phố, Huyện trường tôi được xếp loại Tốt đạt 97/100 điểm. Ngoài việc tổ chức học tập vui chơi, sinh hoạt tại trường, tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia các đợt học thực tế, các hội thi - hội diễn văn nghệ, hội khỏe măng non các cấp luôn có đội ngũ CB-GV và NVYT đi cùng đoàn để đảm bảo an toàn cho trẻ. Kết quả qua đợt kiểm tra thi đua, trường học an toàn, trường học thân thiện - học sinh tích cực của Phòng GD&ĐT Huyện, UBND Huyện, Trung tâm y tế Huyện trường đều đạt được kết quả tốt.
Tập thể CB-GV-NV đã có được kỹ năng xử trí trong công tác SCCBĐ trước khi phụ huynh đến đón về và trước khi đưa trẻ đến các điểm y tế gần nhất. Từ đó tạo được uy tín, sự tin tưởng, tin yêu trong tập thể phụ huynh học sinh và nhân dân trên địa bàn. Đầu năm học 2012 - 2013 nhà trường có 277 cháu ra lớp đến cuối năm học có 319 cháu ra lớp, tăng 42 cháu so với đầu năm học.


C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:

Qua một năm học áp dụng “Một số kinh nghiệm chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên có kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ ở trường mầm non B xã Tứ Hiệp” bản thân tôi một nhà CBQL đứng đầu nhà trường nhận thấy:

Trường mầm non B xã Tứ Hiệp đã xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích - Trường học an toàn- Trường học thân thiện, Học sinh tích cực, Công tác y tế học đường cụ thể trên cơ sở thực tế của nhà  trường, của trẻ nhà trẻ và mẫu giáo giáo; Có các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích, như tuyên truyền, giáo dục can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn thương tích; Thiết lập và thực hiện tốt hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích…

Giáo viên mầm non đứng lớp phải có kỹ năng hướng dẫn trẻ làm quen với đồ chơi, cách chơi đồ chơi như thế nào cho dù là chơi giả vờ, ăn giả vờ nhưng cũng làm như thật. Chẳng hạn, trẻ chơi ở góc nấu ăn thì trẻ được đóng vai là người nội trợ, khi nấu thì dù chiếc chảo bằng nhựa đồ chơi mầm non nhưng cô giáo cũng phải dạy cho trẻ biết cảm giác chiếc chảo đang nóng, phải dùng miếng lót nồi để khỏi bỏng tay...

Tạo môi trường an toàn cho trẻ trong tất cả các hoạt động và mọi lúc, mọi nơi. CB-GV-NV luôn theo sát trẻ quan sát hướng dẫn trẻ để xử trí SCCBĐ cho trẻ kịp thời theo đúng chức trách nhiệm vụ và thẩm quyền chuyên môn của mình để giảm thiểu tối đa các tai nạn cho trẻ và tai nạn nghề nghiệp cho bản thân CB-GV-NV.

Tổ chức tập huấn cho giáo viên, cán bộ công nhân viên những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ, tạo ra môi trường xung quanh trường an toàn cho trẻ. Hiểm họa cho trẻ luôn có ở mọi nơi, nhưng làm cách nào để ngăn chặn những hiểm họa ấy phải là nhiệm vụ của giáo viên. Vì giáo viên là người trực tiếp chăm sóc, thiết kế và tổ chức các hoạt động trong ngày ở trường mầm non.

Xây dựng kế hoạch, đồng thời tổ chức bồi dưỡng kiến thức và thực hành SCCBĐ cho đội ngũ CB-GV-NV theo định kỳ, theo đợt ngay đầu năm học. Tăng cường kiểm tra thường xuyên và sự cập nhật nghiệp vụ SCCBĐ của CB-GV-NV trong năm học.

Bản thân CB-GV-NV cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp; Tích cực học tập, nghiên cứu tài liệu sách báo rút kinh nghiệm cho bản thân; Thực hiện tốt phối kết hợp với phụ huynh học sinh để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và không để những tai nạn nghề nghiệp không đáng có xảy ra.

2. Đề xuất và khuyến nghị:

Đề xuất các cấp lãnh đạo:

- Nên quy hoạch xây dựng trường mầm non chỉ nên có từ 1-2 điểm trường tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý. Vì theo Thông tư 71/BNV của Bộ Nội vụ mỗi trường mầm non chỉ có 01 đồng chí nhân viên y tế.

- UBND Huyện trang bị thiết bị y tế hiện đại: Máy thở, bình thở ôxy để thực hiện tốt việc xử trí SCCBĐ cho trẻ.

- UBND Huyện đẩy nhanh tiến độ xây dựng đồng bộ điểm trường thôn Cổ Điển A và cải tạo điểm trường thôn Cổ Điển B tạo điều kiện cho trẻ có môi trường học tập vui chơi rộng đẹp, khang trang.

- Tổ chức Hội thi Nhân viên y tế giỏi cấp học Mầm non.

Trên đây là “Một số kinh nghiệm chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên có kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ ở trường mầm non B xã Tứ Hiệp”.RÊt mong c¸c cÊp l·nh ®¹o quan t©m ®ãng gãp ý kiÕn cho b¶n s¸ng kiÕn kinh nghiÖm cña t«i, t¹o tiÒn ®Ò cho kinh nghiÖm qu¶n lý nhµ tr­êng ngµy cµng ph¸t triÓn toµn diÖn vµ bÒn v÷ng.
Xin trân trọng cảm ơn!



XÁC NHẬN CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG
KT. HIỆU TRƯỞNG
Hiệu phó




Nguyễn Thị Hải Yến
Tứ Hiệp, ngày 15 tháng 5 năm 2013
Người viết
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi, không sao chép của người khác.


Nguyễn Thu Hường




TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.            Hướng dẫn thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2012 - 2013 cấp học mầm huyện Thanh Trì.
2.            Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2012 - 2013 trường mầm non B xã Tứ Hiệp.
3.            Kế hoạch trường học an toàn trường mầm non B xã Tứ Hiệp năm học 2012 - 2013.
4.            Kế hoạch công tác y tế học đường trường mầm non B xã Tứ Hiệp năm học 2012 - 2013.
5.            Kế hoạch công tác phòng chống tai nạn thương tích trường mầm non B xã Tứ Hiệp năm học 2012 - 2013.
6.            Quy chế nuôi dạy trẻ của Sở GD&ĐT Hà Nội năm 2000.
7.            Hướng dẫn thực hiện chương trình CSGD trẻ độ tuổi 18 - 24 tháng, mẫu giáo 3 - 4 tuổi, mẫu giáo 4 - 5 tuổi, mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi năm 2006 của Bộ GD&ĐT.
8.            Tạp chí sức khỏe đời sống tháng 3/2013.
9.            Bảng kiểm kỹ thuật điều dưỡng cấp cứu ban đầu của trường Đại học Y sửa đổi bổ sung năm 2008.
10.        Tài liệu “Một số bệnh thường gặp” của Trung tâm y tế Huyện Thanh Trì.
11.        Báo Hà Nội Mới online ngày 20/3/2013.
12.        Websiteykhoanet-ykhoavietnam.
13.       Sơ cấp cứu youtube.
14.       Báo lao động ngày 28/1/2013.
15.       Kỹ năng sơ cấp cứu.doc.googleDrive.


Tên SKKN:.....................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
Tác giả: ...........................................................................................................
Lĩnh vực/Môn:.................................................................................................
Đơn vị:............................................................................................................
Đánh giá của hội đồng chấm (Ghi tóm tắt những đánh giá chính):
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................


MỤC LỤC

NỘI DUNG
TRANG
A. MỞ ĐẦU
1
 B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
3
1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
3
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
5
3. Biện pháp thực hiện
7
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch sơ cấp cứu ban đầu trong nhà trường.
7
3.2. Biện pháp 2: Thành lập Ban chỉ đạo công tác sơ cấp cứu ban đầu trong nhà trường.
9
3.3. Biện pháp 3: Thực hiện tốt kế hoạch họp giao ban trong ban chỉ đạo và bàn giao nhiệm vụ của CB-GV-NV trong nhà trường.
11
3.4. Biện pháp 4: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng CB-GV-NV nhà trường về kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ
12
3.5. Biện pháp 5: Xây dựng phác đồ xử trí sơ cấp cứu ban đầu giúp CB-GV-NV dễ nhớ khi thực hiện.
14
3.6. Biện pháp 6: Tổ chức cho GV-NV thực hành sơ cấp cứu ban đầu
20
4. Kết quả thực hiện
24
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
26
1. Kết luận
26
2. Đề xuất và  khuyến nghị
27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
28



Chú ý: Đây là bản xem thử online, xin hãy chọn download miễn phí bên dưới để xem bản đẹp dạng doc
Cũng như các thư viện tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm khác được thành viên giới thiệu hoặc do tìm kiếm lại và giới thiệu lại cho các bạn với mục đích nghiên cứu , chúng tôi không thu phí từ thành viên ,nếu phát hiện nội dung phi phạm bản quyền hoặc vi phạm pháp luật xin thông báo cho website ,Ngoài thư viện tài liệu này, bạn có thể download tài liệu, bài tập lớn phục vụ học tập Một số tài liệu tải về mất font không xem được, có thể máy tính bạn không hỗ trợ font củ, bạn tải các font .vntime củ về cài sẽ xem được.
. Bạn có thể Tải về Sáng kiến kinh nghiệm này , hoặc tìm kiếm các giáo án khác tại đây : tìm kiếm Sáng kiến kinh nghiệm

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

1 Nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2